Mỹ - Đức giải quyết bất đồng về dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2
Một tuần lễ sau chuyến công du Hoa Kỳ của thủ tướng Angela Merkel, hai nước đã nhổ được cái gai trong quan hệ song phương. Ngày 21/07/2021, Berlin và Washington thông báo đạt được một thỏa thuận liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt dài hơn 1.200 cây số, Nord Stream 2 nối liên Đức với Nga xuyên qua lòng biển Baltic. Đây là ngả trực tiếp đưa khí đốt của Nga vào châu Âu mà không cần phải đi qua lãnh thổ Ukraina.
Cho đến nay, Washington lo ngại là một khi Nord Stream 2 đi vào hoạt động, châu Âu sẽ càng lệ thuộc hơn vào năng lượng của Nga, qua đó Kremlin mở rộng ảnh hưởng cả về mặt kinh tế lẫn chính trị tại châu Âu. Ngoài ra, dự án đường ống dẫn khí này cũng là công cụ để Matxcơva gia tăng áp lực với chính quyền Kiev và làm phương hại đến quyền lợi của Ukraina. Với thỏa thuận vừa đạt được giữa Berlin và Washington, Nord Stream 2 sẽ nhanh chóng được hoàn tất.
Từ thủ đô Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích rõ hơn về nội dung thỏa thuận Đức và Hoa Kỳ vừa đạt được :
« Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream là một dự án tồi. Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Victoria Nuland phàn nàn như trên tại Thượng Viện. Tuy nhiên 98 % dự án đã hoàn thành và chính quyền Mỹ chọn giải pháp đàm phán với Đức về các bảo đảm liên quan đến một số điểm then chốt thay vì chống lại một việc không thể tránh khỏi.
Bà Victoria Nuland nói : Quý vị sẽ thấy những nỗ lực to lớn của Mỹ và Đức để bảo đảm cho Ukraina vẫn được cung cấp năng lượng và các nguồn cung ứng năng lượng mang lại những khoản tiền cụ thể. Tóm lại tình hình không tốt đẹp và đường ống dẫn khí này là một dự án tồi, nhưng chúng ta phải hỗ trợ Kiev bảo vệ quyền lợi của Ukraina và tôi tin rằng với thỏa thuận đạt được, chúng ta đã có được những bước tiến đáng kể theo hướng này.
Cụ thể là Đức cam kết chi ra khoảng 175 triệu đô la giúp Ukraina phát triển những nguồn năng lượng tái tạo. Thêm vào đó Berlin dự trù một ngân sách 70 triệu đô la để bảo đảm cho Ukraina được cung cấp đầy đủ năng lượng. Chính quyền Đức cũng cam kết có những biện pháp trừng phạt nước Nga trong trường hợp Matxcơva sử dụng năng lượng vào các mục đích chính trị chống lại Ukraina ».
Mỹ cử nhân vật số hai của ngành ngoại giao đến Trung Quốc
Quan chức cao cấp số hai của ngành ngoại giao Hoa Kỳ sẽ công du Trung Quốc trong hai ngày 25 và 26/07/2021. Chuyến công du của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ diễn ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang đối đầu trên hàng loạt lĩnh vực, từ nhân quyền, tin tặc, an ninh trên biển, cho đến hồ sơ Đài Loan, hay cạnh tranh công nghệ, kinh tế.
Hôm qua 21/07, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo, bà Wendy Sherman có kế hoạch gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân, bắc Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng xác nhận thông tin về chuyến công du của thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, và cho biết thêm Mỹ là bên đề xuất cuộc gặp này. Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chuyến đi « nằm trong khuôn khổ các nỗ lực của Hoa Kỳ có các trao đổi thẳng thắn (…) nhằm thúc đẩy các lợi ích và giá trị của nước Mỹ, và xử lý một cách có trách nhiệm quan hệ song phương » với Trung Quốc.
Bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo là thứ trưởng Wendy Sherman « sẽ nêu ra những chủ đề mà Hoa Kỳ đang quan ngại sâu sắc về hành xử của Trung Quốc ». Trả lời báo giới, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price cho biết rõ hơn về mục tiêu chuyến đi của thứ trưởng Wendy Sherman : « chứng tỏ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa » là Washington và Bắc Kinh có thể duy trì « một quan hệ cạnh tranh có trách nhiệm và lành mạnh », « cạnh tranh dữ dội », nhưng « công bằng và đặc biệt không bị biến thành xung đột ».
Theo Reuters, chuyến công du Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, được thông báo chính thức hôm qua, cũng được coi là để chuẩn bị cho cuộc gặp giữa tổng thống Hoa Kỳ và chủ tịch Trung Quốc, có thể diễn ra bên lề thượng đỉnh G20 tại Ý, tháng 10/2021 tới.
Bắc Kinh: Khả năng hợp tác phụ thuộc vào « mức độ tốt đẹp của quan hệ song phương »
Mỹ, Trung cạnh tranh quyết liệt, nhưng Washington muốn hợp tác với Bắc Kinh trong nhiều hồ sơ, như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giải quyết khủng hoảng y tế hay chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Hôm thứ Ba 20/07, đặc sứ Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc thể hiện vai trò « lãnh đạo » trong cuộc chiến khí hậu, nhanh chóng cắt giảm khí thải gây hiệu ước nhà kính. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngay lập tức đã có phản ứng.
Hôm qua, 21/07, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói rõ : « Hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết với mức độ tốt đẹp nói chung của quan hệ song phương Trung - Mỹ ». Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc, báo trước Bắc Kinh « sẽ yêu cầu phía Mỹ ngừng can thiệp vào các công việc nội bộ của Trung Quốc, làm tổn hại đến các lợi ích của Trung Quốc ».
Kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chính quyền của tổng thống Joe Biden liên tục gây sức ép với Trung Quốc, với nhiều biện pháp trừng phạt và cảnh cáo, đặc biệt liên quan đến các hành độngđàn áp người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương, mà Hoa Kỳ gọi là tội ác « diệt chủng », cũng như các hành động trấn áp nhắm vào phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Thứ trưởng Ngoại Giao Wendy Sherman đang trong vòng công du châu Á, để tìm kiếm hợp tác với các đồng minh, đối tác, như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày mai, 23/07, bà Sherman sẽ tới Mông Cổ, trước chuyến đi Thiên Tân gặp ngoại trưởng Trung Quốc. Quan hệ Mỹ - Mông Cổ đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây.
An ninh mạng Pháp điểm mặt tin tặc Trung Quốc về một vụ tấn công tin học
Cơ quan an ninh mạng Pháp ngày 21/07/2021 khẳng định đã xác định được phương thức hành động của nhóm tin tặc APT31. REUTERS/Kacper Pempel/Illustration
Pháp hiện đang phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng có quy mô lớn và trong một động thái khá hiếm hoi, giới chức Pháp có thẩm quyền, vào hôm qua 21/07/2021, đã quyết định thẳng thừng quy trách nhiệm cho một thế lực nước ngoài là Trung Quốc.
Theo tiết lộ của nhật báo Pháp Le Monde, đích thân ông Guillaume Poupard, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp - tên chính thức là Cơ Quan An Ninh Hệ Thống Thông Tin Quốc Gia (Anssi) - đã lên tiếng khẳng định rằng cơ quan Pháp đã xác định được phương thức hành động của những kẻ tấn công, nhóm tin tặc mang tên APT31, thường được cho là hoạt động cho chính quyền Trung Quốc.
Trong một bài đăng trên tài khoản LinkedIn, ông Poupard cho biết là một cuộc tấn công mạng “nghiêm trọng hơn nhiều so với loài ngựa có cánh và những hóa thân của chúng”, một cách ám chỉ đến vụ “Pegasus” - tên gọi loại ngựa có cánh trong truyền thuyết Hy Lạp - đang khuấy động thế giới, và như thông lệ, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp đề nghị độc giả tham khảo bản thông cáo của Trung Tâm Giám Sát, Cảnh Báo và Phản Ứng của Chính Phủ trước các cuộc tấn công tin học (CERT).
Mang tựa đề "Chiến Dịch Tấn Công của Nhóm APT31 nhằm vào Pháp", bản thông cáo đề ngày 21/07/2021 xác nhận “một chiến dịch xâm nhập rộng lớn đánh vào nhiều thực thể của Pháp” đang “được tiến hành”. Bản thông cáo nói rõ đây là một cuộc tấn công “đặc biệt độc hại” do nhóm APT31 thực hiện.
APT là tên viết tắt của Advanced Persistent Threat - “Mối đe dọa thường trực cao cấp”- thuật ngữ dùng để mô tả một chiến dịch tấn công mạng, thường do một nhóm tin tặc sử dụng những kỹ thuật tấn công nâng cao để có thể hiện diện và tồn tại lâu dài trên mạng Internet nhằm khai thác dữ liệu có độ nhạy cảm cao.
Trung Quốc không bị nêu đích danh, nhưng giới chuyên gia an ninh mạng luôn xác định rằng APT31 là một nhóm tin tặc hành động từ Trung Quốc, được Nhà nước Trung Quốc bảo trợ và thường hoạt động gián điệp hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ nhằm phục vụ Nhà nước Trung Quốc.
Theo Le Monde, trước mắt, các mục tiêu Pháp đang bị tấn công chưa được cơ quan an ninh mạng Pháp tiết lộ, nhưng quy mô và mức độ hệ trọng của cuộc tấn công tin học đã thúc đẩy giới chức trách nhiệm ra thông báo như vậy.
Theo các cuộc điều tra do các chuyên gia tại cơ quan Anssi thực hiện, các tin tặc đã xâm nhập vào các thiết bị định tuyến (routeur) để sử dụng các bộ phận này làm những điểm "tiếp nối" nhằm che giấu danh tính thủ phạm rồi từ đó thực hiện các hành động dọ thám và tấn công. Ngay từ đầu năm 2021, nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đã được tiến hành để xác định xem liệu những hành động đó có dẫn đến tác hại thực sự hay không.
Trung Quốc tuyên bố không tiếp tục tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19
Bắc Kinh chính thức bác bỏ kế hoạch tiếp tục điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 như Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đề nghị. Phát biểu với báo giới vào hôm nay, 22/07/2021, tại Bắc Kinh, phó chủ tịch Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc khẳng định là Bắc Kinh sẽ không tham gia giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức.
Theo hãng tin Anh Reuters, ông Tăng Ích Tân (Zeng Yixin) khẳng định: “Trung Quốc sẽ không chấp nhận một cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc như vậy vì trên nhiều khía cạnh, hành động đó coi thường ý thức chung và thách đố khoa học.”Nhân vật này đã tỏ thái độ “ngạc nhiên” trước việc WHO đưa giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc vào giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, đồng thời nhắc lại quan điểm chính thống là không thể chia sẻ hoàn toàn một số dữ liệu mà Bắc Kinh có được.
Ngày 15/07, chính tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi Trung Quốc hợp tác đầy đủ hơn trong cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mới. Ông phàn nàn là bản báo cáo đầu tiên của cuộc điều tra phối hợp với phía Trung Quốc, đã “thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu dịch bùng phát”. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên sau đó một hôm đã có ý kiến phản bác, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh “đã hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra ban đầu của WHO”. Quan chức này đồng thời bác bỏ cáo buộc của nhóm điều tra quốc tế, theo đó họ không được phép tiếp cận bất kỳ địa điểm hoặc dữ liệu cần thiết nào.
Tháng 3, WHO công bố báo cáo điều tra ban đầu về nguồn gốc dịch Covid-19, trong đó xác định virus SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ động vật trước khi lây lan sang con người vào khoảng tháng 12-2019. Tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia phương Tây đặt câu hỏi về tính chính xác của báo cáo đó, chẳng hạn tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Mỹ xem xét dịch Covid-19 bùng phát như thế nào.
Thành phố Brisbane được chọn tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè 2032
Trong cuộc bỏ phiếu tại phiên họp lần thứ 138 của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào ngày thứ Tư 21/7, thành phố Brisbane của Úc đã giành được quyền đăng cai tổ chức Olympic mùa Hè 2032.
Như vậy, Brisbane là thành phố thứ 3 của Úc đăng cai Thế Vận Hội mùa Hè, sau Melbourne vào năm 1956 và Sydney vào năm 2000.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch IOC Thomas Bach xác nhận việc tổ chức Olympic lần thứ 35 đã được trao cho thành phố Brisbane.
Không giống như những lần trước, trước khi IOC tuyên bố kết quả cuối cùng là những cuộc vận động lâu dài và tốn kém để tranh nhau quyền tổ chức giữa nhiều đối thủ. Lần này hoàn toàn khác. Vào năm 2019 IOC thay đổi luật dự tranh để giảm chi phí và đơn giản hòa thủ tục sau khi nhiều thành phố rút tên khỏi danh sách tranh quyền đăng cai.
Cuối cùng chỉ còn lại Brisbane là thành phố duy nhất. Cho nên thay vì phải tranh với nhiều đối thủ, lần này thành phố Brisbane chỉ cần một sự phê chuẩn (ratification) trong buổi họp khoáng đại của tổ chức IOC để giành quyền tổ chức.
Thông tin trên đã được phái đoàn của Brisbane tham dự cuộc họp ở Tokyo nhiệt liệt chào mừng, cùng lúc đó tại thành phố Brisbane pháo hoa đã thắp sáng bầu trời.
Thủ tướng Scott Morrison khẳng định đây là một ngày lịch sử không chỉ đối với Brisbane và Queensland, mà còn với cả đất nước này.
Bà Thủ hiến Annastacia Palaszczuk của Queensland nói đó “vinh dự được đại diện cho Queensland mỗi ngày đặc biệt là hôm nay,”
“Chúng ta đã nhìn thấy thể thao đã đoàn kết tất cả chúng ta qua sự hợp tác của mọi cấp trong chính phủ và mọi đảng phái chính trị cùng làm việc với nhau để đạt giấc mơ tổ chức Olympic,” bà nói.
Chiến thắng của Brisbane đã được dự đoán trước đó, sau tháng Sáu vừa qua thành phố này được ban điều hành IOC, gồm 15 thành viên, đồng ý là ứng cử viên duy nhất cho năm 2032.
KPMG ước tính chiến thắng này sẽ mang lại lợi ích về xã hội và kinh tế khoảng $8.1 tỉ cho Queensland và $17.6 tỉ cho nước Úc.
Nhà Trắng: 3 triệu liều vaccine Mỹ cho Việt Nam không kèm bất kỳ điều kiện gì
Hôm 22/7, Nhà Trắng cho biết sẽ gửi cho Việt Nam thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 với mục đích duy nhất là cứu sống người dân trong dịch bệnh, chứ không kèm theo bất kỳ điều kiện gì, đồng thời cho biết lô vaccine này sẽ đến Việt Nam vào cuối tuần.
“Hoa Kỳ với cam kết là đầu tàu trong việc chấm dứt đại dịch ở khắp mọi nơi, sẽ vận chuyển 3 triệu liều vaccine Moderna đến Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Những liều vaccine này sẽ được giao đến Việt Nam vào cuối tuần này, ngoài số 2 triệu liều đã được viện trợ cho Việt Nam trước đây,” thông tín viên VOA Patsy Widakuswara dẫn lời một quan chức của Nhà Trắng cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh thăm Việt Nam, bàn về an ninh hàng hải
Hôm 22/7, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace có chuyến thăm đến Hà Nội, thảo luận quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, bao gồm an ninh hàng hải.
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam loan tin về chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Bộ trưởng Wallace từ ngày 21-23/7: “Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, hai bên đã thảo luận về quan hệ quốc phòng song phương, bao gồm an ninh hàng hải. Bộ trưởng Wallace khẳng định mối quan hệ song phương giữa Vương quốc Anh và Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ dưới Hiệp định mới về Đối tác Chiến lược mà trong đó, quốc phòng và an ninh là một trong những trọng tâm.”
Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐND) tường thuật về cuộc gặp giữa ông Wallace và ông Giang, trong đó có đoạn viết: “Anh chia sẻ quan điểm với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, ủng hộ thượng tôn pháp luật, nhấn mạnh các bất đồng cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace chia sẻ tầm nhìn của Anh về chiến lược hướng về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Báo cáo Tổng quát về Chính sách An ninh, Quốc phòng, Phát triển và Đối ngoại.
Bộ trưởng Quốc phòng Wallace nhấn mạnh: “Chuyến thăm này là một cơ hội tuyệt vời để thảo luận về những thách thức an ninh chung đối với Việt Nam, đồng thời thắt chặt hợp tác quốc phòng.
Bộ trưởng Wallace đã tới thăm, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội, theo Đại sứ quán Anh. Được biết Đài tưởng niệm này là nơi tưởng nhớ hàng chục ngàn bộ đội Việt Nam tử trận trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ngày 17/2/1979.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng có cuộc gặp với ông Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, để thảo luận về các cơ hội tăng cường quan hệ song phương. Bộ trưởng Quốc phòng Anh hoan nghênh sự hỗ trợ của Việt Nam để Anh trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN. Điều này sẽ mở ra cơ hội để thắt chặt hơn nữa hợp tác quốc phòng của Anh đối với khu vực Đông Nam Á, vẫn theo Đại sứ quán Anh.
Chuyến thăm Việt Nam là chặng cuối trong chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Wallace, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. “Chuyến thăm đã khẳng định chiến lược hướng về khu vực Ấn Độ Dương - Thi Bình Dương của Vương quốc Anh và cam kết của Anh trong việc mở rộng quan hệ quốc phòng với những đối tác quan trọng trong khu vực nhằm giải quyết các mối đe dọa chung,” Đại sứ quán Anh cho biết.
Trong diễn biến liên quan, hôm 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết chuyến thăm Việt Nam vào tuần tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ tiếp tục góp phần vào khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt-Mỹ.
“Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục góp phần mối quan hệ tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần vào khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt-Mỹ,” Báo Quốc tế dẫn lời bà Hằng nói.
Võ Thái Hà tổng hợp
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 22 tháng 7 năm 2021 |
Một tuần lễ sau chuyến công du Hoa Kỳ của thủ tướng Angela Merkel, hai nước đã nhổ được cái gai trong quan hệ song phương. Ngày 21/07/2021, Berlin và Washington thông báo đạt được một thỏa thuận liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt dài hơn 1.200 cây số, Nord Stream 2 nối liên Đức với Nga xuyên qua lòng biển Baltic. Đây là ngả trực tiếp đưa khí đốt của Nga vào châu Âu mà không cần phải đi qua lãnh thổ Ukraina.
Cho đến nay, Washington lo ngại là một khi Nord Stream 2 đi vào hoạt động, châu Âu sẽ càng lệ thuộc hơn vào năng lượng của Nga, qua đó Kremlin mở rộng ảnh hưởng cả về mặt kinh tế lẫn chính trị tại châu Âu. Ngoài ra, dự án đường ống dẫn khí này cũng là công cụ để Matxcơva gia tăng áp lực với chính quyền Kiev và làm phương hại đến quyền lợi của Ukraina. Với thỏa thuận vừa đạt được giữa Berlin và Washington, Nord Stream 2 sẽ nhanh chóng được hoàn tất.
Từ thủ đô Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích rõ hơn về nội dung thỏa thuận Đức và Hoa Kỳ vừa đạt được :
« Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream là một dự án tồi. Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Victoria Nuland phàn nàn như trên tại Thượng Viện. Tuy nhiên 98 % dự án đã hoàn thành và chính quyền Mỹ chọn giải pháp đàm phán với Đức về các bảo đảm liên quan đến một số điểm then chốt thay vì chống lại một việc không thể tránh khỏi.
Bà Victoria Nuland nói : Quý vị sẽ thấy những nỗ lực to lớn của Mỹ và Đức để bảo đảm cho Ukraina vẫn được cung cấp năng lượng và các nguồn cung ứng năng lượng mang lại những khoản tiền cụ thể. Tóm lại tình hình không tốt đẹp và đường ống dẫn khí này là một dự án tồi, nhưng chúng ta phải hỗ trợ Kiev bảo vệ quyền lợi của Ukraina và tôi tin rằng với thỏa thuận đạt được, chúng ta đã có được những bước tiến đáng kể theo hướng này.
Cụ thể là Đức cam kết chi ra khoảng 175 triệu đô la giúp Ukraina phát triển những nguồn năng lượng tái tạo. Thêm vào đó Berlin dự trù một ngân sách 70 triệu đô la để bảo đảm cho Ukraina được cung cấp đầy đủ năng lượng. Chính quyền Đức cũng cam kết có những biện pháp trừng phạt nước Nga trong trường hợp Matxcơva sử dụng năng lượng vào các mục đích chính trị chống lại Ukraina ».
Mỹ cử nhân vật số hai của ngành ngoại giao đến Trung Quốc
Quan chức cao cấp số hai của ngành ngoại giao Hoa Kỳ sẽ công du Trung Quốc trong hai ngày 25 và 26/07/2021. Chuyến công du của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ diễn ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang đối đầu trên hàng loạt lĩnh vực, từ nhân quyền, tin tặc, an ninh trên biển, cho đến hồ sơ Đài Loan, hay cạnh tranh công nghệ, kinh tế.
Hôm qua 21/07, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo, bà Wendy Sherman có kế hoạch gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân, bắc Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng xác nhận thông tin về chuyến công du của thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, và cho biết thêm Mỹ là bên đề xuất cuộc gặp này. Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chuyến đi « nằm trong khuôn khổ các nỗ lực của Hoa Kỳ có các trao đổi thẳng thắn (…) nhằm thúc đẩy các lợi ích và giá trị của nước Mỹ, và xử lý một cách có trách nhiệm quan hệ song phương » với Trung Quốc.
Bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo là thứ trưởng Wendy Sherman « sẽ nêu ra những chủ đề mà Hoa Kỳ đang quan ngại sâu sắc về hành xử của Trung Quốc ». Trả lời báo giới, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price cho biết rõ hơn về mục tiêu chuyến đi của thứ trưởng Wendy Sherman : « chứng tỏ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa » là Washington và Bắc Kinh có thể duy trì « một quan hệ cạnh tranh có trách nhiệm và lành mạnh », « cạnh tranh dữ dội », nhưng « công bằng và đặc biệt không bị biến thành xung đột ».
Theo Reuters, chuyến công du Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, được thông báo chính thức hôm qua, cũng được coi là để chuẩn bị cho cuộc gặp giữa tổng thống Hoa Kỳ và chủ tịch Trung Quốc, có thể diễn ra bên lề thượng đỉnh G20 tại Ý, tháng 10/2021 tới.
Bắc Kinh: Khả năng hợp tác phụ thuộc vào « mức độ tốt đẹp của quan hệ song phương »
Mỹ, Trung cạnh tranh quyết liệt, nhưng Washington muốn hợp tác với Bắc Kinh trong nhiều hồ sơ, như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giải quyết khủng hoảng y tế hay chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Hôm thứ Ba 20/07, đặc sứ Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc thể hiện vai trò « lãnh đạo » trong cuộc chiến khí hậu, nhanh chóng cắt giảm khí thải gây hiệu ước nhà kính. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngay lập tức đã có phản ứng.
Hôm qua, 21/07, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói rõ : « Hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết với mức độ tốt đẹp nói chung của quan hệ song phương Trung - Mỹ ». Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc, báo trước Bắc Kinh « sẽ yêu cầu phía Mỹ ngừng can thiệp vào các công việc nội bộ của Trung Quốc, làm tổn hại đến các lợi ích của Trung Quốc ».
Kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chính quyền của tổng thống Joe Biden liên tục gây sức ép với Trung Quốc, với nhiều biện pháp trừng phạt và cảnh cáo, đặc biệt liên quan đến các hành độngđàn áp người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương, mà Hoa Kỳ gọi là tội ác « diệt chủng », cũng như các hành động trấn áp nhắm vào phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Thứ trưởng Ngoại Giao Wendy Sherman đang trong vòng công du châu Á, để tìm kiếm hợp tác với các đồng minh, đối tác, như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày mai, 23/07, bà Sherman sẽ tới Mông Cổ, trước chuyến đi Thiên Tân gặp ngoại trưởng Trung Quốc. Quan hệ Mỹ - Mông Cổ đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây.
An ninh mạng Pháp điểm mặt tin tặc Trung Quốc về một vụ tấn công tin học
Cơ quan an ninh mạng Pháp ngày 21/07/2021 khẳng định đã xác định được phương thức hành động của nhóm tin tặc APT31. REUTERS/Kacper Pempel/Illustration
Pháp hiện đang phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng có quy mô lớn và trong một động thái khá hiếm hoi, giới chức Pháp có thẩm quyền, vào hôm qua 21/07/2021, đã quyết định thẳng thừng quy trách nhiệm cho một thế lực nước ngoài là Trung Quốc.
Theo tiết lộ của nhật báo Pháp Le Monde, đích thân ông Guillaume Poupard, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp - tên chính thức là Cơ Quan An Ninh Hệ Thống Thông Tin Quốc Gia (Anssi) - đã lên tiếng khẳng định rằng cơ quan Pháp đã xác định được phương thức hành động của những kẻ tấn công, nhóm tin tặc mang tên APT31, thường được cho là hoạt động cho chính quyền Trung Quốc.
Trong một bài đăng trên tài khoản LinkedIn, ông Poupard cho biết là một cuộc tấn công mạng “nghiêm trọng hơn nhiều so với loài ngựa có cánh và những hóa thân của chúng”, một cách ám chỉ đến vụ “Pegasus” - tên gọi loại ngựa có cánh trong truyền thuyết Hy Lạp - đang khuấy động thế giới, và như thông lệ, tổng giám đốc cơ quan an ninh mạng Pháp đề nghị độc giả tham khảo bản thông cáo của Trung Tâm Giám Sát, Cảnh Báo và Phản Ứng của Chính Phủ trước các cuộc tấn công tin học (CERT).
Mang tựa đề "Chiến Dịch Tấn Công của Nhóm APT31 nhằm vào Pháp", bản thông cáo đề ngày 21/07/2021 xác nhận “một chiến dịch xâm nhập rộng lớn đánh vào nhiều thực thể của Pháp” đang “được tiến hành”. Bản thông cáo nói rõ đây là một cuộc tấn công “đặc biệt độc hại” do nhóm APT31 thực hiện.
APT là tên viết tắt của Advanced Persistent Threat - “Mối đe dọa thường trực cao cấp”- thuật ngữ dùng để mô tả một chiến dịch tấn công mạng, thường do một nhóm tin tặc sử dụng những kỹ thuật tấn công nâng cao để có thể hiện diện và tồn tại lâu dài trên mạng Internet nhằm khai thác dữ liệu có độ nhạy cảm cao.
Trung Quốc không bị nêu đích danh, nhưng giới chuyên gia an ninh mạng luôn xác định rằng APT31 là một nhóm tin tặc hành động từ Trung Quốc, được Nhà nước Trung Quốc bảo trợ và thường hoạt động gián điệp hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ nhằm phục vụ Nhà nước Trung Quốc.
Theo Le Monde, trước mắt, các mục tiêu Pháp đang bị tấn công chưa được cơ quan an ninh mạng Pháp tiết lộ, nhưng quy mô và mức độ hệ trọng của cuộc tấn công tin học đã thúc đẩy giới chức trách nhiệm ra thông báo như vậy.
Theo các cuộc điều tra do các chuyên gia tại cơ quan Anssi thực hiện, các tin tặc đã xâm nhập vào các thiết bị định tuyến (routeur) để sử dụng các bộ phận này làm những điểm "tiếp nối" nhằm che giấu danh tính thủ phạm rồi từ đó thực hiện các hành động dọ thám và tấn công. Ngay từ đầu năm 2021, nhiều cuộc điều tra nghiên cứu đã được tiến hành để xác định xem liệu những hành động đó có dẫn đến tác hại thực sự hay không.
Trung Quốc tuyên bố không tiếp tục tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19
Bắc Kinh chính thức bác bỏ kế hoạch tiếp tục điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 như Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đề nghị. Phát biểu với báo giới vào hôm nay, 22/07/2021, tại Bắc Kinh, phó chủ tịch Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc khẳng định là Bắc Kinh sẽ không tham gia giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức.
Theo hãng tin Anh Reuters, ông Tăng Ích Tân (Zeng Yixin) khẳng định: “Trung Quốc sẽ không chấp nhận một cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc như vậy vì trên nhiều khía cạnh, hành động đó coi thường ý thức chung và thách đố khoa học.”Nhân vật này đã tỏ thái độ “ngạc nhiên” trước việc WHO đưa giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc vào giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, đồng thời nhắc lại quan điểm chính thống là không thể chia sẻ hoàn toàn một số dữ liệu mà Bắc Kinh có được.
Ngày 15/07, chính tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi Trung Quốc hợp tác đầy đủ hơn trong cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mới. Ông phàn nàn là bản báo cáo đầu tiên của cuộc điều tra phối hợp với phía Trung Quốc, đã “thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu dịch bùng phát”. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên sau đó một hôm đã có ý kiến phản bác, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh “đã hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra ban đầu của WHO”. Quan chức này đồng thời bác bỏ cáo buộc của nhóm điều tra quốc tế, theo đó họ không được phép tiếp cận bất kỳ địa điểm hoặc dữ liệu cần thiết nào.
Tháng 3, WHO công bố báo cáo điều tra ban đầu về nguồn gốc dịch Covid-19, trong đó xác định virus SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ động vật trước khi lây lan sang con người vào khoảng tháng 12-2019. Tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia phương Tây đặt câu hỏi về tính chính xác của báo cáo đó, chẳng hạn tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Mỹ xem xét dịch Covid-19 bùng phát như thế nào.
Thành phố Brisbane được chọn tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè 2032
Trong cuộc bỏ phiếu tại phiên họp lần thứ 138 của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào ngày thứ Tư 21/7, thành phố Brisbane của Úc đã giành được quyền đăng cai tổ chức Olympic mùa Hè 2032.
Như vậy, Brisbane là thành phố thứ 3 của Úc đăng cai Thế Vận Hội mùa Hè, sau Melbourne vào năm 1956 và Sydney vào năm 2000.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch IOC Thomas Bach xác nhận việc tổ chức Olympic lần thứ 35 đã được trao cho thành phố Brisbane.
Không giống như những lần trước, trước khi IOC tuyên bố kết quả cuối cùng là những cuộc vận động lâu dài và tốn kém để tranh nhau quyền tổ chức giữa nhiều đối thủ. Lần này hoàn toàn khác. Vào năm 2019 IOC thay đổi luật dự tranh để giảm chi phí và đơn giản hòa thủ tục sau khi nhiều thành phố rút tên khỏi danh sách tranh quyền đăng cai.
Cuối cùng chỉ còn lại Brisbane là thành phố duy nhất. Cho nên thay vì phải tranh với nhiều đối thủ, lần này thành phố Brisbane chỉ cần một sự phê chuẩn (ratification) trong buổi họp khoáng đại của tổ chức IOC để giành quyền tổ chức.
Thông tin trên đã được phái đoàn của Brisbane tham dự cuộc họp ở Tokyo nhiệt liệt chào mừng, cùng lúc đó tại thành phố Brisbane pháo hoa đã thắp sáng bầu trời.
Thủ tướng Scott Morrison khẳng định đây là một ngày lịch sử không chỉ đối với Brisbane và Queensland, mà còn với cả đất nước này.
Bà Thủ hiến Annastacia Palaszczuk của Queensland nói đó “vinh dự được đại diện cho Queensland mỗi ngày đặc biệt là hôm nay,”
“Chúng ta đã nhìn thấy thể thao đã đoàn kết tất cả chúng ta qua sự hợp tác của mọi cấp trong chính phủ và mọi đảng phái chính trị cùng làm việc với nhau để đạt giấc mơ tổ chức Olympic,” bà nói.
Chiến thắng của Brisbane đã được dự đoán trước đó, sau tháng Sáu vừa qua thành phố này được ban điều hành IOC, gồm 15 thành viên, đồng ý là ứng cử viên duy nhất cho năm 2032.
KPMG ước tính chiến thắng này sẽ mang lại lợi ích về xã hội và kinh tế khoảng $8.1 tỉ cho Queensland và $17.6 tỉ cho nước Úc.
Nhà Trắng: 3 triệu liều vaccine Mỹ cho Việt Nam không kèm bất kỳ điều kiện gì
Hôm 22/7, Nhà Trắng cho biết sẽ gửi cho Việt Nam thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 với mục đích duy nhất là cứu sống người dân trong dịch bệnh, chứ không kèm theo bất kỳ điều kiện gì, đồng thời cho biết lô vaccine này sẽ đến Việt Nam vào cuối tuần.
“Hoa Kỳ với cam kết là đầu tàu trong việc chấm dứt đại dịch ở khắp mọi nơi, sẽ vận chuyển 3 triệu liều vaccine Moderna đến Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Những liều vaccine này sẽ được giao đến Việt Nam vào cuối tuần này, ngoài số 2 triệu liều đã được viện trợ cho Việt Nam trước đây,” thông tín viên VOA Patsy Widakuswara dẫn lời một quan chức của Nhà Trắng cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh thăm Việt Nam, bàn về an ninh hàng hải
Hôm 22/7, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace có chuyến thăm đến Hà Nội, thảo luận quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, bao gồm an ninh hàng hải.
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam loan tin về chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Bộ trưởng Wallace từ ngày 21-23/7: “Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, hai bên đã thảo luận về quan hệ quốc phòng song phương, bao gồm an ninh hàng hải. Bộ trưởng Wallace khẳng định mối quan hệ song phương giữa Vương quốc Anh và Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ dưới Hiệp định mới về Đối tác Chiến lược mà trong đó, quốc phòng và an ninh là một trong những trọng tâm.”
Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐND) tường thuật về cuộc gặp giữa ông Wallace và ông Giang, trong đó có đoạn viết: “Anh chia sẻ quan điểm với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, ủng hộ thượng tôn pháp luật, nhấn mạnh các bất đồng cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace chia sẻ tầm nhìn của Anh về chiến lược hướng về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Báo cáo Tổng quát về Chính sách An ninh, Quốc phòng, Phát triển và Đối ngoại.
Bộ trưởng Quốc phòng Wallace nhấn mạnh: “Chuyến thăm này là một cơ hội tuyệt vời để thảo luận về những thách thức an ninh chung đối với Việt Nam, đồng thời thắt chặt hợp tác quốc phòng.
Bộ trưởng Wallace đã tới thăm, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội, theo Đại sứ quán Anh. Được biết Đài tưởng niệm này là nơi tưởng nhớ hàng chục ngàn bộ đội Việt Nam tử trận trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ngày 17/2/1979.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng có cuộc gặp với ông Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, để thảo luận về các cơ hội tăng cường quan hệ song phương. Bộ trưởng Quốc phòng Anh hoan nghênh sự hỗ trợ của Việt Nam để Anh trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN. Điều này sẽ mở ra cơ hội để thắt chặt hơn nữa hợp tác quốc phòng của Anh đối với khu vực Đông Nam Á, vẫn theo Đại sứ quán Anh.
Chuyến thăm Việt Nam là chặng cuối trong chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Wallace, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. “Chuyến thăm đã khẳng định chiến lược hướng về khu vực Ấn Độ Dương - Thi Bình Dương của Vương quốc Anh và cam kết của Anh trong việc mở rộng quan hệ quốc phòng với những đối tác quan trọng trong khu vực nhằm giải quyết các mối đe dọa chung,” Đại sứ quán Anh cho biết.
Trong diễn biến liên quan, hôm 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết chuyến thăm Việt Nam vào tuần tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ tiếp tục góp phần vào khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt-Mỹ.
“Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục góp phần mối quan hệ tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần vào khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt-Mỹ,” Báo Quốc tế dẫn lời bà Hằng nói.
Võ Thái Hà tổng hợp
Không có nhận xét nào