Nếu có dịp theo dõi buổi điều trần trong thượng nghị viện Mĩ vài ngày trước, các bạn sẽ thấy ái ngại cho tư cách của ông Anthony Fauci hình như có vấn đề.
Trong giao tiếp tiếng Anh, mệnh đề 'You don't know what you are talking about' (Ông không biết ông nói gì) là một cách nói xem thường người đối diện như là một kẻ ngu xuẩn, dốt. Đó cũng là một cách tấn công cá nhân thô thiển, mà giới khoa học rất rất ít khi nào dùng cho đồng nghiệp.
Thế nhưng ông Anthony Fauci lại dùng cách nói đó cho một đồng nghiệp và cũng là thượng nghị sĩ (TNS). Trong buổi điều trần trước thượng viện, trước câu hỏi của ông TNS Randal Paul về thí nghiệm tăng chức năng của virus (gain-of-function hay GoF), thay vì trả lời câu hỏi, ông Fauci giận dữ mắng ông TNS rằng: "Anh không biết anh đang nói cái gì (You do not know what you’re talking about). Cần nhớ rằng ông Paul cũng là một bác sĩ (chuyên khoa mắt).
Tuy nhiên, trái lại với thái độ giận dữ của ông Fauci, ông Paul tỏ ra điềm tỉnh và xoáy vào vấn đề: có hay không có việc viện nghiên cứu của ông Fauci tài trợ cho Viện virus học Vũ Hán (WIV) làm nghiên cứu GoF, tức nghiên cứu làm cho virus độc hại hơn.
Nhưng các báo chí 'chánh thống' Mĩ như CNN, CBS, WP, New York Times, Guardian, CNBC, NBC, MSNBC, v.v thì hỉ hả trước sự tấn công của ông Fauci và họ hàm ý cho rằng ông Paul sai. Các báo này có vẻ rất hỉ hả trích câu nói giận dữ của Bs Fauci "you do not know what you’re talking about", nhưng không cho các bạn biết bối cảnh đằng sau của cuộc cãi lộn (không còn 'tranh luận' nữa) giữa hai ông bác sĩ.
Những tờ báo này không còn làm cái việc truyền thông nữa và họ cũng đã đánh mất sự trung lập từ lâu. Họ trân tráo nghiêng hẳn về một bên và không cho chúng ta biết quan điểm của bên kia. Họ trở thành những con bệnh nguy hiểm.
Nghiên cứu GoF
Bối cảnh đằng sau là thí nghiệm GoF (tăng chức năng của virus). Có giả thuyết cho rằng con virus chúng ta đang đau khổ vì nó là từ phòng thí nghiệm của WIV, nơi từng làm nhiều thí nghiệm viru từ động vật hoang dã và cũng từng bị tai nạn để cho virus rò rỉ ra ngoài.
Quan trọng hơn, WIV từng nhận tài trợ của Viện Y tế Hoa Kì (NIH). NIH có nhiều viện nghiên cứu, trong đó có viện nghiên cứu các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (NIAID) mà ông Anthony Fauci là giám đốc. NIAID từng tài trợ 800,000 USD cho WIV nghiên cứu virus, nhưng qua trung gian một tổ chức có tên là EcoHealth Alliance do Tiến sĩ Peter Daszak (và ông này rất thân với Tàu).
Năm 2015, một nhóm nghiên cứu WIV công bố một bài báo khoa học 'A SARS-like cluster of circulating bat coronaviruses shows potential for human emergence' trên tập san y khoa lừng danh Nature Medicine [1].
TNS Paul dựa vào bài báo này và cho rằng WIV đã từng làm thí nghiệm GoF. Ông cho biết một nhà khoa học Mĩ (Kevin Esvelt, thuộc MIT) bình duyệt bài báo này và nhận xét rằng một số kĩ thuật sử dụng trong thí nghiệm có vẻ nhứt quán với thí nghiệm GoF (“seemed to meet the definition of gain-of-function”), nhưng Esvelt nói thêm rằng bài báo trên Nature Medicine không dẫn đến việc tạo ra con virus SARS-Cov-2.
Thí nghiệm GoF được xem là nguy hiểm và bị cấm ở một số nước. Ông Fauci từng tuyên bố trước phiên điều trần thượng viện trước đây rằng NIH chưa bao giờ tài trợ cho nghiên cứu thêm chức năng.
Một phiên ... cãi lộn
Mở đầu phiên điều trần, TNS Paul nhắc rằng nói láo trước thượng viện là một trọng tội, và hỏi ông Fauci có muốn rút lại lời tuyên bố trước đây (rằng NIH không có tài trợ cho nghiên cứu GoF). Fauci đáp trả rằng: 'Tôi chưa bao giờ nói láo trước thượng viện, và tôi không rút lại lời tuyên bố đó.'
Ông Paul hỏi vặn: 'Anh lấy virus từ động vật và anh làm tăng khả năng lây nhiễm của nó đến con người, vậy mà anh nói đó không phải là tăng chức năng ư?'
Fauci trả lời và nói trong giận dữ: 'Đúng thế! Và, thưa ngài TNS Paul, thành thật mà nói, anh không biết anh đang nói cái gì, và tôi muốn nói điều này một cách chánh thức.'
Ông Fauci cho biết 'Bài báo đó đã được đánh giá từ trên xuống dưới và kết luận rằng đó không phải là thí nghiệm tăng chức năng.'
TNS Paul cáo buộc rằng ông Fauci 'nhảy cò' chung quanh sự việc vì ông ấy muốn trốn tránh trách nhiệm làm cho 4 triệu người chết trên thế giới.
Ông Fauci càng nổi giận, và nói ông hoàn toàn phản đối cáo buộc đó. Ông chỉ tay vào TNS Paul và nói trong giận dữ: 'Nếu ai đang nói láo ở đây, thì người đó chính là ông thưa ngài thuợng nghị sĩ.'
Tranh luận
Tôi xem cuộc đối thoại giữa 2 người là một cuộc cãi lộn, chớ không phải tranh luận. Tranh luận đúng nghĩa thì phải có lí luận, có luận điểm, và đặc biệt là không tấn công cá nhân. Người tấn công cá nhân ở đây là ông Fauci.
Một bên (Paul) thì nêu định nghĩa về GoF và nói rằng bài báo đó phù hợp với định nghĩa GoF. Nếu là người có tư cách khoa học thì ông Fauci phải chỉ ra luận điểm hay định nghĩa của ông Paul sai chỗ nào. Đằng này, ông Fauci nổi nóng chửi thẳng người đối thoại là 'Anh không biết anh nói cái gì'! Đó không phải là tư cách của người chuyên nghiệp.
Thật ra, tranh luận là một nghệ thuật, nhưng có lẽ ít người Á châu (kể cả Việt Nam mình) nắm được. Vì không nắm được nghệ thuật này nên tuyệt đại đa số người mình hay sa đà vào những nguỵ biện (fallacy). Danh sách nguỵ biện thì rất dài, và khó có ai hiểu hết được. Nhưng những ngụy biện phổ biến nhứt là:
• Tấn công cá nhân (Ad Hominem): đây là loại ngụy biện phổ biến nhứt, khi người nguỵ biện thay vì bàn vấn đề trước mặt lại quay sang tấn công cá nhân. Ví dụ: người ta đang bàn về thí nghiệm tăng chức năng (GoF), nhưng người nguỵ biện nói 'Anh không có chuyên môn về GoF, anh không biết gì cả'. Trong chánh trị, người nguỵ biện hay dùng cách nói 'Anh là phản động' để tránh tranh luận về một vấn đề an sinh xã hội.
• Tấn công người rơm (Straw Man Fallacy): người nguỵ biện đơn giản hoá một vấn đề hay đánh lạc hướng vấn đề bằng cách tạo ra một 'straw man' (người rơm). Ví dụ tiêu biểu là kiểu đối thoại 'Nhà nước cần phải phụ cấp an sinh xã hội cho người nghèo', người nguỵ biện sẽ hỏi lại 'Anh muốn đất nước này suy sụp à?'
• Dựa vào đám đông (Argumentum ad Populum): người ngụy biện dùng đám đông để thuyết phục rằng luận điểm của họ là đúng. Loại nguỵ biện này hay xuất hiện dưới hình thức như 'Quần chúng và nhân dân ủng hộ chánh sách này' và nếu anh không ủng hộ là anh sai.
• Dựa vào số nhỏ (Cherry Picking): Thay vì dựa vào đám đông, người nguỵ biện cherry picking dựa vào một con số hay dữ liệu đơn lẻ nào đó để yểm trợ cho quan điểm của mình. Việc này cũng giống như làm thí nghiệm với kết quả rất nhiều dữ liệu, nhưng nhà nghiên cứu chỉ lấy một hình đẹp nhứt (hay tệ nhứt) để minh chứng. Ví dụ: người nguỵ biện có thể trích một câu nào đó trong bài viết (mà không đọc hết hay đọc không kĩ) và tấn công người viết.
• Dựa vào chứng cớ đơn lẻ (Anecdotal Fallacy): người nguỵ biện hay lấy một ca đơn lẻ để biện minh cho quan điểm của mình. Ví dụ: 'Chú tôi hết bệnh nhờ uống loại trái cây A này'. Cũng giống như trong đại dịch Covid, người ta lấy một hình bệnh nhân trong ICU và nói 'thấy chưa, bị dính Covid-19 là sẽ vầy nè'. Đó là một nguỵ biện, vì đa số các ca nhiễm nCov không nhập ICU. Dựa vào một bài báo mà nói rằng phía Tàu không làm thí nghiệm GoF là một nguỵ biện vậy.
• Dựa vào thẩm quyền (Argumentum ad Verecundiam): người ngụy biện dùng chuyên môn, chức danh, vị trí xã hội của mình để bảo đảm rằng quan điểm của họ là đúng. Một cách nói nguỵ biện khác là 'Chánh phủ biết hết, hãy để cho chánh phủ lo'. Ví dụ: 'Tôi là bác sĩ với 30 năm kinh nghiệm, tôi biết rằng thuốc này có hiệu quả.' Trong cuộc cãi cọ giữa Fauci và Paul, ông Fauci đã phạm phải lỗi nguỵ biện này khi nói rằng bài báo đã được các chuyên gia bình duyệt và họ nói không có chứng cớ về thí nghiệm GoF.
• Dựa vào thành tựu (Appeal to Accomplishment): người nguỵ biện hay lấy thành tựu của một người nào đó để biện minh cho một quan điểm. Ví dụ: 'Giáo sư Smith, giải Nobel y học, nói rằng vaccine có hại. Anh là ai mà dám nói không có hại?'
• Dựa vào tương quan (Ecologic Fallacy): người ngụy biện hay dùng mối tương quan thống kê để biện minh cho quan điểm của mình. Ví dụ: 'Nước nào có IQ cao đều có đường sắt cao tốc. Việt Nam chúng ta có IQ cao, nên cũng phải có đường sắt cao tốc.'
• Đẩy gánh nặng cho người khác (Burden of Proof fallacy): người nguỵ biện thay vì bàn câu hỏi đưa ra nhưng lại bảo người đối thoại chứng minh. Ví dụ: ông A phàn nàn rằng thành phố bị ô nhiễm quá nặng; ông B không đồng ý và cho rằng không có ô nhiễm gì đáng chú ý; ông A bèn bảo ông B hãy chứng minh là không có ô nhiễm.
• Dựa vào cảm tính (Appeal to Emotion hay Appeal to Fear): người nguỵ biện dùng cảm tính hay nỗi sợ để bảo lưu quan điểm của mình. Chẳng hạn như người ta đang nói rằng đa số ca nhiễm nCov là nhẹ, nhưng người nguỵ biện chiếu hình ảnh về 1 người bị nhiễm virus phải nằm ICU để bác bỏ quan điểm của người kia.
• Ngụy biện 'Tôi cũng làm được': người nguỵ biện thay vì bàn về đề tài hiện tại thì quay sang nói mình cũng có khả năng làm như thế. Ví dụ: trước sự thành công của người khác về một công việc hay một phát biểu về sáng kiến, người nguỵ biện thường nói 'Tôi cũng làm được, nhưng không muốn làm điều sơ đẳng đó.'
• Suy diễn hấp tấp (Hasty Generalization): Với loại nguỵ biện này, người ta dùng dữ liệu từ một nghiên cứu với số cỡ mẫu nhỏ, để khái quát hoá. Ví dụ như họ chỉ quan sát 3 ca tử vong trên 10 người bị phơi nhiễm, và nói rằng nguy cơ tử vong là 30%. Một suy diễn khác là lấy mẫu không mang tính đại diện cho quần thể, nhưng lại khái quát hoá cho quần thể. Chẳng hạn như lấy mẫu từ bệnh viện nhưng khái quát hoá ra dân số trong cộng đồng.
• Đánh trống lãng (Red Herring fallacy): Người nguỵ biện thay vì tập trung vào vấn đề đang bàn, thì đánh lạc hướng sang một vấn đề khác. Chẳng hạn như khi ông Tổng thống Trump tức giận dùng mệnh đề 'Chinese Virus', một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Tàu nói 'Dịch Covid-19 có nguồn gốc từ Mĩ'. Khi Tổng thống Brazil ủng hộ ông Trump, viên đại sứ Tàu mỉa mai rằng ông ấy bị nhiễm virus tâm thần ('mental virus').
• Nguỵ biện mù mờ (Vagueness Fallacy): Với nguỵ biện này, người ngụy biện dùng những chữ mù mờ (không rõ nghĩa) làm cho người đọc hiểu sao thì hiểu. Ví dụ như cách nói 'Dịch diễn biến rất phức tạp, và đòi hỏi chúng ta phải phong toả thành phố', thì chữ 'phức tạp' là chữ không có ý nghĩa rõ ràng, và người nguỵ biện có thể dựa vào đó mà đưa ra bất cứ chánh sách nào họ thích.
Những lỗi nguỵ biện đó xảy ra với người chưa quen với nghị luận thì chẳng nói làm gì, nhưng xảy ra với người cao cấp như ông Fauci thì quả là vừa đáng tiếc vừa ngạc nhiên. Cũng có thể ông Fauci chẳng xem ông Paul ra gì (vì Fauci có thành tích khoa học đầy mình, nên với người bác sĩ như Paul thì ông ấy có thể xem thường). Dù sao đi nữa thì lối nói của ông Fauci là không chuyên nghiệp chút nào.
Hai ông bác sĩ
Randal Paul (58 tuổi) là bác sĩ chuyên khoa mắt và cũng là thượng nghị sĩ đảng Cộng Hoà từ năm 2011. Ông này còn trẻ nhưng có vẻ có tiếng nói nặng kí trong thượng nghị viện. Một trong những vấn đề mà ông Paul và phe Cộng Hoà theo đuổi là giả thuyết con virus gây đại dịch là do nhân tạo và xuất phát từ Viện virus học Vũ Hán (WIV).
Anthony Fauci (81 tuổi) là bác sĩ chuyên về miễn dịch học và giám đốc NIAID (Viện các bệnh dị ứng và truyền nhiễm) đồng thời cố vấn y tế cho cựu TT Donald Trump và đương kim TT Biden. So với Paul, Fauci có thành tích khoa học nổi trội hơn nhiều. Ông Fauci không chỉ là một bác sĩ (dù không hành nghề) mà còn là một nhà khoa học có hạng, với hàng trăm công trình nghiên cứu trên các tập san nổi tiếng, và được trao nhiều giải thưởng. Nhưng về chánh trị thì Paul 'nặng kí' hơn và có quyền lực hơn Fauci (vốn được xem là một công chức).
Hai người này không thuận nhau. Trong quá khứ Paul (và đồng đảng Cộng Hoà nói chung) không có ấn tượng tốt với Fauci. Lí do là ông Fauci thay đổi quan điểm liên tục về dịch Vũ Hán, làm cho mấy người làm chánh trị lẫn lộn. Giới chánh trị muốn có câu trả lời YES hay NO, nhưng Fauci là nhà khoa học nên chỉ có thể nói 'may be', không có cái gì là chắc chắn. Cách nói bất định của Fauci làm cho đảng Cộng Hoà điên tiết.
Không phải chỉ phe Cộng Hoà, ngay cả các giáo sư kinh tế cố vấn cho ông Trump cũng xem thường Fauci. Một trong những người thân cận TT Trump là Giáo sư Peter Navarro (tác giả cuốn sách nổi tiếng Death by China) khinh thường Fauci ra mặt, xem Fauci chỉ là một công chức, và trong nhiều cuộc họp quan trọng ông không mời Fauci vì cho rằng ... không cần thiết!
***
Tóm lại, theo dõi phiên điều trần trước thượng viện Mĩ tôi thấy ông Fauci đã mất cái tánh điềm đạm và trở nên mất bình tĩnh, dùng cách nói tấn công cá nhân đến ông TNS Rand Paul. Sự việc diễn biến theo chiều càng ngày càng trở thành cuộc đấu đá cá nhân, khi ông Paul cho biết rằng ông sẽ yêu cầu Bộ Công lí điều tra hình sự về ông Fauci. Tuy nhiên, có lẽ phe Dân Chủ sẽ tìm cách bảo vệ cho 'buddy' của họ.
Có một điều tôi thấy hình như ông Fauci (và những người theo phe ông cùng báo chí 'mainstream') quá ngây thơ. Họ chỉ dựa vào một bài báo khoa học và xác quyết rằng Viện virus học Vũ Hán không có làm thí nghiệm GoF. Thật là một sự ngây thơ đến ngạc nhiên. Đúng như ông TNS Paul nói làm sao biết được họ có làm thí nghiệm GoF; họ làm và không báo cáo hay không viết thành bài báo khoa học thì có ai biết. Chẳng lẽ cả 100 năm tương tác mà họ không biết bản chất của nhà cầm quyền Tàu? Dựa vào bài báo khoa học mà nói rằng họ không làm thí nghiệm GoF thì quả thật ông Fauci không xứng đáng đứng đầu cái viện NIAID.
Đại dịch Vũ Hán đã diễn ra hơn 18 tháng rồi, và chúng ta vẫn chưa biết nó xuất phát từ đâu. Điều bị tổn thương lớn nhứt trong đại dịch này có lẽ là sự thật.
_____
Video clip trong phiên điều trần giữa Fauci và Paul. https://www.youtube.com/watch?v=ahmJ1kYcnnM
[1] https://www.nature
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Nguỵ biện "You don't know what you are talking about": Anthony Fauci vs Rand Paul. |
Trong giao tiếp tiếng Anh, mệnh đề 'You don't know what you are talking about' (Ông không biết ông nói gì) là một cách nói xem thường người đối diện như là một kẻ ngu xuẩn, dốt. Đó cũng là một cách tấn công cá nhân thô thiển, mà giới khoa học rất rất ít khi nào dùng cho đồng nghiệp.
Thế nhưng ông Anthony Fauci lại dùng cách nói đó cho một đồng nghiệp và cũng là thượng nghị sĩ (TNS). Trong buổi điều trần trước thượng viện, trước câu hỏi của ông TNS Randal Paul về thí nghiệm tăng chức năng của virus (gain-of-function hay GoF), thay vì trả lời câu hỏi, ông Fauci giận dữ mắng ông TNS rằng: "Anh không biết anh đang nói cái gì (You do not know what you’re talking about). Cần nhớ rằng ông Paul cũng là một bác sĩ (chuyên khoa mắt).
Tuy nhiên, trái lại với thái độ giận dữ của ông Fauci, ông Paul tỏ ra điềm tỉnh và xoáy vào vấn đề: có hay không có việc viện nghiên cứu của ông Fauci tài trợ cho Viện virus học Vũ Hán (WIV) làm nghiên cứu GoF, tức nghiên cứu làm cho virus độc hại hơn.
Nhưng các báo chí 'chánh thống' Mĩ như CNN, CBS, WP, New York Times, Guardian, CNBC, NBC, MSNBC, v.v thì hỉ hả trước sự tấn công của ông Fauci và họ hàm ý cho rằng ông Paul sai. Các báo này có vẻ rất hỉ hả trích câu nói giận dữ của Bs Fauci "you do not know what you’re talking about", nhưng không cho các bạn biết bối cảnh đằng sau của cuộc cãi lộn (không còn 'tranh luận' nữa) giữa hai ông bác sĩ.
Những tờ báo này không còn làm cái việc truyền thông nữa và họ cũng đã đánh mất sự trung lập từ lâu. Họ trân tráo nghiêng hẳn về một bên và không cho chúng ta biết quan điểm của bên kia. Họ trở thành những con bệnh nguy hiểm.
Nghiên cứu GoF
Bối cảnh đằng sau là thí nghiệm GoF (tăng chức năng của virus). Có giả thuyết cho rằng con virus chúng ta đang đau khổ vì nó là từ phòng thí nghiệm của WIV, nơi từng làm nhiều thí nghiệm viru từ động vật hoang dã và cũng từng bị tai nạn để cho virus rò rỉ ra ngoài.
Quan trọng hơn, WIV từng nhận tài trợ của Viện Y tế Hoa Kì (NIH). NIH có nhiều viện nghiên cứu, trong đó có viện nghiên cứu các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (NIAID) mà ông Anthony Fauci là giám đốc. NIAID từng tài trợ 800,000 USD cho WIV nghiên cứu virus, nhưng qua trung gian một tổ chức có tên là EcoHealth Alliance do Tiến sĩ Peter Daszak (và ông này rất thân với Tàu).
Năm 2015, một nhóm nghiên cứu WIV công bố một bài báo khoa học 'A SARS-like cluster of circulating bat coronaviruses shows potential for human emergence' trên tập san y khoa lừng danh Nature Medicine [1].
TNS Paul dựa vào bài báo này và cho rằng WIV đã từng làm thí nghiệm GoF. Ông cho biết một nhà khoa học Mĩ (Kevin Esvelt, thuộc MIT) bình duyệt bài báo này và nhận xét rằng một số kĩ thuật sử dụng trong thí nghiệm có vẻ nhứt quán với thí nghiệm GoF (“seemed to meet the definition of gain-of-function”), nhưng Esvelt nói thêm rằng bài báo trên Nature Medicine không dẫn đến việc tạo ra con virus SARS-Cov-2.
Thí nghiệm GoF được xem là nguy hiểm và bị cấm ở một số nước. Ông Fauci từng tuyên bố trước phiên điều trần thượng viện trước đây rằng NIH chưa bao giờ tài trợ cho nghiên cứu thêm chức năng.
Một phiên ... cãi lộn
Mở đầu phiên điều trần, TNS Paul nhắc rằng nói láo trước thượng viện là một trọng tội, và hỏi ông Fauci có muốn rút lại lời tuyên bố trước đây (rằng NIH không có tài trợ cho nghiên cứu GoF). Fauci đáp trả rằng: 'Tôi chưa bao giờ nói láo trước thượng viện, và tôi không rút lại lời tuyên bố đó.'
Ông Paul hỏi vặn: 'Anh lấy virus từ động vật và anh làm tăng khả năng lây nhiễm của nó đến con người, vậy mà anh nói đó không phải là tăng chức năng ư?'
Fauci trả lời và nói trong giận dữ: 'Đúng thế! Và, thưa ngài TNS Paul, thành thật mà nói, anh không biết anh đang nói cái gì, và tôi muốn nói điều này một cách chánh thức.'
Ông Fauci cho biết 'Bài báo đó đã được đánh giá từ trên xuống dưới và kết luận rằng đó không phải là thí nghiệm tăng chức năng.'
TNS Paul cáo buộc rằng ông Fauci 'nhảy cò' chung quanh sự việc vì ông ấy muốn trốn tránh trách nhiệm làm cho 4 triệu người chết trên thế giới.
Ông Fauci càng nổi giận, và nói ông hoàn toàn phản đối cáo buộc đó. Ông chỉ tay vào TNS Paul và nói trong giận dữ: 'Nếu ai đang nói láo ở đây, thì người đó chính là ông thưa ngài thuợng nghị sĩ.'
Tranh luận
Tôi xem cuộc đối thoại giữa 2 người là một cuộc cãi lộn, chớ không phải tranh luận. Tranh luận đúng nghĩa thì phải có lí luận, có luận điểm, và đặc biệt là không tấn công cá nhân. Người tấn công cá nhân ở đây là ông Fauci.
Một bên (Paul) thì nêu định nghĩa về GoF và nói rằng bài báo đó phù hợp với định nghĩa GoF. Nếu là người có tư cách khoa học thì ông Fauci phải chỉ ra luận điểm hay định nghĩa của ông Paul sai chỗ nào. Đằng này, ông Fauci nổi nóng chửi thẳng người đối thoại là 'Anh không biết anh nói cái gì'! Đó không phải là tư cách của người chuyên nghiệp.
Thật ra, tranh luận là một nghệ thuật, nhưng có lẽ ít người Á châu (kể cả Việt Nam mình) nắm được. Vì không nắm được nghệ thuật này nên tuyệt đại đa số người mình hay sa đà vào những nguỵ biện (fallacy). Danh sách nguỵ biện thì rất dài, và khó có ai hiểu hết được. Nhưng những ngụy biện phổ biến nhứt là:
• Tấn công cá nhân (Ad Hominem): đây là loại ngụy biện phổ biến nhứt, khi người nguỵ biện thay vì bàn vấn đề trước mặt lại quay sang tấn công cá nhân. Ví dụ: người ta đang bàn về thí nghiệm tăng chức năng (GoF), nhưng người nguỵ biện nói 'Anh không có chuyên môn về GoF, anh không biết gì cả'. Trong chánh trị, người nguỵ biện hay dùng cách nói 'Anh là phản động' để tránh tranh luận về một vấn đề an sinh xã hội.
• Tấn công người rơm (Straw Man Fallacy): người nguỵ biện đơn giản hoá một vấn đề hay đánh lạc hướng vấn đề bằng cách tạo ra một 'straw man' (người rơm). Ví dụ tiêu biểu là kiểu đối thoại 'Nhà nước cần phải phụ cấp an sinh xã hội cho người nghèo', người nguỵ biện sẽ hỏi lại 'Anh muốn đất nước này suy sụp à?'
• Dựa vào đám đông (Argumentum ad Populum): người ngụy biện dùng đám đông để thuyết phục rằng luận điểm của họ là đúng. Loại nguỵ biện này hay xuất hiện dưới hình thức như 'Quần chúng và nhân dân ủng hộ chánh sách này' và nếu anh không ủng hộ là anh sai.
• Dựa vào số nhỏ (Cherry Picking): Thay vì dựa vào đám đông, người nguỵ biện cherry picking dựa vào một con số hay dữ liệu đơn lẻ nào đó để yểm trợ cho quan điểm của mình. Việc này cũng giống như làm thí nghiệm với kết quả rất nhiều dữ liệu, nhưng nhà nghiên cứu chỉ lấy một hình đẹp nhứt (hay tệ nhứt) để minh chứng. Ví dụ: người nguỵ biện có thể trích một câu nào đó trong bài viết (mà không đọc hết hay đọc không kĩ) và tấn công người viết.
• Dựa vào chứng cớ đơn lẻ (Anecdotal Fallacy): người nguỵ biện hay lấy một ca đơn lẻ để biện minh cho quan điểm của mình. Ví dụ: 'Chú tôi hết bệnh nhờ uống loại trái cây A này'. Cũng giống như trong đại dịch Covid, người ta lấy một hình bệnh nhân trong ICU và nói 'thấy chưa, bị dính Covid-19 là sẽ vầy nè'. Đó là một nguỵ biện, vì đa số các ca nhiễm nCov không nhập ICU. Dựa vào một bài báo mà nói rằng phía Tàu không làm thí nghiệm GoF là một nguỵ biện vậy.
• Dựa vào thẩm quyền (Argumentum ad Verecundiam): người ngụy biện dùng chuyên môn, chức danh, vị trí xã hội của mình để bảo đảm rằng quan điểm của họ là đúng. Một cách nói nguỵ biện khác là 'Chánh phủ biết hết, hãy để cho chánh phủ lo'. Ví dụ: 'Tôi là bác sĩ với 30 năm kinh nghiệm, tôi biết rằng thuốc này có hiệu quả.' Trong cuộc cãi cọ giữa Fauci và Paul, ông Fauci đã phạm phải lỗi nguỵ biện này khi nói rằng bài báo đã được các chuyên gia bình duyệt và họ nói không có chứng cớ về thí nghiệm GoF.
• Dựa vào thành tựu (Appeal to Accomplishment): người nguỵ biện hay lấy thành tựu của một người nào đó để biện minh cho một quan điểm. Ví dụ: 'Giáo sư Smith, giải Nobel y học, nói rằng vaccine có hại. Anh là ai mà dám nói không có hại?'
• Dựa vào tương quan (Ecologic Fallacy): người ngụy biện hay dùng mối tương quan thống kê để biện minh cho quan điểm của mình. Ví dụ: 'Nước nào có IQ cao đều có đường sắt cao tốc. Việt Nam chúng ta có IQ cao, nên cũng phải có đường sắt cao tốc.'
• Đẩy gánh nặng cho người khác (Burden of Proof fallacy): người nguỵ biện thay vì bàn câu hỏi đưa ra nhưng lại bảo người đối thoại chứng minh. Ví dụ: ông A phàn nàn rằng thành phố bị ô nhiễm quá nặng; ông B không đồng ý và cho rằng không có ô nhiễm gì đáng chú ý; ông A bèn bảo ông B hãy chứng minh là không có ô nhiễm.
• Dựa vào cảm tính (Appeal to Emotion hay Appeal to Fear): người nguỵ biện dùng cảm tính hay nỗi sợ để bảo lưu quan điểm của mình. Chẳng hạn như người ta đang nói rằng đa số ca nhiễm nCov là nhẹ, nhưng người nguỵ biện chiếu hình ảnh về 1 người bị nhiễm virus phải nằm ICU để bác bỏ quan điểm của người kia.
• Ngụy biện 'Tôi cũng làm được': người nguỵ biện thay vì bàn về đề tài hiện tại thì quay sang nói mình cũng có khả năng làm như thế. Ví dụ: trước sự thành công của người khác về một công việc hay một phát biểu về sáng kiến, người nguỵ biện thường nói 'Tôi cũng làm được, nhưng không muốn làm điều sơ đẳng đó.'
• Suy diễn hấp tấp (Hasty Generalization): Với loại nguỵ biện này, người ta dùng dữ liệu từ một nghiên cứu với số cỡ mẫu nhỏ, để khái quát hoá. Ví dụ như họ chỉ quan sát 3 ca tử vong trên 10 người bị phơi nhiễm, và nói rằng nguy cơ tử vong là 30%. Một suy diễn khác là lấy mẫu không mang tính đại diện cho quần thể, nhưng lại khái quát hoá cho quần thể. Chẳng hạn như lấy mẫu từ bệnh viện nhưng khái quát hoá ra dân số trong cộng đồng.
• Đánh trống lãng (Red Herring fallacy): Người nguỵ biện thay vì tập trung vào vấn đề đang bàn, thì đánh lạc hướng sang một vấn đề khác. Chẳng hạn như khi ông Tổng thống Trump tức giận dùng mệnh đề 'Chinese Virus', một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Tàu nói 'Dịch Covid-19 có nguồn gốc từ Mĩ'. Khi Tổng thống Brazil ủng hộ ông Trump, viên đại sứ Tàu mỉa mai rằng ông ấy bị nhiễm virus tâm thần ('mental virus').
• Nguỵ biện mù mờ (Vagueness Fallacy): Với nguỵ biện này, người ngụy biện dùng những chữ mù mờ (không rõ nghĩa) làm cho người đọc hiểu sao thì hiểu. Ví dụ như cách nói 'Dịch diễn biến rất phức tạp, và đòi hỏi chúng ta phải phong toả thành phố', thì chữ 'phức tạp' là chữ không có ý nghĩa rõ ràng, và người nguỵ biện có thể dựa vào đó mà đưa ra bất cứ chánh sách nào họ thích.
Những lỗi nguỵ biện đó xảy ra với người chưa quen với nghị luận thì chẳng nói làm gì, nhưng xảy ra với người cao cấp như ông Fauci thì quả là vừa đáng tiếc vừa ngạc nhiên. Cũng có thể ông Fauci chẳng xem ông Paul ra gì (vì Fauci có thành tích khoa học đầy mình, nên với người bác sĩ như Paul thì ông ấy có thể xem thường). Dù sao đi nữa thì lối nói của ông Fauci là không chuyên nghiệp chút nào.
Hai ông bác sĩ
Randal Paul (58 tuổi) là bác sĩ chuyên khoa mắt và cũng là thượng nghị sĩ đảng Cộng Hoà từ năm 2011. Ông này còn trẻ nhưng có vẻ có tiếng nói nặng kí trong thượng nghị viện. Một trong những vấn đề mà ông Paul và phe Cộng Hoà theo đuổi là giả thuyết con virus gây đại dịch là do nhân tạo và xuất phát từ Viện virus học Vũ Hán (WIV).
Anthony Fauci (81 tuổi) là bác sĩ chuyên về miễn dịch học và giám đốc NIAID (Viện các bệnh dị ứng và truyền nhiễm) đồng thời cố vấn y tế cho cựu TT Donald Trump và đương kim TT Biden. So với Paul, Fauci có thành tích khoa học nổi trội hơn nhiều. Ông Fauci không chỉ là một bác sĩ (dù không hành nghề) mà còn là một nhà khoa học có hạng, với hàng trăm công trình nghiên cứu trên các tập san nổi tiếng, và được trao nhiều giải thưởng. Nhưng về chánh trị thì Paul 'nặng kí' hơn và có quyền lực hơn Fauci (vốn được xem là một công chức).
Hai người này không thuận nhau. Trong quá khứ Paul (và đồng đảng Cộng Hoà nói chung) không có ấn tượng tốt với Fauci. Lí do là ông Fauci thay đổi quan điểm liên tục về dịch Vũ Hán, làm cho mấy người làm chánh trị lẫn lộn. Giới chánh trị muốn có câu trả lời YES hay NO, nhưng Fauci là nhà khoa học nên chỉ có thể nói 'may be', không có cái gì là chắc chắn. Cách nói bất định của Fauci làm cho đảng Cộng Hoà điên tiết.
Không phải chỉ phe Cộng Hoà, ngay cả các giáo sư kinh tế cố vấn cho ông Trump cũng xem thường Fauci. Một trong những người thân cận TT Trump là Giáo sư Peter Navarro (tác giả cuốn sách nổi tiếng Death by China) khinh thường Fauci ra mặt, xem Fauci chỉ là một công chức, và trong nhiều cuộc họp quan trọng ông không mời Fauci vì cho rằng ... không cần thiết!
***
Tóm lại, theo dõi phiên điều trần trước thượng viện Mĩ tôi thấy ông Fauci đã mất cái tánh điềm đạm và trở nên mất bình tĩnh, dùng cách nói tấn công cá nhân đến ông TNS Rand Paul. Sự việc diễn biến theo chiều càng ngày càng trở thành cuộc đấu đá cá nhân, khi ông Paul cho biết rằng ông sẽ yêu cầu Bộ Công lí điều tra hình sự về ông Fauci. Tuy nhiên, có lẽ phe Dân Chủ sẽ tìm cách bảo vệ cho 'buddy' của họ.
Có một điều tôi thấy hình như ông Fauci (và những người theo phe ông cùng báo chí 'mainstream') quá ngây thơ. Họ chỉ dựa vào một bài báo khoa học và xác quyết rằng Viện virus học Vũ Hán không có làm thí nghiệm GoF. Thật là một sự ngây thơ đến ngạc nhiên. Đúng như ông TNS Paul nói làm sao biết được họ có làm thí nghiệm GoF; họ làm và không báo cáo hay không viết thành bài báo khoa học thì có ai biết. Chẳng lẽ cả 100 năm tương tác mà họ không biết bản chất của nhà cầm quyền Tàu? Dựa vào bài báo khoa học mà nói rằng họ không làm thí nghiệm GoF thì quả thật ông Fauci không xứng đáng đứng đầu cái viện NIAID.
Đại dịch Vũ Hán đã diễn ra hơn 18 tháng rồi, và chúng ta vẫn chưa biết nó xuất phát từ đâu. Điều bị tổn thương lớn nhứt trong đại dịch này có lẽ là sự thật.
_____
Video clip trong phiên điều trần giữa Fauci và Paul. https://www.youtube.com/watch?v=ahmJ1kYcnnM
[1] https://www.nature
Không có nhận xét nào