Header Ads

  • Breaking News

    Covid-19: Có cần thiết khử trùng toàn Sài Gòn, Hà Nội?

    Quân đội phun khử trùng tại thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM

    Quân đội đang đồng loạt triển khai chiến dịch khử trùng ngoài trời trên diện rộng tại nhiều đô thị. Câu hỏi đặt ra: Việc làm này có cần thiết?

    Quân đội Việt Nam đang mở một chiến dịch khử trùng lớn chưa từng có. Theo đó, toàn bộ TP HCM, phần lớn Hà Nội và một số địa phương khác sẽ được phun khử trùng trên diện rộng.

    Chiến dịch khổng lồ

    Bộ Tư lệnh TP HCM phối hợp với Lữ đoàn phòng hóa 87 và Tiểu đoàn phòng hóa 38 bắt đầu phun khử trùng toàn bộ thành phố Thủ Đức vào ngày 23/7, mở đầu cho chiến dịch phun khử trùng toàn bộ các quận huyện ở TP HCM.

    Theo Cổng thông tin Covid-19 của Bộ Y tế, hiện nay dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP HCM vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. "Để giành thắng lợi trong cuộc chiến này, cần có các biện pháp kịp thời khẩn trương và quyết liệt hơn nữa, một trong số đó là tổ chức tốt đợt cao điểm phòng tiêu độc khử trùng trên địa bàn… nhằm tiêu diệt các virus gây bệnh phát tán trong không khí và bám trên các bề mặt góp phần hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng," trang tin này viết.

    Lực lượng tham gia khử trùng mà Bộ Tư lệnh TP HCM triển khai bao gồm đội phun tiêu độc, khử trùng của Bộ Tư lệnh Thành phố, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; Lữ đoàn Phòng hóa 87 thuộc Binh chủng Hóa học, Tiểu đoàn Phòng hóa 38 thuộc Quân khu 7.


    Một chiến dịch khử trùng ngoài trời lớn đang được triển khai tại TP HCM

    Chiến dịch dự tính sẽ kéo dài đến hết tháng 7, với mỗi ngày xử lý xong từ hai tới bốn quận, huyện.

    Cùng thời gian, Binh chủng Hóa học thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng đã tổ chức phun khử trùng diện rộng tại nhiều quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

    Không ít địa phương khác cũng thực hiện khử trùng đường phố, công viên tại các đô thị lớn.

    Điều đáng nói là chiến dịch hết sức tốn kém này đang bị đắt dấu hỏi về tính cần thiết và hiệu quả trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang cần rất nhiều nhân lực, tài lực và vật lực để phục vụ cho các mặt khác của công tác chống dịch, như tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị.

    Có cần thiết?

    Nhiều tổ chức uy tín thế đã khẳng định việc phun khử trùng ngoài trời là lợi bất cập hại. Vào tháng 5/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo không nên thực hiện phun khử trùng ngoài trời trên diện rộng.

    "Biện pháp phun hóa chất khử trùng trong không gian ngoài trời, như đường phố hoặc chợ... không được khuyến cáo để tiêu diệt SARS-CoV-2 hoặc các mầm bệnh khác vì bụi bẩn và chất khác trong không khí có thể làm vô hiệu hóa chất khử trùng," tài liệu của WHO nêu rõ.

    Cũng theo tài liệu trên, "phun hóa chất khử trùng khó bao phủ toàn bộ bề mặt để vô hiệu hóa mầm bệnh".

    WHO lưu ý đường phố và vỉa hè không được xem là "ổ dịch Covid-19" và hóa chất khử trùng có thể "nguy hiểm đối với sức khỏe con người".

    WHO cũng kêu gọi không phun thuốc khử trùng lên người, vì điều này "có thể gây hại về thể chất và tinh thần nhưng không làm giảm nguy cơ Covid-19 lây nhiễm qua các giọt li ti trong không khí hoặc tiếp xúc với người bệnh".

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho rằng vệ sinh khử trùng các bề mặt trong nhà có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, CDC cũng lưu ý "việc phun sản phẩm vệ sinh và khử trùng ở khu vực ngoài trời - như vỉa hè, đường sá hoặc tấm phủ bề mặt - đều không cần thiết".
    ,

    CDC Hoa Kỳ khuyến khích khử trùng trong không gian kín nhưng cho rằng phun khử trùng ngoài trời là không cần thiết

    Tại Việt Nam, một số chuyên gia hàng đầu đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề này. Chuyên trang Infonet thuộc báo Vietnamnet có bài "Nên dừng việc phun hoá chất ngoài trời phòng ngừa Covid-19?". Theo bài viết, phó giáo sư Trần Đắc Phu - cố vấn Cao cấp của Trung tâm Đáp ứng các sự kiện khẩn cấp của Bộ Y tế - từ đầu mùa dịch đã nhiều lần cho rằng việc phun hóa chất ngoài đường, công viên như một số nơi đang làm "không có tác dụng gì".

    Một điều đáng lưu ý nữa là việc khử trùng ngoài trời diễn ra trong giai đoạn mà người dân tại TP HCM và Hà Nội hầu như bị cấm ra đường, nên ý nghĩa hạn chế nguy cơ lây nhiễm cũng bị đặt dấu hỏi.

    "Hôm trước vừa nói Sài Gòn làm việc vô ích thì hôm nay tới Hà Nội. Mà báo chí Việt Nam hay giới chuyên môn cũng chẳng ai lên tiếng. Chắc họ nghĩ là những việc này vô hại và ít ra có tác dụng làm nhân dân sợ, không dám ra đường, ý thức về độ nghiêm trọng của dịch bệnh," một người dùng Facebook tên Vu Hoang Linh viết.

    Một người dùng Facebook khác tên Phương Lý nhận xét: "Hôm phun ở TP HCM, một số ý kiến cũng phân tích kiểu như thế này rồi, rất rõ ràng, mà sao Hà Nội vẫn làm nhỉ? Mà chủ tịch Hà Nội là nhà khoa học đấy."

    https://www.bbc

    Không có nhận xét nào