Header Ads

  • Breaking News

    Nền dân chủ của Malaysia được trợ giúp đặc biệt

    Malaysia’s democracy gets a boost from an unlikely quarter

    The country’s constitutional monarch intervenes in a debate about reopening Parliament

    https://www.economist.com/asia/2021/07/03/malaysias-democracy-gets-a-boost-from-an-unlikely-quarter

     Quốc vương lập hiến của Malaysia can thiệp vào cuộc tranh luận về việc mở lại Quốc hội

    Ngày 3 tháng 7 năm 2021

    Lần cuối cùng Quốc hội Malaysia được triệu tập là vào tháng 12, khi Thủ tướng Muhyiddin Yassin thành công trong việc thông qua ngân sách với một số phiếu đa số nhỏ nhất. Kể từ tháng Giêng, tình trạng khẩn cấp nhằm chống lại đại dịch COVID-19 đã tạo cho ông Muhyiddin một lý do thuận tiện để đóng cửa cơ quan lập pháp. Lý do bề ngoài là nhiều nhà lập pháp đã già và dễ bị vi-rút tấn công. Vấn đề thực sự là liên minh đang lung lay của ông Muhyiddincó thể không vượt qua được việc xem xét của quốc hội. Kể từ đầu năm, nhiều cuộc đào tẩu khỏi liên minh cầm quyền đã khiến chính phủ của ông Muhyiddin không rõ liệu có được đa số dân biểu ủng hộ hay không.

    Không có gì ngạc nhiên khi Thủ tướng đã không muốn đưa ra một ngày chắc chắn về việc triệu tập lại Quốc hội, mà chỉ đưa ra một mốc thời gian mơ hồ là “tháng 9 hoặc tháng 10”. Nhưng vào ngày 16 tháng 6, Sultan Abdullah, nhà vua, đã thúc giục chính phủ tổ chức một cuộc họp Quốc hội “càng sớm càng tốt”. Đặc biệt, tám trong số chín nhân vật hoàng gia trong chế độ quân chủ luân phiên đã đưa ra một tuyên bố phản đối bất kỳ sự gia hạn nào tình trạng khẩn cấp. Một số hội đồng lập pháp tiểu bang đang có kế hoạch họp vào tháng Tám.

    Những can thiệp như vậy từ các quốc vương của Malaysia trước đây rất hiếm. Nhưng với tình trạng bị chính phủ của ông Muhyiddin tấn công liên tục, các nỗ lực chính trị vô tận của phe đối lập hy vọng sẽ hạ bệ chính phủ và cuộc khủng hoảng COVID ngày càng tồi tệ, nhà vua đang ngày càng hiện diện nhiều hơn trong chính trường. Dù gì đi nữa, chính đức vua là người đã bổ nhiệm Muhyiddin vào đầu năm 2020 và đồng ý ban bố tình trạng khẩn cấp vào tháng Giêng. Trên thực tế, nhà vua đang báo hiệu cho thủ tướng rằng ông nên sớm ổn định tình hình. Wong Chin Huat, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Sunway gần Kuala Lumpur, thành phố lớn nhất Malaysia, cho biết việc chính phủ không kiểm soát được đại dịch đã gây ra phản ứng dữ dội của công chúng đối với chính chế độ quân chủ.

    Về phần ông Muhyiddin thì đang ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông đã thành lập một ủy ban để xem xét việc mở lại Quốc hội. Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp nói rằng chỉ có nội các mới có thể quyết định thời điểm Quốc hội nhóm họp. Vào ngày 29 tháng 6, nhà vua triệu tập những người đứng đầu lưỡng viện và một lần nữa “bày tỏ quan điểm rằng Quốc hội nên họp càng sớm càng tốt” để “các cơ chế kiểm tra và cân bằng” có thể hoạt động. Ngày hôm sau, ngay cả khi ông Muhyiddin nhập viện vì tiêu chảy , hai vị này đã đề xuất rằng Quốc hội nên họp trước khi tình trạng khẩn cấp hết hạn vào ngày 1 tháng 8.

    Dù sau cùng Quốc hội có họp vào một ngày nào đó, rất khó có khả năng loại bỏ chính phủ. Đề nghị bất tín nhiệm chính phủ phải được Chủ tịch Quốc Hội đồng ý và chính phủ phải đồng ý gác lại công việc để có thể tiên hành một cuộc bỏ phiếu. Cả hai đều khó có khả năng xảy ra. Người Malaysia cũng không muốn thấy thêm sự hỗn loạn chính trị khi họ đang phải vật lộn với Đại dịch và các khó khăn kinh tế. Thay vào đó, phe đối lập có khả năng tự coi mình như một cơ quan kiểm tra dân chủ quan trọng, đặt câu hỏi về việc xử lý đại dịch và thực hiện chức năng giám sát ông Muhyiddin. “Sáu tháng qua, chính phủ đã can dự vào rất nhiều chuyện vớ vẩn. Tất cả những điều này được bàn tán trên các nhóm WhatsApp,” James Chin từ Đại học Tasmania cho biết. Nhưng nếu các dân biểu có thể đưa ra những câu hỏi hóc búa, ông ấy nói, “Có thể làm xấu mặt chính phủ và làm cho người dân mất tín nhiệm chính phủ.”

    Sự can thiệp của hoàng gia có thể đã có kết quả. Vào ngày 28 tháng 6, ông Muhyiddin đã công bố một gói kích thích trị giá 36 tỷ đô la dành cho các công ty nhỏ và những người dễ bị tổn thương, sau khi bị chỉ trích về phản ứng kinh tế không đầy đủ của chính phủ. Tỷ lệ tiêm chủng tăng đều trong những tuần gần đây. Nếu ông Muhyiddin có thể trụ lại vài tháng nữa, khi nhiều người đã được tiêm chủng và nền kinh tế đã mở cửa trở lại, ông có thể sẽ được hưởng lợi từ sự ủng hộ của dân chúng. Tỷ lệ ủng hộ ông vào cuối tháng 4 vẫn là 67%, tăng từ 63% vào tháng 1, theo Merdeka Centre, một nhà thăm dò ý kiến ​​địa phương. Đó là trước khi có đợt gia tăng mi nht các ca COVID-19. Liu mi chuyn s tt hơn nếu mt trong nhiều đối thủ của ông Muhyiddin là thủ tướng? Hầu hết người Malaysia không muốn nghĩ đến điều đó vào lúc này.

    Nguồn: The Economist

    https://vietnamthoibao.org/vntb-nen-dan-chu-cua-malaysia-duoc-tro-giup-dac-biet/

    Không có nhận xét nào