Header Ads

  • Breaking News

    Sơn Hà - Ước Mơ Xanh Được Tưới Bằng Mồ Hôi Nước Mắt và Máu của Các Em Nhỏ ở Phi Châu

    Cách đây không lâu, người ta bảo hãng giày Nike đã khai thác mồ hôi và nước mắt của những công nhân trong các xưởng may lao động tồi tệ như những trại lao cải. Công nhân làm việc tại những xưởng may ở Trung Quốc với điều kiện vô cùng thiếu thốn. Các quy định lao động cũng không đầy đủ để bảo vệ công nhân. Người ta bảo công ty Nike đã nhắm mắt trước những cảnh chướng-tai-gai-mắt, ngậm miệng ăn tiền. Công nhân trong các xưởng may là những người Uyghur ở Tân Cương, trong đó có rất nhiều trẻ em. Họ bị bắt làm việc như những người nô lệ. Thế giới Tây Phương gọi đấy là “chế độ nô lệ mới”. Bọn thương nhân Tàu cộng cũng sang Việt Nam, được bọn thái thú Việt cộng tiếp tay xây dựng nhiều xưởng, cũng tồi tệ, làm nên sản phẩm để bán cho Mỹ và các nước tư bản. Chuyện còn đó nhưng người ta cứ lờ đi.

    Đến nay, hệ thống truyền thông Mỹ lại rọi sáng một ý niệm khác: “Black Lives Matter” (BLM) để khai thác những thuận lợi cho đảng Dân Chủ và thế lực đen tối đứng đàng sau. Nó mượn danh người da đen. Nó muốn xoá các nề nếp cũ. Nó tiến hành đấu tranh giai cấp và cách mạng văn hoá như đã xảy ra ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước cộng sản. Nó cạo sửa, giật sập và đốt phá các dấu tích lịch sử,… Nó đang hoành hành ở Mỹ trong sự bảo kê của các phần tử thiên tả, đang ẩn mình trong một đảng chính trị mang tên Dân Chủ.

    Mạng Người Da Đen Đáng Được Tôn Trọng – Black Lives Matter (BLM)

    Nếu quả thật ai muốn cổ động phong trào Người Da Đen Đáng Sống (Black Lives Matter) thì xin mời đến xem các mỏ khai thác Cobalt ở Phi Châu. Không phải là chuyện cũ mà nó đang diễn ra ở Phi Châu, ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay. Ở đó, phần lớn là trẻ em, trẻ em da đen. Nếu xem các xưởng may ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước ở Viễn Đông là những trại lao cải thì các hầm mỏ khai thác Cobalt ở Phi Châu phải là các tầng địa ngục. Các hầm mỏ khai thác bằng phương tiện thô sơ và không an toàn. Công nhân có các trẻ em còn rất nhỏ.

    Cobalt là gì? Ai đang khai thác Cobalt, dùng để làm gì?

    Cobalt là nguyên tố số 27 trên Bảng Phân Loại Tuần Hoàn (bảng liệt kê các hoá chất thiên nhiên); Cobalt là kim loại, là nguyên tố chính được dùng để chế tạo pin lithium-ion (battery) cho tất cả các máy móc từ nhỏ đến lớn. Loại pin này có thể sạc nhiều lần, được dùng trong các máy điện thoại, máy nghe trong lỗ tai, máy móc được dùng trong y khoa, dùng chạy xe điện,… trong tất cả các máy móc được dùng ở mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Cobalt cũng được dùng làm nam châm trong các mô-tơ (motor). Trong các computer, máy móc từ nhỏ đến lớn, biết bao nhiêu thứ có mô-tơ chạy bằng pin, bằng điện,… Để có các cục pin, để có các máy móc,… biết bao mồ hôi, nước mắt và máu của các trẻ em vị thành niên ở xứ Congo! Congo ở đâu?

    Congo là một quốc gia ở Phi Châu, có dân số tương đương nước Việt Nam, từng bị Pháp đô hộ cả trăm năm, ảnh hưởng sâu đậm văn hoá và ngôn ngữ Pháp. Congo thực sự được độc lập vào năm 1960. Lợi tức trên mỗi đầu người khoảng 500 Đô La/năm.

    Cobalt là sản phẩm phụ trong khi khai thác đồng hay nickel (kền). Có nhiều nơi khác trên thế giới có thể khai thác Cobalt, nhưng tại Congo được ghi nhận có nhiều Cobalt nhất. Ngoài ra, cũng có ở Úc Đại Lợi và các quốc gia ở phía Nam Thái Bình Dương như Phi Luật Tân, Nam Quơng, New Caledonia, và Papua New Guinea. Các em nhỏ ở Congo dễ bị khai thác. Người ta cần có sản phẩm Cobalt, càng nhiều càng tốt và càng không cần biết các em nhỏ “chết lạnh lùng, chết mịt mùng…”, trong các hầm mỏ.

    Người ta dùng các danh từ đẹp đẽ như Xanh, Hồng, Tím,… để tô màu lên các ý niệm tuyên truyền trên các hệ thống truyền thông lớn, ăn trùm lên tất cả các suy nghĩ hàng ngày của con người. Chúng nó xây dựng Ước Mơ Xanh (Green Dreams), chẳng hạn như, tranh đấu chống ô nhiễm môi trường, phế bỏ xăng dầu và sử dụng xe điện. Chính quyền của Joe Biden đưa ra kế hoạch gọi là “hạ tầng cơ sở” trị giá 2 ngàn tỷ Đô La để khuyến khích người Mỹ bỏ xe chạy xăng, mua xe chạy bằng điện. Cái Ước Mơ Xanh khốn nạn của bọn thiên tả được bón bằng thân mạng của các em da đen ở Congo.

    Hỡi các ông bà đang tranh đấu cho “Black Lives Matter” xin đến thăm một lần để xem các em có đáng được sống không? Hỡi các ông bà đang xây dựng “Green Dreams” hãy mở mắt xem mạng sống của các em ra sao. Các công ty chế tạo xe điện trên thế giới đã tạo ra làn sóng bóc lột tàn ác mới nhất, chẳng khác nào “một chế độ nô lệ mới”, đang diễn ra tại Congo.



    Một em nhỏ đang làm việc trong mỏ Cobalt ở Congo – hình chụp từ video của Sky News

    Mấy ông bà trong Toà Bạch Ốc Hoa Kỳ lên kế hoạch cải tạo kỹ nghệ và xã hội Hoa Kỳ. Họ quyết tâm loại bỏ hoàn toàn xe hơi chạy bằng xăng dầu để thay thế tất cả bằng xe điện, nhân danh làm sạch địa cầu. Nó báo hiệu một thời đại mới, sẽ khai thác tối đa cho một nhu cầu rất lớn: xe chạy bằng điện. Nghĩa là khai thác tối đa số lượng Cobalt khổng lồ để cung cấp cho kỹ nghệ chế tạo xe điện. Bên cạnh đó, còn có các kỹ nghệ chế tạo bình điện, pin, motor,… cho các máy móc đang được dùng hay sẽ được dùng trong tương lai.

    Các chính trị gia bảo rằng, quá trình sản xuất xe điện sẽ ít gây tai hại cho môi trường. Việc sử dụng xe điện cũng ít gây ô nhiễm môi trường. Bọn truyền thông cứ theo luận điệu ấy, bẽ cong suy nghĩ của người ta… theo chiều đồng tiền sai khiến.

    Selwyn Duke có bài bình luận “Black Lives Matter? Leftists’ Green Dreams Fueled With African Kids’ Blood, Sweat and Tears”, đăng trên tạp chí The New American số tháng Năm-2021. Theo Selwyn Duke thì trước đây, các báo chí ở Mỹ cho rằng, việc “cổ động xe điện là lừa đảo” nhưng nay báo chí lại viết cổ động sử dụng xe điện không còn là phản động. Selwyn Duke viết: “Ngày nay, không còn đọc trên các hệ thống truyền thông lớn ở Hoa Kỳ, rằng cổ động xe điện là lừa đảo”. Selwyn Duke lên án sự tráo trở đó. Bởi vì, khi xét quá trình sản xuất thì phải xét đến các giai đoạn sản xuất các nguyên vật liệu trước khi sản xuất chiếc xe; rồi mới đến sử dụng, bảo trì, sản xuất điện để nạp điện. Tất cả các công trình chung quanh bị gạch bỏ vì yêu cầu của công tác tuyên truyền. Họ chỉ nói, dùng điện thì ít ô nhiễm hơn!

    Mặt khoa học và kỹ thuật sẽ được bàn đến trong một bài khác. Ở đây chỉ nói đến ý niệm “đạo đức giả” đang được khai thác, khai thác nhiều nhất ở “mạng người da đen”. Hệ thống truyền thông ở Mỹ có thật sự thương xót người da đen không? Hình như không! Hành động khai thác vô tội vạ mồ hôi nước mắt của trẻ em ở Congo, không phải mới xảy ra. Nó đã có mấy chục năm nay. Họ cổ động phong trào tranh đấu cho “mạng người da đen” nhưng họ không ngó đến số phận các em da đen đang còng lưng trong các mỏ khai thác Cobalt ở Congo.

    Apple, Alphabet, Dell Technologies, Microsoft và Tesla Làm Gì Để Cứu Giúp Các Em Da Đen ở Congo?

    Tháng Năm, năm 2021, DeseretNews đã loan tải một tài liệu gây xúc động về thảm trạng các trẻ em bị khai thác sức lao động ở Congo. Một bà mẹ đã than khóc: “Con chúng tôi chết như những con chó”. Chính bà có con và cháu, đã chết trong khi làm việc trong mỏ khai thác Cobalt.

    Một vụ kiện tập thể đối với các công ty Apple, Alphabet (cha đẻ của Google), Dell Technologies, Microsoft và Tesla. Vụ kiện đệ nạp ở thủ đô Washington DC hồi năm 2019, đòi hỏi các công ty Apple, Alphabet, Dell Technologies, Microsoft và Tesla phải chịu trách nhiệm. Nhưng hầu hết đều chạy làng, cho rằng họ không có quyền gì để kiểm soát điều kiện làm việc ở nước ngoài. Các công ty này sản xuất các thiết bị có sử dụng Cobalt ở bên trong, nhưng không mảy may lưu tâm đến quá trình khai thác Cobalt. Đường dây khai thác và chính quyền địa phương cũng lạnh lùng đồng loã với bọn tư bản khai thác sức lao động của trẻ em da đen ở Congo.

    Apple, Google, Dell Technologies, Microsoft và Tesla và đồng bọn, yểm trợ phong trào BLM, tranh đấu người da đen ở Mỹ, để gây xáo trộn, tạo thanh thế cho các thế lực chính trị. Họ không đếm xỉa gì đến sinh mạng của các em nhỏ da đen ở Congo. Các em nhỏ ở Congo vẫn cứ sống chết như con chó, để cho các ông bà chính trị gia ở Hoa Thịnh Đốn múa may quay cuồng, thổi mạnh phong trào sản xuất xe điện, mua xe điện, chạy xe điện,… và kiếm tiền với xe điện.

    Sơn Hà

    Không có nhận xét nào