Sáng nay mình đọc được một bài rất hay về thế trận Trung Quốc trên bàn cờ chiến lược Covid. Nó đang bị dồn vào thế thủ bại. Nhưng quanh nó, những nước Á Châu cùng nó ca bài tự hào chiến thắng cũng ngậm ngùi nhận ra sự thất bại của họ.
Á Châu – nói chung, chỉ biết chặn dịch nhất thời mà không có kế hoạch chống dịch hữu hiệu lâu dài. Như thế nào là chặn dịch, như thế nào là chống dịch, xin xem thêm ở đây:
Lãnh đạo Á Châu với thói đa nghi, lãnh đạo Việt Nam với tầm nhìn hạn hẹp đã không tin vào khoa học tiên tiến và hiệu quả của vaccine. Họ chỉ tập trung chặn dịch mà không đẩy mạnh kế hoạch phát triển vaccine cũng như phối hợp với Âu-Mỹ trong kế hoạch phát triển vaccine.
Ấn Độ lò sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, trước khi dịch bệnh bùng phát tàn khốc vào tháng 4, họ cũng chỉ xem vaccine là sản phẩm để kinh doanh kiếm lợi. Tỉ lệ tiêm chủng ở Ấn Độ khi ấy dưới 4% cho tổng dân số vì không mấy người chịu tiêm vaccine.
Tương tự, Hàn Quốc cũng chỉ sản xuất vaccine cho chương trình covax để lấy lợi nhuận. Đại bộ phận người Hàn Quốc không muốn tham gia chủng ngừa.
Nhật, Đài Loan, Singapore tùy mức độ say men chiến thắng mà nhập vaccine với số lượng chừng mực chủ yếu để ngắm.
Lãnh đạo Việt Nam nổ ngất trời dù xếp áp chót trong bảng tỉ lệ xứ nghèo tiêm vaccine. Còn người Việt Nam thì thờ ơ với chuyện tiêm chủng. Tâm lý “để xem đã“, “ai chích thì chích, tui chờ coi”… rất phổ biến. Suốt từ tháng 4.2020, khi Moderna thử mũi vaccine lâm sàng đầu tiên mở ra hy vọng cho toàn thế giới, mình đã dịch liên tục tin tức về vaccine. Ròng rã hơn một năm, hầu như tuần nào mình cũng đưa những bản tin mới nhất về vaccine và tác động của đại dịch. Thậm chí, mình dịch cả một loạt bài về vaccine Trung Quốc, để bạn bè biết vị trí của vaccine Cẩu Tạp trên thị trường quốc tế ra sao. Sự quan tâm của bạn bè trong nước chỉ ở mức độ vui vẻ, yêu thương… nhưng quyết định dứt khoát “tiêm vaccine để vượt qua đại dịch” thì rất mơ hồ hay gần như không có.
Bây giờ dịch bệnh ở Việt Nam bùng nổ, nhiều người hoảng hốt nhắn tin cho mình, hỏi lung tung. Xin thưa là:
- Chuyện gì làm được mình đã cố gắng làm suốt hơn một năm nay rồi.
- Mình từ chối trả lời câu hỏi: “Tiêm hay không tiêm”. Đây phải là quyết định của mỗi cá nhân sau khi tìm hiểu đủ thông tin.
- Riêng bản thân mình, câu trả lời ngay từ đầu rất dứt khoát, mình chọn tiêm chủng để bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình và chung tay bảo vệ cộng đồng – mình sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm.
- Mình sẽ không làm gì để chống lại chiến dịch tiêm chủng ở Việt Nam. Kể cả khi nhà nước Việt Nam cho tiêm vaccine Trung Quốc. Nhưng mình sẽ tiếp tục dịch bài về vaccine Trung Quốc một cách trung lập để bạn bè tự quyết định. Mình cũng sẽ chỉ trích những sai lầm (nếu có) của chính phủ, nếu họ làm khổ dân, hại dân.
- Còn lại, là vấn đề của bạn. Hãy tự quyết định vận mệnh của mình và của tổ quốc. Ít ra một lần trong đời, bạn có cơ hội làm được chuyện này.
*
Đã qua rồi cái thời chế nhạo Âu-Mỹ, tự hào cho rằng “thế giới nên học Á Châu cách chống dịch”, tệ hại hơn nữa “Việt Nam chống dịch giỏi nhất thế giới”. Giờ đây, vaccine là chiếc chìa khóa duy nhất mở cánh cửa bước ra khỏi đại dịch (dù là, nó “có thể” dẫn vào một hiểm họa khác). Để có được chiếc chìa khóa này, Âu-Mỹ phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng, chịu nhiều thương vong, nhưng cái họ có được:
- Không vi phạm nhân quyền cũng như không đàn áp và hành hạ người dân.
- Không giảm tốc độ phát triển kinh tế.
- Không hoảng hốt, rối loạn.
Sức chịu đựng mãnh liệt nhất phải kể đến hai dân tộc: Anh và Mỹ. Giữa cái chết vây hãm trùng trùng điệp điệp, họ vẫn ngẩng cao đầu, cắn răng vượt qua vòng vây tang trắng. Cái gì đã làm nên điều kỳ diệu này, mình không rõ. Bản lãnh cao bồi hay sự lạnh lùng quý tộc? Bình tĩnh, kiên cường đi qua sự hoang tàn chết chóc và kiêu hãnh phục hồi – cái đó mới là điều đáng học trong mùa dịch này. Xin cúi đầu chào người dân Anh-Mỹ, bằng cả sự ngưỡng mộ.
*
Giới thiệu bài báo: “Trung Quốc mất ưu thế trên bàn cờ chiến lược Covid-19”. Cảm ơn đội dịch thuật của VnExpress.
Các bạn nên đọc nguyên bài, nó rất hay – mở ra một cái nhìn mới ngay trong bước ngoặc vaccine này. Mình chỉ trích ở đây một vài đoạn:
“Ít tháng trước, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Kim Quyền tự tin tuyên bố Bắc Kinh khống chế thành công Covid-19 với thiệt hại kinh tế tối thiểu chứng minh "tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc".
Trong khi làn sóng Covid-19 thứ nhất và thứ hai giáng đòn nặng nề vào uy tín châu Âu lẫn Bắc Mỹ, gây tác động tưởng chừng vô phương cứu vãn, Trung Quốc lại kiểm soát tốt đại dịch nhờ chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt.
Bắc Kinh tin rằng nhờ Covid-19, đà tiến của họ đã "nhảy vọt" một thập kỷ và không có gì có thể ngăn cản nổi. Học giả Singapore Kishore Mahbubani thì nhận định đại dịch Covid-19 đánh dấu sự khởi đầu cho "Thế kỷ châu Á".
Nhận định này có vẻ hợp lý hồi năm ngoái, nhưng đến năm nay, cục diện chiến lược đã thay đổi. Sau gần một năm chật vật đối phó với đại dịch, phương Tây dần lấy lại vị thế của mình. Mỹ đang hồi phục với nền tảng tốt hơn Trung Quốc nhờ chương trình tiêm chủng quyết liệt trên toàn quốc. Vaccine châu Âu và Mỹ được xem như "phép màu" thoát đại dịch trên khắp thế giới.
Trên khắp thế giới, nhiều nước bắt đầu hoài nghi về chất lượng vaccine Trung Quốc bởi những thông tin gây tranh cãi về mức an toàn và hiệu quả. Chile tiêm chủng thần tốc từ rất sớm bằng Sinovac. Câu chuyện tương tự diễn ra ở Hungary với vaccine Sinopharm.
Tuy nhiên, cả hai nước vẫn hứng chịu làn sóng lây nhiễm nCoV mới nghiêm trọng với nhiều ca nhập viện lẫn tử vong do biến chủng nCoV. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng từ các hãng dược Trung Quốc không đủ sức thuyết phục.
George Gao, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận vaccine bất hoạt không đạt mức bảo vệ cao như kỳ vọng, nước này cần kết hợp với công nghệ vaccine mARN của phương Tây mới khống chế được làn sóng lây nhiễm. Với tình hình này, phương Tây có thể mở cửa toàn diện trước Trung Quốc."
https://www.facebook.com/100023772913711/posts/953167222152366/
Trung Quốc mất ưu thế trên bàn cờ chiến lược Covid-19
Trung Quốc ban đầu chiếm ưu thế trước phương Tây nhờ kiểm soát tốt Covid-19, nhưng cán cân chiến lược dần thay đổi do khác biệt trong tiêm chủng.
Ít tháng trước, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Kim Quyền tự tin tuyên bố Bắc Kinh khống chế thành công Covid-19 với thiệt hại kinh tế tối thiểu chứng minh "tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc".
Trong khi làn sóng Covid-19 thứ nhất và thứ hai giáng đòn nặng nề vào uy tín châu Âu lẫn Bắc Mỹ, gây tác động tưởng chừng vô phương cứu vãn, Trung Quốc lại kiểm soát tốt đại dịch nhờ chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt.
Bắc Kinh tin rằng nhờ Covid-19, đà tiến của họ đã "nhảy vọt" một thập kỷ và không có gì có thể ngăn cản nổi. Học giả Singapore Kishore Mahbubani thì nhận định đại dịch Covid-19 đánh dấu sự khởi đầu cho "Thế kỷ châu Á".
Theo ông, đại dịch sẽ thúc đẩy hệ thống toàn cầu chuyển dịch sang "lấy Trung Quốc làm trung tâm" và phương Tây yếu thế sẽ phải chấp nhận vị thế mới của mình. Giữa lúc Mỹ và châu Âu chìm trong hỗn loạn kinh tế lẫn chính trị vì dịch bệnh, Mahbubani dự báo xã hội và giá trị phương Tây sẽ sớm "được thay thế bằng sự tôn trọng và ngưỡng mộ ngày một lớn dành cho những giá trị phương Đông".
Nhận định này có vẻ hợp lý hồi năm ngoái, nhưng đến năm nay, cục diện chiến lược đã thay đổi. Sau gần một năm chật vật đối phó với đại dịch, phương Tây dần lấy lại vị thế của mình. Mỹ đang hồi phục với nền tảng tốt hơn Trung Quốc nhờ chương trình tiêm chủng quyết liệt trên toàn quốc. Vaccine châu Âu và Mỹ được xem như "phép màu" thoát đại dịch trên khắp thế giới.
Công thức chống dịch thành công của Trung Quốc và nhiều nước châu Á dần giảm hiệu quả trước các biến chủng nCoV mới nguy hiểm hơn. Nhật Bản loay hoay gỡ nút thắt tiêm ngừa Covid-19, trong khi 9 tỉnh đóng góp gần 50% GDP quốc gia vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Trung Quốc đến giữa năm 2021 mới tăng tốc tiêm vaccine cho người dân sau nhiều tháng chậm trễ, còn thành phố Quảng Châu ở miền nam đất nước bắt đầu phong tỏa trở lại vì biến chủng mới.
Trên khắp thế giới, nhiều nước bắt đầu hoài nghi về chất lượng vaccine Trung Quốc bởi những thông tin gây tranh cãi về mức an toàn và hiệu quả. Chile tiêm chủng thần tốc từ rất sớm bằng Sinovac. Câu chuyện tương tự diễn ra ở Hungary với vaccine Sinopharm.
Tuy nhiên, cả hai nước vẫn hứng chịu làn sóng lây nhiễm nCoV mới nghiêm trọng với nhiều ca nhập viện lẫn tử vong do biến chủng nCoV. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng từ các hãng dược Trung Quốc không đủ sức thuyết phục.
Bắc Kinh còn đang đối diện rủi ro chính trị ngắn hạn vì Covid-19. Những thông tin được truyền thông Mỹ công bố gần đây cho thấy Trung Quốc thiếu minh bạch về nguồn gốc Covid-19 và tìm cách cản trở đội điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm trên chính trường quốc tế. Giả thuyết này từng bị xem là thuyết âm mưu vô căn cứ, nhưng giờ đây lại thành điểm nóng chú ý của dư luận quốc tế.
"Nhận định Trung Quốc là bên thắng cuộc không còn đúng nữa. Phương Tây đang trên đà chiến thắng", Ho-Fung Hung, nhà kinh tế học chính trị tại Đại học Johns Hopkins, đánh giá.
Ho-Fung Hung cho rằng Mỹ và Anh đang dần kiểm soát thành công đại dịch nhờ vaccine hiệu quả cao. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chật vật với phong tỏa và chiến lược ngoại giao vaccine không còn phát huy hiệu quả như ban đầu.
George Gao, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận vaccine bất hoạt không đạt mức bảo vệ cao như kỳ vọng, nước này cần kết hợp với công nghệ vaccine mARN của phương Tây mới khống chế được làn sóng lây nhiễm. Với tình hình này, phương Tây có thể mở cửa toàn diện trước Trung Quốc.
Ngoài Covid-19, một trong những động lực được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng trong nỗ lực bắt kịp và vượt mặt kinh tế Mỹ chính là lực lượng lao động dồi dào của mình. Tuy nhiên, Mark Williams, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, đánh giá năng suất lao động giảm và dân số già sẽ dần kéo lùi tham vọng của giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Nguồn nhân lực Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2017, sau đó bắt đầu co lại. Sau năm 2030, xu hướng giảm quy mô nguồn nhân lực ở Trung Quốc dự kiến tăng thêm 0,5% mỗi năm. Nếu nước này không bắt kịp Mỹ vào giữa thập niên 2030, họ sẽ đánh mất hoàn toàn cơ hội. "Chúng tôi dự báo nền kinh tế Trung Quốc đến năm 2030 mới bằng 87% của Mỹ, cao hơn mức hiện nay là 71%", Williams nói.
Trong khi đó, Mỹ đã phục hồi mức GDP bằng với thời gian trước đại dịch bằng nguồn nhân lực ít hơn khoảng 8 triệu lao động, một trong những bằng chứng cho thấy năng lực sản xuất nhảy vọt của siêu cường thế giới.
Các biện pháp phong tỏa, hạn chế ngăn Covid-19 đã kéo lùi tăng trưởng kinh tế Mỹ năm ngoái, nhưng lại thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của kinh tế số. Việc buộc người lao động làm việc từ xa đã vô tình tăng tốc phát triển công nghệ số của Mỹ trong một năm bằng 7 năm.
Theo dự báo toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố tuần qua, kinh tế Mỹ trong quý III năm nay sẽ vượt mức trước đại dịch. Siêu cường này sẽ tiếp tục tăng tốc vào đầu thập niên 2020 nhờ hàng loạt gói đầu tư của chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng như chính sách công nghệ quyết liệt nhắm vào Trung Quốc.
Cảm giác chiến thắng ban đầu trước đại dịch đã thúc đẩy Trung Quốc thực thi chiến lược "ngoại giao chiến lang" quyết liệt hơn nhằm củng cố hình ảnh đất nước và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, sự cứng rắn này càng khiến Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích về một loạt vấn đề, từ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đến Hong Kong hay Biển Đông.
Cuộc khảo sát do Pew tiến hành tại 14 nước hồi tháng 10/2020 cho thấy quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đã tăng đến mức kỷ lục. Trong khi đó, Bộ Tứ gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tăng cường mối liên kết ứng phó Trung Quốc, trong khi châu Âu đóng băng thỏa thuận thương mại quy mô lớn với nước này.
"Trung Quốc không thể duy trì động lực phát triển nếu họ cắt mọi liên kết với phương Tây. Họ phải dựa vào phần còn lại của thế giới để tiếp cận công nghệ cao và công nghệ bán dẫn", Ho-Fung Hung lưu ý.
https://vnexpress.
Lãnh đạo Á Châu với thói đa nghi, lãnh đạo Việt Nam với tầm nhìn hạn hẹp đã không tin vào khoa học tiên tiến và hiệu quả của vaccine. Họ chỉ tập trung chặn dịch mà không đẩy mạnh kế hoạch phát triển vaccine cũng như phối hợp với Âu-Mỹ trong kế hoạch phát triển vaccine.
Ấn Độ lò sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, trước khi dịch bệnh bùng phát tàn khốc vào tháng 4, họ cũng chỉ xem vaccine là sản phẩm để kinh doanh kiếm lợi. Tỉ lệ tiêm chủng ở Ấn Độ khi ấy dưới 4% cho tổng dân số vì không mấy người chịu tiêm vaccine.
Tương tự, Hàn Quốc cũng chỉ sản xuất vaccine cho chương trình covax để lấy lợi nhuận. Đại bộ phận người Hàn Quốc không muốn tham gia chủng ngừa.
Nhật, Đài Loan, Singapore tùy mức độ say men chiến thắng mà nhập vaccine với số lượng chừng mực chủ yếu để ngắm.
Lãnh đạo Việt Nam nổ ngất trời dù xếp áp chót trong bảng tỉ lệ xứ nghèo tiêm vaccine. Còn người Việt Nam thì thờ ơ với chuyện tiêm chủng. Tâm lý “để xem đã“, “ai chích thì chích, tui chờ coi”… rất phổ biến. Suốt từ tháng 4.2020, khi Moderna thử mũi vaccine lâm sàng đầu tiên mở ra hy vọng cho toàn thế giới, mình đã dịch liên tục tin tức về vaccine. Ròng rã hơn một năm, hầu như tuần nào mình cũng đưa những bản tin mới nhất về vaccine và tác động của đại dịch. Thậm chí, mình dịch cả một loạt bài về vaccine Trung Quốc, để bạn bè biết vị trí của vaccine Cẩu Tạp trên thị trường quốc tế ra sao. Sự quan tâm của bạn bè trong nước chỉ ở mức độ vui vẻ, yêu thương… nhưng quyết định dứt khoát “tiêm vaccine để vượt qua đại dịch” thì rất mơ hồ hay gần như không có.
Bây giờ dịch bệnh ở Việt Nam bùng nổ, nhiều người hoảng hốt nhắn tin cho mình, hỏi lung tung. Xin thưa là:
- Chuyện gì làm được mình đã cố gắng làm suốt hơn một năm nay rồi.
- Mình từ chối trả lời câu hỏi: “Tiêm hay không tiêm”. Đây phải là quyết định của mỗi cá nhân sau khi tìm hiểu đủ thông tin.
- Riêng bản thân mình, câu trả lời ngay từ đầu rất dứt khoát, mình chọn tiêm chủng để bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình và chung tay bảo vệ cộng đồng – mình sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm.
- Mình sẽ không làm gì để chống lại chiến dịch tiêm chủng ở Việt Nam. Kể cả khi nhà nước Việt Nam cho tiêm vaccine Trung Quốc. Nhưng mình sẽ tiếp tục dịch bài về vaccine Trung Quốc một cách trung lập để bạn bè tự quyết định. Mình cũng sẽ chỉ trích những sai lầm (nếu có) của chính phủ, nếu họ làm khổ dân, hại dân.
- Còn lại, là vấn đề của bạn. Hãy tự quyết định vận mệnh của mình và của tổ quốc. Ít ra một lần trong đời, bạn có cơ hội làm được chuyện này.
*
Đã qua rồi cái thời chế nhạo Âu-Mỹ, tự hào cho rằng “thế giới nên học Á Châu cách chống dịch”, tệ hại hơn nữa “Việt Nam chống dịch giỏi nhất thế giới”. Giờ đây, vaccine là chiếc chìa khóa duy nhất mở cánh cửa bước ra khỏi đại dịch (dù là, nó “có thể” dẫn vào một hiểm họa khác). Để có được chiếc chìa khóa này, Âu-Mỹ phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng, chịu nhiều thương vong, nhưng cái họ có được:
- Không vi phạm nhân quyền cũng như không đàn áp và hành hạ người dân.
- Không giảm tốc độ phát triển kinh tế.
- Không hoảng hốt, rối loạn.
Sức chịu đựng mãnh liệt nhất phải kể đến hai dân tộc: Anh và Mỹ. Giữa cái chết vây hãm trùng trùng điệp điệp, họ vẫn ngẩng cao đầu, cắn răng vượt qua vòng vây tang trắng. Cái gì đã làm nên điều kỳ diệu này, mình không rõ. Bản lãnh cao bồi hay sự lạnh lùng quý tộc? Bình tĩnh, kiên cường đi qua sự hoang tàn chết chóc và kiêu hãnh phục hồi – cái đó mới là điều đáng học trong mùa dịch này. Xin cúi đầu chào người dân Anh-Mỹ, bằng cả sự ngưỡng mộ.
*
Giới thiệu bài báo: “Trung Quốc mất ưu thế trên bàn cờ chiến lược Covid-19”. Cảm ơn đội dịch thuật của VnExpress.
Các bạn nên đọc nguyên bài, nó rất hay – mở ra một cái nhìn mới ngay trong bước ngoặc vaccine này. Mình chỉ trích ở đây một vài đoạn:
“Ít tháng trước, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Kim Quyền tự tin tuyên bố Bắc Kinh khống chế thành công Covid-19 với thiệt hại kinh tế tối thiểu chứng minh "tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc".
Trong khi làn sóng Covid-19 thứ nhất và thứ hai giáng đòn nặng nề vào uy tín châu Âu lẫn Bắc Mỹ, gây tác động tưởng chừng vô phương cứu vãn, Trung Quốc lại kiểm soát tốt đại dịch nhờ chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt.
Bắc Kinh tin rằng nhờ Covid-19, đà tiến của họ đã "nhảy vọt" một thập kỷ và không có gì có thể ngăn cản nổi. Học giả Singapore Kishore Mahbubani thì nhận định đại dịch Covid-19 đánh dấu sự khởi đầu cho "Thế kỷ châu Á".
Nhận định này có vẻ hợp lý hồi năm ngoái, nhưng đến năm nay, cục diện chiến lược đã thay đổi. Sau gần một năm chật vật đối phó với đại dịch, phương Tây dần lấy lại vị thế của mình. Mỹ đang hồi phục với nền tảng tốt hơn Trung Quốc nhờ chương trình tiêm chủng quyết liệt trên toàn quốc. Vaccine châu Âu và Mỹ được xem như "phép màu" thoát đại dịch trên khắp thế giới.
Trên khắp thế giới, nhiều nước bắt đầu hoài nghi về chất lượng vaccine Trung Quốc bởi những thông tin gây tranh cãi về mức an toàn và hiệu quả. Chile tiêm chủng thần tốc từ rất sớm bằng Sinovac. Câu chuyện tương tự diễn ra ở Hungary với vaccine Sinopharm.
Tuy nhiên, cả hai nước vẫn hứng chịu làn sóng lây nhiễm nCoV mới nghiêm trọng với nhiều ca nhập viện lẫn tử vong do biến chủng nCoV. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng từ các hãng dược Trung Quốc không đủ sức thuyết phục.
George Gao, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận vaccine bất hoạt không đạt mức bảo vệ cao như kỳ vọng, nước này cần kết hợp với công nghệ vaccine mARN của phương Tây mới khống chế được làn sóng lây nhiễm. Với tình hình này, phương Tây có thể mở cửa toàn diện trước Trung Quốc."
https://www.facebook.com/100023772913711/posts/953167222152366/
Trung Quốc mất ưu thế trên bàn cờ chiến lược Covid-19
Trung Quốc ban đầu chiếm ưu thế trước phương Tây nhờ kiểm soát tốt Covid-19, nhưng cán cân chiến lược dần thay đổi do khác biệt trong tiêm chủng.
Ít tháng trước, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Kim Quyền tự tin tuyên bố Bắc Kinh khống chế thành công Covid-19 với thiệt hại kinh tế tối thiểu chứng minh "tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc".
Trong khi làn sóng Covid-19 thứ nhất và thứ hai giáng đòn nặng nề vào uy tín châu Âu lẫn Bắc Mỹ, gây tác động tưởng chừng vô phương cứu vãn, Trung Quốc lại kiểm soát tốt đại dịch nhờ chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt.
Bắc Kinh tin rằng nhờ Covid-19, đà tiến của họ đã "nhảy vọt" một thập kỷ và không có gì có thể ngăn cản nổi. Học giả Singapore Kishore Mahbubani thì nhận định đại dịch Covid-19 đánh dấu sự khởi đầu cho "Thế kỷ châu Á".
Theo ông, đại dịch sẽ thúc đẩy hệ thống toàn cầu chuyển dịch sang "lấy Trung Quốc làm trung tâm" và phương Tây yếu thế sẽ phải chấp nhận vị thế mới của mình. Giữa lúc Mỹ và châu Âu chìm trong hỗn loạn kinh tế lẫn chính trị vì dịch bệnh, Mahbubani dự báo xã hội và giá trị phương Tây sẽ sớm "được thay thế bằng sự tôn trọng và ngưỡng mộ ngày một lớn dành cho những giá trị phương Đông".
Nhận định này có vẻ hợp lý hồi năm ngoái, nhưng đến năm nay, cục diện chiến lược đã thay đổi. Sau gần một năm chật vật đối phó với đại dịch, phương Tây dần lấy lại vị thế của mình. Mỹ đang hồi phục với nền tảng tốt hơn Trung Quốc nhờ chương trình tiêm chủng quyết liệt trên toàn quốc. Vaccine châu Âu và Mỹ được xem như "phép màu" thoát đại dịch trên khắp thế giới.
Công thức chống dịch thành công của Trung Quốc và nhiều nước châu Á dần giảm hiệu quả trước các biến chủng nCoV mới nguy hiểm hơn. Nhật Bản loay hoay gỡ nút thắt tiêm ngừa Covid-19, trong khi 9 tỉnh đóng góp gần 50% GDP quốc gia vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Trung Quốc đến giữa năm 2021 mới tăng tốc tiêm vaccine cho người dân sau nhiều tháng chậm trễ, còn thành phố Quảng Châu ở miền nam đất nước bắt đầu phong tỏa trở lại vì biến chủng mới.
Trên khắp thế giới, nhiều nước bắt đầu hoài nghi về chất lượng vaccine Trung Quốc bởi những thông tin gây tranh cãi về mức an toàn và hiệu quả. Chile tiêm chủng thần tốc từ rất sớm bằng Sinovac. Câu chuyện tương tự diễn ra ở Hungary với vaccine Sinopharm.
Tuy nhiên, cả hai nước vẫn hứng chịu làn sóng lây nhiễm nCoV mới nghiêm trọng với nhiều ca nhập viện lẫn tử vong do biến chủng nCoV. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng từ các hãng dược Trung Quốc không đủ sức thuyết phục.
Bắc Kinh còn đang đối diện rủi ro chính trị ngắn hạn vì Covid-19. Những thông tin được truyền thông Mỹ công bố gần đây cho thấy Trung Quốc thiếu minh bạch về nguồn gốc Covid-19 và tìm cách cản trở đội điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm trên chính trường quốc tế. Giả thuyết này từng bị xem là thuyết âm mưu vô căn cứ, nhưng giờ đây lại thành điểm nóng chú ý của dư luận quốc tế.
"Nhận định Trung Quốc là bên thắng cuộc không còn đúng nữa. Phương Tây đang trên đà chiến thắng", Ho-Fung Hung, nhà kinh tế học chính trị tại Đại học Johns Hopkins, đánh giá.
Ho-Fung Hung cho rằng Mỹ và Anh đang dần kiểm soát thành công đại dịch nhờ vaccine hiệu quả cao. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chật vật với phong tỏa và chiến lược ngoại giao vaccine không còn phát huy hiệu quả như ban đầu.
George Gao, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận vaccine bất hoạt không đạt mức bảo vệ cao như kỳ vọng, nước này cần kết hợp với công nghệ vaccine mARN của phương Tây mới khống chế được làn sóng lây nhiễm. Với tình hình này, phương Tây có thể mở cửa toàn diện trước Trung Quốc.
Ngoài Covid-19, một trong những động lực được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng trong nỗ lực bắt kịp và vượt mặt kinh tế Mỹ chính là lực lượng lao động dồi dào của mình. Tuy nhiên, Mark Williams, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, đánh giá năng suất lao động giảm và dân số già sẽ dần kéo lùi tham vọng của giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Nguồn nhân lực Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2017, sau đó bắt đầu co lại. Sau năm 2030, xu hướng giảm quy mô nguồn nhân lực ở Trung Quốc dự kiến tăng thêm 0,5% mỗi năm. Nếu nước này không bắt kịp Mỹ vào giữa thập niên 2030, họ sẽ đánh mất hoàn toàn cơ hội. "Chúng tôi dự báo nền kinh tế Trung Quốc đến năm 2030 mới bằng 87% của Mỹ, cao hơn mức hiện nay là 71%", Williams nói.
Trong khi đó, Mỹ đã phục hồi mức GDP bằng với thời gian trước đại dịch bằng nguồn nhân lực ít hơn khoảng 8 triệu lao động, một trong những bằng chứng cho thấy năng lực sản xuất nhảy vọt của siêu cường thế giới.
Các biện pháp phong tỏa, hạn chế ngăn Covid-19 đã kéo lùi tăng trưởng kinh tế Mỹ năm ngoái, nhưng lại thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của kinh tế số. Việc buộc người lao động làm việc từ xa đã vô tình tăng tốc phát triển công nghệ số của Mỹ trong một năm bằng 7 năm.
Theo dự báo toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố tuần qua, kinh tế Mỹ trong quý III năm nay sẽ vượt mức trước đại dịch. Siêu cường này sẽ tiếp tục tăng tốc vào đầu thập niên 2020 nhờ hàng loạt gói đầu tư của chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng như chính sách công nghệ quyết liệt nhắm vào Trung Quốc.
Cảm giác chiến thắng ban đầu trước đại dịch đã thúc đẩy Trung Quốc thực thi chiến lược "ngoại giao chiến lang" quyết liệt hơn nhằm củng cố hình ảnh đất nước và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, sự cứng rắn này càng khiến Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích về một loạt vấn đề, từ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đến Hong Kong hay Biển Đông.
Cuộc khảo sát do Pew tiến hành tại 14 nước hồi tháng 10/2020 cho thấy quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đã tăng đến mức kỷ lục. Trong khi đó, Bộ Tứ gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tăng cường mối liên kết ứng phó Trung Quốc, trong khi châu Âu đóng băng thỏa thuận thương mại quy mô lớn với nước này.
"Trung Quốc không thể duy trì động lực phát triển nếu họ cắt mọi liên kết với phương Tây. Họ phải dựa vào phần còn lại của thế giới để tiếp cận công nghệ cao và công nghệ bán dẫn", Ho-Fung Hung lưu ý.
https://vnexpress.
Không có nhận xét nào