Người dân khu phố Bùi Văn Ba thuộc
phường Tân Thuận Đông, quận 7 đang khẩn thiết kêu cứu đã ba ngày bị
phong tỏa mà không tiếp cận được hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu.
Họ
bức xúc chia sẻ trên nhóm “Tôi là dân quận 7” cho rằng người của phường
ngăn cấm không cho người dân được nhận lương thực tiếp tế bên ngoài,
thẳng tay đuổi người giao và dọa bắt phạt.
“Chúng tôi vì tin lời kêu gọi không tích trữ lương thực của nhà nước để rồi bây giờ không có lương thực để sống qua ngày” – Dinh Thang Nguyen chia sẻ trong group Tôi dân quận 7.
Khu phố này chỉ có 3 cửa hàng tiện ích là Satra Foods, Vimart và Bách Hóa Xanh. Dân trong khu phố này cho biết hàng hóa trong cửa hàng cạn sạch mà xe chở hàng không vào được khu phố. Cửa hàng Satra Foods trong khu phố thì đóng cửa vì nhân viên kiệt sức (ngất trong khi làm việc). Cửa hàng Vinmart thì xe chở hàng không vào được, có xe vào thì không có rau củ quả mà chỉ có hàng khô. Hiện tại chỉ có Bách Hóa Xanh hoạt động nhưng không đủ nguồn hàng cung ứng cho toàn khu phố.
Thành phố chỉ đạo không để hàng hóa lương thực thiết yếu không đủ cung ứng cho dân. Nhưng nhiều địa phương ở quận, phường đặt ra mỗi kiểu làm khó doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bán lẻ, đặt nhiều trạm kiểm soát, yêu cầu tài xế xuất trình đủ thứ giấy tờ chứng minh, gây khó khăn cho xe chở hàng hóa cung ứng cho các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Nhiều doanh nghiệp than xe chở hàng hóa bị ùn ứ ở các trạm kiểm soát khiến việc cung ứng hàng bị chậm trễ.
Doanh nghiệp nào mà không muốn bán hàng trong mùa dịch này khi nhu cầu mua của người dân tăng cao. Sản lượng hàng hóa DN làm ra tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường nhưng vì sao vẫn thiếu hụt ở các cửa hàng tiện ích, siêu thị. Một ông quan phường (phường 21, quận BT) cũng ban hành quyết định kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào địa bàn phường thì hỏi sao xe vận tải không kịp chuyển đến hàng hóa đến siêu thị, cửa hàng tiện ích.
DN sản xuất hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã chịu đủ thứ áp lực trong mùa dịch, còn gặp khó khăn trên đường vận chuyển bởi các trạm kiểm soát, bởi các ông quan phường muốn thể hiện quyền lực.
Thử hỏi một ngày mà chuỗi cung ứng bán hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, lương thực thực phẩm cho dân mà đứt gãy thì tình trạng hỗn loạn sẽ như thế nào? Chỉ mới một công nhân bị dương tính Covid-19 mà hàng trăm công nhân khác trong nhà máy phá rào bỏ chạy trước sự bất lực của bảo vệ, thiếu đường bạo loạn, huống gì thiếu lương thực, đói phải giành ăn?
Trong khi tâm lý chung hiện giờ là sợ bị bế đi cách ly không có người phục vụ cho ăn uống, điều kiện sinh hoạt ở một số khu cách ly thiếu thốn, có người sợ ma đến ám ảnh, sợ đến khu cách ly không ngủ được chưa chết vì dịch đã chết vì sợ ma. Nhân viên bán hàng ở nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích cũng sợ bị nhiễm dịch vì chưa được tiêm vắc xin, gia đình áp lực bắt nghỉ việc. Nhiều DN đau đầu vì nhân viên bán hàng xin nghỉ việc rất nhiều.
Trong khi Bộ Y tế thì ra một kế hoạch tiêm vắc xin hoành tráng nhưng đối tượng ưu tiên lại là những người làm trong ngành du lịch được tiêm trước mà không ưu tiên trước cho đối tượng sản xuất, cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các nhà máy, các siêu thị, các cửa hàng tiện ích, các đơn vị vận chuyển hàng hóa phục vụ hàng ngày cho dân. Mùa dịch này ai thèm đi du lịch, mà có muốn đi cũng không đi được, thì ưu tiên cho đối tượng làm nghề du lịch là vô duyên và không đúng đối tượng.
Thế nhưng bộ, ngành, địa phương thì cứ áp lực yêu cầu DN phải đảm bảo hàng hóa cần thiết cho dân. Bắt DN phải thế này, thế kia mà không ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân viên của họ thì ai chịu làm? Rồi các trạm kiểm soát gây khó cho khâu vận chuyển, hỏi sao dân phố Bùi Văn Ba không kêu cứu vì 3 ngày chưa tiếp cận được lương thực.
“Chúng tôi vì tin lời kêu gọi không tích trữ lương thực của nhà nước để rồi bây giờ không có lương thực để sống qua ngày” – Dinh Thang Nguyen chia sẻ trong group Tôi dân quận 7.
Khu phố này chỉ có 3 cửa hàng tiện ích là Satra Foods, Vimart và Bách Hóa Xanh. Dân trong khu phố này cho biết hàng hóa trong cửa hàng cạn sạch mà xe chở hàng không vào được khu phố. Cửa hàng Satra Foods trong khu phố thì đóng cửa vì nhân viên kiệt sức (ngất trong khi làm việc). Cửa hàng Vinmart thì xe chở hàng không vào được, có xe vào thì không có rau củ quả mà chỉ có hàng khô. Hiện tại chỉ có Bách Hóa Xanh hoạt động nhưng không đủ nguồn hàng cung ứng cho toàn khu phố.
Thành phố chỉ đạo không để hàng hóa lương thực thiết yếu không đủ cung ứng cho dân. Nhưng nhiều địa phương ở quận, phường đặt ra mỗi kiểu làm khó doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bán lẻ, đặt nhiều trạm kiểm soát, yêu cầu tài xế xuất trình đủ thứ giấy tờ chứng minh, gây khó khăn cho xe chở hàng hóa cung ứng cho các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Nhiều doanh nghiệp than xe chở hàng hóa bị ùn ứ ở các trạm kiểm soát khiến việc cung ứng hàng bị chậm trễ.
Doanh nghiệp nào mà không muốn bán hàng trong mùa dịch này khi nhu cầu mua của người dân tăng cao. Sản lượng hàng hóa DN làm ra tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường nhưng vì sao vẫn thiếu hụt ở các cửa hàng tiện ích, siêu thị. Một ông quan phường (phường 21, quận BT) cũng ban hành quyết định kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào địa bàn phường thì hỏi sao xe vận tải không kịp chuyển đến hàng hóa đến siêu thị, cửa hàng tiện ích.
DN sản xuất hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã chịu đủ thứ áp lực trong mùa dịch, còn gặp khó khăn trên đường vận chuyển bởi các trạm kiểm soát, bởi các ông quan phường muốn thể hiện quyền lực.
Thử hỏi một ngày mà chuỗi cung ứng bán hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, lương thực thực phẩm cho dân mà đứt gãy thì tình trạng hỗn loạn sẽ như thế nào? Chỉ mới một công nhân bị dương tính Covid-19 mà hàng trăm công nhân khác trong nhà máy phá rào bỏ chạy trước sự bất lực của bảo vệ, thiếu đường bạo loạn, huống gì thiếu lương thực, đói phải giành ăn?
Trong khi tâm lý chung hiện giờ là sợ bị bế đi cách ly không có người phục vụ cho ăn uống, điều kiện sinh hoạt ở một số khu cách ly thiếu thốn, có người sợ ma đến ám ảnh, sợ đến khu cách ly không ngủ được chưa chết vì dịch đã chết vì sợ ma. Nhân viên bán hàng ở nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích cũng sợ bị nhiễm dịch vì chưa được tiêm vắc xin, gia đình áp lực bắt nghỉ việc. Nhiều DN đau đầu vì nhân viên bán hàng xin nghỉ việc rất nhiều.
Trong khi Bộ Y tế thì ra một kế hoạch tiêm vắc xin hoành tráng nhưng đối tượng ưu tiên lại là những người làm trong ngành du lịch được tiêm trước mà không ưu tiên trước cho đối tượng sản xuất, cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các nhà máy, các siêu thị, các cửa hàng tiện ích, các đơn vị vận chuyển hàng hóa phục vụ hàng ngày cho dân. Mùa dịch này ai thèm đi du lịch, mà có muốn đi cũng không đi được, thì ưu tiên cho đối tượng làm nghề du lịch là vô duyên và không đúng đối tượng.
Thế nhưng bộ, ngành, địa phương thì cứ áp lực yêu cầu DN phải đảm bảo hàng hóa cần thiết cho dân. Bắt DN phải thế này, thế kia mà không ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân viên của họ thì ai chịu làm? Rồi các trạm kiểm soát gây khó cho khâu vận chuyển, hỏi sao dân phố Bùi Văn Ba không kêu cứu vì 3 ngày chưa tiếp cận được lương thực.
Không có nhận xét nào