Header Ads

  • Breaking News

    Tổng hợp tin tức về chuyến công du của Phó TT Hoa kỳ đến Việt Nam

     

    Kamala Harris có dịp đứng về phía dân chủ trong tuần này. Bà nên sử dụng nó

    Opinion: Kamala Harris has a chance to stand up for democracy this week. She should take it.

    Washington Post

    Tác giả: Will Nguyễn

    Trúc Lam, chuyển ngữ

    24/8/2021

    Will Nguyễn là nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt, là người làm việc với các nhóm xã hội dân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu.

    Nhà vệ sinh, bồn rửa chén và rửa mặt của tôi đều có cùng một cái hố ở dưới đất. “Cái gối” của tôi là một bao đường nhỏ và giường của tôi là một manh chiếu mỏng bằng rơm, trải trên nền đá.  Suốt 41 ngày trong năm 2018, tôi đã sống mòn mỏi trong một phòng biệt giam ở TP HCM, bị đánh đập và bị bắt vì đã giúp người dân Việt Nam thực hiện các quyền hiến định của họ.

    Nhưng so với các vụ kết án chính trị ở Việt Nam, tôi là một trong những người may mắn. Tôi có nguồn gốc là người Việt Nam, nhưng do một ngã rẽ bất công của số phận, tôi đã được sinh ra ở Hoa Kỳ. Những công dân Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền của mình phải chịu đựng những điều kiện [giam giữ] thời Trung Cổ này trong nhiều năm, có khi hơn một thập niên, việc họ ở sau song sắt trực tiếp liên quan tới những ý kiến bất chợt của cảnh sát, điều tra viên, công tố viên và các thẩm phán toà án, tất cả những người này đều do một đảng chính trị hợp pháp kiểm soát.

    Sự bất công này có thể thấy rõ, và phó Tổng thống Harris có thể nỗ lực để giảm bớt nó khi bà đến thăm Việt Nam trong tuần này. Với tư cách là người đại diện cho một chính quyền, hứa sẽ tiếp tục nhấn mạnh việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, bà có cơ hội lên tiếng đòi phóng thích các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, những người không làm gì ngoài việc yêu cầu Hiến pháp của chính họ được thực thi.

    Trong số ít các nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, Việt Nam là một nhà nước độc tài, do đảng cộng sản điều hành trên danh nghĩa, cai trị dân số thuộc nhóm thân tư bản và thân Mỹ nhất trên trái đất. Sự sụp đổ bất ngờ của Afghanistan cho thấy rằng, Hoa Kỳ không thể đơn giản áp đặt nền dân chủ, tự do lên các nước khác, ngay cả khi họ có chung quan hệ tương tự như vậy. Mong muốn về quyền và cải cách phải xuất phát từ chính người dân. Và ở Việt Nam, đúng là như vậy.

    Nhưng trong một nhà nước công an trị đủ mạnh để dẹp tan bất đồng chính kiến – thật ra bộ máy an ninh hiện tại của Việt Nam được hình thành với sự giúp đỡ của cơ quan mật vụ Stasi Đông Đức và sự hỗ trợ của đảng Cộng sản Trung Quốc – những người bất đồng chính kiến rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của chúng ta.

    Những người bất đồng chính kiến như Phạm Đoan Trang, là người không thể thiếu trong việc giúp đỡ người dân Việt Nam hiểu các quyền hiến định của họ, cô là người đồng sáng lập một nhà xuất bản sách bị Nhà nước cấm, chuyên ấn hành các cẩm nang chính trị, trao quyền cho đồng bào của mình. Hoặc bà Cấn Thị Thêu, người mẹ đứng đầu một gia đình gồm các nhà hoạt động đất đai, đã bị bỏ tù, là người đã cùng tôi và Phạm [Đoan Trang] giúp dân Việt Nam bị chiếm đất, bằng cách lưu giữ tài liệu và công khai các vụ cướp đất bằng bạo lực của chính quyền, làm tài liệu đối chứng với báo chí do nhà nước kiểm soát.

    Kế đến là Nguyễn Thuý Hạnh, là người đã hỗ trợ tài chính chủ yếu cho những dân làng đã bị tước quyền và gia đình của những người bất đồng chính kiến, huy động tiền đóng góp từ cộng đồng và thành lập các quỹ độc lập. Và Trần Huỳnh Duy Thức là người chủ trương cải cách chính trị ôn hoà, đã bị nhốt sau song sắt từ năm 2009; ông đã thực hiện nhiều vụ tuyệt thực, khiến ông hiện nay chết dần trên giường bệnh.

    Có những người sẽ tạo áp lực của phó tổng thống lên các nhà lãnh đạo Việt Nam để phóng thích những người bất đồng chính kiến ​​như trường hợp khác của chủ nghĩa can thiệp của Mỹ. Nhưng quan điểm như vậy không chỉ làm Hoa Kỳ đi sai mục tiêu, phớt lờ tác dụng của chính những người Việt bản xứ đang bị bỏ tù vì đòi dân chủ; nó cũng là cách nhìn lịch sử thiển cận. Những hy vọng về nền dân chủ tự do như chúng ta biết, đã bắt đầu khởi động trước khi những đôi giày của Mỹ chạm đất. Trí thức Việt Nam được đào tạo ở phương Tây đã bắt đầu khuấy động, đòi các quyền cơ bản, tự do và bình đẳng khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp hồi thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

    Chính những khát khao về các quyền căn bản và tự do này vẫn tiếp tục cháy bỏng trong trái tim của những người Việt Nam bình thường. Tôi sánh vai cùng hàng ngàn người trong số họ vào cái ngày tôi bị bắt hồi tháng 6/2018, và tôi may mắn được gặp, nói chuyện và làm việc với nhiều người trong số họ những năm sau đó. Chính phủ Việt Nam công nhận tính phổ quát của những mong muốn này bằng cách ghi nhận những quyền cơ bản đó tại những Điều từ 14 đến 43 trong Hiến pháp của mình; đảng Cộng sản [Việt Nam] chỉ từ chối tôn trọng những điều đó.

    Thật vậy, đối với Việt Nam việc bảo vệ các quyền tự do này là nền tảng, cũng như mối quan hệ đồng cảm tương thích của đất nước này với Hoa Kỳ. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam mà ông Hồ Chí Minh đọc năm 1945, có tham khảo phiên bản Mỹ của chúng ta. Bản tuyên ngôn viết: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm; trong những quyền ấy, là quyền được Sống, quyền Tự do và quyền mưu cầu Hạnh phúc“.

    Nhưng định mệnh khiến xui, Hoa Kỳ đã phớt trước lời đề nghị giúp đỡ của ông Hồ Chí Minh hồi năm 1946, trong cuộc chiến đấu giành tự do từ tay người Pháp. Cuối cùng, ông [Hồ] phải nhờ Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ, và phần còn lại, như họ nói về lịch sử là điều đáng tiếc nhất. Xin đừng bỏ qua niềm mong mỏi của người Việt, một lần nữa khao khát được tự do.

    https://baotiengdan.com/2021/08/24/kamala-harris-co-dip-dung-ve-phia-dan-chu-trong-tuan-nay-ba-nen-su-dung-no/

    Phó Tổng thống Harris đề nghị có thêm tàu sân bay đến thăm Việt Nam, tặng tàu tuần duyên thứ ba

    25/08/2021

    VOA Tiếng Việt

    An Hải

    Hôm 25/8, tại Hà Nội, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đề nghị có thêm các chuyến thăm của tàu chiến Hoa Kỳ, bao gồm cả tàu sân bay đến Việt Nam, cũng như có thể hỗ trợ thêm cho Hà Nội một tàu tuần duyên thứ ba, theo thông tin từ Nhà Trắng.

    Thông tin này được loan báo sau cuộc gặp của bà Harris và các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, trong đó bà đề nghị hỗ trợ trong một số lĩnh vực chính bao gồm tăng cường an ninh hàng hải trong nỗ lực chống lại sự lấn át ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Theo một quan chức Nhà Trắng không nêu tên, trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, và Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Harris cho rằng cần phải gia tăng sức ép đối với Bắc Kinh về các tuyên bố chủ quyền trên biển.

    Hãng tin Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Harris nói trong cuộc gặp với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta cần tìm cách gây áp lực, tăng sức ép… buộc Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của họ.”

    Chúng ta cần tìm cách gây áp lực, tăng sức ép… buộc Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của họ.

    Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

    Quan chức Nhà Trắng cho biết bà Harris đề cập vấn đề hợp tác an ninh với Việt Nam thông qua ba trụ cột lớn: thứ nhất, cam kết đối tác an ninh Hoa Kỳ và Việt Nam, bao gồm các cam kết nhân đạo như Đối tác Thái Bình Dương và các chuyến thăm của các tàu Hoa Kỳ, bao gồm cả tàu sân bay; thứ hai, tăng cường quan hệ đối tác cảnh sát biển, bao gồm cả việc có thể cung cấp tàu tuần duyên thứ ba của Cảnh sát biển Hoa Kỳ, đào tạo thực thi pháp luật và các hoạt động chung khác nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc đóng góp vào an ninh hàng hải ở Biển Đông; thứ ba, mở rộng hợp tác nhân đạo và ứng phó thảm họa.

    Tiến sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia về luật biển quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận định với VOA về các cam kết hỗ trợ Việt Nam của Phó Tổng thống Harris:

    Hai bên cũng thúc đẩy nhiều hơn, đặc biệt liên quan đến sự thăm viếng của các tàu chiến, tàu sân bay của phía Mỹ đến Việt Nam. Đây là những tín hiệu tốt cho việc phát triển an ninh Việt Nam – Hoa Kỳ.

    Tiến sĩ Hoàng Việt

    “Việt Nam rất cần sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris, Mỹ tiếp tục tăng cường cho Việt Nam trong lĩnh vực an ninh này – quyết định trao thêm cho Việt Nam một tàu tuần tra, như đã trao hai tàu trước đây - đóng vai trò quan trọng trong lực lượng Cảnh sát Biển của Việt Nam.”

    “Hai bên cũng thúc đẩy nhiều hơn, đặc biệt liên quan đến sự thăm viếng của các tàu chiến, tàu sân bay của phía Mỹ đến Việt Nam.”

    “Đây là những tín hiệu tốt cho việc phát triển an ninh Việt Nam – Hoa Kỳ. Điều này cho thấy rằng quan hệ giữa hai quốc gia không chỉ về thương mại, mà còn về an ninh, quốc phòng, là những vấn đề thiết thực của Việt Nam trong tình hình hiện nay,” Tiến sĩ Hoàng Việt cho biết thêm.

    Chuyến công du 7 ngày của Phó Tổng thống Harris đến Singapore và Việt Nam là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Hoa Kỳ nhằm thu hút các đồng minh mà Washington hy vọng sẽ giúp họ thách thức ảnh hưởng an ninh và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

    Bà Harris hôm 25/8 một lần nữa cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng Đông Nam Á, lần thứ hai trong hai ngày bà đã tấn công Bắc Kinh trong chuyến thăm khu vực nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, theo Reuters.

    Trước đó, cũng hôm 25/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc bà Harris đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á với những bình luận ở Singapore rằng Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp ép buộc và đe dọa để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền trái pháp luật ở Biển Đông.

    “Trong khi chỉ tay vào Trung Quốc và cáo buộc Trung Quốc ‘ép buộc’ và ‘đe dọa’, bà Harris đã cố tình bỏ qua thói đạo đức giả của mình để cố gắng ép buộc và đe dọa các nước trong khu vực tham gia cùng Washington trong âm mưu kiềm chế Trung Quốc”, trang China Daily cho biết trong một bài xã luận đáp trả phát biểu của bà Harris ở Singapore.

    https://www.voatiengviet.com/a/pho-tong-thong-harris-de-nghi-co-them-tau-san-bay-den-tham-vietnam-tang-tau-tuan-duyen/6015375.html

    Phó TT Harris loan báo Mỹ tặng Việt Nam thêm 1 triệu liều vaccine COVID-19

    25/08/2021

    Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày thứ Tư loan báo Mỹ sẽ tặng thêm một triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer cho Việt Nam, nâng tổng số lượng vaccine được tặng lên 6 triệu liều, giữa lúc Việt Nam đang chật vật ứng phó với một đợt bùng phát nghiêm trọng các ca nhiễm.

    Lô vaccine này sẽ bắt đầu đến Việt Nam trong 24 tiếng tới, bà nói thêm.

    Loan báo được bà Harris đưa ra trong cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của chuyến công du Việt Nam kéo dài hai ngày của bà. Trước đó trong ngày bà có các cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

    Ngoài ra bà cũng loan báo thêm “hỗ trợ về kĩ thuật và chương trình COVID-19” của Mỹ dành cho Việt Nam trị giá 23 triệu đôla, nâng tổng số tiền trợ giúp từ đầu dịch tới giờ lên tới gần 44 triệu đôla.

    “Sự hỗ trợ này sẽ thúc đẩy nhanh sự tiếp cận công bằng và việc chuyển giao vaccine COVID-19 an toàn và hữu hiệu, củng cố hệ thống y tế của Việt Nam để ứng phó với COVID-19, và xây dựng năng lực để phát hiện và giám sát COVID-19,” tờ thông tin chi tiết của Nhà Trắng cho biết.

    Mỹ đã hai lần viện trợ vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam thông qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, với tổng số lượng là 5 triệu liều của hãng Moderna. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cam kết cung cấp và 77 tủ đông lạnh âm sâu để hỗ trợ nỗ lực phân phối vaccine cho tất cả 63 tỉnh của Việt Nam.

    Vào buổi chiều, bà Harris sẽ tham gia một sự kiện an ninh y tế với các quốc gia thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cộng với Papua New Guinea. Cùng tham dự với bà có Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; các bộ trưởng y tế từ các quốc gia khác tham gia trực tuyến.

    Bà sẽ khai trương văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), là một trong bốn văn phòng khu vực trên toàn thế giới, một quan chức Nhà Trắng cho biết.

    “Mục tiêu của văn phòng là làm việc với các quốc gia trong khu vực để thúc đẩy các mục tiêu y tế khu vực, thông qua việc tăng cường các năng lực cốt lõi trong các lĩnh vực như giám sát, sử dụng dữ liệu, khoa học xét nghiệm, phát triển nhân lực và sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp,” quan chức này nói.

    Việt Nam hiện đang trải qua đợt bùng phát nghiêm trọng nhất với số ca nhiễm tăng vọt từ tháng 4. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có hơn 369.000 ca nhiễm COVID-19 và hơn 9.000 trường hợp tử vong, trong đó TP.HCM chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và hơn 80% số ca tử vong.

    https://www.voatiengviet.com/a/pho-tong-thong-harris-loan-bao-my-tang-viet-nam-them-mot-trieu-lieu-vaccine-covid-19/6015258.html

    Phó TT Harris kêu gọi Việt Nam cùng Mỹ chống lại hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc

    Trọng Nghĩa /RFI

    25/8/2021

    Đến Hà Nội từ khuya hôm qua trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, phó tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm nay, 25/08/2021, đã kêu gọi Việt Nam cùng với Hoa Kỳ thách thức các hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Trong vòng hai ngày, đây là lần thứ 2 bà Harris tố cáo đích danh Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, lần đầu tiên là tại Singapore vào hôm qua, khi bà lên án các hành động “cưỡng ép” và hù dọa của Bắc Kinh đối với các láng giềng quanh Biển Đông. 

    Theo hãng tin Anh Reuters, trong cuộc gặp với chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, phó tổng thống Mỹ cho rằng cần phải gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh về vấn đề các tuyên bố chủ quyền biển "quá đáng và phi pháp" của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông. Phát biểu với lãnh đạo Việt Nam, bà Harris xác định: “Chúng ta cần tìm cách gây áp lực, gia tăng sức ép ... đối với Bắc Kinh để buộc họ tuân thủ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc.” 

    Theo hãng tin Mỹ AP, phó tổng thống Harris cũng xác nhận việc Hoa Kỳ cung cấp thêm cho Việt Nam một chiếc tàu tuần tra cỡ lớn của Lực Lượng Tuần Duyên Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ vùng biển của mình trên Biển Đông.  

    Hãng Reuters cho biết thêm, trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Việt Nam, bà Harris cũng đề nghị sự giúp đỡ của Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng, trong đó có việc giúp Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải và mở nhiều chuyến thăm của tàu Hải Quân Hoa Kỳ tới Việt Nam. 

    Một cách tổng quát, phó tổng thống Mỹ bà ủng hộ việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam, từ quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược, phản ánh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước. Theo Reuters, giới chuyên gia phân tích cho rằng Việt Nam muốn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên mức “đối tác chiến lược”, nhưng lo ngại sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. 

    Những lời tố cáo đích danh Trung Quốc của phó tổng thống Mỹ dĩ nhiên đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Trong lúc bộ Ngoại Giao Trung Quốc và báo chí nước này không ngớt lời đả kích Mỹ, Bắc Kinh bị cho là đã không ngần ngại gây sức ép đối với Hà Nội ngay trước lúc bà Harris đặt chân đến thủ đô Việt Nam. 

    https://www.rfi.fr/vi

    PTT Mỹ Kamala Harris hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

    Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Kamala Harris đã kêu gọi các nước trong khu vực gây áp lực nhiều hơn lên Trung Quốc.

    Bà Harris cho biết: “Chúng ta cần phải tìm cách gây áp lực và gia tăng sức ép đối để Bắc Kinh buộc phải tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển và thách thức các tuyên bố chủ quyền trên biển hung hăng và bắt nạt của nước này”.

    Theo The Strait Times, bà Harris nói rằng Mỹ muốn nâng cấp mối quan hệ với Việt Nam lên quan hệ đối tác chiến lược.

    Bài phát biểu của bà Harris hôm thứ Tư là lần thứ hai bà lên tiếng tấn công Bắc Kinh trong chuyến thăm khu vực của mình.

    Hôm qua, bà cáo buộc Bắc Kinh chèn ép và hăm dọa các nước khác tại Biển Đông, nơi vốn là điểm nóng trong khu vực từ nhiều năm nay.

    "Những tuyên bố bất hợp pháp này đã bị bác bỏ bởi quyết định của Tòa Trọng tài hồi năm 2016, và các hành động của Bắc Kinh tiếp tục làm xói mòn trật tự theo quy định pháp luật, đe dọa tới chủ quyền của các nước," bà nói.

    Bà Harris nhắc tới chiến thắng pháp lý lịch sử của Philippines trước Trung Quốc liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

    Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan, tuyên bố chủ quyền đối với các vùng của Biển Đông.

    https://www.bbc.com/vietnamese/live/vietnam-58317484

    Không có nhận xét nào