Lần đầu tiên có tới 15 chiếc tiêm kích tàng hình J-20 cùng xuất hiện tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng bài toán động cơ liệu đã được giải quyết.
Trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, không quân nước này đã có màn trình diễn máy bay tàng hình lớn nhất từ trước đến nay. 15 tiêm kích tàng hình J-20 thế hệ 5 cùng bay trong đội hình qua quảng trường Thiên An Môn.
Đây là số lượng tiêm kích tàng hình J-20 nhiều nhất từng xuất hiện trong một sự kiện, so với 5 chiếc trong lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc tháng 10/2019, South China Morning Post cho biết.
Tuy vậy, quy mô sự kiện năm nay chỉ có 71 máy bay, so với 170 trong lễ duyệt binh năm 2019. Tại sự kiện năm nay, các trực thăng Z-8 và Z-19 tạo thành con số 100 trên bầu trời.
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tập hợp nhiều tiêm kích J-20 nhất để xuất hiện trước công chúng", Liang Guoliang, nhà phân tích quân sự tại Hong Kong nói.
Ông nói thêm 15 chiếc tiêm kích J-20 tương đương với một phi đội chiến đấu, trong đó có 3 chiếc dự phòng.
Trung Quốc cần 300 J-20 để đối phó Mỹ
Giới phân tích quân sự Trung Quốc ước tính nước này đã thành lập ít nhất 4 lữ đoàn hàng không với tổng số khoảng 150 chiếc J-20.
Trong số này gồm 2 lữ đoàn huấn luyện ở miền bắc, 2 lữ đoàn trực chiến ở tỉnh An Huy và Liêu Ninh, nằm dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh phương Đông và phương Bắc, quân đội Trung Quốc.
Bắc Kinh quyết định đưa J-20 vào sử dụng sớm hơn trước thời hạn cuối trong kế hoạch là năm 2017, vì Washington bắt đầu triển khai tiêm kích tàng hình F-35 tới Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm đó.
Zhou Chenming, nhà nghiên cứu từ Viện khoa học quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh cho biết số lượng J-20 hiện đang thiếu hụt so với nhu cầu.
"Có bao nhiêu chiếc J-20 được chuyển giao và triển khai sẽ tùy thuộc vào tình hình xung quanh Trung Quốc", ông Zhou nói.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng J-20 được sản xuất và chuyển giao cho không quân Trung Quốc vẫn là một ẩn số. Một báo cáo của tờ Diplomat cho biết khoảng 40 chiếc J-20 đã được chế tạo, con số tối đa khoảng 60-70 chiếc.
Một nhà quan sát nổi tiếng của Trung Quốc gần đây nhận định đến năm 2027, số lượng J-20 được chế tạo sẽ tương đương với F-22 của Mỹ. Dù khá mơ hồ nhưng giới phân tích nhận định khoảng 200 chiếc J-20 sẽ được chế tạo vào năm 2027.
Nút cổ chai động cơ
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) từng đưa tin việc sản xuất hàng loạt phiên bản nâng cấp của J-20 đã bắt đầu vào tháng 6/2020. Nhưng quá trình sản xuất bị gián đoạn bởi vấn đề động cơ - nút cổ chai của công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Những chiếc J-20 hiện có đang sử dụng động cơ AL-31F của Nga, hoặc động cơ WS-10 sản xuất trong nước.
Nhưng cả hai loại động cơ này đều không thể tối đa hóa hiệu suất cho J-20, vì chúng vốn là những động cơ chế tạo cho các máy bay chiến đấu thế hệ 4.
Trong khi đó, công việc chế tạo động cơ phản lực hiệu suất cao WS-15, một thiết kế dành cho máy bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc bị chậm lại do nhiều vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết.
Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết việc phát triển động cơ WS-15 có thể hoàn thành vào cuối năm sau.
"Nếu động cơ WS-15 đã sẵn sàng, thì việc sản xuất hàng loạt J-20 sẽ đạt đến đỉnh cao", nguồn tin giấu tên nói.
Nguồn tin này cho biết thêm Trung Quốc cần ít nhất 300 chiếc J-20 để đối phó với việc Mỹ tăng cường triển khai tiêm kích tàng hình F-35 tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng tham vọng của Trung Quốc chỉ có thể hoàn thành khi bài toán động cơ được giải quyết.
Đây là số lượng tiêm kích tàng hình J-20 nhiều nhất từng xuất hiện trong một sự kiện, so với 5 chiếc trong lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Quốc khánh Trung Quốc tháng 10/2019, South China Morning Post cho biết.
Tuy vậy, quy mô sự kiện năm nay chỉ có 71 máy bay, so với 170 trong lễ duyệt binh năm 2019. Tại sự kiện năm nay, các trực thăng Z-8 và Z-19 tạo thành con số 100 trên bầu trời.
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tập hợp nhiều tiêm kích J-20 nhất để xuất hiện trước công chúng", Liang Guoliang, nhà phân tích quân sự tại Hong Kong nói.
Ông nói thêm 15 chiếc tiêm kích J-20 tương đương với một phi đội chiến đấu, trong đó có 3 chiếc dự phòng.
Trung Quốc cần 300 J-20 để đối phó Mỹ
Giới phân tích quân sự Trung Quốc ước tính nước này đã thành lập ít nhất 4 lữ đoàn hàng không với tổng số khoảng 150 chiếc J-20.
Trong số này gồm 2 lữ đoàn huấn luyện ở miền bắc, 2 lữ đoàn trực chiến ở tỉnh An Huy và Liêu Ninh, nằm dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh phương Đông và phương Bắc, quân đội Trung Quốc.
Bắc Kinh quyết định đưa J-20 vào sử dụng sớm hơn trước thời hạn cuối trong kế hoạch là năm 2017, vì Washington bắt đầu triển khai tiêm kích tàng hình F-35 tới Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm đó.
Zhou Chenming, nhà nghiên cứu từ Viện khoa học quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh cho biết số lượng J-20 hiện đang thiếu hụt so với nhu cầu.
"Có bao nhiêu chiếc J-20 được chuyển giao và triển khai sẽ tùy thuộc vào tình hình xung quanh Trung Quốc", ông Zhou nói.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng J-20 được sản xuất và chuyển giao cho không quân Trung Quốc vẫn là một ẩn số. Một báo cáo của tờ Diplomat cho biết khoảng 40 chiếc J-20 đã được chế tạo, con số tối đa khoảng 60-70 chiếc.
Một nhà quan sát nổi tiếng của Trung Quốc gần đây nhận định đến năm 2027, số lượng J-20 được chế tạo sẽ tương đương với F-22 của Mỹ. Dù khá mơ hồ nhưng giới phân tích nhận định khoảng 200 chiếc J-20 sẽ được chế tạo vào năm 2027.
Nút cổ chai động cơ
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) từng đưa tin việc sản xuất hàng loạt phiên bản nâng cấp của J-20 đã bắt đầu vào tháng 6/2020. Nhưng quá trình sản xuất bị gián đoạn bởi vấn đề động cơ - nút cổ chai của công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Những chiếc J-20 hiện có đang sử dụng động cơ AL-31F của Nga, hoặc động cơ WS-10 sản xuất trong nước.
Nhưng cả hai loại động cơ này đều không thể tối đa hóa hiệu suất cho J-20, vì chúng vốn là những động cơ chế tạo cho các máy bay chiến đấu thế hệ 4.
Trong khi đó, công việc chế tạo động cơ phản lực hiệu suất cao WS-15, một thiết kế dành cho máy bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc bị chậm lại do nhiều vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết.
Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết việc phát triển động cơ WS-15 có thể hoàn thành vào cuối năm sau.
"Nếu động cơ WS-15 đã sẵn sàng, thì việc sản xuất hàng loạt J-20 sẽ đạt đến đỉnh cao", nguồn tin giấu tên nói.
Nguồn tin này cho biết thêm Trung Quốc cần ít nhất 300 chiếc J-20 để đối phó với việc Mỹ tăng cường triển khai tiêm kích tàng hình F-35 tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng tham vọng của Trung Quốc chỉ có thể hoàn thành khi bài toán động cơ được giải quyết.
Không có nhận xét nào