Hoa Kỳ và 20 quốc gia khác đã ra một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về triển vọng hiện tại và tương lai của tự do báo chí ở Hồng Kông.
Nhóm 21 chính phủ — một phần của “Liên minh Tự do Truyền thông” được thành lập vào năm 2019 để vận động cho tự do báo chí và sự an toàn của các nhà báo — đã chỉ ra rằng gần đây Apple Daily, một tờ báo ủng hộ dân chủ lớn ở Hồng Kông, đã buộc phải đóng cửa và các nhân viên của tờ báo bị bắt giữ.
“Việc sử dụng Luật An ninh Quốc gia để trấn áp báo chí là một bước đi tiêu cực và nghiêm trọng làm suy yếu quyền tự trị cao của Hồng Kông cũng như các quyền và tự do của người dân ở đây, đã được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông và Tuyên bố chung Trung – Anh,” tuyên bố ngày 10/7 viết.
Các quyền tự do tại trung tâm tài chính của thế giới đã biến mất ở mức báo động sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt Luật An ninh Quốc gia hà khắc vào mùa hè năm ngoái. Kể từ đó, hàng chục nhà lãnh đạo đối lập ủng hộ dân chủ của thành phố hiện đang phải đối mặt với việc bị truy tố hoặc ngồi tù nếu họ chưa chạy ra nước ngoài tị nạn chính trị.
Gần đây, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng luật “đã đưa Hồng Kông nhanh chóng trở thành một chế độ cảnh sát và tạo ra tình trạng khẩn cấp về nhân quyền cho những người sống ở đó.” Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi các nền dân chủ trên thế giới “gây áp lực nhiều hơn để chế độ cộng sản Trung Quốc chấm dứt các chính sách độc tài và đảm bảo khôi phục tự do báo chí” tại Hồng Kông.
Vào ngày 17/6, 500 nhân viên cảnh sát đã đột kích vào tòa soạn của Apple Daily và phong tỏa hàng triệu tài sản của tờ báo, khiến nó phải ngừng kinh doanh hoàn toàn. Tờ báo này đã in ấn bản cuối cùng vào ngày 24/6 và kể từ đó đã đóng cửa các tài khoản mạng xã hội.
Hai trong số các giám đốc điều hành cấp cao của tờ báo — Giám đốc điều hành Cheung Kim-hung và Tổng biên tập Ryan Law — bị cáo buộc cấu kết với lực lượng nước ngoài theo Luật An ninh Quốc gia. Hiện họ đang bị giam giữ sau khi bị từ chối bảo lãnh vào tháng trước. Phiên tòa xét xử họ được lên kế hoạch vào ngày 13/8.
Hai cây bút của Apple Daily, Fung Wai-kong và Yeung Ching-kee, đã bị bắt vào cuối tháng Sáu. Fung sau đó đã được tại ngoại.
Người sáng lập Apple Daily, Jimmy Lai, đã phải thụ án tù vì tội liên quan đến việc ông ủng hộ các cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông hai năm trước, trong bối cảnh phong trào chống ĐCSTQ, ủng hộ dân chủ lên đến đỉnh cao vào tháng 6 năm 2019. Ông Lai cũng đang chờ xét xử riêng rẽ trong vụ án “an ninh quốc gia”.
“Hành động chống lại Apple Daily diễn ra trong bối cảnh gia tăng kiểm duyệt phương tiện truyền thông ở Hồng Kông, bao gồm áp lực về tính độc lập của đài truyền hình công cộng và hành động pháp lý gần đây của chính quyền Hồng Kông đối với các nhà báo,” nhóm 21 quốc gia tuyên bố.
Vào ngày 28/6, Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông (HKJA) đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ lo ngại khi thấy một số phương tiện truyền thông địa phương thực hiện các hành động tự kiểm duyệt, bao gồm xóa các video đã xuất bản và các bài báo bình luận, sau khi Apple Daily đóng cửa.
“‘Khủng bố trắng’ đang diễn ra ở khắp mọi nơi,” HKJA tuyên bố. “Nó phản ánh những lo ngại của báo chí về khả năng xảy ra việc kiểm duyệt các bài viết và niềm tin mỏng manh của họ vào cam kết bảo vệ quyền tự do báo chí của chính phủ [Hồng Kông] và cơ quan thực thi pháp luật.”
“Khủng bố trắng” là một diễn đạt phổ biến để mô tả bầu không khí sợ hãi. Tra xét văn chương thường được sử dụng để mô tả cuộc đàn áp các học giả và trí thức vì “tội phạm ngôn luận” hoặc các bài viết không phù hợp của họ ở Trung Quốc thời xưa.
Nhóm các chính phủ cũng cho biết họ “rất lo ngại” về khả năng luật mới được thực thi ở Hồng Kông “có nguy cơ bị sử dụng để loại bỏ sự giám sát và chỉ trích của giới truyền thông về các chính sách và hành động của chính quyền”.
Chính quyền Hồng Kông đã nói về việc thực hiện luật “tin giả” trong nhiều tháng, sau khi nhà lãnh đạo Hồng Kông thân Bắc Kinh Carrie Lam lần đầu tiên đề xuất ý tưởng này vào tháng Hai. Bà lặp lại lời kêu gọi của mình vào tháng 5, nói luật sẽ được sử dụng để ngăn chặn “thông tin sai lệch, thù hận và dối trá”.
Tuy nhiên, dự luật đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm truyền thông, bao gồm HKJA, Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Hồng Kông và Liên đoàn nhà báo quốc tế (IFJ).
“Luật tin tức giả đã trở nên đồng nghĩa với việc các chính phủ và các nhân vật công chúng nhắm mục tiêu vào các báo cáo chân thực tiết lộ thông tin mà một số người không muốn nghe”, IFJ tuyên bố vào tháng 5, đáp lại bình luận của bà Lam.
Nhóm đã kêu gọi chế độ Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông duy trì tự do báo chí “phù hợp với các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Trung Quốc”.
Ngoài Hoa Kỳ, tuyên bố chung đã được ký kết bởi Úc, Áo, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ý, Nhật Bản, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Slovakia , Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.
“Việc sử dụng Luật An ninh Quốc gia để trấn áp báo chí là một bước đi tiêu cực và nghiêm trọng làm suy yếu quyền tự trị cao của Hồng Kông cũng như các quyền và tự do của người dân ở đây, đã được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông và Tuyên bố chung Trung – Anh,” tuyên bố ngày 10/7 viết.
Các quyền tự do tại trung tâm tài chính của thế giới đã biến mất ở mức báo động sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt Luật An ninh Quốc gia hà khắc vào mùa hè năm ngoái. Kể từ đó, hàng chục nhà lãnh đạo đối lập ủng hộ dân chủ của thành phố hiện đang phải đối mặt với việc bị truy tố hoặc ngồi tù nếu họ chưa chạy ra nước ngoài tị nạn chính trị.
Gần đây, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng luật “đã đưa Hồng Kông nhanh chóng trở thành một chế độ cảnh sát và tạo ra tình trạng khẩn cấp về nhân quyền cho những người sống ở đó.” Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi các nền dân chủ trên thế giới “gây áp lực nhiều hơn để chế độ cộng sản Trung Quốc chấm dứt các chính sách độc tài và đảm bảo khôi phục tự do báo chí” tại Hồng Kông.
Vào ngày 17/6, 500 nhân viên cảnh sát đã đột kích vào tòa soạn của Apple Daily và phong tỏa hàng triệu tài sản của tờ báo, khiến nó phải ngừng kinh doanh hoàn toàn. Tờ báo này đã in ấn bản cuối cùng vào ngày 24/6 và kể từ đó đã đóng cửa các tài khoản mạng xã hội.
Hai trong số các giám đốc điều hành cấp cao của tờ báo — Giám đốc điều hành Cheung Kim-hung và Tổng biên tập Ryan Law — bị cáo buộc cấu kết với lực lượng nước ngoài theo Luật An ninh Quốc gia. Hiện họ đang bị giam giữ sau khi bị từ chối bảo lãnh vào tháng trước. Phiên tòa xét xử họ được lên kế hoạch vào ngày 13/8.
Hai cây bút của Apple Daily, Fung Wai-kong và Yeung Ching-kee, đã bị bắt vào cuối tháng Sáu. Fung sau đó đã được tại ngoại.
Người sáng lập Apple Daily, Jimmy Lai, đã phải thụ án tù vì tội liên quan đến việc ông ủng hộ các cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông hai năm trước, trong bối cảnh phong trào chống ĐCSTQ, ủng hộ dân chủ lên đến đỉnh cao vào tháng 6 năm 2019. Ông Lai cũng đang chờ xét xử riêng rẽ trong vụ án “an ninh quốc gia”.
“Hành động chống lại Apple Daily diễn ra trong bối cảnh gia tăng kiểm duyệt phương tiện truyền thông ở Hồng Kông, bao gồm áp lực về tính độc lập của đài truyền hình công cộng và hành động pháp lý gần đây của chính quyền Hồng Kông đối với các nhà báo,” nhóm 21 quốc gia tuyên bố.
Vào ngày 28/6, Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông (HKJA) đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ lo ngại khi thấy một số phương tiện truyền thông địa phương thực hiện các hành động tự kiểm duyệt, bao gồm xóa các video đã xuất bản và các bài báo bình luận, sau khi Apple Daily đóng cửa.
“‘Khủng bố trắng’ đang diễn ra ở khắp mọi nơi,” HKJA tuyên bố. “Nó phản ánh những lo ngại của báo chí về khả năng xảy ra việc kiểm duyệt các bài viết và niềm tin mỏng manh của họ vào cam kết bảo vệ quyền tự do báo chí của chính phủ [Hồng Kông] và cơ quan thực thi pháp luật.”
“Khủng bố trắng” là một diễn đạt phổ biến để mô tả bầu không khí sợ hãi. Tra xét văn chương thường được sử dụng để mô tả cuộc đàn áp các học giả và trí thức vì “tội phạm ngôn luận” hoặc các bài viết không phù hợp của họ ở Trung Quốc thời xưa.
Nhóm các chính phủ cũng cho biết họ “rất lo ngại” về khả năng luật mới được thực thi ở Hồng Kông “có nguy cơ bị sử dụng để loại bỏ sự giám sát và chỉ trích của giới truyền thông về các chính sách và hành động của chính quyền”.
Chính quyền Hồng Kông đã nói về việc thực hiện luật “tin giả” trong nhiều tháng, sau khi nhà lãnh đạo Hồng Kông thân Bắc Kinh Carrie Lam lần đầu tiên đề xuất ý tưởng này vào tháng Hai. Bà lặp lại lời kêu gọi của mình vào tháng 5, nói luật sẽ được sử dụng để ngăn chặn “thông tin sai lệch, thù hận và dối trá”.
Tuy nhiên, dự luật đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm truyền thông, bao gồm HKJA, Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Hồng Kông và Liên đoàn nhà báo quốc tế (IFJ).
“Luật tin tức giả đã trở nên đồng nghĩa với việc các chính phủ và các nhân vật công chúng nhắm mục tiêu vào các báo cáo chân thực tiết lộ thông tin mà một số người không muốn nghe”, IFJ tuyên bố vào tháng 5, đáp lại bình luận của bà Lam.
Nhóm đã kêu gọi chế độ Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông duy trì tự do báo chí “phù hợp với các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Trung Quốc”.
Ngoài Hoa Kỳ, tuyên bố chung đã được ký kết bởi Úc, Áo, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ý, Nhật Bản, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Slovakia , Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.
Không có nhận xét nào