Tổng trưởng y tế, bác sĩ Vivek Murthy, người đã giúp Hoa Kỳ vượt qua các cơn đại dịch như Zika, đang đối đầu với nhiều thông tin sai lệch về dịch COVID-19.
Với một phần ba số người trưởng thành ở Hoa Kỳ chưa được tiêm chủng cùng số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng, Tổng trưởng y tế Hoa Kỳ đang phát động cuộc chiến chống lại làn sóng tin tức giả về sức khỏe.
Vào thứ Năm, bác sĩ Vivek Murthey đã đưa ra lời cảnh báo đầu tiên kể từ lúc đảm nhận nhiệm vụ trong nội các chính phủ Biden. Theo đó, Murthey cho rằng những thông tin giả về COVID-19 là một “mối nguy khẩn cấp” gây ảnh hưởng đến tính mạng nhiều người và kéo dài cơn đại dịch.
Murthy nghĩ rằng mỗi công dân Mỹ có bổn phận chống lại nguồn tin tức sai sự thật.
“COVID thực sự cho ta thấy hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn thông tin sai lệch trong y tế," Murthy chia sẻ với NPR trong một cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi đưa ra những lời cảnh báo nêu trên. Lời nhắn nhủ của Tổng trưởng y tế dành cho những thử thách y tế cộng đồng vốn đang cần sự cảnh giác cao độ.
Trong một số trường hợp, ông cho biết, cách đơn giản nhất để ngăn chặn sự lan truyền tin giả là không chia sẻ những gì không rõ ràng khi bạn đọc được trên mạng: "Nếu bạn không chắc, đừng chia sẻ nó là một hành động khôn ngoan".
Hoa Kỳ vốn từng phải đối phó với thông tin sai lệch xung quanh các cuộc khủng hoảng y tế công cộng khác, bao gồm hàng thập kỷ tin đồn dai dẳng về HIV / AIDS, nhưng Murthy nói rằng đại dịch coronavirus làm lộ rõ mức độ nghiêm trọng của thông tin sai lệch và tin đồn liên quan đến sức khỏe.
Tỷ lệ nhiễm COVID-19 đang trên đà gia tăng trên toàn quốc, một phần lớn là do sự lan rộng của biến thể delta với khả năng lây lan nhanh. Một phân tích mới đây của NPR cho thấy nơi có nhiều ca nhiễm nhất là nơi có tỉ lệ tiêm chủng trì trệ. Nhiều yếu tố, bao gồm trở ngại tiếp cận vắc xin, có thể là lí do một số nơi có tỉ lệ người dân được tiêm vắc-xin thấp. Tuy nhiên, Murthy cho biết việc lo sợ về các tác dụng phụ cũng như các trường hợp cực kỳ hiếm gặp cũng là nguyên do lớn dẫn đến sự do dự khi tiêm vắc-xin.
Trong nhiều trường hợp khác, chính các thông tin sai lệch lại là nguồn nuôi dưỡng sự do dự ấy. Theo như cuộc thăm dò ý kiến của Kaiser Family Foundation, hai phần ba số người lớn chưa được tiêm chủng hoặc tin rằng vắc-xin chỉ là điều hoang đường hoặc do dự về tính xác thực của những lời đồn như vậy. Như vậy, ta có thể thấy thông tin sai lệch đang trực tiếp gây nguy hiểm tính mạng cho người nhận.
Murthy cho biết, “Tử vong vì COVID-19 dù đã có vắc xin là một thảm kịch vốn có thể phòng tránh được.”
Bác sĩ phẫu thuật đa khoa khuyên nên nói chuyện với bạn bè và gia đình
Murthy hy vọng rằng việc khiến mọi người chú ý hơn tới tác hại của thông tin sai lệch sẽ khiến nhiều người Mỹ hành động có trách nhiệm hơn cho cuộc sống của họ. Ví dụ như thông qua các cuộc trò chuyện đơn giản một đối một với bạn bè và gia đình, những người vẫn còn do dự về việc tiêm vắc xin COVID-19. Thay vì phán xét người khác, Murthy khuyến khích mọi người nên lắng nghe mối quan ngại của họ và chuẩn bị sẵn các nguồn thông tin đáng tin cậy để đối phó với những thông tin sai lệch. Nghiên cứu cho thấy những người do dự với vắc xin thường cởi mở hơn và chịu lắng nghe những người họ quen biết. Ông cho biết, “Sự tin tưởng chính là cốt lõi của những cuộc trò chuyện này.”
Nhưng Murthy vẫn muốn thấy thấy mọi người hành động ở phạm vi rộng hơn.
Ông gây áp lực lên các công ty công nghệ lớn để họ hành động mạnh mẽ hơn trên các nền tảng xã hội trong việc chống lại thông tin sai lệch. Ông muốn thấy các thuật toán được sử dụng để giảm bớt thông tin xấu và các công ty có thể chia sẻ nhiều dữ liệu hơn với các nhà nghiên cứu bên ngoài và chính phủ.
Ông cho biết: “Các công ty công nghệ thực sự có nhận thức tốt hơn về lượng thông tin sai lệch đang được truyền bá trên nền tảng của họ, và nếu không thực sự hiểu mức độ của việc lan truyền… thì thật khó để xây dựng các chiến lược hiệu quả nhất."
Những lời khuyên đến từ vị Tổng trưởng y tế như một tin tốt cho Imran Ahmed, giám đốc Trung tâm Countering Digital Hate, vốn là nơi rà soát thông tin giả về COVID-19 trên mạng. Tuy nhiên, Ahmed cho rằng yêu cầu từng cá nhân chống lại tin giả vẫn chưa đủ.
Nhóm của ông đã xác định được 12 đối tượng lan truyền thông tin sai lệch về vắc-xin và nhiều đối tượng khác vẫn tiếp tục hoạt động trên mạng xã hội mà có sự kiểm duyệt. Ông nói: “Lần ước tính cuối cùng của chúng tôi cho thấy 30 trong số 89 tài khoản mạng xã hội của 12 người đó đã bị gỡ xuống, nhưng điều đó có nghĩa rằng có 59 tài khoản vẫn còn nguyên”. "Vẫn còn hàng triệu nạn nhân xem những thông tin sai lệch hàng ngày từ những tài khoản đó."
Các công ty truyền thông xã hội lấy lợi nhuận từ số lượng nhấp chuột hiện đang lan truyền những thông tin sai lệch với tốc độ còn nhanh hơn cả việc kiểm duyệt, ông Ahmed cho hay. Vì vậy ông muốn thấy Tổng trưởng y tế gây áp lực nhiều hơn lên các công ty đó.
“Trên bao bì thuốc lá, họ in rằng thuốc lá gây chết người. "Còn trên phương tiện truyền thông xã hội, chúng tôi cần một một lời cảnh báo từ Tổng trưởng y tế: 'Thông tin sai lệch gây chết người.'"
Người dịch: Pham Khanh Linh
Vào thứ Năm, bác sĩ Vivek Murthey đã đưa ra lời cảnh báo đầu tiên kể từ lúc đảm nhận nhiệm vụ trong nội các chính phủ Biden. Theo đó, Murthey cho rằng những thông tin giả về COVID-19 là một “mối nguy khẩn cấp” gây ảnh hưởng đến tính mạng nhiều người và kéo dài cơn đại dịch.
Murthy nghĩ rằng mỗi công dân Mỹ có bổn phận chống lại nguồn tin tức sai sự thật.
“COVID thực sự cho ta thấy hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn thông tin sai lệch trong y tế," Murthy chia sẻ với NPR trong một cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi đưa ra những lời cảnh báo nêu trên. Lời nhắn nhủ của Tổng trưởng y tế dành cho những thử thách y tế cộng đồng vốn đang cần sự cảnh giác cao độ.
Trong một số trường hợp, ông cho biết, cách đơn giản nhất để ngăn chặn sự lan truyền tin giả là không chia sẻ những gì không rõ ràng khi bạn đọc được trên mạng: "Nếu bạn không chắc, đừng chia sẻ nó là một hành động khôn ngoan".
Hoa Kỳ vốn từng phải đối phó với thông tin sai lệch xung quanh các cuộc khủng hoảng y tế công cộng khác, bao gồm hàng thập kỷ tin đồn dai dẳng về HIV / AIDS, nhưng Murthy nói rằng đại dịch coronavirus làm lộ rõ mức độ nghiêm trọng của thông tin sai lệch và tin đồn liên quan đến sức khỏe.
Tỷ lệ nhiễm COVID-19 đang trên đà gia tăng trên toàn quốc, một phần lớn là do sự lan rộng của biến thể delta với khả năng lây lan nhanh. Một phân tích mới đây của NPR cho thấy nơi có nhiều ca nhiễm nhất là nơi có tỉ lệ tiêm chủng trì trệ. Nhiều yếu tố, bao gồm trở ngại tiếp cận vắc xin, có thể là lí do một số nơi có tỉ lệ người dân được tiêm vắc-xin thấp. Tuy nhiên, Murthy cho biết việc lo sợ về các tác dụng phụ cũng như các trường hợp cực kỳ hiếm gặp cũng là nguyên do lớn dẫn đến sự do dự khi tiêm vắc-xin.
Trong nhiều trường hợp khác, chính các thông tin sai lệch lại là nguồn nuôi dưỡng sự do dự ấy. Theo như cuộc thăm dò ý kiến của Kaiser Family Foundation, hai phần ba số người lớn chưa được tiêm chủng hoặc tin rằng vắc-xin chỉ là điều hoang đường hoặc do dự về tính xác thực của những lời đồn như vậy. Như vậy, ta có thể thấy thông tin sai lệch đang trực tiếp gây nguy hiểm tính mạng cho người nhận.
Murthy cho biết, “Tử vong vì COVID-19 dù đã có vắc xin là một thảm kịch vốn có thể phòng tránh được.”
Bác sĩ phẫu thuật đa khoa khuyên nên nói chuyện với bạn bè và gia đình
Murthy hy vọng rằng việc khiến mọi người chú ý hơn tới tác hại của thông tin sai lệch sẽ khiến nhiều người Mỹ hành động có trách nhiệm hơn cho cuộc sống của họ. Ví dụ như thông qua các cuộc trò chuyện đơn giản một đối một với bạn bè và gia đình, những người vẫn còn do dự về việc tiêm vắc xin COVID-19. Thay vì phán xét người khác, Murthy khuyến khích mọi người nên lắng nghe mối quan ngại của họ và chuẩn bị sẵn các nguồn thông tin đáng tin cậy để đối phó với những thông tin sai lệch. Nghiên cứu cho thấy những người do dự với vắc xin thường cởi mở hơn và chịu lắng nghe những người họ quen biết. Ông cho biết, “Sự tin tưởng chính là cốt lõi của những cuộc trò chuyện này.”
Nhưng Murthy vẫn muốn thấy thấy mọi người hành động ở phạm vi rộng hơn.
Ông gây áp lực lên các công ty công nghệ lớn để họ hành động mạnh mẽ hơn trên các nền tảng xã hội trong việc chống lại thông tin sai lệch. Ông muốn thấy các thuật toán được sử dụng để giảm bớt thông tin xấu và các công ty có thể chia sẻ nhiều dữ liệu hơn với các nhà nghiên cứu bên ngoài và chính phủ.
Ông cho biết: “Các công ty công nghệ thực sự có nhận thức tốt hơn về lượng thông tin sai lệch đang được truyền bá trên nền tảng của họ, và nếu không thực sự hiểu mức độ của việc lan truyền… thì thật khó để xây dựng các chiến lược hiệu quả nhất."
Những lời khuyên đến từ vị Tổng trưởng y tế như một tin tốt cho Imran Ahmed, giám đốc Trung tâm Countering Digital Hate, vốn là nơi rà soát thông tin giả về COVID-19 trên mạng. Tuy nhiên, Ahmed cho rằng yêu cầu từng cá nhân chống lại tin giả vẫn chưa đủ.
Nhóm của ông đã xác định được 12 đối tượng lan truyền thông tin sai lệch về vắc-xin và nhiều đối tượng khác vẫn tiếp tục hoạt động trên mạng xã hội mà có sự kiểm duyệt. Ông nói: “Lần ước tính cuối cùng của chúng tôi cho thấy 30 trong số 89 tài khoản mạng xã hội của 12 người đó đã bị gỡ xuống, nhưng điều đó có nghĩa rằng có 59 tài khoản vẫn còn nguyên”. "Vẫn còn hàng triệu nạn nhân xem những thông tin sai lệch hàng ngày từ những tài khoản đó."
Các công ty truyền thông xã hội lấy lợi nhuận từ số lượng nhấp chuột hiện đang lan truyền những thông tin sai lệch với tốc độ còn nhanh hơn cả việc kiểm duyệt, ông Ahmed cho hay. Vì vậy ông muốn thấy Tổng trưởng y tế gây áp lực nhiều hơn lên các công ty đó.
“Trên bao bì thuốc lá, họ in rằng thuốc lá gây chết người. "Còn trên phương tiện truyền thông xã hội, chúng tôi cần một một lời cảnh báo từ Tổng trưởng y tế: 'Thông tin sai lệch gây chết người.'"
Người dịch: Pham Khanh Linh
Không có nhận xét nào