Ở thành phố Hồ Chí Minh lúc này, ngay trong cùng quận, nhiều con đường cũng bị dựng hàng rào cách ly.
Bao quanh chợ Bà Chiểu ở quận Bình Thạnh, gần như mọi con đường đều dựng hàng rào hoặc giăng dây phong tỏa. Chuyện người dân có thể đến chợ Bà Chiểu để mua thực phẩm là điều… vô vọng, mặc dù chợ này không nằm trong danh sách bị đóng cửa để phòng dịch.
Cánh báo chí đã bị mắng vốn không còn non nước nào về chuyện tuyên truyền là bà con cứ an tâm, hàng hóa đầy ắp, không thiếu, cần là có, alo là tới – thậm chí bà chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM còn mạnh miệng tuyên bố, rằng bất kỳ người dân nào cần thực phẩm, hay ‘phôn’ cho Mặt trận…
“Rồi tủ lạnh chỉ còn… nước đá. Tôi ung dung gọi vào số online. “Quý khách có nhu cầu rút hầm cầu xin bấm phím 1, tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ấn phím 2, triệt sản chó mèo ấn phím 3, tư vấn chứng khoán ấn phím 4, đất huyệt mộ ấn phím 5… Quý khách từ khu vực Quy Nhơn trở vào Nam ấn phím 9”.
Ấn phím 9. Reng. “Tôi muốn đặt mua, giao ngay 2 kg ba rọi rút sườn, 2 kg cốc lếch, 2 kg giò nạc…”. Bên kia: lộn số rồi cha.
Không sao, phi ra siêu thị, tivi chiếu hàng hóa, thịt cá… đầy trên quầy kệ. Xếp hàng từ 9 giờ đến trưa thì được phát cái phiếu hẹn 17 giờ. Bây giờ là 14 giờ tôi quay về nhà, 17 giờ sẽ đến siêu thị và kể tiếp câu chuyện…” – một người dân đã ‘mắng vốn’ mấy cha nhà báo chuyên nói dóc bằng câu chuyện mà người Sài Gòn nào đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang gặp.
Một chuyện khác.
Trưa ngày 12-7, báo chí có tòa soạn ở Sài Gòn đồng loạt đưa tin ‘Breaking News’ rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi các sở ngành liên quan về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực giao thông, trong đó có nội dung không kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19 đối với trường hợp đi lại trong thành phố.
Thực tế thì sao?
Bà Oanh kể với báo chí rằng nhà của bà ở đường Lê Văn Khương, quận 12. Do cửa hàng thực phẩm tại quận hết thức ăn cần thiết nên bà chạy qua cửa hàng huyện Hóc Môn, cũng trên đường Lê Văn Khương, cách quận 12 một cây cầu, để mua đồ.
“Khi qua chốt để đi thì không ai hỏi gì nhưng khi tôi về thì chốt chặn lại không cho tôi vào dù tôi trình căn cước công dân để chứng minh mình ở quận 12. Chốt trực bảo tôi quay về Hóc Môn mà nhà tôi ở quận 12 thì tôi biết đi đâu?”.
Chuyện ‘nói dóc’ này đang bị phản ứng ngược.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố kết quả khảo sát mới nhất của Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI), cho thấy làn sóng Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam đã làm giảm niềm tin của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu. Theo đó, tính trước đợt bùng phát dịch thứ tư hiện nay, chỉ số BCI gần như đã tăng trở lại mức trước đại dịch, đạt 73,9 điểm phần trăm trong quý 1.
Tuy nhiên, đợt bùng phát lần này và sự lan rộng của các biến thể mới đã khiến chỉ số BCI giảm gần 30 điểm trong quý 2 xuống còn 45,8%.
Hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát (58%) dự đoán rằng công ty của họ sẽ chịu tác động tiêu cực đáng kể nếu nhân viên của họ không được tiêm chủng vào năm 2021. Tương ứng, gần một nửa các công ty tham gia khảo sát (44%) chưa được tiếp cận với chương trình tiêm chủng.
EuroCham cùng 9 hiệp hội doanh nghiệp trực thuộc đã khảo sát các thành viên về khả năng sẵn sàng tự chi trả chi phí tiêm chủng cho nhân viên của mình hay không. Trong số 430 thành viên đã trả lời, đại diện cho khoảng 1/3 tổng số thành viên của EuroCham và khoảng 95.000 nhân viên, có 399 cho biết họ sẽ sẵn sàng làm như vậy…
Thế nhưng dường như người dân chỉ thấy những chục triệu liều vắc xin đủ loại từ Mỹ, Anh, Nga đến Trung Quốc, chủ yếu là ‘chích trên tivi’ (!?)
https://vietnamthoibao.org/vntb-sai-gon-het-di-cho-tren-bao-toi-chich-vac-xin-tren-ti-vi/
Sài Gòn thí điểm nữa: cho tiểu thương chợ truyền thống mở bán rau củ quả trở lại
(NLĐO)- Tại mỗi chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động, các quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ bố trí mặt bằng thí điểm cho 1 số tiểu thương kinh doanh rau củ quả nhằm gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP HCM.
Ngày 13-7, Sở Công Thương TP HCM gửi công văn hỏa tốc đến UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và ban quản lý các chợ truyền thống hướng dẫn việc tổ chức hoạt động các chợ truyền thống trong thời gian tới.
Tại văn bản này, Sở Công Thương đề nghị UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai chỉ đạo đơn vị quản lý các chợ đang tạm dừng hoạt động trên địa bàn lựa chọn vị trí, tổ chức các điểm bán phù hợp tại khu vực chợ bảo đảm các quy định trong công tác phòng, chống dịch; trước mắt rà soát, thí điểm lựa chọn một số tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau, củ, quả, khoảng từ 2 đến tối đa 10 tiểu thương (tùy theo quy mô hoạt động của chợ).
Trong trường hợp nhiều tiểu thương có nhu cầu kinh doanh, đơn vị quản lý chợ sắp xếp, tổ chức cho tiểu thương kinh doanh theo hình thức luân phiên.
Ban quản lý chợ sẽ hướng dẫn tiểu thương chủ động chuẩn bị nguồn hàng, phân chia sẵn, đóng gói sản phẩm theo quy cách đồng giá để thuận tiện, nhanh chóng trong mua bán, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người bán – người mua và thông qua khu phố, tổ dân phố để thông tin về việc tổ chức các điểm bán đến người dân sinh sống trên địa bàn (thời gian, mặt hàng, quy cách, giá bán…) để người dân biết, chuẩn bị sẵn số tiền tương ứng với giá bán của từng mặt hàng và khi đến chợ thực hiện trả tiền – lấy hàng hóa được nhanh chóng.
Ban quản lý chợ sẽ phát thẻ ra vào chợ để kiểm soát số lượng, phân bố số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người.
Các giải pháp này đưa ra nhằm bổ sung các điểm cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu, giảm tải lượng khách đến hệ thống phân phối hiện đại, bảo đảm việc cung ứng hàng hóa cho người dân địa phương (ưu tiên tập trung vào các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả).
Sở Công Thương đồng thời đề nghị các địa phương tổ chức, đánh giá việc thực hiện các phương án phòng, chống dịch Covid-19 của các chợ truyền thống trên địa bàn; nghiên cứu rà soát các tiêu chí chưa đạt, không đủ điều kiện để có biện pháp khắc phục, nhanh chóng đưa vào hoạt động trở lại để phục vụ người dân trên địa bàn theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TP tại Công văn số 2268/UBND-KT ngày 7-7-2021.
Tính đến ngày 12 -7, toàn TP HCM có 63/234 chợ truyền thống đang hoạt động và kinh doanh thực phẩm (có 171/234 chợ tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19).
Theo: Người Lao Động Online
https://vietnamthoibao.
Cánh báo chí đã bị mắng vốn không còn non nước nào về chuyện tuyên truyền là bà con cứ an tâm, hàng hóa đầy ắp, không thiếu, cần là có, alo là tới – thậm chí bà chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM còn mạnh miệng tuyên bố, rằng bất kỳ người dân nào cần thực phẩm, hay ‘phôn’ cho Mặt trận…
“Rồi tủ lạnh chỉ còn… nước đá. Tôi ung dung gọi vào số online. “Quý khách có nhu cầu rút hầm cầu xin bấm phím 1, tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ấn phím 2, triệt sản chó mèo ấn phím 3, tư vấn chứng khoán ấn phím 4, đất huyệt mộ ấn phím 5… Quý khách từ khu vực Quy Nhơn trở vào Nam ấn phím 9”.
Ấn phím 9. Reng. “Tôi muốn đặt mua, giao ngay 2 kg ba rọi rút sườn, 2 kg cốc lếch, 2 kg giò nạc…”. Bên kia: lộn số rồi cha.
Không sao, phi ra siêu thị, tivi chiếu hàng hóa, thịt cá… đầy trên quầy kệ. Xếp hàng từ 9 giờ đến trưa thì được phát cái phiếu hẹn 17 giờ. Bây giờ là 14 giờ tôi quay về nhà, 17 giờ sẽ đến siêu thị và kể tiếp câu chuyện…” – một người dân đã ‘mắng vốn’ mấy cha nhà báo chuyên nói dóc bằng câu chuyện mà người Sài Gòn nào đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang gặp.
Một chuyện khác.
Trưa ngày 12-7, báo chí có tòa soạn ở Sài Gòn đồng loạt đưa tin ‘Breaking News’ rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi các sở ngành liên quan về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực giao thông, trong đó có nội dung không kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19 đối với trường hợp đi lại trong thành phố.
Thực tế thì sao?
Bà Oanh kể với báo chí rằng nhà của bà ở đường Lê Văn Khương, quận 12. Do cửa hàng thực phẩm tại quận hết thức ăn cần thiết nên bà chạy qua cửa hàng huyện Hóc Môn, cũng trên đường Lê Văn Khương, cách quận 12 một cây cầu, để mua đồ.
“Khi qua chốt để đi thì không ai hỏi gì nhưng khi tôi về thì chốt chặn lại không cho tôi vào dù tôi trình căn cước công dân để chứng minh mình ở quận 12. Chốt trực bảo tôi quay về Hóc Môn mà nhà tôi ở quận 12 thì tôi biết đi đâu?”.
Chuyện ‘nói dóc’ này đang bị phản ứng ngược.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố kết quả khảo sát mới nhất của Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI), cho thấy làn sóng Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam đã làm giảm niềm tin của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu. Theo đó, tính trước đợt bùng phát dịch thứ tư hiện nay, chỉ số BCI gần như đã tăng trở lại mức trước đại dịch, đạt 73,9 điểm phần trăm trong quý 1.
Tuy nhiên, đợt bùng phát lần này và sự lan rộng của các biến thể mới đã khiến chỉ số BCI giảm gần 30 điểm trong quý 2 xuống còn 45,8%.
Hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát (58%) dự đoán rằng công ty của họ sẽ chịu tác động tiêu cực đáng kể nếu nhân viên của họ không được tiêm chủng vào năm 2021. Tương ứng, gần một nửa các công ty tham gia khảo sát (44%) chưa được tiếp cận với chương trình tiêm chủng.
EuroCham cùng 9 hiệp hội doanh nghiệp trực thuộc đã khảo sát các thành viên về khả năng sẵn sàng tự chi trả chi phí tiêm chủng cho nhân viên của mình hay không. Trong số 430 thành viên đã trả lời, đại diện cho khoảng 1/3 tổng số thành viên của EuroCham và khoảng 95.000 nhân viên, có 399 cho biết họ sẽ sẵn sàng làm như vậy…
Thế nhưng dường như người dân chỉ thấy những chục triệu liều vắc xin đủ loại từ Mỹ, Anh, Nga đến Trung Quốc, chủ yếu là ‘chích trên tivi’ (!?)
https://vietnamthoibao.org/vntb-sai-gon-het-di-cho-tren-bao-toi-chich-vac-xin-tren-ti-vi/
Sài Gòn thí điểm nữa: cho tiểu thương chợ truyền thống mở bán rau củ quả trở lại
(NLĐO)- Tại mỗi chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động, các quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ bố trí mặt bằng thí điểm cho 1 số tiểu thương kinh doanh rau củ quả nhằm gia tăng các điểm cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP HCM.
Ngày 13-7, Sở Công Thương TP HCM gửi công văn hỏa tốc đến UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và ban quản lý các chợ truyền thống hướng dẫn việc tổ chức hoạt động các chợ truyền thống trong thời gian tới.
Tại văn bản này, Sở Công Thương đề nghị UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai chỉ đạo đơn vị quản lý các chợ đang tạm dừng hoạt động trên địa bàn lựa chọn vị trí, tổ chức các điểm bán phù hợp tại khu vực chợ bảo đảm các quy định trong công tác phòng, chống dịch; trước mắt rà soát, thí điểm lựa chọn một số tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau, củ, quả, khoảng từ 2 đến tối đa 10 tiểu thương (tùy theo quy mô hoạt động của chợ).
Trong trường hợp nhiều tiểu thương có nhu cầu kinh doanh, đơn vị quản lý chợ sắp xếp, tổ chức cho tiểu thương kinh doanh theo hình thức luân phiên.
Ban quản lý chợ sẽ hướng dẫn tiểu thương chủ động chuẩn bị nguồn hàng, phân chia sẵn, đóng gói sản phẩm theo quy cách đồng giá để thuận tiện, nhanh chóng trong mua bán, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người bán – người mua và thông qua khu phố, tổ dân phố để thông tin về việc tổ chức các điểm bán đến người dân sinh sống trên địa bàn (thời gian, mặt hàng, quy cách, giá bán…) để người dân biết, chuẩn bị sẵn số tiền tương ứng với giá bán của từng mặt hàng và khi đến chợ thực hiện trả tiền – lấy hàng hóa được nhanh chóng.
Ban quản lý chợ sẽ phát thẻ ra vào chợ để kiểm soát số lượng, phân bố số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người.
Các giải pháp này đưa ra nhằm bổ sung các điểm cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu, giảm tải lượng khách đến hệ thống phân phối hiện đại, bảo đảm việc cung ứng hàng hóa cho người dân địa phương (ưu tiên tập trung vào các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả).
Sở Công Thương đồng thời đề nghị các địa phương tổ chức, đánh giá việc thực hiện các phương án phòng, chống dịch Covid-19 của các chợ truyền thống trên địa bàn; nghiên cứu rà soát các tiêu chí chưa đạt, không đủ điều kiện để có biện pháp khắc phục, nhanh chóng đưa vào hoạt động trở lại để phục vụ người dân trên địa bàn theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TP tại Công văn số 2268/UBND-KT ngày 7-7-2021.
Tính đến ngày 12 -7, toàn TP HCM có 63/234 chợ truyền thống đang hoạt động và kinh doanh thực phẩm (có 171/234 chợ tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19).
Theo: Người Lao Động Online
https://vietnamthoibao.
Không có nhận xét nào