Các tư lệnh hải quân của Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng (hotline). Động thái này được xem là một phần nằm trong nỗ lực quản lý nguy cơ xung đột về các tuyên bố chủ quyền của 2 quốc gia trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, hải quân 2 nước cũng cam kết tăng cường “chia sẻ thông tin về tình hình trên biển” và các vấn đề mà 2 bên cùng quan tâm.
Trong cuộc điện đàm trực tuyến giữa Chuẩn Đô đốc Trần Thanh Nghiêm (tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam) với Đô đốc Thẩm Kim Long (tư lệnh Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) diễn ra hôm 28/5 vừa qua, Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết Việt Nam và Trung Quốc nhất trí tăng cường hợp tác giữa hải quân 2 nước, đồng thời thúc đẩy việc trao đổi sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.
Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh được cho là đang tìm cách củng cố thêm mối quan hệ sau khi Việt Nam thực hiện cuộc cải tổ lãnh đạo. Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi hợp tác nhiều hơn nữa với Việt Nam trong trong cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cuộc điện đàm không đề cập tới tình hình căng thẳng giữa 2 quốc gia liên quan tới các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore cho biết trên tờ South China Morning Post (SCMP) rằng động thái mới nhất này là một phần trong “chiến lược phòng ngừa rủi ro trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm cả các yếu tố cân bằng và gắn kết”.
“Trong khi cố gắng nâng cấp khả năng thực thi pháp luật hàng hải và quân sự của mình để đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc trên thực địa, Việt Nam cũng muốn thúc đẩy hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự song phương nếu có thể nhằm duy trì mối quan hệ hoà bình và cùng có lợi với Trung Quốc,” Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với SCMP. “Thúc đẩy hợp tác song phương về hải quân là một phần của nỗ lực này”.
Đường dây nóng giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc được cho là sẽ giúp bổ sung cho đường dây liên lạc trực tiếp giữa bộ quốc phòng của 2 nước được thiết lập vào cuối năm 2015.
Vấn đề an ninh lớn nhất đối với cả Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, nơi xảy ra các cuộc đối đầu và qua lại giữa hải quân và tuần duyên vẫn liên tục diễn ra, theo nhà nghiên cứu Chen Xiangmiao thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia ở Hải Nam cho biết trên SCMP.
“Sự hợp tác ngày càng phát triển giữa hải quân Việt Nam và Mỹ cũng đã giáng một đòn mạnh vào triển vọng hợp tác hải quân giữa Việt Nam và Trung Quốc”, SCMP dẫn lời ông Chen. “Vậy nên, một đường dây nóng như thế này, nếu được thiết lập, có thể là một phần của cơ chế kiểm soát khủng hoảng và có thể giúp cải thiện sự tin cậy lẫn nhau giữa hải quân của 2 quốc gia”.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho hay rằng việc thiết lập đường dây nóng nói trên sẽ có thể là động thái mang tính “hình thức” nếu xung đột thực sự nổ ra ở Biển Đông. “Nếu có sự cố nghiêm trọng trên biển do Trung Quốc gây ra, liệu người đồng cấp Trung Quốc có bắt máy nếu người đồng cấp Việt Nam muốn nói chuyện hay không? Tôi không nghĩ rằng điều này luôn phát huy hiệu quả. Nhưng tất nhiên, có còn hơn không – ít nhất là nếu có đường dây nóng, họ sẽ có thêm một lựa chọn để xem xét khi sự cố xảy ra, và đôi khi việc làm này cũng có thể có tác dụng. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ muốn điều đó, không chỉ với Trung Quốc mà còn với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông. Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ biết được mức độ hữu ích trên thực tế của đường dây nóng”.
Trong cuộc điện đàm trực tuyến giữa Chuẩn Đô đốc Trần Thanh Nghiêm (tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam) với Đô đốc Thẩm Kim Long (tư lệnh Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) diễn ra hôm 28/5 vừa qua, Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết Việt Nam và Trung Quốc nhất trí tăng cường hợp tác giữa hải quân 2 nước, đồng thời thúc đẩy việc trao đổi sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.
Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh được cho là đang tìm cách củng cố thêm mối quan hệ sau khi Việt Nam thực hiện cuộc cải tổ lãnh đạo. Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi hợp tác nhiều hơn nữa với Việt Nam trong trong cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cuộc điện đàm không đề cập tới tình hình căng thẳng giữa 2 quốc gia liên quan tới các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore cho biết trên tờ South China Morning Post (SCMP) rằng động thái mới nhất này là một phần trong “chiến lược phòng ngừa rủi ro trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm cả các yếu tố cân bằng và gắn kết”.
“Trong khi cố gắng nâng cấp khả năng thực thi pháp luật hàng hải và quân sự của mình để đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc trên thực địa, Việt Nam cũng muốn thúc đẩy hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự song phương nếu có thể nhằm duy trì mối quan hệ hoà bình và cùng có lợi với Trung Quốc,” Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với SCMP. “Thúc đẩy hợp tác song phương về hải quân là một phần của nỗ lực này”.
Đường dây nóng giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc được cho là sẽ giúp bổ sung cho đường dây liên lạc trực tiếp giữa bộ quốc phòng của 2 nước được thiết lập vào cuối năm 2015.
Vấn đề an ninh lớn nhất đối với cả Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, nơi xảy ra các cuộc đối đầu và qua lại giữa hải quân và tuần duyên vẫn liên tục diễn ra, theo nhà nghiên cứu Chen Xiangmiao thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia ở Hải Nam cho biết trên SCMP.
“Sự hợp tác ngày càng phát triển giữa hải quân Việt Nam và Mỹ cũng đã giáng một đòn mạnh vào triển vọng hợp tác hải quân giữa Việt Nam và Trung Quốc”, SCMP dẫn lời ông Chen. “Vậy nên, một đường dây nóng như thế này, nếu được thiết lập, có thể là một phần của cơ chế kiểm soát khủng hoảng và có thể giúp cải thiện sự tin cậy lẫn nhau giữa hải quân của 2 quốc gia”.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho hay rằng việc thiết lập đường dây nóng nói trên sẽ có thể là động thái mang tính “hình thức” nếu xung đột thực sự nổ ra ở Biển Đông. “Nếu có sự cố nghiêm trọng trên biển do Trung Quốc gây ra, liệu người đồng cấp Trung Quốc có bắt máy nếu người đồng cấp Việt Nam muốn nói chuyện hay không? Tôi không nghĩ rằng điều này luôn phát huy hiệu quả. Nhưng tất nhiên, có còn hơn không – ít nhất là nếu có đường dây nóng, họ sẽ có thêm một lựa chọn để xem xét khi sự cố xảy ra, và đôi khi việc làm này cũng có thể có tác dụng. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ muốn điều đó, không chỉ với Trung Quốc mà còn với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông. Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ biết được mức độ hữu ích trên thực tế của đường dây nóng”.
Không có nhận xét nào