Võ Thái Hà tổng hợp
Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken
Các vụ đánh bom ngày hôm nay xung quanh sân bay Kabul là sự gợi nhớ tàn khốc về các điều kiện nguy hiểm nơi các nam nữ quân nhân và nhà ngoại giao của chúng ta đang phải hoạt động khi chúng ta kết thúc sứ mệnh quân sự của Hoa Kỳ suốt 20 năm qua ở Afghanistan. Như Tổng thống đã tuyên bố, các nam nữ quân nhân bị thiệt mạng và bị thương ngày hôm nay là những anh hùng. Họ đã đặt tính mạng của mình ở nơi hiểm nguy để bảo vệ các nhân viên dân sự của chúng ta, của các đồng minh và đối tác cũng như người Mỹ và công dân các nước thứ 3 và người dân Afghanistan đang tìm kiếm nơi an toàn. Đến nay, hơn 100.000 người đã được di tản an toàn khỏi Kabul – một minh chứng rõ ràng về sự dũng cảm, kỹ năng và quyết tâm của tất cả những người đang đóng góp cho sứ mệnh quan trọng này. Chúng tôi chia buồn với những người thiệt mạng ngày hôm nay. Và chúng tôi bày tỏ sự chia buồn sâu sắc nhất đến người thân của họ.
Chúng tôi cũng chia buồn với sự mất mát của người dân Afghanistan đang tập trung gần sân bay với hy vọng sẽ có cơ hội khởi đầu cuộc sống mới ở một nơi nào đó. Và chúng tôi tôn vinh hơn 2.300 nam nữ quân nhân đã hy sinh ở Afghanistan kể từ năm 2001, hơn 20.000 người đã thương vong và hơn 800.000 người đã từng phục vụ trong cuộc chiến dài nhất của Hoa Kỳ này cũng như những người Mỹ khác đã bị giết hại hoặc bị thương trong cuộc xung đột này.
Trên khắp thế giới, các Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đang bảo vệ các Đại sứ quán và nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ. Họ đặt mình vào nơi rủi ro để chúng ta có thể thực hiện nhiệm vụ của mình thay mặt cho nhân dân Mỹ. Thậm chí sau cuộc tấn công này, họ vẫn đang thực hiện những công việc đó ngay bây giờ tại Kabul, cũng như đang thực hiện ở rất nhiều khu vực khác trên thế giới. Và họ sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi chúng ta kết thúc sứ mệnh này.
Chúng tôi tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biết ơn họ sâu sắc trong ngày hôm nay cũng như mọi ngày khác.
#SecBlinken:
Today’s bombings around the Kabul airport were a devastating reminder of the dangerous conditions in which our servicemembers and diplomats are operating as we conclude the United States’ 20-year military mission in Afghanistan. As the President said, the servicemembers who were killed and wounded today are heroes. They put their lives on the line to defend our civilian personnel, the civilian personnel of our allies and partners, and Americans, third-country nationals, and Afghans seeking safety. To date, more than 100,000 people have been safely evacuated from Kabul – a testament to the bravery, skill, and determination of all those who are contributing to this vital mission. We grieve those we lost today. And we express our most heartfelt condolences to their loved ones.
We also grieve the loss of Afghans gathered near the airport hoping for a chance to start a new life elsewhere. And we honor the more than 2,300 U.S. servicemembers who have died in Afghanistan since 2001, the more than 20,000 who have been wounded, and the more than 800,000 who have served in America’s longest war, as well as other Americans killed or wounded in the conflict.
Around the world, U.S. Marines protect American embassies and diplomats. They put themselves in harm’s way so that we can do our jobs on behalf of the American people. Even after the attack, they are doing that right now in Kabul, as they are in so many other parts of the world. And they will continue to do so as we complete this mission.
We at the State Department feel an extraordinary debt of gratitude to them, today and every day.
https://bit.ly/3zoZ6Tb
Mỹ cảnh báo nguy cơ tiếp diễn các vụ đánh bom liều chết ở Kabul
Tòa Bạch Ốc treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đánh bom phi trường Kabul
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ có thêm nhiều cuộc tấn công sau vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul hôm Thứ Năm khiến ít nhất 70 người thiệt mạng.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nhiệm vụ bất chấp vụ tấn công này. Mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là có thật,” đại tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ, nói hôm 26 Tháng Tám. Tuyên bố được tướng McKenzie đưa ra sau hai vụ đánh bom tự sát ở phi trường quốc tế Hamid Karzai của thủ đô Kabul.
Các vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh Mỹ đang đẩy nhanh tốc độ triển khai chiến dịch di tản công dân của mình và thường dân Afghanistan trước thời hạn 31 Tháng Tám. “Chúng tôi tin rằng nhóm này muốn tiếp tục tấn công. Chúng tôi đang chuẩn bị mọi thứ có thể để đối phó những vụ tấn công đó,” tướng Mỹ cảnh báo. Ông cho biết, quân đội Mỹ vẫn duy trì liên lạc với Taliban, lực lượng bảo đảm an ninh vòng ngoài sân bay Kabul.
Tòa Bạch Ốc đã treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đánh bom phi trường Kabul hôm 26 Tháng Tám, với ít nhất 70 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ và 140 người khác bị thương.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết việc treo cờ rủ tại Tòa Bạch Ốc và các tòa nhà liên bang sẽ kéo dài cho đến ngày 30 Tháng Tám để “tưởng niệm các nạn nhân của những hành động bạo lực vô nghĩa ở Kabul.”
Cùng ngày, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng yêu cầu treo cờ rủ tại Đồi Capitol để tưởng niệm các nạn nhân.
Bão cấp 2 hoặc cấp 3 dự kiến đổ bộ vào Louisiana vào cuối tuần
Các nhà dự báo của Trung tâm Bão Quốc gia và văn phòng Slidell của Cơ quan Thời tiết Quốc gia cảnh báo một cơn bão cấp 2 hoặc cấp 3 sẽ đổ bộ vào Louisiana vào cuối ngày Chủ Nhật hoặc đầu ngày Thứ Hai tuần tới, kèm theo triều cường đáng kể và lượng mưa lớn.
Theo trang Nola, có thể cơn bão sẽ được đặt tên là Ida hoặc Julian.
Các nhà dự báo cho biết sức gió cơn bão này hiện nay khoảng 39 dặm/giờ, hoặc lớn hơn. Nó có thể đến bờ biển Louisiana sớm nhất là 8 giờ tối Thứ Bảy, 28 Tháng Tám, và lưu ý người dân ở khu vực này nên chuẩn bị ứng phó.
Tuy nhiên, đường đi của cơn bão có thể thay đổi đột ngột, bởi các dự báo chính của trung tâm đưa ra sáu giờ một lần, cho thấy một cơn bão với sức gió mạnh nhất là 110 dặm/giờ – ở mức cao nhất của Cấp 2 – vào lúc 8 giờ sáng Chủ Nhật, vài giờ trước khi đổ bộ vào đất liền. Dự báo cho biết sức gió sẽ giảm xuống 80 dặm/giờ- sáu giờ sau khi cơn bão di chuyển vào đất liền. Nhưng với nhiệt độ nước thuộc bờ biển Louisiana ở mức gần 86 độ F, có nhiều khả năng cơn bão có thể tiếp tục mạnh lên cấp 3 trước khi đổ bộ vào đất liền, với sức gió có thể lên tới 111 dặm/giờ.
Trung tâm Bão Quốc gia cho biết, cơn bão này có thể mang lại “những tác động nguy hiểm tiềm tàng” cho bờ biển Louisiana, bao gồm triều cường, gió và lượng mưa lớn. Ngoài ra còn có khả năng xảy ra lốc xoáy ở phía Đông mắt bão khi nó đổ bộ vào đất liền và di chuyển vào đất liền.
Binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan là “kịch bản ác mộng” đối với ông Biden
Việc binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan là kịch bản ác mộng đối với Tổng thống Joe Biden trong bối cảnh ông đang phải chật vật để hoàn thành cuộc di tản người Mỹ khỏi Afghanistan. Có thể nói, ông Biden đã phải chứng kiến một “cơn ác mộng” hôm thứ Năm (26/8) khi các vụ nổ bom liều chết bên ngoài sân bay Kabul khiến ít nhất 13 lính Mỹ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Sáng 26/8, vụ tấn công diễn ra đúng thời điểm ông Biden tập trung tại Phòng Tình huống của Nhà Trắng cùng các cố vấn quân sự và ngoại giao hàng đầu của mình để cập nhật về nỗ lực sơ tán sau khi vụ nổ diễn ra bên ngoài sân bay ở thủ đô Afghanistan.
Nhóm cố vấn đã không rời Phòng Tình huống cho đến hơn 2 giờ sau đó. Tiếp theo, ông Biden di chuyển đến Phòng Bầu dục. Và trong bài phát biểu sau đó, ông Biden đã bày tỏ: “Chúng tôi [cảm thấy] bị xúc phạm cũng như rất đau đớn.” Ông Biden dường như phải cố kìm nước mắt và giọng nói của ông lạc đi trong xúc động khi ông đề cập tới “những anh hùng” Mỹ đã tử nạn. “Đây là một ngày khó khăn,” ông nhấn mạnh.
Ông thề sẽ “săn lùng” những kẻ tấn công và gọi những người lính đã chết là “những anh hùng”. “Họ đơn giản là một phần của cái mà tôi gọi là rường cột của nước Mỹ, họ là xương sống của nước Mỹ,” ông Biden nhấn mạnh.
Nhà nước Hồi giáo đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công khiến hàng loạt dân thường thiệt mạng.
Trong khi đó, ông Biden vẫn đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc sơ tán người Mỹ khi Taliban nhanh chóng tiếp quản Afghanistan, trong bối cảnh lực lượng Mỹ rút lui sau hai thập kỷ. Chỉ vài ngày trước các cuộc tấn công, ông Biden đã gửi đi thông điệp rằng Hoa Kỳ sẽ rời khỏi Afghanistan để đảm bảo an toàn tính mạng cho quân nhân Hoa Kỳ.
Số người chết của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến Afghanistan kể từ năm 2001 là khoảng 2.500 người.
Thương vong của quân đội Mỹ hôm 26/8 là thương vong đầu tiên ở Afghanistan kể từ tháng 2/2020 và có thể coi là ngày chết chóc nhất đối với quân đội Mỹ tại đó trong suốt một thập kỷ.
Nhiều người đã chỉ trích và đổ lỗi cho cuộc sơ tán vội vã, có nguy cơ khiến những người Mỹ đang kẹt lại Afghanistan gặp nguy hiểm. Theo các quan chức Hoa Kỳ, hiện vẫn còn khoảng 1.000 người Mỹ ở Afghanistan.
“Đây là cơn ác mộng mà chúng tôi sợ hãi – và đó là lý do trong nhiều tuần, các nhà lãnh đạo quân đội, tình báo và quốc hội từ cả hai đảng đã cầu xin tổng thống đứng lên chống lại Taliban và đẩy lùi vòng vây sân bay,” Thượng nghị sĩ Cộng hòa Hoa Kỳ Ben Sasse cho hay.
“Khi chúng ta chờ đợi thêm thông tin chi tiết, một điều rõ ràng là: Chúng ta không thể tin tưởng Taliban trong việc đảm bảo an ninh của người Mỹ,” Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez (tiểu bang New Jersey), Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nhận định.
Ông Biden đã lùi mục tiêu rút quân vào tháng 5 do cựu Tổng thống Donald Trump đề ra sang ngày 31/8. Tuy nhiên, dưới áp lực từ các quan chức Lầu Năm Góc, những người cảnh báo rằng rủi ro an ninh từ các chiến binh Hồi giáo đang gia tăng tại sân bay, ông Biden đã từ chối lùi ngày rút quân xa hơn nữa, bất chấp áp lực từ các quốc gia đồng minh.
Ông Biden thậm chí từng phát biểu rằng Hoa Kỳ từ lâu đã đạt được mục đích ban đầu khi tấn công Afghanistan vào năm 2001: loại bỏ tận gốc các tay súng al-Qaeda và ngăn chặn một cuộc tấn công khác vào Hoa Kỳ giống sự kiện ngày 11/9/2001.
Chủ mưu của cuộc tấn công đó, thủ lĩnh al Qaeda Osama bin Laden, đã bị một nhóm quân đội Mỹ tiêu diệt ở nước láng giềng Pakistan vào năm 2011. Những kẻ cầm quyền Taliban của Afghanistan đã nuôi dưỡng các chiến binh al Qaeda trước khi bị Mỹ lật đổ vào năm 2001.
Một cố vấn giấu tên của ông Biden nói rằng, tổng thống đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn hơn nữa, bao gồm cả sự chia rẽ nội bộ của Đảng Dân chủ đang ngày càng trầm trọng hơn.
Sau khi cựu TT Trump dàn xếp một thỏa thuận hòa bình với Taliban trước khi rời nhiệm sở, ông Biden và đội ngũ của mình vẫn giữ liên lạc thường xuyên với nhóm Taliban nhằm nỗ lực đảm bảo một cuộc di tản suôn sẻ. Nhưng kết quả không khả quan như mong đợi, và hiện cơn ác mộng đã diễn ra.
Minh Ngọc (Theo Reuters)
28 quốc gia châu Âu gửi thư cho EU, NATO hỗ trợ quan hệ Lithuania với Đài Loan
Bộ Ngoại giao Đài Loan vào ngày 26/8 tuyên bố rằng 28 đồng chủ tịch của “Câu lạc bộ Formosa” châu Âu đã gửi thư cho EU và NATO yêu cầu đoàn kết với sự phát triển của Lithuania trong quan hệ với Đài Loan, theo trang Epoch Times.
Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết các đồng chủ tịch và thành viên cốt cán của “Câu lạc bộ Formosa” châu Âu đã cùng nhau gửi một bức thư tới Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, và Ủy ban châu Âu vào ngày 25/8.
Bộ Ngoại giao cho biết, bức thư chung nhằm vào việc Lithuania quyết định thành lập văn phòng đại diện với Đài Loan, nhưng đã bị ĐCSTQ gây sức ép thông qua nhiều biện pháp chính trị và kinh tế khác nhau, và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự phát triển quan hệ giữa Lithuania và Đài Loan. Đồng thời, kêu gọi EU và NATO hỗ trợ Lithuania.
Bộ Ngoại giao Đài Loan cảm ơn các đồng chủ tịch và các thành viên “Câu lạc bộ Formosa” châu Âu đã có những hành động cụ thể hỗ trợ Đài Loan và Lít-va, hai quốc gia có cùng lý tưởng dân chủ, tăng cường giao lưu.
Bức thư chung chỉ ra rằng khi Lithuania đang phải đối mặt với một cuộc tấn công tổng hợp từ Nga và Belarus và mối đe dọa từ người tị nạn, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công khai xúi giục Nga và Belarus hợp lực với Trung Quốc để “trừng phạt”Lithuania, vấn đề này rất đáng lo ngại.
Các đồng chủ tịch của câu lạc bộ nhấn mạnh rằng với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, Lithuania có toàn quyền phát triển các liên kết kinh tế và văn hóa với Đài Loan và thành lập các văn phòng đại diện của nhau, giống như Liên minh Châu Âu và 15 quốc gia thành viên đã thành lập văn phòng tại Đài Loan. Việc Trung Quốc cưỡng chế Lithuania không chỉ là một sự vi phạm rõ ràng các chuẩn mực ngoại giao quốc tế, mà còn là một cuộc tấn công trắng trợn của Trung Quốc vào chủ quyền của Lít-va.
Bức thư chung kêu gọi Liên minh châu Âu có cách tiếp cận chủ động hơn để ủng hộ quyết định của chính phủ Lithuania nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Đài Loan, đồng thời chỉ ra rằng các mối đe dọa tổng hợp của Lít-va như làn sóng tị nạn và các thông điệp sai trái từ Trung Quốc, Nga và các nước khác chính là Cuộc tấn công của chế độ độc tài vào nền dân chủ. Cuộc tấn công kiểu này xứng đáng nhận được phản ứng mạnh mẽ từ phe dân chủ, và do đó kêu gọi NATO bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Lít-va.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Slovakia và Phó Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch cùng các thành viên quan trọng khác trên thế giới cũng tham gia vào hàng ngũ; nghị viên Canada Michael L. MacDonald thuộc “Hiệp hội Hữu nghị Nghị viện Canada-Đài Loan”, người đã tham gia câu lạc bộ Formusa trong đầu tháng 8, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Thành viên Thượng viện Liên bang cũng đã lần đầu tiên ký lá thư này thay mặt cho các thành viên của Hiệp hội Hữu nghị Canada-Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Đài Loan cảm ơn “Câu lạc bộ Formosa” Châu Âu đã kết nối đại diện của 28 quốc gia bao gồm Châu Âu và Canada để công khai ủng hộ sự phát triển quan hệ giữa Đài Loan và Lít-va. Đài Loan và Lít-va đang ở tuyến đầu của chiến lược bảo vệ dân chủ và tự do ở châu Á và châu Âu.
Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng Đài Loan sẽ tiếp tục đoàn kết với Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác có cùng ý tưởng để chống lại các mối đe dọa kép của hệ thống độc tài ĐCSTQ. Bộ Ngoại giao cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi cùng có lợi và hợp tác giữa Đài Loan và các nước dân chủ như Lít-va, và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đối tác thực chất.
Tổng thống Biden thề truy lùng nhóm gây ra vụ đánh bom ở sân bay Kabul trong lúc một thành viên của đảng Cộng Hòa kêu gọi ông Biden từ chức
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thề sẽ truy lùng kẻ chịu trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố tại sân bay Kabul khiến ít nhất 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng và 18 người khác bị thương.
Phát biểu từ Toà Bạch Ốc hôm 26/8, ông Biden tuyên bố: “Đối với những người thực hiện cuộc tấn công này, cũng như bất kỳ ai muốn gây tổn hại cho nước Mỹ, hãy nhớ rằng: Chúng tôi sẽ không tha thứ. Chúng tôi sẽ không quên. Chúng tôi sẽ truy lùng và bắt những người này phải trả giá”.
Tổng thống Mỹ cho biết đã ra lệnh cho chỉ huy quân đội nhắm vào ISIS-K, một tổ chức Hồi giáo cực đoan tại Afghanistan. Tổ chức này nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Ông Biden nói: “Lực lượng của chúng tôi sẽ đáp trả theo thời gian, địa điểm mà chúng tôi lựa chọn”.
Người đứng đầu Toà Bạch Ốc gọi ngày 26/8, ngày xảy là vụ tấn công, là “một ngày khó khăn” và cam kết rằng Mỹ sẽ giữ vững “nghĩa vụ thiêng liêng” đối với gia đình của những người đã khuất.
Ít nhất 13 lính Mỹ và 60 thường dân Afghanistan thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết hôm 26/8 ở gần sân bay Kabul. Hơn 140 người khác bị thương, và con số thương vong dự kiến tiếp tục tăng.
Một số thành viên Đảng Cộng hòa nổi tiếng, bao gồm Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Marsha Blackburn và cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã kêu gọi ông Joe Biden từ chức sau vụ đánh bom liều chết, cho rằng sự hỗn loạn đang diễn ra ở Afghanistan cho thấy ông Biden không có khả năng lãnh đạo cần thiết để tiếp tục giữ chức vụ tổng thống.
Thượng nghị sĩ Hawley tweet: “Nói rằng ‘sự việc người Mỹ thiệt mạng tại Kabul ngày hôm nay thật khủng khiếp’ không phải là cách mở đầu phù hợp với những gì đã xảy ra. Thật là tức điên. Joe Biden phải chịu trách nhiệm. Bây giờ tất cả đều quá rõ ràng rằng ông ta không có khả năng và không có ý chí để lãnh đạo. Ông ta phải từ chức”.
Thượng nghị sĩ Blackburn viết trên Twitter: “Chính quyền Biden đã không có kế hoạch và không có chiến lược. Họ đã trực tiếp đặt người Mỹ vào con đường nguy hại khiến người Mỹ thương vong. Cần phải từ chức”.
Bà Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc kêu gọi Tổng thống Biden từ chức nhưng bày tỏ sự lo ngại khi giao chức vụ tổng thống cho bà phó Kamala Harris.
“Ông Biden có nên từ chức hoặc bị bãi nhiệm vì giải quyết vấn đề Afghanistan?Yes, nhưng để bà Kamala Harris lên thế sẽ tệ hơn gấp 10 lần,” bà tweet.
Đáp lại, Thư ký báo chí Toà Bạch Ốc Jen Psaki bác bỏ lời kêu gọi, nói rằng đây không phải là ngày dành cho chính trị.
Bà Psaki nói: “Đây là ngày mà 13 binh lính Mỹ đã thiệt mạng dưới tay của những kẻ khủng bố. Chúng tôi mong đợi bất kỳ người Mỹ nào sẽ sát cánh với chúng tôi trong cam kết truy lùng, chiến đấu và tiêu diệt những kẻ khủng bố đó ở bất cứ nơi nào; và để tôn vinh, tưởng niệm các binh lính. Đây là ngày dành cho điều đó”.
Việt Nam phóng thích hai công dân Mỹ trước chuyến thăm của bà Harris
VOA Tiếng Việt
Hai công dân Hoa Kỳ Angel Phan và James Hân Nguyễn vừa được chính quyền Việt Nam phóng thích và về đến Mỹ hôm 25/8, theo các nhà hoạt động.
Từ California, Hoa Kỳ, ông Michael Phương Minh Nguyễn, cựu tù nhân chính trị Việt Nam, cho VOA biết bà Angel Phan và ông James Hân Nguyễn đã rời Việt Nam tối ngày 24/8, sau khi bị giam cầm hơn 40 tháng.
Ông Michael cho biết thêm rằng chuyến bay chở bà Angel Phan đáp xuống phi trường Los Angeles lúc 9 giờ 40 sáng ngày 25/8 và ông có mặt ở đó để chào đón người bạn tù từ Việt Nam vừa được phóng thích:
“Khi chị Angel Phan tới, tôi nhận diện chị và tôi chào chị. Chị chào lại, chị biết là tôi đã từng ở trong tù với chị.”
Ông James Hân Nguyễn đáp máy bay về đến Boston, bang Massachusetts, trong cùng ngày 25/8, vẫn theo ông Michael Phương Minh Nguyễn.
Được hỏi liệu việc phóng thích hai công dân Hoa Kỳ này ngay trước chuyến công du chính thức của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Hà Nội có phải là áp lực ngoại giao từ Washington, ông Michael nói:
“Chắc chắn rồi. Tại vì suốt ba năm qua, danh sách ba người được chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn đặt vấn đề mỗi lần có chuyến thăm Việt Nam hay bất kỳ một quan chức nào của Hoa Kỳ đến Việt Nam đều để tên của ba chúng tôi lên: Angel Phan, James Hân Nguyễn và tôi.”
VOA đã liên lạc Bộ Công an Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để xác nhận thông tin việc hai công dân Hoa Kỳ được trả tự do, nhưng chưa được phản hồi.
Ông Tommy Lê, ở California, con của bà Angel Phan, không xác nhận cũng không bác bỏ việc bà được phóng thích, chỉ nói rằng gia đình “cần sự yên tĩnh” vì gia đình đang chịu tang bà ngoại của ông.
Khi thông tin việc bà Angel Phan và ông James Hân Nguyễn được loan báo trên mạng xã hội, cộng đồng người Việt trong và ngoài nước đã bày tỏ ý kiến cá nhân và gửi lời chúc mừng. Nhiều người cho rằng việc phóng thích hai công dân này có liên quan đến chuyến công du ba ngày của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Hà Nội, từ ngày 24 đến ngày 26/8.
Bà Huỳnh Thị Thanh Nhàn ở California viết trên Facebook: “Đây là quà xã giao cho Phó Tổng thống Kamala Harris.”
Bà Angel Phan, 65 tuổi, bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào tháng 4/2017 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” sau khi bà về nước thăm mẹ già, ông Tommy cho VOA biết trong một cuộc phỏng vấn trước đây.
Truyền thông Việt Nam cho biết ông James Hân Nguyễn, 54 tuổi, về Việt Nam vào tháng 3/2017, “móc nối” với bà Angel Phan, nhằm “xây dựng cơ sở, tập hợp lực lượng, chỉ đạo các thành viên trong nước thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.”
Bà Angel Phan và ông James Hân Nguyễn bị tuyên phạt mỗi người 14 năm tù trong một phiên xử kéo dài hai ngày vào tháng 8/2018, bị cho là thành viên của tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một tổ chức mà Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố.
Ông Michael Phương Minh Nguyễn, 57 tuổi, bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào tháng 7/2018 khi ông về nước du lịch, thăm họ hàng và bạn bè. Cũng với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, ông Michael bị tuyên phạt 12 năm tù và được trả tự do trước thời hạn, đoàn tụ với gia đình ở California vào ngày 22/10/2020.
Ông Michael Phương Minh Nguyễn được trả tự do vài ngày trước chuyến công du tới Hà Nội của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Trước khi rời Hà Nội hôm 26/8, Phó Tổng thống Harris nói: “Tôi cũng nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc họp của tôi và nói rõ tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với nhân quyền. Chúng tôi sẽ luôn sống đúng với giá trị của mình và sẽ không né tránh việc nói ra vấn đề này ngay cả khi những cuộc hội đàm đó có thể khó nói và có lẽ khó nghe.”
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-phong-thich-hai-cong-my-truoc-chuyen-tham-cua-ba-harris/6018293.html
Mỹ sẵn sàng trước nguy cơ ISIS tiếp tục tấn công sau cuộc tàn sát ở sân bay Kabul
Reuters
Lực lượng Mỹ giúp di tản những người Afghanistan tháo chạy khỏi sự cai trị của Taliban ngày 27/8 chuẩn bị tinh thần sẽ có thêm các cuộc tấn công nữa sau khi một tay đánh bom tự sát của Nhà nước Hồi giáo giết chết nhiều thường dân và 13 lính Mỹ bên ngoài cổng của phi trường Kabul.
Các giới chức y tế Kabul được dẫn lời cho hay có 60 thường dân bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công hôm 26/8. Ít nhất hai vụ đánh bom và súng nổ làm rúng động khu vực, các nhân chứng cho hay. Các đoạn video do ký giả Afghanistan ghi được cho thấy hàng chục thi thể nằm la liệt xung quanh một con kênh bên rìa của phi trường.
Nhà nước Hồi giáo (ISIS), kẻ thù của Taliban cũng như của phương Tây, tuyên bố một trong những tay đánh bom tự sát của họ nhắm mục tiêu vào ‘những người phiên dịch và cộng tác viên của quân đội Mỹ.’ Các giới chức Hoa Kỳ cũng quy trách nhiệm cho ISIS và thề sẽ trả đũa.
Tướng Frank McKenzie, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, cho biết tư lệnh Mỹ đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước khả năng có thêm các cuộc tấn công nữa từ ISIS, kể cả bắn rốc-két hay bom xe nhắm vào phi trường Kabul.
“Chúng tôi làm hết sức có thể để chuẩn bị,” ông nói và cho biết một số tin tình báo đang được chia sẻ với Taliban và rằng ông tin là ‘một số cuộc tấn công đã được Taliban ngăn chặn.’
Lực lượng Mỹ đang chạy đua với thời gian để hoàn tất rút quân ra khỏi Afghanistan trước ngày 31/8, thời hạn chót mà Tổng thống Joe Biden đề ra.
Ông Biden tuyên bố đã ra lệnh cho Ngũ Giác Đài lên kế hoạch tấn công ISIS-K, phe liên kiết của ISIS nhận trách nhiệm vụ tấn công.
“Chúng tôi sẽ không tha thứ. Chúng tôi sẽ không quên. Chúng tôi sẽ triệt hạ và buộc các người phải trả giá,” ông Biden phát biểu từ Toà Bạch Ốc.
Một phát ngôn nhân của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho hay 18 binh sĩ bị thương trong vụ tấn công đang được di tản ra khỏi Afghanistan trên máy bay được trang bị y tế đặc biệt với các đơn vị phẫu thuật.
Một giới chức của Taliban cho biết ít nhất 28 thành viên của họ bị thiệt mạng trong vụ tấn công.
Phe Taliban trước đây từng chứa chấp al Qaeda của trùm khủng bố Osama bin Laden. Các nước phương Tây e rằng Taliban sẽ để cho Afghanistan một lần nữa trở thành nơi trú ẩn cho các phần tử chủ chiến, nhưng Taliban nói sẽ không để choh khủng bố sử dụng Afghanistan.
ISIS-K thoạt đầu chỉ quanh quẩn ở các khu vực trên biên giới với Pakistan nhưng sau này đã lập một mặt trận thứ hai ở phía Bắc.
Trung tâm Tác chiến chống Khủng bố tại West Point nói ISIS-K bao gồm những người Pakistan từ các nhóm chủ chiến khác, các phần tử cực đoan người Uzbek và người Afghanistan.
Tiếp tục di tản
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành di tản bất chấp mối đe doạ về các cuộc tấn công thêm nữa, Tướng McKenzie tuyên bố và lưu ý còn khoảng 1 ngàn công dân Mỹ tại Afghanistan.
Tiến độ các chuyến bay di tản gia tăng trong ngày 27/8 và những ai có hộ chiếu Mỹ được phép vào khuôn viên phi trường Kabul, một quan chức an ninh phương Tây đóng bên trong sân bay cho biết.
Trong 12 ngày qua, các nước Tây phương đã di tản gần 100.000 người. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng sẽ có hàng ngàn người bị bỏ lại khi các lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Afghanistan vào cuối tháng này.
Một số nước Tây phương loan báo chiến dịch không vận thường dân ra khỏi Afghanistan đang kết thúc và nói rằng các binh sĩ còn lại cuối cùng của họ đã rời Afghanistan.
Số thương vong của Mỹ trong cuộc tấn công hôm 26/8 được cho là số binh sĩ Mỹ thiệt mạng cao nhất tại Afghanistan trong một sự cố kể từ vụ một trực thăng bị bắn hạ hồi năm 2011 với 30 nhân sự Mỹ tử vong.
Những người chỉ trích tố cáo Tổng thống Biden khinh suất làm mất một thực trạng ổn định khó lắm mới có được khi ra lệnh rút quân đột ngột.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-nguy-c%C6%A1-isis-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-sau-cu%E1%BB%99c-t%C3%A0n-s%C3%A1t-%E1%BB%9F-s%C3%A2n-bay-kabul/6018112.html
Nhật Bản dừng tiêm 1,6 triệu liều Moderna sau khi có báo cáo về tạp chất
Reuters
Hôm thứ Năm 26/8, Nhật Bản đình chỉ việc sử dụng 1,63 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng Moderna, hơn một tuần sau khi nhà phân phối trong nước nhận được báo cáo về tạp chất trong một số lọ chứa.
Cả Nhật Bản và Moderna đều cho biết không thấy có vấn đề gì về tính an toàn hoặc hiệu quả, và việc tạm dừng chỉ là một biện pháp đề phòng. Nhưng động thái này đã khiến một số công ty Nhật Bản hủy kế hoạch tiêm cho nhân viên hôm 26/8.
"Moderna xác nhận đã được thông báo về các trường hợp có tạp chất dạng hạt có thể thấy trong các lọ đựng vắc-xin COVID-19 của hãng", nhà sản xuất vắc-xin Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã giữ lại lô hàng có vấn đề và hai lô liền kề.
"Hãng đang điều tra các báo cáo và vẫn cam kết làm việc khẩn trương với đối tác của mình, là Takeda, và các cơ quan quản lý để giải quyết vấn đề này", hãng nói thêm. Hãng Takeda Pharmaceutical là nhà phân phối vắc-xin trong nội địa nước Nhật.
Một quan chức Bộ Y tế Nhật cho biết Takeda lần đầu phát hiện ra các lọ có tạp chất vào ngày 16/8 và đã báo cáo vấn đề với chính phủ hôm 25/8. Quan chức này cho biết sở dĩ báo cáo bị chậm là do Takeda cần thời gian để thu thập thông tin về những lọ thuốc nào bị ảnh hưởng và chúng đã được chuyển đến các địa phương nào ở trong nước Nhật.
Moderna cho rằng việc có tạp chất có thể là do vấn đề sản xuất ở một trong các dây chuyền thuộc một cơ sở sản xuất theo hợp đồng của họ ở Tây Ban Nha.
Người phát ngôn của hãng nói thêm rằng lô hàng gặp vấn đề cùng với hai lô khác đã bị giữ lại để đề phòng vì chúng là những lô ngay trước và sau lô bị ảnh hưởng, chúng chỉ được phân phối tại Nhật Bản.
Công ty dược phẩm Tây Ban Nha Rovi, là cơ sở nạp vắc-xin vào lọ và hoàn thiện sản phẩm cho Moderna để phục vụ các thị trường bên ngoài Hoa Kỳ, cho biết họ đang điều tra xem điều gì có thể dẫn đến tạp chất trong vắc-xin của Moderna, và vấn đề dường như chỉ xảy ra với một vài lô hàng xuất đi Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cơ quan điều hành một điểm tiêm chủng tập thể ở Osaka, cho biết số vắc-xin thuộc lô hàng có vấn đề đã được tiêm ở tỉnh miền tây này từ ngày 6/8 đến 20/8, nhưng không cho biết có bao nhiêu người bị ảnh hưởng. Lô hàng này có 565.400 liều vắc-xin.
Nhật Bản đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất do biến thể Delta gây ra, với số ca nhiễm mới hàng ngày lần đầu tiên vượt quá 25.000 trong tháng này. Nhật đã tiêm chủng cho 54% dân số với ít nhất một liều và 43% đã được tiêm đầy đủ, theo dữ liệu của Reuters.
Không có nhận xét nào