Đài Loan đã ra mắt nền tảng phát trực tuyến quốc tế đầu tiên vào ngày 30/8 để tiếp cận các quốc gia nói tiếng Anh, trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền trên trường thế giới.
Đài Loan ra mắt nền tảng truyền thông tiếng Anh mới khi TQ đẩy mạnh tuyên truyền |
Tổng thống Đài Loan bày tỏ: “Câu chuyện của chúng tôi đáng được kể bằng tiếng nói của Đài Loan.” Bà cũng mô tả đây là “một sáng kiến mới thú vị”.
Theo thông cáo báo chí mà Business Wire đăng hôm 30/8, nền tảng có tên gọi TaiwanPlus do chính phủ tài trợ này sẽ phát sóng trực tuyến tin tức địa phương, các vấn đề quốc tế, văn hóa và công nghệ mới nhất, lần đầu tiên nhắm mục tiêu đến những người nói tiếng Anh.
Nền tảng TaiwanPlus được đưa ra tại thời điểm Trung Quốc ngày càng tích cực đẩy mạnh truyền thông tiếng Anh, đưa quan điểm của Đảng Cộng sản cầm quyền sang phương Tây, đặc biệt là thông qua hệ thống các kênh truyền thông tiếng Anh ở nước ngoài của chế độ này là Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN).
Khi tham dự lễ khai mạc tại một bảo tàng ở Đài Bắc, Tổng thống Thái Anh Văn đã phát biểu, Đài Loan cần một nền tảng để cho thế giới thấy rõ “khát vọng đóng góp cho cộng đồng quốc tế” của hòn đảo tự trị.
Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương cũng nhận định, nền tảng mới này “cho phép thế giới dễ dàng thấy được Đài Loan hơn”.
Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế trong suốt hơn bảy thập kỷ, với hệ thống quân đội, chính phủ được bầu cử dân chủ và hiến pháp riêng. Tuy nhiên, chế độ Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố hòn đảo này thuộc quyền cai trị của họ và không ngừng chèn ép sự hiện diện quốc tế của Đài Loan.
Đài Loan đã từng tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2009 đến năm 2016 với tư cách là quan sát viên, cho đến khi quốc gia này bị cấm vào năm 2017 vì sự phản đối của Bắc Kinh.
BBC đưa tin, năm 2018, Bắc Kinh yêu cầu các công ty nước ngoài liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc trong phần liên kết đến các quốc gia trên trang web của họ. Các công ty không hợp tác, từ hãng hàng không đến thương hiệu quần áo, sẽ bị chặn kinh doanh với Trung Quốc.
Trung Quốc thậm chí còn tiến hành các cuộc diễn tập trên các vùng biển và vùng trời, các cuộc tập trận quân sự định kỳ và các cuộc tấn công bằng máy bay phản lực gần hòn đảo này.
Viện trưởng Viện Lập pháp của Đài Loan Du Tích Khôn phát biểu tại buổi lễ khai mạc: “Trong một thời gian dài, những người cộng sản Trung Quốc đã siết chặt không gian quốc tế của Đài Loan và tạo ra một hình ảnh sai lệch về Đài Loan, dẫn đến những thách thức ngoại giao mà Đài Loan hiện đang phải đối mặt.”
Ông nói thêm: “Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một sự thay đổi đáng kể trong cách thế giới nhìn nhận về những người cộng sản Trung Quốc. Các nền dân chủ lớn trên thế giới hiện đang lên tiếng báo động về sự trỗi dậy của Trung Quốc.”
Nền tảng phát trực tuyến mới hiện đã đi vào hoạt động trên trang web của mình cũng như các kênh truyền thông xã hội như Facebook, YouTube, Twitter và Instagram.
Ngoài ra, Đài Loan cũng có một số kênh truyền thông bằng tiếng Anh nội địa, đáng chú ý nhất là tờ Thời báo Đài Bắc (Taipei Times), được thành lập vào năm 1999 và được tờ Liberty Times xuất bản.
Theo thông cáo báo chí mà Business Wire đăng hôm 30/8, nền tảng có tên gọi TaiwanPlus do chính phủ tài trợ này sẽ phát sóng trực tuyến tin tức địa phương, các vấn đề quốc tế, văn hóa và công nghệ mới nhất, lần đầu tiên nhắm mục tiêu đến những người nói tiếng Anh.
Nền tảng TaiwanPlus được đưa ra tại thời điểm Trung Quốc ngày càng tích cực đẩy mạnh truyền thông tiếng Anh, đưa quan điểm của Đảng Cộng sản cầm quyền sang phương Tây, đặc biệt là thông qua hệ thống các kênh truyền thông tiếng Anh ở nước ngoài của chế độ này là Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN).
Khi tham dự lễ khai mạc tại một bảo tàng ở Đài Bắc, Tổng thống Thái Anh Văn đã phát biểu, Đài Loan cần một nền tảng để cho thế giới thấy rõ “khát vọng đóng góp cho cộng đồng quốc tế” của hòn đảo tự trị.
Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương cũng nhận định, nền tảng mới này “cho phép thế giới dễ dàng thấy được Đài Loan hơn”.
Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế trong suốt hơn bảy thập kỷ, với hệ thống quân đội, chính phủ được bầu cử dân chủ và hiến pháp riêng. Tuy nhiên, chế độ Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố hòn đảo này thuộc quyền cai trị của họ và không ngừng chèn ép sự hiện diện quốc tế của Đài Loan.
Đài Loan đã từng tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2009 đến năm 2016 với tư cách là quan sát viên, cho đến khi quốc gia này bị cấm vào năm 2017 vì sự phản đối của Bắc Kinh.
BBC đưa tin, năm 2018, Bắc Kinh yêu cầu các công ty nước ngoài liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc trong phần liên kết đến các quốc gia trên trang web của họ. Các công ty không hợp tác, từ hãng hàng không đến thương hiệu quần áo, sẽ bị chặn kinh doanh với Trung Quốc.
Trung Quốc thậm chí còn tiến hành các cuộc diễn tập trên các vùng biển và vùng trời, các cuộc tập trận quân sự định kỳ và các cuộc tấn công bằng máy bay phản lực gần hòn đảo này.
Viện trưởng Viện Lập pháp của Đài Loan Du Tích Khôn phát biểu tại buổi lễ khai mạc: “Trong một thời gian dài, những người cộng sản Trung Quốc đã siết chặt không gian quốc tế của Đài Loan và tạo ra một hình ảnh sai lệch về Đài Loan, dẫn đến những thách thức ngoại giao mà Đài Loan hiện đang phải đối mặt.”
Ông nói thêm: “Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một sự thay đổi đáng kể trong cách thế giới nhìn nhận về những người cộng sản Trung Quốc. Các nền dân chủ lớn trên thế giới hiện đang lên tiếng báo động về sự trỗi dậy của Trung Quốc.”
Nền tảng phát trực tuyến mới hiện đã đi vào hoạt động trên trang web của mình cũng như các kênh truyền thông xã hội như Facebook, YouTube, Twitter và Instagram.
Ngoài ra, Đài Loan cũng có một số kênh truyền thông bằng tiếng Anh nội địa, đáng chú ý nhất là tờ Thời báo Đài Bắc (Taipei Times), được thành lập vào năm 1999 và được tờ Liberty Times xuất bản.
Không có nhận xét nào