Header Ads

  • Breaking News

    TQ “thét lửa” cảnh báo phát biểu gây bão của Phó Thủ tướng Nhật về Đài Loan

     

    Theo như lời phát biểu của phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã ám chỉ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này bị tấn công, một tình huống mà vị lãnh đạo này cho rằng có thể đe dọa sự sống còn của chính Nhật Bản và kích hoạt các điều khoản an ninh trong hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của nước này. Sau khi trong một bài đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, ông Hồ gọi ông Taro Aso là "kẻ mồm mép" sau những phát biểu "gây bão" của Phó Thủ tướng Nhật Bản.


    Phản ứng gay gắt của ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), sau đó cũng được Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng.

    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã ám chỉ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này bị tấn công, một tình huống mà vị lãnh đạo này cho rằng có thể đe dọa sự sống còn của chính Nhật Bản và kích hoạt các điều khoản an ninh trong hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của nước này.

    Bắc Kinh vừa điều máy bay “rợp trời”, tướng Mỹ báo tin vui cho Đài Loan

    Bắc Kinh lên án và phản đối những bình luận của ông Aso, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cho biết trong một cuộc họp báo.

    "Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ ai can thiệp vào vấn đề Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào," ông Triệu tuyên bố.

    Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hồ Tích Tiến khẳng định: "Khi các cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan nổ ra, tốt hơn hết Nhật Bản nên tránh xa." Lời cảnh báo của ông Hồ được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng mạng ở Trung Quốc.

    "Nếu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản [JSDF] tham gia chiến đấu và tấn công Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), PLA sẽ không chỉ tiêu diệt JSDF mà còn có quyền tấn công các căn cứ của JSDF và các cơ sở quân sự liên quan, làm tê liệt khả năng tấn công của lực lượng này," ông Hồ viết.

    Tổng biên tập Hoàn Cầu ám chỉ rằng Tokyo đang quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt trong Thế chiến thứ hai, khi nước này tấn công Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1931 và sau đó để xảy ra Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai vào năm 1937.

    "Nếu các chính trị gia cực đoan của Nhật Bản nghĩ rằng họ có thể xâm phạm Trung Quốc một lần nữa với sự hậu thuẫn của Mỹ, thì một Trung Quốc nay đã mạnh hơn sẵn sàng dạy cho họ một bài học nữa."

    Các bình luận của ông Aso cũng gây xôn xao trong giới phân tích chính sách ở cả Washington và Tokyo. Trong khi đó, phản ứng chính thức của chính phủ lại dè dặt hơn nhiều.

    Khi được hỏi về bình luận của vị quan chức cấp cao của Nhật Bản, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên hôm 6/7 rằng chính sách chính thức của Mỹ về Đài Loan vẫn không thay đổi.

    Mỹ "cam kết giúp Đài Loan tự vệ," ông Kirby nói, đồng thời viện dẫn lại điều khoản trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan quy định về việc bán vũ khí phòng thủ cho Đài Bắc.

    Về viễn cảnh một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan, ông Kirby cho biết thêm: "Không ai muốn thấy tình hình chuyển biến thành xung đột, và không có lý do gì để điều đó xảy ra."

    Ông Kirby lưu ý rằng Mỹ đang trong "giai đoạn đầu" của việc phối hợp chính sách với các đồng minh liên quan đến vấn đề Đài Loan, đồng thời chốt lại rằng ông không muốn suy đoán về các giả thuyết.

    Phản ứng của Tokyo cũng tương tự. Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi làm rõ rằng việc xác định "mối đe dọa hiện hữu" đối với Nhật Bản sẽ dựa trên tình hình và thông tin thực tế vào thời điểm đó. Tokyo đang theo dõi sát sao khi Trung Quốc đang có lợi thế quân sự hơn so với Đài Loan, ông Kishi cho biết.

    Đài truyền hình Nhật Bản NHK cho biết các bình luận của ông Aso phản ánh những cân nhắc nghiêm túc về kịch bản của chính phủ. Cũng trong ngày 6/7, Văn phòng Các vấn đề Đài Loan tại Bắc Kinh cho biết các quan chức Nhật Bản đã đưa ra "những bình luận sai lầm" và kêu gọi Nhật Bản "chấm dứt mọi hành vi sai trái của mình liên quan đến Đài Loan."

    Không có nhận xét nào