Võ Thái Hà tổng hợp
Tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ, gồng mình trước siêu bão Ida
Tiểu bang Louisiana, Mỹ hiện đang gồng mình trước siêu bão cực kỳ nguy hiểm Ida, cơn bão cấp 4 đã đổ bộ vào bờ biển của tiểu bang vào hôm Chủ nhật 29/8 (theo giờ địa phương) với sức gió 155 dặm/ giờ (tương đương 249.45 km/giờ). Hơn 700.000 người dân trên khắp miền nam Louisiana hiện đang mất điện do bão.
Thống đốc bang Louisiana, ông John Bel Edwards đã đề nghị Tổng thống tuyên bố thảm họa lớn do ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão.
“Bão Ida là một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Louisiana. Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ các cơ quan địa phương và công dân của bang nhanh nhất có thể “, ông Edwards nói trong một tuyên bố. “Tuyên bố về thảm họa lớn sẽ giúp Louisiana ứng phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng này và bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân, và tôi hy vọng Toà Bạch Ốc sẽ hành động nhanh chóng để chúng tôi có thể nhận thêm viện trợ và hỗ trợ cho người dân của mình”.
Hiện tiểu bang này đã khai triển hơn 4.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia và các đội tìm kiếm và cứu hộ để ứng phó với cơn bão.
Footage taken from a backyard in Houma, Louisiana, shows raging winds and rain from Hurricane Ida. pic.twitter.com/B8F7MwJRLA— USA TODAY (@USATODAY) August 30, 2021
The damage from Hurricane Ida was widespread and extensive in Louisiana. Houma, Louisiana was hit very hard. #LAwx pic.twitter.com/GAsOKYgoay— WeatherNation (@WeatherNation) August 30, 2021
Hôm 27/ 8, Tổng thống Biden đã chấp thuận yêu cầu của Thống đốc Edwards khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước khi cơn bão đổ bộ.
Theo cảnh quay từ phóng viên của đài NBC địa phương, bão Ida đã cuốn phăng mái nhà của Bệnh viện Đa khoa Lady of the Sea ở Galliano, Louisiana.
Trong khi một vệ tinh của đài tin tức địa phương WGNO ở New Orleans đã bị phá hủy, 22 sà lan được báo cáo đã bị hỏng đã gần Chalmette.
Chủ tịch Tổ chức Cứu trợ Hải quân Cajun (CNR) Colleen Udell nói với Fox News rằng tác động của cơn bão Ida là “chưa từng có”.
“Khi chúng ta nhìn lại lịch sử – hãy nhìn vào Bão Katrina, những gì nó đã gây ra. Bão Michael, khi nó đổ vào vùng biên của Florida. Hãy nhìn Bão Harvey. Hãy nhìn Bão Laura. Đây là điều chưa từng có đối với bang Louisiana. Nó sẽ là một mớ hỗn độn”, ông Udell cho biết.
Tại Washington, trong cuộc họp với cơ quan quản lý khẩn cấp Liên bang (FEMA), Tổng thống Biden cảnh báo bão Ida sẽ “đe dọa tính mạng” và sức tàn phá “có thể sẽ rất lớn”.
Ông nhấn mạnh rằng bất cứ ai trên đường đi của cơn bão nên lắng nghe chỉ dẫn từ giới chức địa phương. Hơn 2.400 nhân viên của FEMA đã được triển khai. FEMA cũng chuẩn bị trước hàng triệu suất ăn và lít nước, cũng như bạt, máy phát điện và xe cứu thương bổ sung.
Vào năm 2005, siêu bão Katrina chỉ đạt cấp ba nhưng cướp đi sinh mạng khoảng 1.800 người, tàn phá nhà cửa, gây vỡ đê bao và ngập lụt nghiêm trọng ở thành phố New Orleans.
Mỹ vừa di tản vừa đáp trả ở Afghanistan
Dù đang trong giai đoạn cuối của quá trình di tản khỏi Afghanistan, Mỹ vẫn có thể đánh trả. Hôm thứ Năm, một vụ đánh bom liều chết tại sân bay Kabul đã giết chết 13 người Mỹ và hơn 170 người Afghanistan. Hai ngày sau, Mỹ thông báo đã tiêu diệt hai “kẻ lập kế hoạch” của ISKP, một nhóm khủng bố được cho là đã thực hiện vụ tấn công, bằng máy bay không người lái. Và hôm qua thêm một cuộc tấn công máy bay không người lái nữa đánh trúng một chiếc xe chở các chiến binh ISKP đang trên đường đi đánh bom.
Nhưng khi các lực lượng Mỹ rời đi, việc săn lùng những kẻ khủng bố sẽ khó khăn hơn. Một vấn đề là thu thập thông tin tình báo. Mỹ từng dựa vào binh sĩ trên thực địa và các đồng minh trong quân đội cũng như gián điệp Afghanistan; nhưng giờ không còn nữa. Một khó khăn khác là cách phát động tấn công. Drone hiện có tầm bay rất xa. Nhưng vị trí địa lý không giáp biển của Afghanistan đồng nghĩa chúng phải bay qua các nước láng giềng — mà trong số đó không phải ai cũng là đồng minh của Mỹ.
Kinh tế Ấn Độ phục hồi tốt hơn dự báo
Số liệu GDP của Ấn Độ trong quý hai sẽ được công bố hôm nay. Người ta dự đoán kết quả tốt đẹp, và – không như hầu hết các thống kê khác của chính phủ vốn bị nghi ngờ là bị bơm thổi – chúng có khả năng chưa đánh giá đủ mức độ phục hồi. Kết quả thăm dò các kinh tế gia do Reuters thực hiện dự đoán tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nhanh nhất kể từ khi Ấn Độ bắt đầu ghi nhận số liệu GDP quý vào những năm 1990.
Dữ liệu là tích cực dù giai đoạn đầu của quý trùng với thời điểm tồi tệ nhất của làn sóng covid-19 thứ hai. Kể từ đó, số ca nhiễm giảm xuống, tương tự là tình trạng thất nghiệp. Các chỉ số hoạt động kinh tế thời gian thực, chẳng hạn như mức sử dụng điện và doanh số bán xe hơi, đều tăng nhanh. Thủ đô tài chính Mumbai cũng đã phần nào nới lỏng lệnh giới nghiêm. Các văn phòng mở cửa trở lại, trong khi giá thuê nhà được các chủ đẩy về mức tiền covid. Và, một tin vừa vui vừa buồn, giao thông đường bộ quay lại tình trạng khủng khiếp.
EU phục hồi kinh tế vừa phải
Cuối mùa hè ở Châu Âu thường đồng nghĩa với những kỳ nghỉ ngập nắng và các email trả lời tự động. Song gần đây nó cũng mang lại những tin tức kinh tế đáng mừng. Dữ liệu khảo sát tâm lý kinh tế và niềm tin người tiêu dùng của cơ quan thống kê EU Eurostat, công bố hôm nay, sẽ cho biết liệu khối còn phục hồi kinh tế tích cực hay không.
Có cơ sở để lạc quan. GDP của khu vực đồng euro đã bắt đầu tăng trở lại trong quý hai, còn làn sóng Delta tạm lắng xuống. Tỷ lệ tiêm chủng cũng tăng tốc, vượt qua cả Mỹ dù khởi đầu chậm chạp.
Song không phải chỉ có tin tốt. Sản lượng vẫn thấp hơn 3% so với mức tiền covid. (Trong khi đó cả Mỹ và Trung Quốc đều đã phục hồi.) Tắc nghẽn chuỗi cung ứng làm kìm hãm tăng trưởng và đẩy giá cả lên cao, dù Ngân hàng Trung ương châu Âu cho rằng lạm phát chỉ tăng tạm thời và do đó sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng. Dù Châu Âu đang phục hồi tốt đẹp, bấy nhiêu vẫn là chưa đủ.
Các lãnh đạo phương Tây không còn chú trọng vấn đề Israel-Palestine
Hôm nay đáng lẽ thủ tướng Đức sẽ đến Jerusalem để gặp các nhà lãnh đạo Israel và Palestine, chỉ vài tuần trước khi bà rời nhiệm sở. Angela Merkel là một trong những người cuối cùng của thế hệ các chính trị gia phương Tây coi việc xoa dịu xung đột Israel-Palestine là một ưu tiên quan trọng. Việc chuyến đi bị hủy là dấu hiệu mới nhất cho thấy vấn đề này đang đánh mất vị trí trong mắt các nhà lãnh đạo toàn cầu.
Mới tuần trước cuộc họp tại Washington, DC, giữa Naftali Bennett, thủ tướng mới của Israel, và tổng thống Joe Biden đã bị hoãn; và rồi bị rút ngắn thời gian so với chương trình dự kiến. Trong cả hai trường hợp, lý do là vấn đề của Mỹ ở Afghanistan. Nhưng khó tránh khỏi ấn tượng rằng cuộc xung đột Israel-Palestine đã bị lu mờ.
Cuộc xung đột vẫn tiếp tục nóng. Chủ đề này vẫn được thảo luận thường xuyên tại Liên Hợp Quốc, như sẽ diễn ra vào hôm nay. Nhưng điều rõ ràng là các lãnh đạo thế giới đang ưu tiên các vấn đề khác hơn.
Khảo sát: 52% người Mỹ ủng hộ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược
Theo một cuộc thăm dò gần đây, phần lớn công chúng Mỹ ủng hộ một
loạt các chính sách của Mỹ nhằm hỗ trợ Đài Loan, bao gồm việc thừa nhận nền độc
lập và sẽ đưa quân đến hòn đảo tự trị nếu Trung Quốc tiến hành xâm lược.
(Ảnh minh họa: Novikov Aleksey/ Shutterstock)
Theo kết quả cuộc thăm dò từ Hội đồng Chicago về Các vấn đề Toàn cầu được công bố vào ngày 26/8, 52% người Mỹ hiện ủng hộ việc đưa quân đội Mỹ đến bảo vệ Đài Loan. Cuộc thăm dò được thực hiện trong tháng 7, đã khảo ý kiến của hơn 2.000 người lớn từ 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia của Hoa Kỳ.
“Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trong các cuộc khảo sát của Hội đồng từ năm 1982, thời điểm mà câu hỏi này được đưa ra lần đầu tiên,” báo cáo cho hay.
Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế (không chính thức), có quân đội, tiền tệ riêng và chính phủ được bầu cử dân chủ. Tuy nhiên, chế độ Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố hòn đảo này là của riêng mình và coi đây là một “tỉnh nổi loạn” cần phải được thống nhất với Đại Lục bằng vũ lực nếu cần thiết.
Các cuộc thăm dò cho thấy, hơn một nửa số người Mỹ ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ ký một liên minh chính thức với Đài Loan và có tới 46% ủng hộ cam kết bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc.
Đáng chú ý, trung bình gần 7/10 người Mỹ ủng hộ việc công nhận hòn đảo này là một quốc gia độc lập – mặc dù đó không hoàn toàn là chính sách mà các quan chức Mỹ ủng hộ.
Ngoài ra, phần lớn những người được hỏi coi Đài Loan là một đối tác cần thiết, ủng hộ đảo quốc này gia nhập các tổ chức quốc tế (65%) và Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ – Đài Loan (57%).
Báo cáo nhận định, việc công chúng Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan một phần chủ yếu là bởi họ không tin tưởng chính quyền Trung Quốc.
“Quan điểm về Trung Quốc đã chuyển hướng tiêu cực rõ rệt,” báo cáo nhấn mạnh. Đa số người Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ hơn là đối tác hoặc đồng minh cần thiết.
Chính quyền Bắc Kinh gần đây đã lợi dụng việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan để thao túng dư luận bằng cách thúc đẩy chương trình nghị sự của mình, chẳng hạn như “Afghanistan hôm nay, Đài Loan ngày mai”.
Theo báo cáo, chế độ Trung Quốc đã đe dọa hòn đảo tự trị kể từ năm 2016. Trung Quốc đã tiến hành các cuộc diễn tập ở vùng biển và vùng trời gần Đài Loan, đồng thời sử dụng biện pháp cưỡng bức kinh tế đối với hòn đảo này. Đổi lại, Hoa Kỳ đã bán vũ khí cho Đài Loan và bình thường hóa các chuyến thăm của tàu chiến của Hoa Kỳ gần đó.
Gần đây, ngày 15/7, máy bay quân sự của Hoa Kỳ đã hạ cánh xuống Đài Loan. Điều này khiến chính quyền Trung Quốc hết sức tức giận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ đang “đùa với lửa” và chính phủ Đài Loan đang “chiêu mời nguy hiểm”.
Afghanistan: Rocket rơi vào sân bay Kabul trước khi kết thúc chiến dịch di tản
Ảnh tư liệu do Không lực Hoa Kỳ cung cấp. Một vận tải cơ di tản các công dân nước ngoài khỏi Afghanistan tại sân bay Kabul, ngày 23/08/2021. © AP - Airman 1st Class Kylie Barrow
Cả phía Taliban lẫn Hoa Kỳ hôm 30/08/2021 cùng xác nhận nhiều quả rocket đã được bắn về phía phi trường Kabul vài giờ trước hạn chót Mỹ rút hết quân, khép lại 20 năm can thiệp quân sự tại Afghanistan.
Hãng tin Anh Reutes trích dẫn một quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết « hệ thống phòng không của Hoa Kỳ đã chận được ít nhất 5 rocket bắn về phía sân bay Kabul sáng sớm ngày 30/08/2021. Theo truyền thông Afghanistan, những rocket này được bắn đi từ một chiếc xe. Hãng tin Pháp cho biết một đại diện của Taliban xác nhận « 5 quả rocket, đã được bắn đi ,nhưng hệ thống chống tên lửa tại khu vực gần phi trường đã ngăn chận kịp thời ».
Trước đó, chiều Chủ Nhật 29/08/2021, cũng theo các nguồn tin từ phía Taliban, một chiếc drone của Mỹ đã phá hủy một mục tiêu cách không xa phi trường Kabul. Mục tiêu đó là một chiếc xe có gài chất nổ được dự trù sử dụng để tiến hành một vụ khủng bố tự sát.
Tình hình tại thủ đô Kabul rất căng thẳng vào những giờ chót trước thời hạn 31/08, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Afghanistan sau 20 năm can thiệp quân sự. Theo hãng tin Pháp AFP mặc dù tình hình rất căng thẳng, Washington cho biết chiến dịch di tản « « không bị gián đoạn » để đưa nốt khoảng 300 công dân Mỹ ra khỏi Afghanistan.
Từ khi quân Taliban chiếm được thủ đô Kabul, hơn 114.000 người đã được sơ tán, trong đó có gần 5.500 công dân Mỹ. Giai đoạn chót của các chương trình di tản trước thời hạn Hoa Kỳ hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan càng thêm nguy hiểm từ sau vụ khủng bố hôm Thứ Năm 26/08/2021.
Phía Pháp cho biết có « hàng ngàn người Afghanistan » đợi được sơ tán. Đó là những thành phần cần được bảo vệ và được đưa về những nơi an toàn. Anh Quốc cho biết vẫn còn « hơn 1.100 người » bị kẹt lại Afghanistan.
Taliban từ chối thành lập « vùng an toàn »
Một ngày trước thời hạn Taliban tiếp quản sân bay Kaboul, vẫn còn hàng ngàn người đợi được di tản khỏi Afghanistan. Anh, Pháp đề nghị thành lập một vùng an toàn tại thủ đô Kabul để tiếp tục các chương trình sơ tán, nhưng Taliban bác bỏ sáng kiến này.
Vào lúc 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp lại chiều nay, 30/08/2021, để xem xét đề nghị của Anh và Pháp thành lập một vùng an toàn tại Kabul, để tiếp tục công tác di tản khỏi Afghanistan, phía Taliban coi việc lập ra những khu vực « là không cần thiết ». Trên đài phát thanh Pháp France Info chiều Chủ Nhật 29/08, phát ngôn viên Taliban, Suhail Shahen giải thích « không cần » thành lập một vùng an toàn như đề xuất của Paris và Luân Đôn để tiếp tục các chương trình nhân đạo, bởi Afghanistan là « một quốc gia độc lập », và phe Taliban bảo đảm cho « mỗi người dân Afghanistan nếu muốn và nếu có hộ chiếu, hay visa, sẽ được xuất cảnh sau thời hạn 31/08 ».
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken một lần nữa nhắc lại Taliban đã cam kết tạo điều kiện để tất cả các công dân nước ngoài và những người Afghanistan có hộ chiếu ngoại quốc sẽ được rời khỏi Afghanistan.
Washington hôm nay triệu tập một cuộc họp qua cầu truyền hình với những « đối tác then chốt » gồm Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada, Nhật Bản, NATO, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar để tìm một « giải pháp chung » cho giai đoạn hậu 31/08. Kết thúc cuộc họp, ngoại trưởng Blinken sẽ ra thông cáo chung về tình hình Afghanistan.
IAEA: hoạt động tái tục tại lò phản ứng hạt nhân ở Triều Tiên ‘gây quan ngại sâu sắc’
Reuters
IAEA: hoạt động tái tục tại lò phản ứng hạt nhân ở Triều Tiên ‘gây quan ngại sâu sắc’
Cơ quan giám sát nguyên tử của Liên hợp quốc cho biết Triều Tiên dường như đã khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân được cho là đã sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân, theo Reuters hôm 30/8.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết trong một báo cáo thường niên phát hành hôm 27/8 rằng các dấu hiệu hoạt động tại lò phản ứng 5 megawatt (MW), được coi là có khả năng sản xuất plutonium cấp độ vũ khí, lần đầu tiên được phát hiện kể từ cuối năm 2018.
“Kể từ đầu tháng 7/2021, đã có những dấu hiệu cho thấy, bao gồm cả việc xả nước làm mát, như quy trình của hoạt động lò phản ứng hạt nhân”, báo cáo của IAEA cho biết về lò phản ứng tại Yongbyon, khu phức hợp hạt nhân trung tâm của chương trình hạt nhân Triều Tiên.
IAEA không thể tiếp cận Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên vào năm 2009. Nước này sau đó đã thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân của mình và sớm nối lại thử nghiệm hạt nhân. Vụ thử hạt nhân cuối cùng của Triều Tiên là vào năm 2017.
IAEA hiện theo dõi Triều Tiên từ xa, phần lớn thông qua hình ảnh vệ tinh.
Bà Jenny Town, giám đốc dự án 38 North có trụ sở tại Hoa Kỳ, theo dõi Triều Tiên, cho biết hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy lượng nước xả ra, hỗ trợ kết luận rằng lò phản ứng đang hoạt động trở lại.
“Không có cách nào để biết được tại sao lò phản ứng không hoạt động trước đây - mặc dù công việc đã được tiến hành trên hồ chứa nước trong năm qua để đảm bảo đủ nước cho các hệ thống làm mát”, bà nói.
Năm ngoái, 38 North cho biết lũ lụt vào tháng 8 có thể đã làm hư hại các nhà máy bơm liên kết với Yongbyon, cho thấy hệ thống làm mát của lò phản ứng hạt nhân dễ bị tổn thương như thế nào trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Đại học Harvard bổ nhiệm người vô thần làm mục sư trưởng, gây tranh cãi
Theo một báo cáo trên tờ The New York Times hôm thứ Năm (26/8), ông Greg Epstein, một người đàn ông vô thần đã được bổ nhiệm làm mục sư chính của cộng đồng tôn giáo tại Đại học Harvard.
Từ năm 2005, ông là “mục sư nhân văn” của trường, chủ yếu truyền đạt kiến thức về phong trào cấp tiến cho học sinh, nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với nhau hơn là mối quan hệ giữa con người với Chúa.
Đại học Harvard được thành lập vào năm 1636 và được đặt theo tên của mục sư John Harvard, phương châm của trường là “Truth for Christ and the Church” (Sự thật cho Chúa Kitô và Giáo hội). Trong 70 năm đầu, hiệu trưởng của trường này đều là giáo sĩ.
Việc bổ nhiệm Epstein, một người vô thần vào vị trí mục sư báo hiệu rằng Đại học Harvard đang trải qua những thay đổi to lớn.
Ông Epstein, 44 tuổi, sinh ra trong một gia đình Do Thái cải cách ở New York. Năm 2005, ông được trao tặng danh hiệu “Giáo sĩ Nhân văn” bởi Viện Quốc tế về Đạo Do Thái Nhân văn Thế tục. Năm 2010, Epstein viết cuốn sách với tựa đề “Không có Chúa vẫn tốt: Một tỷ người không theo tôn giáo tin vào điều gì?” (Good Without God: What A Billion Nonreligious People Do Believe)
Ông Epstein nói: “Có một nhóm đang trỗi dậy, họ không còn đồng nhất với bất kỳ tôn giáo truyền thống nào nữa”.
Ông Epstein đã có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của học sinh. Một cuộc khảo sát của nhật báo sinh viên Harvard Crimson cho thấy, năm 2020, hơn 40% sinh viên của trường là người theo chủ nghĩa vô thần, và thuyết bất khả tri. Trong khi đó, năm 2017 con số này là dưới 32%.
Xu hướng sụt giảm niềm tin vào Thần này không chỉ tồn tại ở Đại học Harvard, mà thuyết vô thần và thuyết bất khả tri đang âm thầm thịnh hành tại Hoa Kỳ, một quốc gia được thành lập bởi những người Thanh giáo. Đánh giá bằng hầu hết các biện pháp, những người không tín ngưỡng hiện nay chiếm ít nhất 1/5 tổng số người trưởng thành ở Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào