Header Ads

  • Breaking News

    Lê Văn Quý - "Baby in the box", tấm hình thay đổi cả một đời người

    Tấm ảnh trắng đen nổi bật hình ảnh một em bé gái nhỏ nhoi, mặc phong phanh chỉ độc nhất chiếc áo trên người, nằm trong cái hộp giấy bằng các tông, tay em thò ra bên ngoài như đang nắm lấy tay anh trai của mình, cũng nằm co quắp bên cạnh chiếc hộp ấy, và cái bát ăn xin thì để bên cạnh. Cả hai nằm trên nền gạch của đường phố Sàigòn.

    Lê Văn Quý - "Baby in the box", tấm hình thay đổi cả một đời người

    Nhiếp ảnh gia Chick Harrity, người chụp bức ảnh thuật lại:

    "Khi tôi làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp hình trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả, năm đó là 1973, hình như tháng hai thì phải. Tôi còn nhớ ngày tôi chụp tấm hình đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo của tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc Lập, khi xong việc, tôi trở về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn phòng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một toà nhà lớn cùng với NBC…gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…Vì văn phòng của tôi nằm cuối cùng của toà nhà nên tôi đi vòng phiá sau cho tiện…

    Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện vối toà nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi…

    Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh ... Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời ..


    Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống kính 50 li, chụp chừng 6 hay 8 tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố… 10 ngày sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đùa nghịch “No More Orphan Pictures”.

    Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi”- Breaking News Story cho các báo chí và các đài phát thanh ở Mỹ, đặc biệt là ở New York…"

    Phong trào nhận con nuôi ở Việt Nam

    Thưa quí vị và các bạn, khi được hỏi tại sao tấm hình đó lại làm cho mọi người ở Hoa Kỳ hết sức chú ý đến các em mồ côi ở Việt Nam, nhiếp ảnh gia Chick Harrity kể tiếp:

    "Chuyện là như thế này, khi tấm hình đó được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc tới AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi…

    Các báo chí thì viết thư cho AP chúng tôi ở Sài gòn đề giúp xin địa chỉ của em bé đó. Họ cho biết rằng, có rất nhiều, rất nhiều gia đình muốn giúp đỡ và nhận hai em bé đó làm con nuôi. Chính vì thế mà tôi phải làm sao tìm lại được hai em bé đó…


    Lúc bấy giờ, có vài người Việt Nam làm việc trong phòng tôi, tôi đưa cho họ bức hình và thuật lại mọi chuyện. Chỉ hai ngày sau, họ đã dễ dàng tìm ra gia đình của em bé này vì có nhiều người ăn xin ở gần chúng tôi làm việc lắm.

    Khi gặp mẹ của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi chiến đấu. Bà có 5 đưá con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con gái út. Vì hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7 miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là Trần thị Hết…

    Tôi đã thuật lại mọi chuyện và cho bà biết rằng có những gia đình ở bên Mỹ rất muốn nhận hai em bé trong bức hình làm con nuôi. Nhưng bà từ chối ngay lập tức, bà nói rằng cho dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào như chăng nữa, bà phải giữ cho bằng được tất cả các con bà dưới một mái nhà. Và bà đã làm như thế..."

    Cô bé năm xưa

    Thưa quí vị và các bạn, thế rồi người nhiếp ảnh gia Chick Harrity có cơ hội gặp lại em bé trong chiếc hộp giấy hay không? Chúng ta hãy nghe ông kể tiếp:

    "Khi tôi rời Việt Nam, tôi không bao giờ ngờ rằng sau này em lại được một gia đình người Mỹ nuôi…Mười năm sau, tôi không còn làm việc cho Association Press nữa và trở thành phóng viên cho Toà Bạch Ốc thì một hôm, người bạn của tôi trong AP cùng làm việc ở Sài gòn, gọi điện thoại báo rằng cô bé trong chiếc hộp giấy mà tôi chụp hình năm xưa sẽ có mặt tại Toà Bạch Ồc để gặp tổng thống Reagan và mọi người sẽ sắp xếp cho tôi để gặp lại cô bé đó.

    Đó là buổi đầu tiên tôi gặp lại cô bé ấy và biết được rằng cô được gia đình bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi từ năm 1974, khi em đến Houston chữa bệnh tim do một tổ chức từ thiện đem em sang từ Việt Nam…

    Khi tôi gặp em lúc bấy giờ, trông em thật là bé nhỏ so với độ tuồi 12… Tôi trao cho em bức hình tôi chụp năm xưa nhưng em làm mọi người và tôi rất ngạc nhiên vì em từ chối nhận và rất là giận dữ…Tôi không hiểu vì sao như thế… rồi thời gian trôi qua, trong lòng tôi cứ tự hỏi về điều này…

    Mãi cho đến ngày hôm nay, sau 32 năm, kể từ ngày tôi chụp hình ấy, tôi mới thực sự giải toả được, thì ra hồi ấy, trong trí óc ngây thơ của em, em sợ rằng nếu có ai nhìn thấy bức hình ấy, thì họ sẽ bắt em trả về Việt Nam…Hôm nay, người thiếu nữ trao giải cho tôi đã hoàn toàn khác…"

    Giải thưởng "Thành Tựu Một Đời"

    Thưa quí vị và các bạn, Chick Harrity – người nhiếp ảnh gia nổi tiếng, đã có gần 50 năm trong nghề, với 16 năm làm trong Associations Press, 10 năm làm Trưởng Phòng Nhiếp Ẳnh của U.S. News và World Report và 33 năm chụp hình cho Toà Bạch Ốc. Ông đã chụp rất nhiều hình qua nhiều đời tổng thống như John Kenney, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronal Regan, George Bush, Jimmy Carter, và Bill Clinton, những tấm hình của ông đều mang nhiều ý nghĩa và đi vào lịch sử.

    Khi được trao giải cao quí “Thành Tựu Một Đời”, ông đã trả lời Hội Phóng Viên Ảnh Toà Bạch Ốc rằng tất cả những tấm hình ông ghi lại trong 50 năm qua, mặc dù có giá trị đến đâu chăng nữa, đều không làm ông vui nhất và thích nhất tấm hình “Baby In The Box” – Em bé trong chiếc hộp giấy. Vì thế, trong buổi lễ trao giải này. ban tổ chức đã dành cho ông một sự bất ngờ… Ông kể lại giây phút ấy:

    "Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với tổng thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh toà Bạch Ốc nói với tổng thống Bush rằng. “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!” Thông thường thì ai mà dám nói như thế với vị tổng thống kiểu đó…

    Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây..và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm xưa..

    Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động…nước mắt dàn dụa trên mặt tôi... Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ…Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều rơi lệ, ngay cả tổng thống Bush cũng vậy…

    Sự kiện Trần thị Hết Nhanny trao giải cho tôi làm cho tôi càng tin tưởng rằng: đây là bằng chứng mà bức hình của tôi đã làm thay đổi một cuộc đời và hy vọng rằng sẽ có những trường hợp khác tương tự như thế… "

    Người mẹ nuôi, bà Evelyn Heil

    Được hỏi vì bà lại trở thành mẹ nuôi của cô, từ thành phố Springfield, bang Ohio, bà Evelyn Heil, một nhà giáo, nay đã về hưu kể lại:

    "Khi tôi nhìn thấy bức hình của em trên tờ báo ở Houston, Texas, tôi lập tức bị thu hút. Em nhìn tôi như có một sự thôi thúc kỳ lạ. Lúc bấy giờ, em được bác sĩ Denton Cooley chữa bệnh tim, đem em từ Saigòn sang. Năm đó là năm 1974.

    Theo lời cơ quan từ thiện đưa em sang Mỹ thì mẹ em đưa em vào Cô nhi viện Holt, vì em bị bệnh tim và bà quá nghèo không có tiền chữa bệnh cho em. Một thời gian sau, thì mẹ em qua đời vì bệnh sốt rét.

    Và không còn ai biết gia đình cũng như anh trai của em ra sao nữa. Nhưng ở Sài gòn lúc bấy giờ cũng không có đủ phương tiện chữa trị nên họ đã đưa em sang Mỹ. Khi tôi nhìn thấy khuôn mặt của em và bức hình Baby In The Box đăng ngay bên cạnh trên trang báo, tôi lập tức tìm cách đến ngay bệnh viện để được ôm em vào lòng vì trông em tội nghiệp lắm, nét mặt đầy vẻ sợ hãi."

    Thưa quý vị và các bạn, việc nhận em làm con nuôi không đơn giản chút nào vì lúc bấy giờ, danh sách xin nhận em làm con nuôi lên đến hai ngàn gia đình. Thật là khó để lọt vào danh sách được tuyển chọn, tức là khoảng 5 gia đình ưu tiên, rồi cuối cùng mới được chọn.

    Nghĩa cử cao đẹp

    Thế nhưng, giống như một phép lạ đã xảy ra, bà đã vượt qua hai ngàn gia đình khác để đứng đầu danh sách xin nhận em làm con nuôi, bà kể lại:

    "Ngày hôm ấy, tôi đưa 3 con trai của tôi đi học như thường lệ và sau đó gọi điện thoại cho nhà thương để tiếp tục hỏi thăm em và xem coi, tôi có lọt vào danh sách ưu tiên không, khi tôi được báo là tôi là người đứng đầu, tôi không thể tin nổi, một điều kỳ diệu đã xảy ra.

    Và cũng nên nhớ rằng, trong việc thất bại của Mỹ để bảo vệ Sàigòn khiến em có thể trở thành em bé mồ côi tị nạn. Điều này giúp cho việc xin em làm con nuôi dễ dàng hơn. Và ngày 10 tháng 10 năm 1974, em chính thức trở thành con nuôi của tôi. Gia đình tôi đưa em về nhà, tôi đã có 4 đứa con trai và em trở thành công chúa trong gia đình của chúng tôi."

    Thưa quý vị và các bạn, khi được hỏi về tình trạng sức khoẻ của em lúc bấy giờ như thế nào, bà cho biết:

    "Em gần như sắp chết, sức khoẻ của em thật là tồi tệ, em không nói được và yếu ớt lắm. Em chỉ cân nặng 12 pounds mà lúc đó em đã 3 tuổi rồi. Con trai lớn của tôi chọn tên em là Nhanny. Từ đó, tên em là Nhanny Heil. Tôi đã tốn rất nhiều công sức để chăm sóc và chữa bệnh cho em.

    Em bị bệnh về tai, nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc nghe và nói. Đồng thời, em còn thêm rất nhiều bệnh tật khác nữa. Trong nhiều năm, Nhanny bị chậm phát triển so với các trẻ em khác. Nhưng cuối cùng, thì mọi việc cũng đâu vào đó. Nhanny được tất cả mọi người yêu mến."

    Không đầu hàng số phận

    Thưa quý vị và các bạn, được biết, sau nghĩa cử thật cao đẹp của bà Evelyn Heil nhận em bé Trần Thị Hết làm con nuôi, một làn sóng xin nhận nuôi các em mồ côi Việt Nam dâng cao tại Hoa Kỳ, nhất là vào thời điểm trước biến cố tháng 4 năm 1975.

    Trong khi đó, ngoài thời gian đi dạy học, phải vất vả nuôi 4 người con trai của mình, bà dành hết thời gian cho Nhanny. Vì sức khoẻ và bệnh tật, Nhanny không thể nào đến trường bình thường như các trẻ em khác.

    Nhất quyết không chịu đầu hàng số phận, bà lập ra Warren Center of Learning, xin tạm dịch Trung Tâm Học Tập Warren, để Nhanny có cơ hội được học hành tại đây. Năm 1983, để có thêm tài chính cho trung tâm, bà nhờ các cơ quan truyền thông hỗ trợ trong việc quyên góp.


    Và cũng nhân cơ hội này, bà và Nhanny được Tổng thống Ronald Reagan cùng phu nhân đến Toà Bạch Ốc, bà kể lại:

    "Lúc bấy giờ, có rất nhiều phóng viên báo chí ở khắp nơi trên toàn thế giới về tham dự và muốn đặt câu hỏi với Nhanny, nhưng Nhanny cứ quả quyết đòi gặp Tổng thống trước đã, rồi em sẽ trả lời câu hỏi của mọi người khác.

    Và tôi nhớ rằng khi hai chúng tôi đang đi vào hành lang, thì ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan cùng phu nhân xuất hiện. Ông cúi xuống ôm em vào lòng và hỏi tai nào của em không nghe được? Em trả lời.

    Sau đó, Tổng thống nói: Vậy thì hãy đi qua phía bên đó để ông cùng nghe vì tai ông cũng bị như thế! Thật là một vị Tổng thống tuyệt vời ! Sau khi trò chuyện với Tổng thống Reagan xong thì chúng tôi gặp Chick Harrity. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp ông ấy."

    Ngạc nhiên lẫn xúc động

    Thời gian trôi qua, sau lần hội ngộ đầu tiên với Chick Harity vào năm 1983 làm cho Nhanny sợ hãi, tháng 4 năm 2005, bà nhận được điện thoại của Hội Phóng Viên Ảnh Toà Bạch Ốc mời bà cùng Nhanny đến trao giải cho Chick Harrity.

    Vô cùng ngạc nhiên lẫn xúc động, mọi chuyện tưởng chừng như đã đi vào di vãng, nhưng nay lại được khơi dậy với một niềm vinh hạnh. Bà còn được biết rằng, trong suốt gần 50 năm cuộc đời nhiếp ảnh của mình, Chick Harrity bao giờ cũng tâm đắc về bức hình “Baby In The Box”, và luôn tự hỏi cô bé trong ảnh giờ này ra sao.

    Với sự giúp tìm kiếm của hãng truyền thông NBC, Hội Phóng Viên Ảnh Toà Bạch Ốc đã tìm ra được điạ chỉ của mẹ con bà và trân trọng mời Nhanny đến tham dự để dành cho Chick Harrity một bất ngờ lớn. Thế là mọi chuyện đã xảy ra đúng như dự định.

    "Người may mắn nhất"

    Thưa quý vị và các bạn, giờ đây, khi Nhanny Heil đã là mẹ của hai con và hiện định cư tại thành phố Springfield, bang Ohio, cô tâm sự:

    "Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ nghĩ là tôi rất may mắn đã được mẹ nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới. Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của tôi và nhiều khi , tôi tự hỏi, không biết giờ này họ ra sao. Tôi không biết làm cách nào để tìm ra họ. Tôi không biết làm sao."

    Thưa quý vị và các bạn, câu chuyện về bức hình Baby In The Box có thật nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta không thể nào giải thích nổi. 32 năm sau, có ai ngờ em bé ăn xin nghèo khổ trên vỉa hè thành phố, nằm trong chiếc hộp bằng cạc tông, lại thay mặt cho toàn thể giới báo chí phóng viên nhiếp ảnh Hoa Kỳ, trước mặt Tổng thống George W. Bush, để trao tặng giải thưởng cho người đã chụp hình mình năm xưa, làm cho tất cả mọi người phải rơi lệ.

    Và hôm nay đây, mặc dù không nói được tiếng Việt, nhưng cô luôn ghi nhớ cô là người Việt Nam, cô vẫn hằng nhớ đến những người thân nhân ruột thịt của mình. Ước mong một ngày nào đó, lại có điều kỳ diệu xảy ra cho cô, phải không thưa quý vị và các bạn?

    https://www.facebook.com/levanquy

    This was published 16 years ago

    Vietnam war picture that touched a nation can still surprise

    May 23, 2005

    Washington: In 1973 photographer Chick Harrity snapped one of the Vietnam War's most memorable images. It showed a baby girl, named Tran Thie Het Nhanny, lying in a cardboard box next to her brother, who begged on the streets of Saigon.

    When the photo was published in February of that year, it inspired Americans to raise money to bring the baby to the US to undergo surgery to correct a congenital heart defect.

    The White House News Photographers' Association on Saturday gave a lifetime achievement award to Harrity, whose 48-year career included 35 years in Washington.

    To Harrity's surprise the award was presented by the woman whose image he captured in that famous photograph. After surgery in the US, Nhanny was adopted by an American woman and now lives in Ohio.

    President George Bush was the guest of honour at the ceremony. Introducing himself as "Laura Bush's straight man" he added the narration to a series of joke photos he brought along.

    "I know you think you are documenting the Bush presidency, but you have nothing on my mother," he told the gathering of photographers at the start of a series of pictures showing former first lady Barbara Bush taking snapshots.

    Many of Mr Bush's photos were of White House photographers assuming various odd positions to get just the right angle - including one lying on the grass for what appeared to be an up close and personal view of dog Barney's rear.

    However, closing on a serious note, Mr Bush said: "When people think of historic events, they don't usually remember the words … they remember the images. One photo may not tell us the entire truth, but it gives us a piece of the truth … a glimpse of history, and that's important work."

    https://www.smh.com.au/world/vietnam-war-picture-that-touched-a-nation-can-still-surprise-20050523-gdldji.html

    Associated Press

    THE SAIGON BABY, 10 YEARS LATER

    By Michael Kernan

    July 29, 1983

    Ten years ago, people all over the world--and especially Americans--were shaken by an Associated Press photo of a tiny girl lying in a C-ration box in Saigon.

    She was 3 years old and weighed 12 pounds. She and her brother had been set out in the street by their beggar mother.

    It was one of those images you could never wipe from your mind. It was the tragedy of war. It was Vietnam.

    Yesterday the same girl came skipping down the walk at the White House and met the president. She asked him his grandson's name and gave the first lady a white carnation. Then, while the press corps recorded every move, she and her adoptive mother, Evelyn Warren Heil of Springfield, Ohio, went into the Oval Office with the Reagans to meet Chick Harrity, the man who took the original photo.

    Nhanny, or Nhan Martha Frances Heil, is 12 years old now and blooming with health. Nhan is Vietnamese for "a thousand blessings." She got a jar of jellybeans and a pin from the president, who had invited her to Washington. Her mother got two $5,000 checks from insurance magnate W. Clement Stone to help the Warren Center of Learning in Springfield where Evelyn Heil, a retired teacher, has been educating the girl and 13 other children with learning problems.

    It had been a long day for Nhanny. She was so excited she slept only two hours the night before, and after landing in Washington yesterday morning it had been one thing after another.

    "How do you feel?" reporters asked her in a brief meeting afterward.

    "Sleepy," she said. She put her head on her mother's shoulder. She wants to go to the zoo, she said. The two of them are staying with a former teacher at the school who moved here from Ohio. They will go home tomorrow after a visit to Mount Vernon. The trip was paid for by a magazine that featured Nhanny's story.

    When American donations brought her out of Vietnam to Houston for heart surgery, Nhanny suffered from malnutrition, shrapnel wounds and burn scars, badly infected ears, rotted teeth. Heil saw the famous picture and, though she has four children of her own, began a three-year campaign to adopt the child.

    Nhanny's brother, the one in the photo, was killed at Da Nang, it was said. The woman she called "Old Mom" had died of tuberculosis. With constant home care, Nhanny put on weight at last. She learned to sleep without waking up screaming every few minutes. Her broken eardrums were mended by surgery. The ugly depression in the left side of her skull, a result of the years of lying in the box, disappeared.

    But her hearing was still impaired, affecting her speech and learning ability, so local schools labeled her "educably mentally retarded." And that made Evie Heil mad. She founded a school of her own, pouring into it all her savings and retirement money and energy and time. Her marriage broke up in 1977.

    Now the school is foundering, having just missed out on a $50,000 city grant, but she is hoping to revive it. "I flatly refuse to allow this to drop," she said. "These kids have had a taste of what it means to succeed . . ."

    Nhanny nestled closer to her and yawned. She doesn't like to think about Vietnam right now, her mother said, but that will come later, that and the full knowledge of her heritage.

    The president looked just like he does on TV, Nhanny said.

    "He has blue eyes," she said. "Like the blue sky."

    https://www.washingtonpost.com/

    Không có nhận xét nào