Từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động không gian mạng quy mô lớn ở nước ngoài, nhằm mục đích có được quyền sở hữu trí tuệ, đạt được ảnh hưởng chính trị, thực hiện hoạt động theo dõi và cài cắm gián điệp nhằm gây ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra xung đột trong tương lai. Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực không gian mạng của Trung Quốc vẫn tụt xa so với Mỹ và không đáng sợ như vẻ bên ngoài.
Trong bài viết trên tờ Nikkei Asia gày 29.6, nhà nghiên cứu cấp cao về xung đột không gian mạng Greg Austin thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) dẫn đánh giá mới của IISS cho rằng Trung Quốc không phải là siêu cường không gian mạng như nhiều người nghĩ và vẫn còn kém xa so với Mỹ.
Từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động không gian mạng quy mô lớn ở nước ngoài, nhằm mục đích có được quyền sở hữu trí tuệ, đạt được ảnh hưởng chính trị, thực hiện hoạt động theo dõi và cài cắm gián điệp nhằm gây ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra xung đột trong tương lai. Tuy nhiên, nước này bị xếp ở nhóm có năng lực mạng thứ hai, trong khi Mỹ xếp ở nhóm một.
Ngoài ý chí chính trị, sức mạnh không gian mạng được cho là dựa trên 3 yếu tố, gồm: năng lực tổ chức, chiến lược, việc chỉ huy và kiểm soát; năng lực phòng thủ thông qua lực lượng an ninh mạng trong nước và hợp tác quốc tế; và khả năng hỗ trợ của nền kinh tế kỹ thuật số đối với nhu cầu và tham vọng không gian mạng.
Ông Austin cho rằng chiến lược của Trung Quốc vẫn còn tụt hậu trong khi năng lực phòng thủ không gian mạng là yếu. Tuy nhiên, mặt yếu nhất của Trung Quốc so với Mỹ chính là nền kinh tế kỹ thuật số.
Theo chuyên gia Austin, các đại học Trung Quốc đã có những bước tiến lớn về một số công nghệ tiên tiến nhưng dữ liệu khảo sát từ Hội cựu sinh viên đại học Trung Quốc cho thấy nước này không có đại học đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực an ninh mạng, nền tảng cốt yếu của năng lực không gian mạng.
Hệ thống đổi mới của Trung Quốc bị cho là gặp khó khăn trong việc thích nghi với các yêu cầu an ninh không gian mạng và các trường đại học bị cho là mắc xích yếu nhất.
Một số yếu tố dẫn đến việc này được cho là sự bảo thủ trong hệ thống giáo dục đại học; các giáo sư kiểm soát chương trình giảng dạy, ngân sách và tổ chức không thích mở rộng các phòng khoa mới về an ninh mạng; không có đủ giảng viên và người giám sát luận án.
Điểm yếu khác của Trung Quốc là mô hình cộng tác chặt chẽ giữa các đại học, giới doanh nghiệp và chính phủ vẫn chưa phổ biến. Mô hình kết hợp giữa dân sự và quân sự của Trung Quốc bị cho là mang tính quan liêu và chỉ là hô hào khẩu hiệu.
Ngay cả khi Trung Quốc trỗi dậy như là một cường quốc không gian mạng, nước này vẫn không thể so sánh với Mỹ khi thiếu những đồng minh quan trọng.
Mỹ đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới chia sẻ tình báo không gian mạng quyền lực Ngũ Nhãn (Mỹ, Anh, Canada, New Zealand và Úc). Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể dựa vào nhiều đồng minh có năng lực tác chiến mạng như Pháp, Israel, hay Nhật Bản.
Từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động không gian mạng quy mô lớn ở nước ngoài, nhằm mục đích có được quyền sở hữu trí tuệ, đạt được ảnh hưởng chính trị, thực hiện hoạt động theo dõi và cài cắm gián điệp nhằm gây ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra xung đột trong tương lai. Tuy nhiên, nước này bị xếp ở nhóm có năng lực mạng thứ hai, trong khi Mỹ xếp ở nhóm một.
Ngoài ý chí chính trị, sức mạnh không gian mạng được cho là dựa trên 3 yếu tố, gồm: năng lực tổ chức, chiến lược, việc chỉ huy và kiểm soát; năng lực phòng thủ thông qua lực lượng an ninh mạng trong nước và hợp tác quốc tế; và khả năng hỗ trợ của nền kinh tế kỹ thuật số đối với nhu cầu và tham vọng không gian mạng.
Ông Austin cho rằng chiến lược của Trung Quốc vẫn còn tụt hậu trong khi năng lực phòng thủ không gian mạng là yếu. Tuy nhiên, mặt yếu nhất của Trung Quốc so với Mỹ chính là nền kinh tế kỹ thuật số.
Theo chuyên gia Austin, các đại học Trung Quốc đã có những bước tiến lớn về một số công nghệ tiên tiến nhưng dữ liệu khảo sát từ Hội cựu sinh viên đại học Trung Quốc cho thấy nước này không có đại học đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực an ninh mạng, nền tảng cốt yếu của năng lực không gian mạng.
Hệ thống đổi mới của Trung Quốc bị cho là gặp khó khăn trong việc thích nghi với các yêu cầu an ninh không gian mạng và các trường đại học bị cho là mắc xích yếu nhất.
Một số yếu tố dẫn đến việc này được cho là sự bảo thủ trong hệ thống giáo dục đại học; các giáo sư kiểm soát chương trình giảng dạy, ngân sách và tổ chức không thích mở rộng các phòng khoa mới về an ninh mạng; không có đủ giảng viên và người giám sát luận án.
Điểm yếu khác của Trung Quốc là mô hình cộng tác chặt chẽ giữa các đại học, giới doanh nghiệp và chính phủ vẫn chưa phổ biến. Mô hình kết hợp giữa dân sự và quân sự của Trung Quốc bị cho là mang tính quan liêu và chỉ là hô hào khẩu hiệu.
Ngay cả khi Trung Quốc trỗi dậy như là một cường quốc không gian mạng, nước này vẫn không thể so sánh với Mỹ khi thiếu những đồng minh quan trọng.
Mỹ đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới chia sẻ tình báo không gian mạng quyền lực Ngũ Nhãn (Mỹ, Anh, Canada, New Zealand và Úc). Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể dựa vào nhiều đồng minh có năng lực tác chiến mạng như Pháp, Israel, hay Nhật Bản.
Không có nhận xét nào