Phán quyết ngày 12-7-2016, do Hội đồng trọng tài thành lập theo
Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, nhấn
mạnh Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để yêu cầu quyền lịch sử đối với
các nguồn tài nguyên vượt quá các quyền mà UNCLOS quy định.
Không phải "tờ giấy lộn"
Cuộc chiến ngầm 5 năm sau phán quyết Biển Đông |
Không phải "tờ giấy lộn"
5
năm qua, tình hình lại không diễn biến như kỳ vọng, dù về cơ bản, phán
quyết trên được xem là nhân tố xúc tác cho sự phản kháng mạnh mẽ hơn với
các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Viện Lowy (Úc) hôm 12-7 thậm
chí cho rằng sự kiện 2016 dần chỉ còn là thắng lợi về tinh thần cho
Philippines.
Trên thực tế, đa phần các phân tích nhân kỷ niệm 5 năm sự kiện trên đều cho rằng phán quyết tác động rất ít tới hành vi của Trung Quốc, bao gồm các động thái quân sự hóa, cải tạo trái phép ở Biển Đông.
Việc tàu Trung Quốc xuất hiện đông đảo ở Đá Ba Đầu gần đây là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Nói như giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI, CSIS) Greg Poling, dữ liệu ở đây quá rõ ràng, tàu hải cảnh và tàu dân quân Trung Quốc đang hiện diện đông hơn 5 năm trước, ở khu vực Philippines tuyên bố có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Song thái độ đó của Trung Quốc phần nào đã được "tiếp sức" không nhỏ từ chính Philippines. Trong khi các bộ trưởng Philippines đa số kiên quyết với vấn đề này, Tổng thống Rodrigo Duterte lại khiến câu chuyện trở nên rắc rối.
Nắm quyền từ năm 2016, ông Duterte thường xuyên đưa ra những thông điệp tiền hậu bất nhất - một điểm đặc trưng trong cách tiếp cận của ông với Trung Quốc cũng như trong chính sách đối ngoại.
Cả khu vực vẫn còn nhớ cảm giác sốc khi ông Duterte tuyên bố phán quyết 2016 chỉ là "tờ giấy lộn". Ông thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc, và rằng chống lại một cường quốc như Bắc Kinh là việc làm vô nghĩa.
Nhưng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2020, ông Duterte lại gây bất ngờ khi nói phán quyết giờ đây là một phần của luật pháp quốc tế, vượt qua phạm vi của sự thỏa hiệp, giảm bớt tầm quan trọng, hay từ bỏ của các chính phủ".
Tới tháng 5 năm nay, ông một lần nữa khiến nhiều người bất ngờ khi quay lại lập trường cũ, dọa ném phán quyết vào sọt rác.
Song bất kể sự bất nhất của nhà lãnh đạo Philippines, phán quyết trên được cho là đã mở ra cơ sở pháp lý mới cho cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn yêu sách quá đáng của Trung Quốc.
Từ cuối năm 2019 tới đầu năm 2021, hàng chục công hàm và văn bản đã được gửi lên Liên Hiệp Quốc, bày tỏ lập trường phản đối yêu sách của Trung Quốc. Các nước như Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản, Anh... đều đã lên tiếng yêu cầu tuân thủ UNCLOS 1982.
Mặt trận mới sau cột mốc
Trong khi buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết là điều rất khó, hiện nay một cuộc chiến cân não xung quanh phán quyết này vẫn được duy trì, trước khi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) được "chốt hạ" theo cách có thể đáp ứng nguyện vọng các bên.
Phán quyết 2016 là đòn giáng mạnh vào tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tạo tiền đề cho các nước khác như Malaysia, Việt Nam... có thể nghiên cứu và tìm phương án ứng phó trong tương lai.
Nói vậy để thấy, việc Philippines ứng xử ra sao với phán quyết cũng ảnh hưởng tới ý chí của những "nhà quan sát" khác. Nếu Philippines buông xuôi, các nước khác cũng có thể vơi phần nào động lực đấu tranh.
Hiện nay, hy vọng đang được đặt vào chính quyền mới của Philippines sau khi Tổng thống Duterte mãn nhiệm và không thể tiếp tục tranh cử tổng thống.
Tương tự, phán quyết trên dù khiến Trung Quốc bị giảm sút uy tín, song cũng vô tình là dịp để Bắc Kinh "dằn mặt" về cách họ có thể ứng xử với các vụ kiện khác sau này.
Việc Trung Quốc kiên quyết ngó lơ phán quyết suốt những năm qua, bất chấp sức ép từ quốc tế ngày càng tăng, càng thể hiện rõ ý đồ đó.
Hôm 12-7, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nêu ra 6 điểm khi phản đối thông điệp cùng ngày của Mỹ. Có vẻ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho ngày kỷ niệm phán quyết.
Phần trả lời của ông Triệu dài tới 900 chữ (tiếng Anh) đăng trên website, rất dài cho một nội dung trình bày tại họp báo thường kỳ.
Philippines chọn cứng rắn tới đâu, Trung Quốc "lỳ lợm" tới mức nào, sẽ là kịch bản cho Biển Đông những năm tới. Chỉ chắc chắn rằng, phán quyết 2016 là cột mốc đã làm thay đổi đáng kể tình hình tại vùng biển này.
Viện Lowy "hiến kế" Philippines nên phối hợp với ASEAN, và trong tình huống còn nhiều khác biệt về vấn đề Biển Đông, Manila có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Trong khi đó, theo Đài CNBC, có thể tăng cường áp lực lên Trung Quốc nhiều hơn thông qua các câu chuyện về số phận ngư dân, thay vì chỉ tập trung cho pháp lý.
Trên thực tế, đa phần các phân tích nhân kỷ niệm 5 năm sự kiện trên đều cho rằng phán quyết tác động rất ít tới hành vi của Trung Quốc, bao gồm các động thái quân sự hóa, cải tạo trái phép ở Biển Đông.
Việc tàu Trung Quốc xuất hiện đông đảo ở Đá Ba Đầu gần đây là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Nói như giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI, CSIS) Greg Poling, dữ liệu ở đây quá rõ ràng, tàu hải cảnh và tàu dân quân Trung Quốc đang hiện diện đông hơn 5 năm trước, ở khu vực Philippines tuyên bố có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Song thái độ đó của Trung Quốc phần nào đã được "tiếp sức" không nhỏ từ chính Philippines. Trong khi các bộ trưởng Philippines đa số kiên quyết với vấn đề này, Tổng thống Rodrigo Duterte lại khiến câu chuyện trở nên rắc rối.
Nắm quyền từ năm 2016, ông Duterte thường xuyên đưa ra những thông điệp tiền hậu bất nhất - một điểm đặc trưng trong cách tiếp cận của ông với Trung Quốc cũng như trong chính sách đối ngoại.
Cả khu vực vẫn còn nhớ cảm giác sốc khi ông Duterte tuyên bố phán quyết 2016 chỉ là "tờ giấy lộn". Ông thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc, và rằng chống lại một cường quốc như Bắc Kinh là việc làm vô nghĩa.
Nhưng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2020, ông Duterte lại gây bất ngờ khi nói phán quyết giờ đây là một phần của luật pháp quốc tế, vượt qua phạm vi của sự thỏa hiệp, giảm bớt tầm quan trọng, hay từ bỏ của các chính phủ".
Tới tháng 5 năm nay, ông một lần nữa khiến nhiều người bất ngờ khi quay lại lập trường cũ, dọa ném phán quyết vào sọt rác.
Song bất kể sự bất nhất của nhà lãnh đạo Philippines, phán quyết trên được cho là đã mở ra cơ sở pháp lý mới cho cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn yêu sách quá đáng của Trung Quốc.
Từ cuối năm 2019 tới đầu năm 2021, hàng chục công hàm và văn bản đã được gửi lên Liên Hiệp Quốc, bày tỏ lập trường phản đối yêu sách của Trung Quốc. Các nước như Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản, Anh... đều đã lên tiếng yêu cầu tuân thủ UNCLOS 1982.
Mặt trận mới sau cột mốc
Trong khi buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết là điều rất khó, hiện nay một cuộc chiến cân não xung quanh phán quyết này vẫn được duy trì, trước khi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) được "chốt hạ" theo cách có thể đáp ứng nguyện vọng các bên.
Phán quyết 2016 là đòn giáng mạnh vào tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tạo tiền đề cho các nước khác như Malaysia, Việt Nam... có thể nghiên cứu và tìm phương án ứng phó trong tương lai.
Nói vậy để thấy, việc Philippines ứng xử ra sao với phán quyết cũng ảnh hưởng tới ý chí của những "nhà quan sát" khác. Nếu Philippines buông xuôi, các nước khác cũng có thể vơi phần nào động lực đấu tranh.
Hiện nay, hy vọng đang được đặt vào chính quyền mới của Philippines sau khi Tổng thống Duterte mãn nhiệm và không thể tiếp tục tranh cử tổng thống.
Tương tự, phán quyết trên dù khiến Trung Quốc bị giảm sút uy tín, song cũng vô tình là dịp để Bắc Kinh "dằn mặt" về cách họ có thể ứng xử với các vụ kiện khác sau này.
Việc Trung Quốc kiên quyết ngó lơ phán quyết suốt những năm qua, bất chấp sức ép từ quốc tế ngày càng tăng, càng thể hiện rõ ý đồ đó.
Hôm 12-7, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nêu ra 6 điểm khi phản đối thông điệp cùng ngày của Mỹ. Có vẻ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho ngày kỷ niệm phán quyết.
Phần trả lời của ông Triệu dài tới 900 chữ (tiếng Anh) đăng trên website, rất dài cho một nội dung trình bày tại họp báo thường kỳ.
Philippines chọn cứng rắn tới đâu, Trung Quốc "lỳ lợm" tới mức nào, sẽ là kịch bản cho Biển Đông những năm tới. Chỉ chắc chắn rằng, phán quyết 2016 là cột mốc đã làm thay đổi đáng kể tình hình tại vùng biển này.
Viện Lowy "hiến kế" Philippines nên phối hợp với ASEAN, và trong tình huống còn nhiều khác biệt về vấn đề Biển Đông, Manila có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Trong khi đó, theo Đài CNBC, có thể tăng cường áp lực lên Trung Quốc nhiều hơn thông qua các câu chuyện về số phận ngư dân, thay vì chỉ tập trung cho pháp lý.
Không có nhận xét nào