Vụ «tàu lặn» của Pháp bùng nổ hôm thứ năm 16/09/21 vừa qua đã làm cho Pháp nổi giận, đưa đến khủng hoảng ngoại giáo với Úc, Anh và Mỹ khá nghiêm trọng. T.T Macron không lên tiếng. Thủ tướng Castex giữ im lặng và lo chuyện dịch vũ hán. Chỉ có Tổng trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian khai hoả nhắm thẳng 3 đối thủ nã đạn đại pháo: «Đúng là cú chơi đâm thẳng vào lưng bạn. Đúng là cú chơi xỏ lá, hoàn toàn đáng khinh.”
Nguyễn thị Cỏ May: Bạn và thù |
“Rõ là Úc muốn bán rẻ chủ quyền quốc gia của mình». Trên TV 2 của Pháp, hôm 18/09/21, ông nói thẳng với TT Biden: «Nói dối, xảo trá, đánh mất niềm tin quan trọng đáng khinh bỉ. Vậy, cách chơi này không chấp nhận được giữa chúng ta. Nay Biden hiện rõ chỉ là thứ Trump không tweets mà thôi!».
Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, Le Drian, là đảng viên Đảng Xã hội, năm 2016, là Tổng trưởng Quốc phòng của Chánh phủ xã hội François Hollande, ký hợp đồng bán cho Úc 12 tàu lặn chạy diesel-điện giá 56 tỷ euros. TT Macron không chánh thức của Đảng Xã hội nhưng khởi nghiệp từ Đảng Xã hội dưới trào François Hollande và nhờ những Voi già xã hội tiến cử nên khi đắc cử, lập chánh phủ, đưa vào chánh phủ những người của Đảng Xã Hội và cả người phe Hũu. Macron là người nhảy dù rớt thẳng vào Điện Elysée làm Tổng thống, chỉ có «đảng viên» duy nhất lúc khởi nghiệp là bà vợ! Ông lập đảng cầm quyền «En Marche» (Tiến lên). Có người đọc «En Marche» theo nghĩa chánh trị riêng là «Emmanuel MacronA»!
Vụ khủng hoảng sa lầy. Pháp vẫn chưa hết giận!
Tổng trưởng Ngoại giao cho triệu hồi Đại sứ Pháp ở Canberra và Hoa-thịnh-đốn. Đại sứ ở Luân-đôn vẫn ở lại nhiệm sở vì ông cho rằng Anh trong vụ «khủng hoảng thế kỷ» này chỉ là bánh xe sơ-cua mà thôi. Ngoài ra, Thủ tướng Anh, Boris Johnson, cũng có lời nhiệt tình gợi lại tình bạn lâu đời giữa 2 nước cùng bên bờ biển Manche.
Diễn tiến khủng hoảng
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2016 khi Tập đoàn kỹ nghệ pháp Naval Group giành được «hợp đồng thế kỷ» trị giá 31 tỷ euros (50 tỷ đô-la úc), bán cho Úc 12 chiếc tàu lặn chạy diesl-điện loại Attack, 4.500 tấn, dài 97 m, thiết kế theo mô hình tàu lặn nguyên tử pháp Barracuda. Tới năm 2023 sẽ sản xuất tại Adelaide, Úc.
Nhưng dự án gia hạn và giá cả tăng. Chánh phủ Úc phản đối Naval Group. Phía Pháp không đồng ý lý lẽ của Úc và giá 12 tàu lặn không phải là 31 tỷ€ nữa là là 56 tỷ€ (90 tỷ đô-la úc) do lạm phát và thời hạn quá kéo dài.
Năm 2020, Bộ Quốc phòng Úc lo ngại về những thay đổi bất lợi này. Ông Chủ tịch Naval Group vội bay qua Úc xoa dịu và nhắc lại cam kết của Pháp.
Hồi tháng 6 vừa qua, Tổng trưởng Quốc phòng Úc thấy khó thực hiện được giai đoạn đầu hợp đồng. Ông TT Macron vội trấn an ông Thủ tướng Úc Scott Morrison là Pháp cam kết sẽ đi tới cùng theo hợp đồng. Nhưng tới hôm 16/09/21, Hiệp ước Mỹ-Úc-Anh xuất hiện làm bể hợp đồng giữa Paris và Canberra.
Trước một hôm, ngày 15/09/21, qua buổi họp trên mạng giữa 3 ông Scott Morrison, Joe Biden và Boris Johnson, ông Thủ tướng Úc liền tuyên bố «nước tôi sẽ trang bị tàu lặn nguyên tử cho phù hợp với tình hình mới, theo Hiệp ước an ninh địa phương Ấn-Thái Bình dương».
Pháp đành thua cuộc. Vì Pháp không có vai trò sanh tử ở Nam Thái Bình Dương. Vả lại, trong tình hình căng thẳng ở đây, Pháp đưa đề nghị nên tìm giải pháp bằng «con đường thứ ba» để khả dĩ tránh xung đột nguy hiểm.
Trước sự giận dữ của Pháp, Thủ tướng Úc giải bày là ông vì nhu cầu đối phó với sự bành trướng quá hung hăng của Tàu Cộng ở biển đông mà phải chọn tàu lặn nguyên tử. Ông chọn con đường khác chớ không thay đổi ý định. Tàu chạy bằng nguyên tử có khả năng chiến đấu cao hơn. Ông xác định «Tôi không lấy làm tiếc về quyết định của tôi chỉ vì quyền lợi của Úc là trên hết. Tôi sẽ không bao giờ hối tiếc».
Qua ngày 20/09/21, Liên Hiệp Âu châu lên tiếng ủng hộ Pháp. Bà Chủ tịch Ủy Hội, Ursula von der Leyen, phê bình «cách Pháp bị đối xử như vậy là không thể chấp nhận được». Tiếp theo đó, Tổng trưởng Ngoại giao của 27 nước Âu châu bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng «Âu châu luôn đoàn kết với Pháp».
Sự khủng hoảng tàu lặn bổng mở ra nhiều vấn đề cho Pháp về mặt quan hệ quốc tế. Pháp có quan điểm trong chiến tranh lạnh mới này không phù hợp với vùng Thái Bình Dương trong lúc Tàu Cộng ngày càng bành trướng tham vọng chiếm vùng biển này để từng bước tiến tới làm chủ thế giới.
Năm 2018, giữa Úc và Âu châu có ký thỏa thuận trao đổi tự do, Pháp lại có ý định ngăn chận «Chúng ta đang thảo luận giao thương với Úc, tôi không thấy làm thế nào mà người ta có thể tin tưởng được ở đối tác Úc».
Ông Macron còn nói rõ hơn «việc theo đuổi thương lượng với Úc là điều không thể tuởng tượng». Nhưng sau cùng, 2 ông Biden và Macron sẽ có cuộc nói chuyện trực tiếp với nhau về vụ «khủng hoảng thế kỷ» này.
Rồi cũng qua…
Hôm thứ năm 23/09/21, Tổng trưởng Ngoai giao Le Drian của Pháp nói chuyện riêng với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ, Antony Blinken, về hợp đồng mua bán tàu lặn, nhân dip 2 người gặp nhau ở NY, tại trụ sở Phái bộ ngoại giao, không có micro, không có caméra. Sau 1 giờ nói chuyện tay đôi, ông Le Drian vui vẻ nói «Rồi chuyện này cũng sẽ qua thôi! Nhưng phải có những hành động và thời gian».
Ông Le Drian nhắc lại với ông Blinken «Vậy giai đoạn 1 giữa chúng ta đã vượt qua theo sự mong muốn của 2 ông Tổng thống. Nhưng khủng hoảng thật sự chấm dứt giữa 2 nước phải cần thêm thời gian».
Ông Blinken nói tiếng Pháp và rất yêu nước Pháp bởi suốt thời gian niên thiếu, ông sống ở Paris với mẹ và học ở đây. Ông Le Dian không giấu cảm tình riêng của ông đối với ông Blinken nhưng trước đây, trong vụ khủng hoảng tàu lặn, ông không nói chuyên với ông ấy. Kể cả lúc cùng họp Hội đồng LHQ suốt cả tuần.
Lập lại sự tin cậy với nhau
Trước đó một hôm, ông Biden và Macron đã tìm cách lập lại niềm tin đã bị đánh mất trong vụ khủng hoảng tàu lặn. Pháp đã thấy trong vụ tàu lặn, mình đúng là nạn nhân trực tiếp của thế Mỹ xoay trục qua Á châu mà trục Mỹ-Anh-Úc vừa thành hình nhằm ngăn chận sự bành trướng của Tàu Cộng ở địa phương.
Hai vị Tổng thống «đồng ý mở những cuộc tham khảo ý kiến giữa các đồng minh để có thể tránh tình trạng tương tự xảy ra. Hai ông cũng thông báo sẽ có một cuộc tham khảo ý kiến sâu rộng nhằm thiết lập những điều kiện bảo đảm niềm tin với nhau».
Sau cuộc trao đổi này, ông Biden bày tỏ hy vọng «mọi việc sẽ trở lại bình thường». Nhưng phía Pháp muốn tiếp cận vấn đề theo một cách khác. Ông Le Drian «đồng ý giữ sự tiếp xúc chặt chẽ hơn với ông Antony Blinken để tìm lại niềm tin với nhau».
Về phía Hoa Kỳ cũng thừa nhận việc hòa hoãn lại với Pháp phải có thời gian. Riêng ông Blinken cũng đồng ý chuyện bình thường trở lại phải có thời gian và cần nhiều vận động nữa.
Nhắc lại sự đồng ý phối hợp và hợp tác giữa ông Macron và Biden qua cuộc điện đàm hôm thứ tư 22/09/21, ông Blinken mong muốn 2 nước đồng minh sẽ có thể làm được nhiều việc hơn và tốt hơn. Và ông cũng quả quyết Pháp trong vùng Ấn độ -Thái Bình dương có thể có vai trò quan trọng hợp tác với khối Mỹ-Anh-Úc.
Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu xưa nay, nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.
Bởi xưa nay trong chánh trị vẫn chưa có kẻ thù muôn thưở và tình bạn muôn đời. Chỉ duy nhất có quyền lợi của quốc gia dân tộc là trên hết. Nhưng điều này lại không đúng ở các nước cộng sản như Việt Nam. Vì họ chỉ có quyền lợi đảng là trên hết. Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư đảng đã từng nói lớn «Thà mất nước chớ không để mất đảng!”
Không có nhận xét nào