Năm 2020, dịch Covid bùng phát nên các quốc gia hạn chế giao thương làm hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Lúc đó nơi cần hàng bán lẻ thì cạn hàng còn nơi xuất thì bị ứ hàng. Khi dịch Covid tại các thị trường lớn như Mỹ và EU dần được kiểm soát thì điều quan trọng nhất là người ta nối lại chuỗi cung ứng. Nơi bán lẻ thì cần thật nhiều hàng, nơi xuất thì rất cần xuất cho hết hàng đi để thu ngoại tệ về. Mà vận tải đường biển lại chiếm đến 80% lượng hàng hóa vận tải trên thế giới nên cước vận tải tàu biển bị đẩy lên cao là điều hiển nhiên.
Cho đến hôm nay, nước Mỹ đã bung ra 5.000 tỷ đô la giải cứu nền kinh tế, đấy là chưa nói tới gói hạ tầng mà tổng thống Joe Biden sắp bung ra. Và EU nữa, họ cũng bung đến 900 tỷ đô để giải cứu nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này. Hiện nay người ta đang than vãn cước vận tải biển tăng, tuy nhiên đằng sau cước vận tải tăng ấy là nhu cầu rất lớn của các thị trường lớn. Đây là cơ hội để các nền kinh tế nào sống nhờ vào xuất khẩu bứt phá sau cơn đại dịch. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất cảng nên nếu không chuẩn bị tư thế để giành lấy phần ngon trong “miếng thịt cừu” 5000 tỷ thì nước khác sẽ đớp mất thôi.
Cước vận tải biển tăng là bức tranh xấu cho các nhà xuất khẩu, tuy nhiên đằng sau bức tranh xấu này là cơ hội lớn. Miếng bánh ngon bị làm cho mất ngon vì cách bài trí bên ngoài thôi. Nếu gạt bỏ lớp bài trí thì vẫn có thể thưởng thức được món ngon. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cần rất nhiều hàng hóa nhập cảng để giải cơn khát mà nền kinh tế này đã nhịn suốt hơn một năm vừa qua, và trong tay nước Mỹ đang cầm đến 5000 tỷ đô la sẵn sàng mua hết những gì nó cần. Nếu quốc gia nào hoàn thành công việc tiêm phòng toàn dân sớm thì quốc gia đó chớp cơ hội trước, vì sao? Vì tiêm phòng sớm người dân được tự do đi làm và lúc đó nền sản xuất sẽ hồi phục và từ đó đất nước mới có đủ hàng để xuất.
Để xuất cảng nhiều thì nền kinh tế phải khỏe mạnh hoàn toàn, tức là bệnh được chữa khỏi hẳn. Nếu dùng biện pháp cách li xã hội thì chỉ chữa được triệu chứng của nền kinh tế chứ không thể chữa tận gốc. Hết cách li thì cúm cũng trở lại và nền kinh tế lại trở lại thời kỳ khó khăn. Để chữa dứt điểm căn bệnh của nền kinh tế thì chỉ có thể là tiêm vaccine toàn dân. Nước nào hoàn thành mục tiêu tiêm phòng vaccine toàn dân sớm hơn thì nước đó sẽ giành lấy cơ hội gặm phần ngon trong “miếng thịt cừu” 5000 tỷ đô la mà nền kinh tế Mỹ sẵn sàng chi ra để hốt hàng. Nước nào chậm chân thì chỉ còn gặm phần xương của miếng thịt ấy mà thôi.
Tiến độ chích vaccine sẽ là thước đo cho các quốc gia trong vấn đề hoàn thành mục tiêu chích ngừa toàn dân. Theo số liệu cập nhật mới nhất về tiến độ chích ngừa thì Việt Nam ở vị trí rất thấp so với các nước trong khu vực. Được biết Campuchia đã tiêm được 46,7 liều/100 dân, Lào đã tiêm được 19,5 liều/100 dân, Thái Lan 14,7 liều/100 dân, Phillipines đã tiêm 9,8 liều/100 dân, còn Việt Nam chỉ mới có 4 liều/100 dân. Hôm nay ngày 6/7 Mỹ cho biết đã chuyển 2 triệu liều vaccine cho Việt Nam. Tuy nhiên nếu dùng hết 2 triệu liều này thì tiến độ chích của Việt Nam cũng chỉ mới đạt 6 liều/100 dân, vẫn là thấp nhất so với các nước trong khu vực. Ấy là chưa nói lúc Việt Nam chích 2 triệu liều này thì nước khác cũng đã đẩy tiến độ chích ngừa của họ lên một con số mới. Rõ ràng trong cuộc đua hoàn thành chích ngừa toàn dân, Việt Nam đã bị các nước trong khu vực cho “ngửi khói”. Điều này có nghĩa, Việt Nam chỉ có thể là kẻ đến sau trong việc giành lấy phần ăn trong "miếng thịt cừu" 5.000 tỷ đô la của nền kinh tế Mỹ.
Hiện nay chính quyền CS đang lúng túng trong công tác phòng chống dịch cực đoan. Chỉ cần 1 người dương tính thì họ hốt cả nhà, trong khi tại Thái Lan họ chỉ hốt người nào dương tính mà thôi, còn lại cách li tại nhà. Với con số lên đến 5.000 ca nhiễm/ngày mà xã hội Thái vẫn hoạt động rất bình thường trong khi đó ở Việt Nam chưa tới 1000 ca/ngày thì cả xã hội đã tê liệt. Tại sao? Vì Việt Nam đã phải tốn quá nhiều nhân lực xã hội để trói người không nhiễm không được hoạt động gì cho nền kinh tế, tức là CS đã dùng nội lực đất nước đấm vào không khí thay vì dùng nó để làm ra của cải cho xã hội (CS đã quyết "hoàn thành mục tiêu kép" theo cách như thế, rất vô minh). Với cách xử lý như Thái lan thì nền sản xuất của họ không bị siết cổ quá mạnh nên hàng hóa vẫn được làm ra đều đặn chứ không bị hụt nghiêm trọng như Việt Nam. Với biện pháp cách li nhẹ nhàng như Thái Lan thì khi thị trường Mỹ mở cửa hoàn toàn, Thái Lan sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để đáp ứng cho thị trường lớn nhất thế giới này. Ấy là chưa nói đến tiến độ chích vaccine thì Thái Lan đã vượt quá xa Việt Nam nên Thái cũng sẽ về đích sớm hơn Việt Nam.
Việc gọt dũa con số để tuyên truyền đã trở nên lợi bất cập hại. Thế giới đã tin rằng “Việt Nam chống dịch tốt” và họ đã dồn vaccine cho các nước khác. Giờ Việt Nam có muốn mua cũng mua không được vì vaccine vẫn còn đang thiếu, và thế giới đã dồn hết sự thiếu thốn cho Việt Nam. Việt Nam chỉ mới tiếp nhận 2 triệu liều vaccine từ Mỹ, con số rất nhỏ so với 170 triệu liều cho nhu cầu chích ngừa toàn dân. Con ếch chết vì cái mồm, thì nền kinh tế Việt Nam cũng chết vì cái mồm. Cái mồm ấy chính là cái mồm khoác lác của CS. Cái giá của dối trá trong chống dịch được trả giá như thế, có đắt không? Quá đắt!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
http://hanlog.vn/van-chuyen-quoc-te-duong-bien.html
https://baoquocte.vn/goi-cuu-tro-kinh-te-my-1900-ty-usd...
https://www.bbc.com/vietnamese/world-57056348
https://tuoitre.vn/nong-my-da-chuyen-2-trieu-lieu-vac-xin...
https://kenh14.vn/singapore-huong-toi-ngung-dem-so-ca-mac...
https://thanhnien.vn/.../co-lo-vac-xin-covid-19-dang-ve...
https://www.facebook.com/%C4%90%E1%BB%97-Ng%C3%A0-100116885124812/
Không có nhận xét nào