Các lãnh đạo NATO hôm thứ Hai (14/6) đã thống nhất được bản tuyên bố chung, trong đó liệt Trung Quốc là “thách thức có hệ thống”. Đây là lập trường mạnh mẽ nhất của NATO đối với chế độ Bắc Kinh trong nhiều năm qua.
“Những tham vọng được tuyên bố và cách hành xử quyết đoán của Trung Quốc là các thách thức có hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đối với các lĩnh vực liên quan đến an ninh của liên minh”, các lãnh đạo NATO nói trong bản tuyên bố chung 79 điểm.
NATO cũng nói rằng sự ảnh hưởng và chính sách quốc tế gây hại ngày càng tăng của chế độ Trung Quốc cộng sản có thể là “những thách thức mà chúng ta cần phải xử lý cùng nhau như một liên minh”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc từ Baltics tới châu Phi có nghĩa rằng khối NATO có vũ khí hạt nhân phải chuẩn bị sẵn sàng.
“Trung Quốc đang ngày càng áp sát chúng ta hơn. Chúng ta thấy họ trong không gian mạng, chúng ta thấy Trung Quốc tại châu Phi, và chúng ta cũng thấy Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng tối quan trọng của chính chúng ta. Chúng ta cần phải phản ứng đoàn kết như một liên minh”, ông Jens Stoltenberg nói thêm.
Theo Reuters, Trung Quốc hiện nay đang đầu tư mạnh mẽ vào các cảng biển và các mạng viễn thông châu Âu. Chế độ Bắc Kinh có kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự tại châu Phi để tham gia diễn tập quân sự cùng với Nga.
NATO bây giờ đã đồng ý rằng họ cần phải đáp trả mạnh mẽ trước sự hiện diện quốc tế ngày càng gia tăng đó của Trung Quốc.
Các thành viên NATO cũng đã bắt đầu chú ý đến những liên kết kinh tế sâu rộng của họ với Trung Quốc.
Chẳng hạn, tổng giao thương giữa Đức và Trung Quốc trong năm 2020 trị giá hơn 212 tỷ euro (khoảng 256,82 tỷ USD), theo dữ liệu của chính phủ Đức.
Trong khi đó, tính đến tháng 3/2021, Trung Quốc đang nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá khoảng 1,1 nghìn tỷ USD, theo dữ liệu của Mỹ. Tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều Mỹ – Trung trong năm 2020 là 559 tỷ USD.
NATO cũng nói rằng sự ảnh hưởng và chính sách quốc tế gây hại ngày càng tăng của chế độ Trung Quốc cộng sản có thể là “những thách thức mà chúng ta cần phải xử lý cùng nhau như một liên minh”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc từ Baltics tới châu Phi có nghĩa rằng khối NATO có vũ khí hạt nhân phải chuẩn bị sẵn sàng.
“Trung Quốc đang ngày càng áp sát chúng ta hơn. Chúng ta thấy họ trong không gian mạng, chúng ta thấy Trung Quốc tại châu Phi, và chúng ta cũng thấy Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng tối quan trọng của chính chúng ta. Chúng ta cần phải phản ứng đoàn kết như một liên minh”, ông Jens Stoltenberg nói thêm.
Theo Reuters, Trung Quốc hiện nay đang đầu tư mạnh mẽ vào các cảng biển và các mạng viễn thông châu Âu. Chế độ Bắc Kinh có kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự tại châu Phi để tham gia diễn tập quân sự cùng với Nga.
NATO bây giờ đã đồng ý rằng họ cần phải đáp trả mạnh mẽ trước sự hiện diện quốc tế ngày càng gia tăng đó của Trung Quốc.
Các thành viên NATO cũng đã bắt đầu chú ý đến những liên kết kinh tế sâu rộng của họ với Trung Quốc.
Chẳng hạn, tổng giao thương giữa Đức và Trung Quốc trong năm 2020 trị giá hơn 212 tỷ euro (khoảng 256,82 tỷ USD), theo dữ liệu của chính phủ Đức.
Trong khi đó, tính đến tháng 3/2021, Trung Quốc đang nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá khoảng 1,1 nghìn tỷ USD, theo dữ liệu của Mỹ. Tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều Mỹ – Trung trong năm 2020 là 559 tỷ USD.
Không có nhận xét nào