Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ ba 17 tháng 8 năm 2021

     Võ Thái Hà tổng hợp

    Thủ tướng Đài Loan: 'Khác Afghanistan, ta không bỏ chạy, không sợ chiến đấu'

     


    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh,

    Thủ tướng Tô Trinh Xương, ảnh năm 2021

    Hôm thứ Ba (17/8), Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương tuyên bố Đài Loan sẽ không sụp đổ giống như Afghanistan trong trường hợp bị tấn công, đồng thời đưa ra lời cảnh báo gián tiếp tới nước láng giềng hùng mạnh Trung Quốc không nên "ảo tưởng".

    Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh nổi loạn cần được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.

    Sự tan rã chóng vánh ở Kabul, với tổng thống chạy trốn hiện không rõ ở đâu, đã làm dấy lên cuộc thảo luận ở Đài Loan về điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp Trung Quốc xâm lược, và liệu Hoa Kỳ có giúp bảo vệ Đài Loan hay không.

    Khi được hỏi liệu tổng thống hay thủ tướng có chạy trốn nếu "kẻ thù ở ngay trước cổng" như ở Afghanistan hay không, ông Tô nói rằng khi Đài Loan còn là một chế độ độc tài được thiết quân luật từ năm 1949 đến năm 1987, nhiều người còn không sợ.

    Ông nói: "Ngày nay, có những quốc gia hùng mạnh muốn nuốt chửng Đài Loan bằng vũ lực, và chúng tôi cũng không sợ bị giết hoặc bị bỏ tù."

    Ông nói thêm: "Chúng ta phải bảo vệ đất nước này và vùng đất này, chứ không phải giống như một số người luôn phóng đại uy tín của kẻ thù và hạ thấp quyết tâm của chúng ta."

    .

    Theo ông, bài học ông rút ra từ Afghanistan là nếu một quốc gia đang trong tình trạng hỗn loạn nội bộ, thì trợ giúp từ bên ngoài sẽ chả tạo ra sự khác biệt.

    Ông nói: "Bài học xương máu rút ra từ Afghanistan là nếu đang hỗn loạn nội bộ, những người từ bên ngoài sẽ không thể giúp bạn, ngay cả khi họ muốn. Chỉ khi bạn tự giúp mình thì người khác mới có thể giúp bạn."

    "Chúng tôi cũng nói với các lực lượng nước ngoài muốn xâm lược và chiếm lấy Đài Loan - đừng ảo tưởng," ông nói.

    Mỹ, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng là nhà cung cấp vũ khí và hỗ trợ quốc tế quan trọng nhất của hòn đảo.

    Tuy nhiên, từ lâu đã có những lo ngại ở Đài Loan rằng trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, Mỹ sẽ không sẵn sàng làm gì thực chất.

    Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Tamkang, Đài Loan, được báo dẫn lời nói việc chính phủ đảng Dân Tiến đặt mọi hy vọng vào sự giúp đỡ của Mỹ là rất rủi ro.

    Ông Huang nói: "Vì hòa bình là chìa khóa cho sự phát triển của chúng tôi, nên điều quan trọng là chúng tôi phải ngăn chặn Đài Loan trở thành mục tiêu của Trung Quốc tấn công."

    Ông nói thêm rằng chính phủ nên tìm cách cải thiện mối quan hệ với đại lục.

    Tái tục các chuyến bay sơ tán tại sân bay Kabul của Afghanistan

    17/08/2021

    Các chuyến bay quân sự sơ tán các nhà ngoại giao và thường dân từ Afghanistan đã được nối lại vào thứ Ba (17/8) khi đường băng sân bay Kabul được khôi phục an ninh vì bị hàng ngàn người tuyệt vọng chạy trốn tràn vào sau khi Taliban chiếm thủ đô, theo Reuters.

    “Số lượng thường dân đã thưa dần”, một quan chức an ninh phương Tây tại sân bay nói với Reuters một ngày sau khi xảy ra hỗn loạn buộc quân đội Mỹ phải nổ súng để giải tán đám đông khi người dân cố đu lên một máy bay vận tải quân sự của Mỹ lúc nó cất cánh.

    “Đường băng ở sân bay quốc tế Kabul đã mở. Tôi thấy máy bay hạ cánh và cất cánh”, Stefano Pontecorvo, đại diện dân sự của NATO, cho biết trên Twitter.

    Đến chiều 17/8, ít nhất 12 chuyến bay quân sự đã cất cánh, một nhà ngoại giao tại sân bay cho biết. Máy bay dự kiến sẽ đến từ các quốc gia bao gồm Úc và Ba Lan để đón công dân và các đồng nghiệp Afghanistan của họ.

    Theo hiệp ước rút quân của Hoa Kỳ được ký kết vào năm ngoái, Taliban đồng ý không tấn công các lực lượng nước ngoài khi họ rời đi.

    Mỹ vẫn chịu trách nhiệm ở sân bay - con đường duy nhất của họ để ra khỏi Afghanistan - vào Chủ nhật, khi các chiến binh Taliban kết thúc một tuần tiến công nhanh chóng sau khi chiếm Kabul mà không phải giao tranh, 20 năm sau khi họ bị lật đổ bởi một lực lượng do Mỹ dẫn đầu.

    Các nhân chứng cho biết các chuyến bay đã bị đình chỉ trong hầu hết ngày thứ Hai và có ít nhất 5 người thiệt mạng, mặc dù không rõ liệu họ bị bắn hay chết vì bị giẫm đạp.

    Truyền thông đưa tin hai người đã rơi xuống gầm một chiếc máy bay quân sự Mỹ sau khi nó cất cánh.

    Một quan chức Mỹ cho biết quân đội Mỹ đã tiêu diệt hai tay súng có vẻ như đã xả súng vào đám đông tại sân bay.

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bảo vệ quyết định rút lực lượng Hoa Kỳ khỏi Afghanistan sau 20 năm chiến tranh, cuộc chiến tranh lâu nhất của Mỹ, mà ông nói là đã tiêu tốn hơn 1 nghìn tỷ đô la.

    Tuy nhiên theo Reuters, đoạn video quay cảnh hàng trăm người Afghanistan tuyệt vọng cố gắng trèo lên một chiếc máy bay quân sự của Mỹ khi nó chuẩn bị cất cánh có thể sẽ ám ảnh nước Mỹ, giống như bức ảnh năm 1975 mô tả cảnh nhiều người cố gắng leo lên chiếc trực thăng từ một mái nhà ở Sài Gòn.

    Tổng thống Biden nói ông buộc phải quyết định giữa việc yêu cầu lực lượng Hoa Kỳ tiếp tục chiến đấu trong cuộc chiến không bao giờ chấm dứt hoặc tuân theo thỏa thuận rút quân do người tiền nhiệm của ông, cựu tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump, đã đàm phán.

    “Tôi kiên quyết bảo vệ quyết định của mình”, ông Biden nói. “Sau 20 năm, tôi đã học được một cách khó khăn rằng không bao giờ có thời điểm thích hợp để rút các lực lượng Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn ở đó”.

    Đối mặt với những chỉ trích từ ngay cả phía quân đội, ông đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo chính trị Afghanistan đã bỏ chạy và quân đội có tinh thần chiến đấu trước sự tấn công của Taliban.

    Taliban đã chiếm được các thành phố lớn nhất của Afghanistan chỉ trong vài ngày thay vì vài tháng như tình báo Mỹ dự đoán. Ở một số nơi, các lực lượng chính phủ bị mất tinh thần đã đầu hàng mặc dù đã được Hoa Kỳ và các nước khác huấn luyện và trang bị trong nhiều năm.

    Trung Quốc tập trận tấn công để uy hiếp Đài Loan

    Đăng ngày: 17/08/2021

    Trong lúc thế giới đang chú tâm đến Afghanistan, các chiến hạm và phi cơ tiêm kích Trung Quốc hôm nay 17/08/2021 tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Đài Loan, mà theo Bắc Kinh là để trả đũa « sự can thiệp từ bên ngoài » và những « hành động gây hấn ». 

    Reuters dẫn một thông cáo của Quân khu miền đông Trung Quốc nói rằng các chiến hạm, phi cơ chống tàu ngầm và phi cơ tiêm kích đã được điều đến gần Đài Loan để « tập trận tấn công và các cuộc tập trận khác với sự tham gia của binh lính », tuy nhiên thông cáo không cho biết chi tiết.

    Thông cáo của quân đội Trung Quốc nói thêm, Hoa Kỳ và Đài Loan mới đây đã « liên tục khiêu khích, gởi đi những dấu hiệu sai trái, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và gây tổn hại nặng nề cho hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan ». Theo bản thông cáo, cuộc tập trận này là « biện pháp cần thiết » để đối phó với các « can thiệp từ bên ngoài và sự khiêu khích của các lực lượng đòi Đài Loan độc lập ».

    Bộ Quốc Phòng Đài Loan đáp trả rằng quân đội Đài Loan « hoàn toàn hiểu và đánh giá toàn bộ tình hình tại khu vực eo biển Đài Loan, cũng như các diễn biến liên quan trên biển và trên không », đồng thời khẳng định Đài Loan « đã chuẩn bị những biện pháp trả đũa khác nhau ».

    Từ gần 2 năm qua, Đài Loan tố cáo Trung Quốc tập trận thường xuyên ở vùng biển kế cận nhằm gây áp lực buộc Đài Bắc phải quy phục Bắc Kinh. Vào đầu tháng 08, Hoa Kỳ đã thông qua chương trình bán vũ khí mới cho Đài Loan trị giá 750 triệu đô la.

    Tiến trình dân chủ hóa của Sudan gặp nhiều trở ngại

    Hai năm trước, các nhà lãnh đạo dân sự Sudan đã ký một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với các tướng lĩnh đã lật đổ Omar al-Bashir, nhà cựu độc tài của đất nước. Thỏa thuận quy định tiến hành bầu cử vào năm 2023 (sau đó được lùi đến năm 2024). Vào thời điểm ấy, sau khi thoát khỏi nhiều tháng biểu tình chống chế độ tàn bạo của ông Bashir, các đường phố ở thủ đô Khartoum tràn ngập không khí ăn mừng. Ngày hôm nay đáng lẽ sẽ tổ chức phiên khai mạc của cơ quan lập pháp dân sự. Nhưng vào hôm 15 tháng 8 thủ tướng Abdalla Hamdok đã tuyên bố trì hoãn nó.

    Ông Hamdok nói phải trì hoãn vì thiếu ý chí chính trị trong số nhiều lực lượng đang tranh giành thế đa số trong chính phủ chuyển tiếp mong manh của Sudan. Đấu đá nội bộ không phải là vấn đề duy nhất của chính quyền ông Hamdok. Thỏa thuận 2019 quy định Abdel-Fattah al-Burhan, vị tướng kiêm tổng thống trên thực tế của Sudan, phải sớm bàn giao quyền lực cho giới dân sự. Có lẽ thời hạn cho việc này cũng sẽ bị trì hoãn nốt.

    Sắp công bố dữ liệu tiêu dùng của Mỹ

    Người tiêu dùng Mỹ đã hồi phục trong năm nay và giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Dữ liệu về doanh số bán lẻ, công bố hôm nay, sẽ giúp ta trả lời câu hỏi liệu chi tiêu có chậm lại khi biến thể Delta lan rộng khắp đất nước hay không. Hầu hết các nhà kinh tế đều dự báo doanh số bán lẻ tháng 7 giảm nhẹ so với tháng truớc.

    Dự kiến có chậm lại, khi đợt bùng nổ nửa đầu năm 2021 qua đi. Song điều đáng lo hơn là cách mọi người chi tiêu. Trong những tháng gần đây số lượt ghé thăm các nhà hàng và trung tâm mua sắm đều tăng mạnh, báo hiệu cuộc sống trở lại bình thường. Nhưng khảo sát lại cho thấy người tiêu dùng đang sụt giảm niềm tin vì tâm lý bi quan về đại dịch. Nó có thể làm giảm chi tiêu. Và để nền kinh tế Mỹ thực sự lành mạnh, mọi người cần phải được thoải mái tiêu tiền.

    Nigeria thông qua luật mới cho ngành dầu khí

    Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari hôm qua đã ký thành luật một dự luật dầu khí mang tính bước ngoặt, 13 năm sau khi nó được trình ra quốc hội lần đầu. Dự luật này được thông qua sau những xung đột đáng kể – bao gồm cả một cuộc ẩu đả trong nghị viện – xoay quanh vấn đề để lại bao nhiêu tiền cho các cộng đồng sản xuất dầu ở miền nam đất nước. Các nhà lập pháp cuối cùng thống nhất con số 3% doanh thu dầu mỏ, ít hơn nhiều so với mức 10% dự thảo ban đầu.

    Trong khi phần lớn thế giới đang hướng tới năng lượng tái tạo, luật này lại yêu cầu đầu tư một phần ba lợi nhuận của tập đoàn dầu khí quốc gia vào hoạt động thăm dò dầu khí. Họ kỳ vọng tăng sản lượng trong dài hạn sẽ giúp bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối đang ngày càng cạn kiệt của Nigeria, trong đó có 90% là đến từ dầu mỏ. Luật cũng cố gắng hài hòa hóa các quy định của một ngành công nghiệp vốn nổi tiếng phân mảnh. Song có thể đã quá muộn. Hồi tháng 5 Shell cho biết đã đàm phán với chính phủ Nigeria để bán mọi tài sản dầu mỏ trên đất liền của hãng. Và chỉ vài năm trước Chevron thông báo bán một số mỏ dầu ở Nigeria. Các công ty khác có thể sẽ làm theo.

    BHP đón tin tốt giữa giai đoạn khó khăn

    Hôm nay, BHP, công ty khai mỏ lớn nhất thế giới, sẽ công bố kết quả năm. Họ được dự đoán bội thu lợi nhuận. Trước đó các đối thủ như Rio Tinto và Glencore đều đã công bố những con số ấn tượng. Sở dĩ ngành công nghiệp này phát đạt vậy là nhờ giá hàng hóa cơ bản tăng vọt. Giá than nhiệt của Úc đã tăng gấp 3 lần trong năm nay, do nhu cầu điện ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như chuỗi sản xuất tắc nghẽn. Quặng sắt cũng lên giá cao đáng kinh ngạc (dù có giảm gần đây). Năm ngoái, than và quặng sắt chiếm tới gần hai phần ba doanh thu của BHP.

    Nhưng công ty Anh-Úc này cũng có nhiều vấn đề. Tòa án Anh đã mở lại một vụ kiện 7 tỷ đô la chống lại BHP, vốn được trình bởi 200.000 người yêu cầu bồi thường sau sự cố vỡ một con đập Brazil do BHP đồng sở hữu vào năm 2015. Và các nhà đầu tư lẫn các nhóm môi trường đều đang gây áp lực buộc công ty phải thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch (họ đang bán dần mảng than). BHP cũng đã bắt đầu đàm phán bán mảng xăng dầu cho một công ty Úc.

     Thỏa thuận bí mật đằng sau ‘liên minh’ giữa ĐCSTQ và Taliban

    Kể từ khi nhóm khủng bố vũ trang Taliban (Taliban) và ĐCSTQ công khai quan hệ đồng minh, chỉ trong một thời gian ngắn, Taliban đã chiếm được nhiều tỉnh lỵ, thị trấn biên giới và các tuyến đường thương mại ở Afghanistan. Có nguồn tin cho biết Taliban đã tiến vào dinh tổng thống ở thủ đô Kabul và hiện nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. ĐCSTQ và Taliban đã thực hiện giao dịch nào ở hậu trường?

    Giáo sư Viên Hồng Băng, một học giả pháp lý nổi tiếng sống ở Úc, đã độc quyền tiết lộ một số thông tin nội bộ do những người có lương tâm bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cung cấp trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của kênh Vision Times.

    ĐCSTQ xây dựng căn cứ để huấn luyện du kích khủng bố

    Có nguồn tin cho rằng chính quyền ĐCSTQ không còn quan tâm đến thể diện, gần đây đã tiết lộ quan hệ đồng minh với Taliban, điều này đã gây chấn động thế giới. Giáo sư Viên nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Taliban có lịch sử quan hệ tình cảm “mèo mả gà đồng” lâu đời. Ông cho biết, “Cá nhân tôi không bị sốc chút nào về vụ việc này, bởi tôi đã tiết lộ điều này từ vài năm trước. ĐCSTQ từng lập một trại ở Hành lang Hà Tây để huấn luyện du kích khủng bố cho Iraq và các nước khác ở Trung Đông. Trại này cụ thể chính là cái mà nhà chức trách gọi là mặt trận chống khủng bố của Bộ Công an vào thời điểm đó, nơi này do một người bạn cùng lớp ở Đại học Bắc Kinh của chúng tôi tên là Mạnh Hồng Vỹ (Meng Hongwei) phụ trách.

    Theo thông tin này được tiết lộ bởi một số người có lương tâm trong thể chế, Mạnh Hồng Vỹ từng nói với mọi người rằng họ chỉ cần bỏ ra 10.000 đô-la Mỹ để huấn luyện một đội du kích như khủng bố ở Trung Đông hay Iraq. Nhưng khi những người du kích này quay trở lại Trung Đông và Iraq, chúng sẽ gây ra những tổn thất lớn về quân sự và kinh tế cho Hoa Kỳ. ĐCSTQ chính là sử dụng phương pháp như vậy để tiêu hao năng lượng của Hoa Kỳ.

    Ở Afghanistan, ĐCSTQ vẫn sử dụng chiến lược tương tự, đó là lợi dụng việc đào tạo biệt  đội du kích Afghanistan để tiêu hao sức mạnh quân sự của Mỹ tại Afghanistan, và cuối cùng đạt được mục đích tiêu hao năng lượng quốc gia của Mỹ. Vì vậy, tôi nói rằng chính quyền tàn bạo ĐCSTQ trong quá khứ từng tuyên bố rằng họ là phản đối chủ nghĩa khủng bố, tất cả đều chỉ là một loại giả tạo”.

    Điều đáng tiếc là trong vài thập kỷ qua, một số chính trị gia ở các nước phương Tây áp dụng chính sách xoa dịu thay vì ra sức chống lại ĐCSTQ đã tin vào những lời dối trá này của nó. Họ nghĩ rằng ĐCSTQ sẽ cùng họ chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế, vậy nên kết quả cuối cùng là chủ nghĩa khủng bố quốc tế không những không bị loại bỏ mà ngày càng trở nên hung hãn hơn. Một trong những lý do quan trọng là đằng sau chủ nghĩa khủng bố quốc tế chính là có sự chống lưng của ĐCSTQ.

    Bin Laden từng lẻn sang Trung Quốc chữa bệnh

    Giáo sư Viên cũng tiết lộ rằng Bin Laden, thủ lĩnh của tổ chức khủng bố, đã từng đến Trung Quốc điều trị bệnh. “Khi tôi ở Đài Loan, một doanh nhân Đài Loan thường đến Trung Quốc để giao dịch kinh doanh với cảnh sát vũ trang của ĐCSTQ. Vào thời điểm đó, cảnh sát vũ trang của ĐCSTQ cũng làm kinh doanh. Doanh nhân Đài Loan này nói với tôi rằng anh ta  trong quá trình bàn chuyện làm ăn có quen biết một thiếu tá cảnh sát vũ trang ĐCSTQ đã giải ngũ, nhưng sau khi giải ngũ vị thiếu tá này vẫn điều hành một số dự án kinh doanh của cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Trong quá trình bàn chuyện làm ăn, có lần vị thiếu tá này sau khi uống quá chén nên đã khoe với doanh nhân Đài Loan rằng, anh ta khi còn trong quân đội đã từng bảo vệ cho Bin Laden. Khi đó, Bin Laden đã bí mật lẻn sang Trung Quốc để điều trị bệnh thận, và vị thiếu tá này được giao nhiệm vụ bảo vệ Bin Laden.

    Ông Viên cho biết, vụ việc này tôi không thể kiểm chứng, nhưng khi vị doanh nhân Đài Loan tiết lộ điều này với tôi đã chính miệng nói rằng ông ấy đã rất sốc khi biết được bí mật này. Sau đó, ông này đã cắt đứt mọi quan hệ kinh tế và thương mại với ĐCSTQ, và sau này ông ấy mới dám nói với tôi về điều đó khi ông ấy đã ở Đài Loan.

    Vì vậy, hiện nay tình hình ở Afghanistan nói chung, với sự rút lui của quân đội Mỹ, việc Taliban tiếp quản toàn diện quyền lực nhà nước ở Afghanistan đã trở thành một xu hướng chính. Trong hoàn cảnh như vậy, ĐCSTQ tin rằng không cần thiết phải che đậy mối quan hệ của mình với Taliban nữa, bởi vì Taliban sẽ sớm trở thành cái gọi là chính phủ hợp pháp ở Afghanistan. Vậy nên ĐCSTQ đã tiết lộ mối quan hệ đồng minh này giữa họ.

    Taliban cũng thông qua tuyên thệ công khai như vậy để chứng tỏ rằng họ được hỗ trợ bởi sự chuyên chế của ĐCSTQ. Xu hướng tổng thể của việc tiếp quản Afghanistan là không thể đảo ngược, nó chỉ muốn truyền tải một thông điệp như vậy đến thế giới.

    Không có nhận xét nào