Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 30 tháng 7 năm 2021

    Ngày 29.7, Hàng Không Mẫu Hạm HMS Queen Elizabeth xuất hiện ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây khoảng 45 hải lý về hướng tây tây bắc, cách Đá Xu Bi 50 hải lý về hướng tây bắc.
    I. Biển Đông, chuyển động quân sự

    Sau đó, nhóm tàu này di chuyển theo hướng bắc. Đến ngày 29.7, HKMH/ HMS Queen Elizabeth xuất hiện ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây khoảng 45 hải lý về hướng tây tây bắc, cách Đá Xu Bi 50 hải lý về hướng tây bắc.

    Phản ứng trước sự kiện tàu sân bay Anh vào Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 29.7 rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ quốc gia nào tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông với mục đích khiêu khích và cảnh báo quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để đối phó.



    Trong khi đó, tàu Sơn Đông của Trung Quốc cũng được phát hiện hoạt động ở phía nam đảo Hải Nam trong cùng ngày.



    Ngày 28.7, tàu khu trục USS Benfold (DDG 65) băng qua eo biển Đài Loan theo hướng bắc ra Biển Hoa Đông.

    Đây là chuyến băng qua eo biển Đài Loan lần thứ 7 của tàu chiến Mỹ trong năm nay, trung bình một tháng một chuyến.

    Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Kidd (DDG 100) và tàu tác chiến cận bờ USS Tulsa (LCS 16) đã kết hợp thành Nhóm hành động trên biển (SAG) khi hoạt động ở Biển Đông.

    II. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du Đông Nam Á

    1. Việt Nam

    Một kết quả đáng chú ý trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin từ 28-29.7 là biên bản ghi nhớ về hợp tác tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

    Bản tin chính thức của Việt Nam gọi đây là “Bản ghi nhớ về hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Việt Nam”.

    Tuy nhiên, bản tin trên website của Bộ Quốc phòng Mỹ gọi đây là “Bản ghi nhớ về Sáng kiến tìm kiếm thời chiến tranh Việt Nam” (Vietnam Wartime Accounting Initiative Memorandum of Understanding).

    "Chuyển sang chương trình tìm kiếm người mất tích thời Chiến tranh Việt Nam, một phần của cuộc họp tại Bộ Quốc phòng liên quan đến Bản ghi nhớ về Sáng kiến Tìm kiếm thời chiến tranh Việt Nam giữa hai nước. Nó cho phép người Việt Nam tìm kiếm hàng triệu hồ sơ, "giúp tìm kiếm người mất tích của chính họ và quy tập những người đã chết trong chiến tranh", một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết. Trọng tâm của bản ghi nhớ đó là sự hợp tác với Đại học Harvard và Đại học công nghệ Texas tạo ra một cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm chứa hàng triệu hồ sơ."

    Có thể thấy dựa theo phía Mỹ, sáng kiến này có độ bao phủ rộng hơn và có thể hỗ trợ tìm kiếm toàn bộ những người Việt Nam mất tích trong chiến tranh qua việc mở các kho dữ liệu. Đây là một nỗ lực đầy ý nghĩa của cả hai phía nhằm khép lại vết thương chiến tranh, không chỉ giữa riêng hai quốc gia.

    Bản tin của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng trích dẫn một số phát biểu của Bộ trưởng Austin tại cuộc hội đàm.

    ""Khi hai nước chúng ta nối lại bình thường hóa, Hoa Kỳ cam kết tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam và chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng của các bạn".

    Hoa Kỳ có mối quan hệ hiệu quả và nồng ấm với Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ "không yêu cầu Việt Nam lựa chọn giữa các đối tác", ông Austin nói. "Trên thực tế, một trong những mục tiêu trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo rằng các đồng minh và đối tác của chúng tôi có quyền tự do và không gian để vạch ra tương lai của chính họ".

    2. Chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Kamala Haris

    Tuy vẫn chưa công bố chính thức, nhưng truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch nươc Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn được đón Phó tổng thống Kamala Harris sang thăm trong thời gian tới.

    Như thế, có thể xem như kế hoạch cho chuyến thăm Việt Nam của bà Kamala Harris đã được gút lại.

    Ngoài ra, khi gặp Chủ tịch nước Việt Nam, ông Austin cũng “đề nghị hai bên nghiên cứu, nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược trong tương lai”.

    3. Philippins khôi phục Thỏa thuận VFA

    Trong một diễn biến đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định khôi phục Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước.

    Quyết định được đưa ra sau cuộc gặp giữa ông Duterte với Bộ trưởng Austin tối 29.7.

    VFA bị ông Duterte chính thức hủy bỏ vào tháng 2.2020, nhưng thời điểm hủy bỏ được gia hạn nhiều lần trong hơn 1 năm qua.


    Không có nhận xét nào