Hôm 2/7, chính quyền Biden đã đóng băng tài sản của 22 quan chức cấp cao Myanmar và các thành viên trong gia đình họ, một động thái trừng phạt nhằm vào quân đội đã gây ra cuộc đảo chính tại nước này từ đầu tháng 2.
Biện pháp trừng phạt của Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ chặn 7 thành viên của quân đội Myanmar và 15 thành viên gia đình của các quan chức bị trừng phạt trước đây tiếp cận các tài sản hoặc các công ty do họ sở hữu tại Mỹ, theo hãng tin AP. Ngoài ra, công dân Hoa Kỳ cũng sẽ không được phép kinh doanh với 22 cá nhân bị trừng phạt nói trên.
Đây là hành động trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào cuộc đàn áp tàn bạo của quân đội Myanmar đối với người biểu tình sau cuộc đảo chính hồi tháng 2. Hàng trăm người đã bị quân đội giết hại.
“Việc quân đội đàn áp nền dân chủ và chiến dịch bạo lực tàn bạo đối với người dân Myanmar là không thể chấp nhận được”, Bộ Tài chính cho biết trong thông báo về các lệnh trừng phạt.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt ngày càng tăng đối với quân đội Myanmar và buộc những người gây ra cuộc đảo chính quân sự và bạo lực đối với người dân sẽ phải chịu trách nhiệm,” tuyên bố của Bộ Tài chính cho biết thêm, nói rằng sẽ còn nhắm mục tiêu đến các nguồn thu của quân đội và các nhà lãnh đạo quân đội.
Trong số các quan chức Myanmar bị nhắm tới có Bộ trưởng Thông tin Chit Naing, Bộ trưởng Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại Aung Naing Oo, Bộ trưởng Lao động, Nhập cư và Dân số Myint Kyaing, Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và Tái định cư Thet Thet Khine và ba thành viên của Hội đồng hành chính mà quân đội thành lập sau cuộc đảo chính.
Hành động trừng phạt đối với các quan chức Myanmar đi kèm với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với 3 giám đốc điều hành công nghiệp Iran mà chính quyền Trump đã phạt vì hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.
Bộ Tài chính không đưa ra lời giải thích nào về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ba người Iran.
Cũng vào thứ Sáu, Bộ Tài chính đã ban hành lệnh thu hồi các biện pháp trừng phạt từ thời Trump đối với các công tố viên và nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Lệnh này sẽ có hiệu lực vào ngày 6/7 sau khi được công bố trên Cơ quan Đăng ký Liên bang.
Đây là hành động trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào cuộc đàn áp tàn bạo của quân đội Myanmar đối với người biểu tình sau cuộc đảo chính hồi tháng 2. Hàng trăm người đã bị quân đội giết hại.
“Việc quân đội đàn áp nền dân chủ và chiến dịch bạo lực tàn bạo đối với người dân Myanmar là không thể chấp nhận được”, Bộ Tài chính cho biết trong thông báo về các lệnh trừng phạt.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt ngày càng tăng đối với quân đội Myanmar và buộc những người gây ra cuộc đảo chính quân sự và bạo lực đối với người dân sẽ phải chịu trách nhiệm,” tuyên bố của Bộ Tài chính cho biết thêm, nói rằng sẽ còn nhắm mục tiêu đến các nguồn thu của quân đội và các nhà lãnh đạo quân đội.
Trong số các quan chức Myanmar bị nhắm tới có Bộ trưởng Thông tin Chit Naing, Bộ trưởng Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại Aung Naing Oo, Bộ trưởng Lao động, Nhập cư và Dân số Myint Kyaing, Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và Tái định cư Thet Thet Khine và ba thành viên của Hội đồng hành chính mà quân đội thành lập sau cuộc đảo chính.
Hành động trừng phạt đối với các quan chức Myanmar đi kèm với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với 3 giám đốc điều hành công nghiệp Iran mà chính quyền Trump đã phạt vì hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.
Bộ Tài chính không đưa ra lời giải thích nào về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ba người Iran.
Cũng vào thứ Sáu, Bộ Tài chính đã ban hành lệnh thu hồi các biện pháp trừng phạt từ thời Trump đối với các công tố viên và nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Lệnh này sẽ có hiệu lực vào ngày 6/7 sau khi được công bố trên Cơ quan Đăng ký Liên bang.
Không có nhận xét nào