Chỉ trong ba tháng vừa qua chính quyền Việt Nam đã bắt giam và xét xử ít nhất 30 người vì dám lên tiếng chỉ trích chế độ, phần lớn bị quy vào tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo số liệu mới nhất từ nhóm các gia đình tù nhân lương tâm Việt Nam.
Trong bản thông tin Qúy II 2021, nhóm Đại gia đình Tù nhân Lương tâm Việt Nam cho biết có đến 16 người bị bắt giam hay khởi tố và 15 người bị đưa ra xét xử.
Bản tin được tập hợp từ các gia đình này cho biết họ xem “những người dân dám lên tiếng và hành xử theo lương tâm của mình mà bị tù đày là những tù nhân lương tâm (TNLT), trong khi cơ quan ngôn luận của Bộ Công an lại tiếp tục bác bỏ khái niệm này, cho rằng ở Việt Nam “không có tù nhân lương tâm.”
Trong số các blogger, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền bị bắt theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 117 Bộ Luật Hình sự) có ông Đỗ Nam Trung, ông Lê Văn Dũng, bà Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội.
Một số khác bị bắt vì cáo buộc “trốn thuế” (Điều 200 Bộ Luật Hình sự) như trường hợp của nhà báo Mai Phan Lợi, nhà hoạt động thiện nguyện Đặng Đình Bách.
Đáng lưu ý là việc chính quyền bắt giam các thành viên của nhóm Báo Sạch vào tháng 4 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Điều 331 Bộ luật Hình sự) bao gồm các ông Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo, sau khi một thành viên khác là nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt với cùng cáo buộc vào tháng 12 năm ngoái.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người bị bắt vào tháng 4/2021, nói với VOA:
“Từ thời ông Nguyễn Phú Trọng lên vào 2016 và đồng thời tình hình thế giới có những khủng hoảng thì [chính quyền Việt Nam] ra sức bắt bớ từ thời đó tới bây giờ. Bắt bớ nhiều lắm, có tội nặng, có tội nhẹ, không có tội gì cũng bắt. Trong xu hướng đó, bắt được ai thì họ cứ bắt. Có cớ này, cớ khác để bắt. Tôi nghĩ Nguyễn Thúy Hạnh chả làm gì sai pháp luật cả.”
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, bạn gái của nhà hoạt động Đỗ Nam Trung, nói:
“Theo cá nhân tôi, việc bắt bớ anh Trung là điều vô lý vì anh Trung không làm cái gì gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước" cả.”
Trong số hơn 15 trường hợp bị đưa ra xét xử trong ba tháng qua, nổi cộm nhất là vụ án nhà hoạt động vì quyền đất đai Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư ở Hà Nội– mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 BLHS. Với cùng cáo buộc này, cựu phóng viên Trần Thị Tuyết Diệu ở Phú Yên bị tuyên 8 năm tù giam. Hay vụ bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy, cựu giáo viên ở Khánh Hòa, bị tuyên 9 năm tù vì dám “tập hợp lực lượng nhằm thành lập tổ chức chính trị đối lập mang tên “Quốc hội””.
Bà Trịnh Thị Thu, con của nhà hoạt động Cấn Thị Thêu, nói với VOA:
“Bản án đối đối với Trịnh Bá Tư và mẹ tôi vừa qua là quá nặng nề. Gia đình tôi rất bức xúc.”
Vào tháng trước, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở bang California, Hoa Kỳ, công bố báo cáo dài hơn 100 trang trong đó có nêu danh sách 288 tù nhân lương tâm hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm, tính đến cuối tháng 5/2021.
“Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những nhân quyền cơ bản, từ phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng, đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do quan điểm và biểu đạt, tự do lập hội,” báo cáo viết.
Hôm 12/7, trang Công an Nhân dân (CAND) của Bộ Công an Việt Nam có bài xã luận cho rằng những nội dung trong báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam “phản ánh sai lệch, thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam...”.
Cơ quan ngôn luận của Bộ Công an cho rằng ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có “những công dân vi phạm pháp luật Việt Nam bị bắt giữ, truy tố và xét xử”; và rằng “các đối tượng bị bắt giữ, xử lý do vi phạm pháp luật Việt Nam, được điều tra, xét xử theo đúng quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự.”
Cuba
Tổng thống Joe Biden nói Mỹ ủng hộ người dân Cuba “đang dũng cảm đấu tranh cho các quyền phổ cập cơ bản”. Ngày hôm qua chứng kiến hàng nghìn người xuống đường ở các thành phố trên khắp Cuba để biểu tình phản đối khó khăn chồng chất do đại dịch (riêng ở thủ đô Havana, họ bị lực lượng chống bạo động trấn áp). Đây là lần đầu tiên diễn ra biểu tình lớn đến vậy ở Cuba kể từ năm 1994; hiện các nhà hoạt động cho biết ít nhất 80 người đã bị bắt.
Người dân Cuba biểu tình quy mô lớn
Người dân Cuba đang chuẩn bị tinh thần cho tình trạng bất ổn sau các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật chứng kiến hàng nghìn người xuống đường kêu gọi “tự do”. Họ bất bình vì nền kinh tế suy thoái tới 11% trong năm 2020. Trong những năm gần đây chính phủ đã phần nào tự do hóa nền kinh tế, nhưng đầu tư nước ngoài vẫn thấp (một phần do sự kém hiệu quả và năng lực yếu kém của nhà nước). Và biến thể Delta đang giết chết ngành du lịch.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng gây hại. Việc chính phủ thiếu ngoại tệ mạnh đã gây ra tình trạng thiếu lương thực tồi tệ nhất kể từ những năm 1990, nhất là khi Cuba nhập khẩu tới 70% thực phẩm, cũng như các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp trong nước. Chủ tịch Miguel Díaz-Canel đã kêu gọi người ủng hộ đối đầu với những “hành động khiêu khích” trong tương lai. Vì ông không có sức hút của Fidel – hay thậm chí là Raul – Castro, nhiều người e ngại ông sẽ dùng lực lượng an ninh (đã được triển khai hôm Chủ nhật) để trấn áp các cuộc biểu tình bằng bạo lực.
Đông Nam Á đang quay cuồng với covid-19. Trong năm ngoái họ ghi nhận ít ca nhiễm hơn cả châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng tỷ lệ tiêm chủng thấp, xét nghiệm hạn chế và các biến thể lây nhiễm nhanh hơn đã thay đổi mọi thứ. Những ngày này, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam liên tục phá các kỷ lục ca nhiễm trong nước.
Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, Indonesia là quốc gia kém nhất, với số ca nhiễm nhiều nhất châu Á chỉ sau Ấn Độ. Số ca nhiễm mới hàng ngày — số thực có lẽ còn cao hơn — đã tăng gấp tám lần chỉ trong một tháng qua. Và nó khiến hệ thống y tế bị quá tải. Chỉ trong năm tuần số lượng bệnh nhân đến viện đã tăng hơn ba lần lên khoảng 81.000 người, khiến nguồn dự trữ ôxy y tế xuống mức rất thấp. Trong bối cảnh đó, các bác sĩ buộc phải quyết định bệnh nhân nào được chăm sóc.
Trong tháng này chính phủ đã công bố những hạn chế mới để kiềm chế dịch. Đền thờ, trung tâm thương mại và nhà hàng trên đảo Java và Bali, hai trong số các hòn đảo chính của đất nước, sẽ đóng cửa cho đến ngày 20 tháng 7. Song chính phủ đã làm quá ít, và quá muộn.
Mỹ sắp công bố lạm phát tháng 6
Các nhà giao dịch trái phiếu hẳn đã đặt cược lạm phát cao ở Mỹ chỉ là tạm thời. Để biết họ đúng hay sai, hãy chú ý theo dõi đợt công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 vào hôm nay. Con số của tháng 5 trước đó cho thấy lạm phát lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đã tăng với tốc độ hàng năm 8,3% – cao nhất kể từ đầu những năm 1980 và cao hơn dự kiến. Còn lạm phát chính, một chỉ số so sánh tất cả mọi chi phí so với một năm trước, thì lên tới 5%.
Các chuyên gia dự đoán lạm phát chính sẽ giảm nhẹ trong tháng 6. Nhưng nếu giá cả lại tiếp tục đánh bại dự báo thì thị trường sẽ phải định hướng lại. Ngay khi lạm phát tăng, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm, trong đó có bao gồm kỳ vọng lạm phát, lại giảm từ hơn 1,7% xuống khoảng 1,3%. Đây là tin tốt cho Fed và Nhà Trắng, vì họ muốn lạm phát giảm khi chuỗi cung ứng trở lại hoạt động bình thường sau đại dịch.
Syria xuất khẩu ma túy nhiều hơn cả hàng hóa
Chiến tranh, các lệnh trừng phạt của phương Tây và chế độ Assad đã tàn phá nền kinh tế Syria. Nhưng có một thứ thuốc trắng đang thúc đẩy kinh tế nước này. Trong thập niên qua, tổng thống Bashar al-Assad đã trở thành nhân vật đại diện hàng đầu thế giới cho Captagon, một loại amphetamine giúp an thần. Ngành “tiểu thủ công nghiệp” phát triển và các nhà máy dược phẩm lớn đã được chuyển đổi thành nhà máy sản xuất ma túy. Từ Syria, loại ma túy này được vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển: chỉ một chuyến tàu năm ngoái đã vượt lượng kim ngạch xuất khẩu hợp pháp trong năm của cả nước. Các ước tính trong năm nay cho thấy ngày càng có nhiều thuốc bị phát hiện vận chuyển lậu trong các cuộn giấy, sàn lát gỗ và quả lựu hơn bao giờ hết.
Hầu hết hàng được chuyển đến vùng Vịnh, nơi Captagon rất thịnh. Nó giúp mang về hàng tỷ đô la cho các lãnh chúa và một số người thân của ông Assad. Theo các nhà quan sát thì loại thuốc này cũng có thể có mục đích chính trị. Hãy bình thường hóa quan hệ với Syria, nếu không Syria sẽ cho ma túy tràn ngập đất nước của bạn.
Đội Quân “Cảm Tử” Ôm Virus Đi Gieo Cái Chết Khắp Thế Giới?
1/- Thái Lan: Phát giác ca đầu tiên là 1 nữ du khách 61 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 13/1.
2/- Nhật Bản : ca đầu tiên là 1 nam du khách 30 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố
bệnh ngày 16/1.
3/- Hàn Quốc : ca đầu tiên là 1 nữ du khách 35 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố
bệnh ngày 20/1.
4/- Hoa Kỳ : ca đầu tiên là 1 người đàn ông 30 tuổi trở về tiểu bang Washington từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 21/1.
5/- Đài Loan : Ca đầu tiên là 1 nữ doanh nhân 55 tuổi trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 21/1.
6/- Ma Cao : ca đầu tiên là 1 người Vũ Hán đến Ma Cao đánh bạc. Công bố
bệnh ngày 21/1.
7/- Hồng Kông : ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc đến Hồng Kông
bằng tàu cao tốc qua ngõ Thâm Quyến. Công bố bệnh ngày 22/1.
8/- Singapore : Ca đầu tiên là 1 du khách Vũ Hán 66 tuổi. Công bố bệnh ngày 23/1.
9/- Việt Nam : Ca đầu tiên là 1 du khách Vũ Hán (thăm con trai & người con này cũng bị lây). Công bố bệnh ngày 23/1.
10/- Pháp : Ca đầu tiên là 1 người Pháp gốc Hoa về từ Vũ Hán. Công bố bệnh
ngày 24/1.
11/- Nepal: ca đầu tiên là 1 du học sinh trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 24/1.
12/- Australia : Ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc khoảng 50 tuổi, đếnAustralia theo chuyến bay Quảng Châu -Vũ Hán – Melbourne. Công bố bệnh ngày 25/1.
13/- Canada : Ca đầu tiên là 1 người đàn ông khoảng 50 tuổi, trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 25/1.
14/- Malaysia : 4 ca đầu tiên (cùng 1 gia đình) là du khách đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 25/1.
15/- Campuchia : ca đầu tiên là 1 người đàn ông Trung Quốc đến từ Vũ Hán.
Công bố bệnh ngày 27/1.
16/- Đức : Ca đầu tiên là 1 người Đức có họp chung với 1 người đến từ Thượng Hải. Trước khi cô này sang Đức họp có tiếp xúc gia đình đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 27/1.
17/- Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất : Ca đầu tiên là 1 gia đình du khách 4 người đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 29/1.
18/- Phần Lan : Ca đầu tiên là 1 nữ du khách Trung Quốc 32 tuổi. Công bố bệnh ngày 30/1.
19/- Ấn Độ : ca đầu tiên là 1 du học sinh trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 30/1.
20/- Philippines : ca đầu tiên là 1 nữ du khách 38 tuổi đến từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 30/1.
21/- Italia : Ca đầu tiên là đôi vợ chồng du khách đến từ Vũ Hán. Vợ 65 tuổi, đã từng giảng dạy Văn tại Đại Học Sư Phạm Trung ương Trung + đặt ở Vũ Hán. Chồng 66 tuổi, kỹ sư hóa sinh cao cấp trước khi nghỉ hưu. Công bố bệnh ngày 31/1.
22/- Thụy Điển : Ca đầu tiên là 1 phụ nữ trở về từ Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 31/1.
23/- Bỉ : Ca đầu tiên là 1 trong 9 người Bỉsơ tán khỏi Vũ Hán. Công bố bệnh ngày 4/2.
24/- SriLanca : Ca đầu tiên là 1 phụ nữ 43 tuổi đến từ tỉnh Hồ Bắc. Công bố bệnh ngày 27/1.
25/- Nga : 2 ca đầu tiên là 2 người mang quốc tịch Trung Quốc. Công bố bệnh
ngày 31/1.
Và cứ thế virus lan truyền đi khắp nơi, nhanh nhất theo đường hàng không. Trong 25 trường hợp kể trên thì 23 trường hợp có xuất hiện chữ Vũ Hán.
Cho đến giờ phút này, bệnh nhân đầu tiên (chưa xác định là ZERO hay không) được phát giác ở Vũ Hán là ngày 17/11/2019 .
Delta, Afghanistan, Cuba, và Euro 2021 : Những sự kiện nóng hổi đầu hè
Biến thể Delta làm náo động mùa hè nước Pháp ; Mỹ rút quân khỏi Afghanistan làm nước Nga lo lắng ; Cuba đường phố sôi sục chống chính quyền và nước Ý trên đỉnh cao châu Âu. Đây là những chủ đề chính được các báo Pháp hôm nay tập trung khai thác nhiều nhất.
Pháp: Mùa hè tiêm chủng!
Bài phát biểu của tổng thống Pháp tối ngày 12/07/2021 là chủ đề thời sự chính, chiếm hầu hết trang nhất các báo Pháp. « Một mùa hè vận động cho tiêm chủng », tít lớn của Le Figaro. « Tiêm chủng : Lên giọng », tựa trên La Croix. Tương tự, nhật báo kinh tế Les Echos nhận thấy rằng « Tiêm ngừa : Cuộc đại phản công của Macron ». Libération còn triệt để hơn khi chạy tít « Trị liệu sốc ».
Sốc là vì ông Macron đã thông báo những biện pháp chống dịch mới kiên quyết hơn trước đà lây lan mạnh của biến thể Delta như bắt buộc tiêm ngừa đối với các nhân viên y tế, mở rộng sử dụng giấy thông hành dịch tễ, chấm dứt xét nghiệm PCR miễn phí, tăng cường kiểm soát ở biên giới…
Với thái độ cương quyết, tổng thống Pháp ra hạn định cho những đối tượng làm trong ngành chăm sóc sức khỏe – những người chưa/không tiêm ngừa – từ đây cho đến ngày 15/9 phải hoàn thành việc tiêm chủng. Kể từ ngày này, các cuộc kiểm tra sẽ được tiến hành, những ai vi phạm sẽ bị phạt nặng.
Hầu hết các báo Pháp đều có chung một nhận định, đây là cách để ông Macron gây áp lực với những người còn do dự hay không muốn tiêm ngừa, nhằm thúc đẩy hơn nữa chiến dịch tiêm chủng đang có dấu hiệu hụt hơi trước sự buông lơi của người dân.
Theo Le Figaro, rút kinh nghiệm bài học mùa hè 2020, khi Pháp lơ là với dịch bệnh, nghĩ rằng cuộc khủng hoảng dịch tễ sẽ trôi qua, ông Macron lần này ý thức được rằng việc phải phong tỏa đất nước một lần nữa vào ngày tựu trường hay mùa thu sẽ không còn được người dân chấp nhận nữa. Bởi vì giờ đây nước Pháp đã có một « lá chủ bài đáng gờm » là vac-xin. Thế nên, nguyên thủ Pháp trong bài diễn văn hôm qua một lần nữa đã « hối thúc người dân nhanh chóng tiêm ngừa ngay trong mùa hè ».
Thái độ cương quyết này của ông Macron dường như đã có kết quả. Chỉ 5 phút sau bài phát biểu của tổng thống Pháp, trang mạng Doctolib ghi nhận có 17 ngàn cuộc hẹn tiêm chủng được đăng ký. Nhật báo Công giáo La Croix cho rằng hiếm khi nào người ta có thể đo lường được tác động của phát biểu tổng thống. Chiến dịch tiêm ngừa những ngày gần đây bị đình trệ, xuống dưới mức thấp hơn 200 ngàn người mỗi ngày cho mũi tiêm đầu tiên, giờ hy vọng có thể tăng lên trở lại.
Thế nhưng « chiếc bóng virus còn bao trùm lên cuộc diễu binh 14/7 », mừng ngày Quốc Khánh nước Pháp. Lần này, binh sĩ Pháp diễu binh không đeo khẩu trang như năm rồi. Nhưng niềm hy vọng một cuộc diễu binh bình thường trở lại cũng bị dập tắt. Các biện pháp an toàn dịch tễ sẽ được siết chặt. Chẳng hạn như người xem phải có giấy chứng nhận đã tiêm ngừa, một xét nghiệm PCR hay một bằng chứng là đã lành bệnh. Đương nhiên việc đeo khẩu trang là bắt buộc, số người đến xem cũng bị hạn chế. Quân đội không muốn thấy cuộc diễu binh 14/7 biến thành một ổ dịch mới. Theo dự kiến, tổng cộng có khoảng 10.000 người trên khán đài.
Câu hỏi đặt ra : Liệu chỉ bắt buộc giới nhân viên y tế tiêm ngừa không đã đủ để ngăn ngừa biến thể Delta ? Trả lời phỏng vấn báo Libération, ông Jean Charlet – bác sĩ, nguyên trưởng khoa hồi sức – cho rằng việc bắt buộc giới chăm sóc sức khỏe tiêm ngừa chỉ là một bước. Biện pháp bắt buộc này nên mở rộng cho tất cả mọi người trên 12 tuổi.
Về phần mình, báo Le Monde ra từ chiều tối hôm trước nên chưa kịp lên bài, thì quan tâm đến một vấn đề khác – hệ quả của nhiều năm thiếu chính sách hỗ trợ của Nhà nước và dịch bệnh gây ra : « Nước Pháp đối mặt với tình trạng khan hiếm bác sĩ », như hàng tít lớn trên trang nhất. Cụ thể, thiếu bác sĩ cấp cứu, thiếu giường bệnh và nữ hộ sinh ở khoa sản, và thiếu bác sĩ tổng quát. Tình trạng « khan hiếm » còn trở nên nghiêm trọng trong mùa hè này buộc nhiều khoa cấp cứu hoặc phải đóng cửa, hoặc hạn chế giờ tiếp bệnh nhân…
Cuba : Đường phố sôi sục chống chính quyền
Cuộc biểu tình rầm rộ chống chính quyền tại Cuba hôm Chủ Nhật cũng được các nhật báo lớn Paris tập trung khai thác. Le Monde, La Croix và Libération lần lượt có các bài viết đề tựa « Tại Cuba, những cuộc biểu tình chưa từng thấy kêu gọi tự do », « Hàng ngàn người dân Cuba trút phẫn nộ nhân danh tự do » hay « Người dân Cuba la ó biểu tình ».
Hàng ngàn người dân từ La Habana đến Santiago đã rầm rộ xuống đường phản đối chính phủ. Đây được xem là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc Cách Mạng đến nay. Le Figaro trong bài nhận định đề tựa « Tại Cuba, người biểu tình thách thức chế độ Castro », dẫn lời tâm sự một nhân chứng : « Chúng tôi không còn chịu đựng được nữa. Tình hình mỗi lúc một tồi tệ đến mức không thể nào hình dung được nữa. Vật giá leo thang đến chóng mặt. Thịt gà được phân phối theo khẩu phần ban đầu từ một tuần hồi đầu năm một lần giờ chuyển sang một lần sau 15 ngày, và bây giờ là một tháng một lần ».
Với chính quyền Cuba, đất nước rơi vào thảm cảnh như hiện nay đó là do lệnh cấm vận từ Mỹ. Vậy từ khi ông Joe Biden lên cầm quyền, Washington có chính sách ra sao đối với Cuba ? Về điểm này, Libération có bài nhận định cho rằng « Biden duy trì nguyên trạng ».
Sự nguyên trạng đó được thể hiện rõ qua hai quyết định : Thứ nhất, cuối tháng 5/2021, chính quyền Biden vẫn giữ nguyên Cuba trong danh sách các nước « không hợp tác toàn diện với nỗ lực chống khủng bố của Mỹ », do người tiền nhiệm Donald Trump lập ra. Thứ hai, Hoa Kỳ cùng với Israel tại Liên Hiệp Quốc hôm 23/6/2021, đã phản đối nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ áp đặt cho đảo quốc từ 60 năm qua.
Phát ngôn viên Nhà Trắng hồi tháng Ba từng thừa nhận « một sự thay đổi chính sách về Cuba hiện chưa là những ưu tiên của tổng thống Biden ». Tập trung nhiều tiêm ngừa chống Covid-19, phục hưng kinh tế, sửa chữa mối quan hệ đồng minh và cuộc chiến chiến lược chống Trung Quốc, Joe Biden không có chút ý định nào nắm bắt lấy hồ sơ Cuba.
Tuy nhiên, theo Libération, ngoài những lý giải trên, còn có một nguyên nhân khác : Lá phiếu cử tri tại Florida, vốn dĩ nơi có đông cộng đồng người Cuba tị nạn. Chính sách hòa giải của ông Obama năm 2014 đã khiến đảng Dân Chủ phải trả giá đắt : Donald Trump đánh bại Hillary Clinton năm 2016, và đã thu được nhiều số phiếu hơn ông Joe Biden năm 2020.
Afghanistan : Mỹ rút quân, Nga lo lắng
Nhìn sang Trung Đông, báo Le Monde nói đến « Đà tiến mạnh mẽ của Taliban tại Afghanistan ». Đất nước giờ có nguy cơ rơi vào nội chiến, « cuộc chiến giữa các lãnh chúa » như quan ngại của giới quan sát, vào lúc Hoa Kỳ và các đồng minh sắp hoàn tất việc rút quân.
Phe Taliban cho biết đã chiếm giữ được 85% diện tích lãnh thổ. Hình ảnh hơn 1.000 binh sĩ chính phủ Afghanistan chạy trốn sang Tadjikistan là một biểu tượng thảm họa cho chính quyền Kabul. Sự việc còn cho thấy rõ phán đoán sai lầm về mặt chiến lược của nhiều chuyên gia quân sự. Theo Le Monde, không ai ngờ rằng Taliban đã đổi chiến thuật tấn đánh phía bắc thay vì tìm cách kiểm soát các vùng phía nam trước tiên.
Hệ quả của thất bại này có nguy cơ làm suy yếu mối « Liên minh phương Bắc » giữa các lãnh chúa, nguồn hậu thuẫn trên bộ cho Mỹ trong cuộc tấn công hồi cuối năm 2001, làm sụp đổ chế độ Taliban.
Vẫn theo Le Monde, nguy cơ phe Taliban trở lại cầm quyền cũng khiến chính quyền Nga lo lắng. Điện Kremlin quan ngại đà tiến của Taliban gây bất ổn cho vùng Trung Á, với sự hồi sinh của ổ khủng bố. Cụ thể là tại ba nước Tadjikistan, Ouzbékistan và Turkmenistan – những quốc gia có đường biên giới chung với Afghanistan.
Matxcơva đặc biệt lo lắng cho Tadjikistan bởi vì chính tại nước này Nga có một trong số các căn cứ quân sự nước ngoài lớn nhất, với sự hiện diện của 5.000 binh sĩ, một phi đội trực thăng chiến đấu và nhất là một trạm quan sát các lực lượng không gian.
Euro 2021 : Ý đăng quang, Anh thua trận và mất cả mặt !
Mùa Euro 2021 đã khép lại với chiến thắng của đội tuyển Ý trước đội Anh trên sân Wembley ở Anh Quốc hôm 11/07/2021. Dư âm của trận đấu thư hùng đó còn đọng lại đến ngày hôm nay. Libération rạo rực chạy tựa « Sau trận chung kết, nước Ý trên đỉnh cao của châu Âu ».
Tờ báo dẫn nhận định của tờ Il Corriere della Serra, viết rằng « đây là một sự hồi sinh mà chúng tôi đã trông chờ sau giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc sống của chúng ta, điều đã từng xảy ra ở Cúp Bóng Đá Thế Giới năm 1982 sau những năm tháng nặng như chì ». Tối Chủ Nhật, đường phố Roma ngợp bóng người, vui mừng thắng lợi của đội tuyển, vinh danh 11 tuyển thủ hợp nhất và đoàn kết, xứng đáng đại diện cho một nước Ý muốn lật sang trang đại dịch làm thiệt mạng 130 ngàn người tính từ tháng 2/2020.
Giữa muôn ngàn lá cờ xanh lá cây – trắng – đỏ, nhiều người Ý còn mang cả mầu cờ của Liên Hiệp Châu Âu như thách thức một nước Anh đã chọn sự ra đi. Trên mạng xã hội, người ta có thể đọc dòng bình luận : « Brexit là có thật và điều đó cũng tốt thôi… »
Điều gì đã làm nên thành công cho đội tuyển ? Le Figaro cho rằng công trạng đầu tiên thuộc về Roberto Mancini. Ông đã biết cách xây dựng, thiết lập một đội bóng đoàn kết, đáng tin cậy và có một tinh thần thi đấu không gì chê được. Thành tích thứ hai thuộc về đội tuyển, một đội bóng « bất bại ». Trong vòng ba năm, đội tuyển Ý đã có 27 trận thắng trong số 34 trận thi đấu, 80 lần ghi bàn, 7 hòa và chỉ có 11 lần thủng lưới. Một thành tích đáng nể ? Sau cùng, đó là những tuyển thủ trẻ, chẳng phải là những ngôi sao, nhưng chơi hết mình vì một tập thể.
Với Le Figaro đây thật sự là một thông điệp hay nhất trong mùa giải Euro này. Người ta có thể ngự trị trên Châu Lục Già mà không cần phải trong hàng ngũ những ngôi sao lớn nhất trên hành tinh bóng đá !
Bóng đá Anh và nạn kỳ thị chủng tộc
Còn đội tuyển Anh thì sao ? Sau trận đấu điều gì còn đọng lại cho hâm mộ ? Libération tỏ ra gay gắt « Nước Anh thua trận và mất cả sĩ diện ». Nếu như nạn Hooligan không còn nữa, thì ngược lại tình trạng chửi mắng kỳ thị sắc tộc đã làm hoen ố hình ảnh nước Anh.
Nhật báo liệt kê : Hình ảnh một cổ động viên gốc châu Á bị đá vào đầu, nằm bẹp dưới nền đất ngay trước cửa sân vận động Wembley, ngôi đền bóng đá Anh. Những người bồi bàn bất lực trước cảnh đám đông ném chai bia thủy tinh nhắm vào các cổ động viên, bất kể đó là trẻ con, đang tìm cách tiến vào sân vận động. Những kẻ điên cuồng ướt đẫm đi vào sân mà không có vé, bằng cách phá dỡ rào chắn…
Hoàng tử William nói cảm thấy « ghê tởm ». Thủ tướng Anh tuyên bố « phẫn nộ ». Với Libération đó là những lời sáo rỗng. Bởi vì nạn kỳ thị chủng tộc trong bóng đá tại Anh đã có từ lâu, nhưng với Brexit, hiện tượng này còn gia tăng rõ nét, mà trách nhiệm một phần cũng thuộc về ông Boris Johnson, đã cố tình hình thành một bầu không khí đáng « lợm giọng » đến như thế !
Les Echos thì có cái nhìn thực dụng hơn dự đoán « thắng lợi này của đội tuyển áo xanh biếc rất có thể sẽ kích thích tăng trưởng cho kinh tế nước Ý ». Chức vô địch châu Âu có thể sẽ mang lại một nguồn thu kinh tế khoảng 12 tỷ euro, tức tăng 0,7% cho GDP.
Về phần nước Pháp, tuy đã bại trận ngay từ vòng 1/8, nhưng các cuộc tranh tài của Euro 2021 vẫn là một thành công lớn cho các kênh phát sóng M6 và TF1. Cụ thể, khoảng 25% dân Pháp vẫn theo dõi trận cầu Anh – Ý hôm Chủ Nhật vừa qua !
Việt Nam: Truy tố dàn cựu lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai
Các cựu lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai và dàn lãnh đạo một công ty cổ phần y tế và một công ty thẩm định giá bị truy tố tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’, khung hình phạt từ 10 đến 15 năm tù, truyền thông Việt Nam đưa tin.
Ông Nguyễn Quốc Anh, cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bị cáo buộc đóng vai trò chủ mưu trong việc thông đồng với Công ty Công nghệ Y tế (BMS) đội giá thiết bị dưới hình thức “liên doanh, liên kết” và bắt hàng trăm bệnh nhân trả viện phí cao gấp nhiều lần.
Bộ Công an từ hồi tháng Tư năm nay đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố 8 bị can kể trên và nhiều bị can trong số này đã bị khởi tố và bắt giam từ tháng 9/2020.
Ngoài bị can Nguyễn Quốc Anh, những người khác bị truy tố gồm:
Nguyễn Ngọc Hiền, cựu phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
Trịnh Thị Thuận, cựu trưởng phòng Tài chính Bệnh viện Bạch Mai
Lý Thị Ngọc Thủy, cựu phó phòng Tài chính Bệnh viện Bạch Mai
Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Công nghệ Y tế BMS
Ngô Thị Thu Huyền, Phó giám đốc Công ty BMS
Trần Lê Hoàng, Thẩm định viên Công ty Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS)
Phạm Minh Dung, cựu tổng giám đốc Công ty VFS.
Công ty ‘sân sau’
Cáo trạng nói ông Nguyễn Quốc Anh là người chỉ đạo thuộc cấp hoàn thiện các thủ tục để “liên doanh” với Công ty BMS lắp đặt các thiết bị robot phẫu thuật có giá được nâng từ 7,4 tỉ đồng (320.000 USD) lên 39 tỉ đồng (1.7 triệu USD), từ đó làm tăng chi phí khám chữa bệnh cho hơn 600 bệnh nhân, gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng.
Cáo trạng mô tả vụ án nâng khống giá thiết bị "ăn dày trên lưng bệnh nhân" xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai xảy ra từ 2017 bất chấp hai khoa được lắp đặt các thiết bị này “không có văn bản đề xuất lắp đặt máy”.
Bị can Phạm Đức Tuấn, Giám đốc BMS, bị cáo buộc là người đã liên hệ với Công ty VFS để “thỏa thuận” việc cấp chứng thư thẩm định giá hai thiết bị tổng cộng lên tới 83 tỉ đồng nhằm “hợp thức hóa” giá thiết bị đưa vào liên doanh, liên kết với bệnh viện này.
“Viện kiểm sát xác định trong vụ án này, bị can Nguyễn Quốc Anh giữ vai trò chính, là người quyết định để Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết. Bị can Phạm Đức Tuấn giữ vai trò giúp sức tích cực, tạo điều kiện để cho Bệnh viện Bạch Mai ký được hợp đồng,” Tuổi Trẻ đưa tin.
Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot đã được “làm giá” này để phẫu thuật sọ não cho 637 ca bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỉ đồng.
Truyền thông Việt Nam mô tả chi phí khấu hao máy cho mỗi ca bệnh là 4 triệu đồng, nhưng với giá được khai đội lên thì người bệnh phải chi trả 23 triệu đồng/ca, chênh lệch 18 triệu đồng/ca.
Cáo trạng nói thủ đoạn này mang lại cho “nhóm lợi ích” Bệnh viện Bạch Mai và cá nhân bị can Nguyễn Quốc Anh số tiền hơn 331 triệu đồng, Nguyễn Ngọc Hiền số tiền 150 triệu đồng; Trịnh Thị Thuận số tiền 50 triệu đồng
TTXVN đưa tin các bị can Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền, Trịnh Thị Thuận, Phan Minh Dung đã tự nguyện phối hợp cùng gia đình nộp khắc phục hết số tiền hưởng lợi không chính đáng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra và bị can Phạm Đức Tuấn cũng có đơn đề nghị được phối hợp cùng gia đình nộp lại số tiền 10 tỉ đồng do “nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, hưởng lợi không chính đáng”.
Úc ghi nhận số ca mắc COVID-19 kỷ lục bất chấp 3 tuần phong tỏa
The Straitstimes – Viễn cảnh về đợt phong tỏa kéo dài ở Sydney lại hiện hữu, sau khi các quan chức y tế Australia ngày 12/7 báo cáo số ca nhiễm COVID-19 trong ngày tăng cao kỷ lục kể từ đầu năm đến nay, do biến chủng Delta dễ lây lan.
Theo hãng tin Reuters, bang New South Wales đã báo cáo 112 ca nhiễm mới, hầu hết đều ở Sydney, mặc dù thành phố lớn nhất của Australia vẫn đang trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt tuần thứ 3 liên tiếp. Số ca nhiễm tăng liên tục trong ít nhất 3 ngày qua. Tuy nhiên, vẫn có tia hy vọng khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng giảm xuống 34 người so với con số 45 người trong ngày 11/7.
Thủ hiến bang Gladys Berejiklian cho biết: “Chúng tôi nỗ lực kéo con số này xuống mức càng gần 0 càng tốt và các chuyên gia y tế dựa vào những con số đó đưa ra những đề xuất tốt nhất”.
Bà Berejiklian cho hay, hầu hết các ca nhiễm trong ngày 12/7 là người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết của những ca F0 và kêu gọi người dân tuân thủ các quy định phong tỏa, vốn đã được thắt chặt vào cuối tuần qua.
Hiện các trường học ở Sydney, nơi chiếm 1/5 trong tổng số 25 triệu dân số của Úc, đã đóng cửa. Các hoạt động tập trung đông người ở không gian ngoài trời cũng hạn chế ở mức 2 người và mỗi gia đình chỉ có một người duy nhất có thể ra khỏi nhà hàng ngày để đi làm và mua các mặt hàng thiết yếu.
Thủ hiến Berejiklian cũng nhấn mạnh, nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện, lệnh phong tỏa dự kiến kết thúc vào cuối tuần này sẽ tiếp tục được gia hạn.
Úc từng là hình mẫu kiểm soát dịch thành công nhờ các áp dụng biện pháp giãn cách, phong toả, truy vết nhanh chóng nguồn lây. Tuy nhiên, biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao đã khiến việc kiểm soát dịch bệnh ở nước này gặp khó khăn.
Theo thống kê của trang worldometer, tính đến ngày 12/7, Úc ghi nhận 31.216 ca nhiễm, 911 ca tử vong, trong khi số trường hợp hồi phục đã lên tới hơn 29.000 người.
Võ Thái Hà tổng hợp
Không có nhận xét nào