Sau khi hủy bỏ mối quan
hệ đối tác của cảng Darwin và bang Victoria với Trung Quốc trong khuôn
khổ Sáng kiến Vành đai & Con đường, dường như Canberra đã sẵn sàng
"hất cẳng" Trung Quốc ra khỏi cảng Newcastle, khiến Trung Quốc phải hứng
chịu thêm một bước thụt lùi nữa khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi tại
Australia về việc loại bỏ ảnh hưởng độc quyền của Trung Quốc tại cảng
Newcastle.
Cảng
Newcastle ở bang New South Wales, Australia đã thu hút sự chú ý khi trở
thành chiến trường mới nhất trong cuộc chiến kinh tế và địa-chiến lược
giữa Canberra và Bắc Kinh. Sau khi hủy bỏ mối quan hệ đối tác của cảng
Darwin và bang Victoria với Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Vành
đai & Con đường, dường như Canberra đã sẵn sàng "hất cẳng" Trung
Quốc ra khỏi cảng Newcastle.
15 chính trị gia Australia, bao gồm cả Phó Thủ tướng, đã kêu gọi chính phủ liên bang có hành động đối với việc cảng Newcastle đang được công ty nhà nước Trung Quốc China Merchants thuê một phần.
Theo Epoch Times, cảng Newcastle xử lý khoảng 40% khối lượng than xuất khẩu của Australia hàng năm với 4.400 chuyến tàu và 164 triệu tấn hàng hóa. Từ năm 2014, cảng này thuộc quyền sở hữu của Quỹ cơ sở hạ tầng Australia và Công ty Merchants Port Holdings [Trung Quốc].
Trong lá thư gửi tới Thủ tướng Scott Morrison và Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg, các nghị sĩ Australia đã bày tỏ rằng, "Không tin được công ty do người Trung Quốc sở hữu đang kiểm soát một nút thắt độc quyền trong chuỗi xuất khẩu than của Australia. Họ có thể tăng chi phí theo ý của họ, buộc tăng giá than của Australia ở nước ngoài, khiến loại hàng hóa có lượng xuất khẩu lớn thứ hai của Australia trở nên kém cạnh tranh hơn".
15 chính trị gia Australia, bao gồm cả Phó Thủ tướng, đã kêu gọi chính phủ liên bang có hành động đối với việc cảng Newcastle đang được công ty nhà nước Trung Quốc China Merchants thuê một phần.
Theo Epoch Times, cảng Newcastle xử lý khoảng 40% khối lượng than xuất khẩu của Australia hàng năm với 4.400 chuyến tàu và 164 triệu tấn hàng hóa. Từ năm 2014, cảng này thuộc quyền sở hữu của Quỹ cơ sở hạ tầng Australia và Công ty Merchants Port Holdings [Trung Quốc].
Trong lá thư gửi tới Thủ tướng Scott Morrison và Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg, các nghị sĩ Australia đã bày tỏ rằng, "Không tin được công ty do người Trung Quốc sở hữu đang kiểm soát một nút thắt độc quyền trong chuỗi xuất khẩu than của Australia. Họ có thể tăng chi phí theo ý của họ, buộc tăng giá than của Australia ở nước ngoài, khiến loại hàng hóa có lượng xuất khẩu lớn thứ hai của Australia trở nên kém cạnh tranh hơn".
Những
lời kêu gọi hành động chống lại chủ sở hữu Trung Quốc của cảng
Newcastle đã đặc biệt tăng cao sau khi Bộ trưởng Tài chính Australia
Simon Birmingham phát biểu hồi tháng trước rằng, chính phủ liên bang sẵn
sàng lập pháp để bảo vệ các nhà xuất khẩu than nếu chủ sở hữu Trung
Quốc tìm cách can thiệp vào các chuyến hàng từ cảng Newcastle.
Về phần mình, Trung Quốc đang tỏ ra rất lúng túng. Thời báo Hoàn Cầu lên án động thái này của Australia là một bước thao túng chính trị khác nhằm phá bỏ mối quan hệ Australia-Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Canberra hành động theo chỉ thị của Mỹ.
Thời báo Hoàn cầu, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây thường xuyên có các bài viết công kích Australia. Tuần trước, tờ này cáo buộc Australia cài cắm các chuyên gia tư vấn ở Papua New Guinea để thao túng các chính sách phòng chống dịch của địa phương chống lại Trung Quốc, cản trở việc cấp phép sử dụng vaccine của Trung Quốc và đe dọa các quan chức cấp cao hoan nghênh vaccine của Bắc Kinh.
Thời báo Hoàn Cầu cũng cáo buộc Australia đã "vắt óc để phá hoại hợp tác vaccine của Trung Quốc với các quốc đảo Thái Bình Dương".
Cuộc đối đầu với Australia diễn ra đúng vào thời điểm quốc đảo Nauru ở Thái Bình Dương từ chối gói thầu về mạng lưới liên lạc dưới biển do Trung Quốc cung cấp. Thay vào đó, Nauru đang thảo luận với Australia về việc phát triển mạng lưới liên lạc dưới biển nhằm cung cấp dịch vụ internet chất lượng cao, chi phí thấp cho người dân trên đảo.
Trước đó, chính phủ Thủ tướng Australia Scott Morrison vào tháng 4/2021 đã chấm dứt thỏa thuận Vành đai & Con đường gây tranh cãi của bang Victoria với Trung Quốc.
Một tháng sau, Canberra chính thức bắt đầu xem xét lại hợp đồng thuê 99 năm của cảng Darwin với công ty Landbridge thuộc sở hữu của Trung Quốc. Sắp tới đây, Newcastle sẽ trở thành thiệt hại tiếp theo cho Bắc Kinh.
Australia đang giáng những đòn liên tiếp vào lợi ích của Trung Quốc. Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison biết rõ điều gì sẽ làm tổn hại Trung Quốc nhiều nhất và đang có những "đòn đánh" chính xác để loại bỏ ảnh hưởng gia tăng của "con rồng giấy" vào đất nước này.
Về phần mình, Trung Quốc đang tỏ ra rất lúng túng. Thời báo Hoàn Cầu lên án động thái này của Australia là một bước thao túng chính trị khác nhằm phá bỏ mối quan hệ Australia-Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Canberra hành động theo chỉ thị của Mỹ.
Thời báo Hoàn cầu, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây thường xuyên có các bài viết công kích Australia. Tuần trước, tờ này cáo buộc Australia cài cắm các chuyên gia tư vấn ở Papua New Guinea để thao túng các chính sách phòng chống dịch của địa phương chống lại Trung Quốc, cản trở việc cấp phép sử dụng vaccine của Trung Quốc và đe dọa các quan chức cấp cao hoan nghênh vaccine của Bắc Kinh.
Thời báo Hoàn Cầu cũng cáo buộc Australia đã "vắt óc để phá hoại hợp tác vaccine của Trung Quốc với các quốc đảo Thái Bình Dương".
Cuộc đối đầu với Australia diễn ra đúng vào thời điểm quốc đảo Nauru ở Thái Bình Dương từ chối gói thầu về mạng lưới liên lạc dưới biển do Trung Quốc cung cấp. Thay vào đó, Nauru đang thảo luận với Australia về việc phát triển mạng lưới liên lạc dưới biển nhằm cung cấp dịch vụ internet chất lượng cao, chi phí thấp cho người dân trên đảo.
Trước đó, chính phủ Thủ tướng Australia Scott Morrison vào tháng 4/2021 đã chấm dứt thỏa thuận Vành đai & Con đường gây tranh cãi của bang Victoria với Trung Quốc.
Một tháng sau, Canberra chính thức bắt đầu xem xét lại hợp đồng thuê 99 năm của cảng Darwin với công ty Landbridge thuộc sở hữu của Trung Quốc. Sắp tới đây, Newcastle sẽ trở thành thiệt hại tiếp theo cho Bắc Kinh.
Australia đang giáng những đòn liên tiếp vào lợi ích của Trung Quốc. Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison biết rõ điều gì sẽ làm tổn hại Trung Quốc nhiều nhất và đang có những "đòn đánh" chính xác để loại bỏ ảnh hưởng gia tăng của "con rồng giấy" vào đất nước này.
Không có nhận xét nào