Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin, Thượng viện Mỹ hôm 14/7 đã
thông qua dự luật cấm nhập khẩu các sản phẩm từ Tân Cương, Trung Quốc.
Đây
là nỗ lực mới nhất của Washington để trừng phạt Bắc Kinh vì điều mà các
quan chức Mỹ cáo buộc là hành động "diệt chủng" của Trung Quốc đối với
người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương.
BƯỚC TIẾN XA HƠN CỦA MỸ TRONG VẤN ĐỀ TÂN CƯƠNG
Theo đó, Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) sẽ tạo ra một "giả định có thể bác bỏ" (rebuttable presumption) khi cho rằng các mặt hàng được sản xuất ở Tân Cương được tạo ra thông qua cưỡng bức lao động - do đó các mặt hàng này bị cấm theo Đạo luật Thuế quan năm 1930 - trừ khi các cơ quan chức năng khác của Mỹ có chứng nhận khác.
Dự luật đã được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua, và sẽ cần được Hạ viện đồng thuận trước khi gửi đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden phê duyệt và chính thức trở thành Đạo luật.
Theo Reuters, quy tắc hiện hành tại Mỹ cấm nhập khẩu hàng hóa nếu có bằng chứng hợp lý về việc cưỡng bức lao động, do đó các nhà nhập khẩu sẽ có trách nhiệm chứng minh.
Hiện không rõ khi nào Hạ viện sẽ tổ chức bỏ phiếu về dự luật này. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio, người đề xuất dự luật về cấm nhập khẩu hàng hóa Tân Cương cùng Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Jeff Merkley, đã kêu gọi Hạ viện hành động nhanh chóng.
"Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác chống lại loài người của Trung Quốc [ở Tân Cương] và chúng tôi sẽ không cho phép các công ty được phép tự do kiếm lợi từ những hành động lạm dụng lao động khủng khiếp đó", ông Rubio tuyên bố.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Merkley nhấn mạnh: "Không công ty Mỹ nào nên được hưởng lợi từ những hành vi lạm dụng này. Không một người tiêu dùng Mỹ nào nên vô tình mua các sản phẩm từ lao động nô lệ".
Thượng viện Mỹ hy vọng dự luật này sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hạ viện, do Hạ viện trong năm 2020 từng thông qua một dự luật tương tự với số phiếu nhất trí gần như tối đa.
Dự luật này sẽ là bước tiến xa hơn của Mỹ để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình trước những cáo buộc về Trung Quốc. Tính đến nay, Mỹ đã áp lệnh cấm nhập khẩu cà chua, bông và một số sản phẩm năng lượng mặt trời từ Tân Cương.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tăng cường các biện pháp trừng phạt và hôm 13/7 vừa qua đã cảnh báo các doanh nghiệp rằng họ có thể vi phạm luật pháp Mỹ nếu các hoạt động của họ có liên quan - dù là gián tiếp - với "mạng lưới giám sát" ở Tân Cương.
Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo thiểu số khác trong các trại cải huấn ở Tân Cương từ năm 2016 và cưỡng bức lao động. Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc này và khẳng định cái gọi là "trại cải huấn" là các "trung tâm đào tạo nghề".
BƯỚC TIẾN XA HƠN CỦA MỸ TRONG VẤN ĐỀ TÂN CƯƠNG
Theo đó, Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) sẽ tạo ra một "giả định có thể bác bỏ" (rebuttable presumption) khi cho rằng các mặt hàng được sản xuất ở Tân Cương được tạo ra thông qua cưỡng bức lao động - do đó các mặt hàng này bị cấm theo Đạo luật Thuế quan năm 1930 - trừ khi các cơ quan chức năng khác của Mỹ có chứng nhận khác.
Dự luật đã được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua, và sẽ cần được Hạ viện đồng thuận trước khi gửi đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden phê duyệt và chính thức trở thành Đạo luật.
Theo Reuters, quy tắc hiện hành tại Mỹ cấm nhập khẩu hàng hóa nếu có bằng chứng hợp lý về việc cưỡng bức lao động, do đó các nhà nhập khẩu sẽ có trách nhiệm chứng minh.
Hiện không rõ khi nào Hạ viện sẽ tổ chức bỏ phiếu về dự luật này. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio, người đề xuất dự luật về cấm nhập khẩu hàng hóa Tân Cương cùng Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Jeff Merkley, đã kêu gọi Hạ viện hành động nhanh chóng.
"Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác chống lại loài người của Trung Quốc [ở Tân Cương] và chúng tôi sẽ không cho phép các công ty được phép tự do kiếm lợi từ những hành động lạm dụng lao động khủng khiếp đó", ông Rubio tuyên bố.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Merkley nhấn mạnh: "Không công ty Mỹ nào nên được hưởng lợi từ những hành vi lạm dụng này. Không một người tiêu dùng Mỹ nào nên vô tình mua các sản phẩm từ lao động nô lệ".
Thượng viện Mỹ hy vọng dự luật này sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hạ viện, do Hạ viện trong năm 2020 từng thông qua một dự luật tương tự với số phiếu nhất trí gần như tối đa.
Dự luật này sẽ là bước tiến xa hơn của Mỹ để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình trước những cáo buộc về Trung Quốc. Tính đến nay, Mỹ đã áp lệnh cấm nhập khẩu cà chua, bông và một số sản phẩm năng lượng mặt trời từ Tân Cương.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tăng cường các biện pháp trừng phạt và hôm 13/7 vừa qua đã cảnh báo các doanh nghiệp rằng họ có thể vi phạm luật pháp Mỹ nếu các hoạt động của họ có liên quan - dù là gián tiếp - với "mạng lưới giám sát" ở Tân Cương.
Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo thiểu số khác trong các trại cải huấn ở Tân Cương từ năm 2016 và cưỡng bức lao động. Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc này và khẳng định cái gọi là "trại cải huấn" là các "trung tâm đào tạo nghề".
Không có nhận xét nào