Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh kéo dài vài giờ tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 16/6 (giờ địa phương). Hai nguyên thủ Mỹ và Nga tổ chức họp báo riêng và sau đó đã lên phi cơ trở về nước. Ông Biden nói với báo giới rằng cuộc gặp với người đồng cấp Nga là “tốt đẹp”, “tích cực” và “không đe dọa”, nhưng ông có đưa cảnh báo về “các hậu quả” nếu Nga vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho Mỹ và các đồng minh.
TT Biden nói về cuộc gặp với TT Putin: ‘tốt đẹp’, ‘tích cực’ và ‘không đe dọa’? |
Ông
Biden cho biết cuộc gặp kéo dài vài giờ với ông Putin là “thẳng thắn”.
“Không có gì thay thế cho cuộc đối thoại trực tiếp giữa các nhà lãnh
đạo. Không gì thay thế”, ông Biden nói và lưu ý rằng ông và ông Putin
“chia sẻ trách nhiệm đặc biệt để quản lý mối quan hệ giữa hai quốc gia
quyền lực và đáng tự hào”.
Tổng thống Mỹ vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Nga “phải là ổn định và dễ đoán định”. Ông cũng nói hai nước “nên có thể hợp tác ở những điểm là lợi ích song phương của chúng ta”.
“Chúng tôi có những khác biệt, và tôi muốn ông Putin hiểu tại sao tôi nói những thứ tôi nói, tại sao tôi làm những điều tôi làm, và tôi sẽ phản ứng ra sao”, ông Biden nói. “Nghị trình của tôi không phải là chống lại Nga, hay bất kỳ bên nào khác. Nghị trình của tôi là vì người dân Mỹ – chiến đấu với COVID, tái thiết nền kinh tế, khôi phục lại các mối quan hệ với các đồng minh và bạn hữu khắp thế giới, và bảo vệ người dân Mỹ”.
Ông Biden nói rằng cuộc họp với ông Putin là “tốt đẹp, tích cực”, và cuộc thảo luận của hai ông “đã không diễn ra trong một không khí cường điệu”.
“[Cuộc họp này] là về cách chúng tôi hành động từ đây. Đây là về các quyết định thực tế, minh bạch, thẳng thắn mà chúng tôi phải đưa ra hoặc không đưa ra”, ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng: “Không có lời đe dọa nào hết, chỉ đưa ra những sự khẳng định. Đó chỉ là để ông [Putin] biết lập trường của tôi ở đâu, những gì tôi nghĩ chúng tôi có thể đạt được cùng nhau và thực sự liệu có những vi phạm về chủ quyền của Mỹ hay không, và những gì chúng tôi muốn làm”.
Ông Biden tiếp tục nói rằng ông “không nghĩ ông Putin đang theo đuổi Chiến tranh Lạnh với Mỹ”.
“Đây không phải là khoảnh khắc Kumbaya. Đây rõ ràng không phải là về lợi ích của anh hay lợi ích của tôi, không là phải là tình huống hai bên đang trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ cho biết trong những tháng sắp tới, Washington sẽ “tìm hiểu” xem liệu có “cuộc đối thoại chiến lược” với Nga hay không và liệu có một “thỏa thuận về an ninh mạng để bắt đầu mang đến một số trật tự” hay không.
Ông Biden nói rằng hai nhà lãnh đạo đã nói về lạm dụng nhân quyền. Ông nói ông đã nói rõ với ông Putin rằng không tổng thống Mỹ nào “có thể giữ được niềm tin của người dân Mỹ nếu họ không bảo vệ các quyền tự do phổ quát và cơ bản mà tất cả mọi người có”.
Ông Biden nói rằng “những hậu quả sẽ là tàn khốc cho Nga” nếu ông Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập người Nga đang bị tống giam bị chết trong nhà ngục.
“Tôi đã nói với ông Putin rằng điểm mấu chốt là chúng ta phải có một số quy định cơ bản trên lộ trình để chúng ta có thể tuân thủ”, ông Biden nói và cho biết thêm rằng các quy tắc cơ bản đó là “lợi ích song phương của chúng tôi, [lợi ích] cho người dân Nga, cho người dân Mỹ, và cũng là lợi ích cho thế giới, cho an ninh của thế giới”.
Ông Biden nói ông cũng đã thảo luận với ông Putin về ổn định chiến lược và nói về những bước tiếp theo trong việc kiểm soát vũ khí nhằm “ngăn chặn xung đột không chủ ý”. Ông Biden cũng loan báo rằng họ đã ra mắt “đối thoại ổn định chiến lược song phương” với sự tham gia của các chuyên gia quân sự và ngoại giao hai nước Nga, Mỹ nhằm “làm việc về cơ chế dẫn dắt việc kiểm soát các loại vũ khí phức tạp mới và nguy hiểm vốn đang xuất hiện trong bối cảnh dấy lên các [lo ngại về] khả năng xảy ra chiến tranh không chủ ý”.
Tổng thống Mỹ cũng nói rằng hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề an ninh mạng. Ông đã nói với ông Putin rằng “một số cơ sở hạ tầng nhất định nên nằm ngoài phạm vi tấn công“. Tổng thống Mỹ đã đưa ra danh sách “16 thực thể đặc biệt được định nghĩa là cơ sở hạ tầng trọng yếu”, trong đó bao gồm các thực thể từ năng lượng đến hệ thống nước.
Tuy nhiên, ông Biden cho biết ông và ông Putin “đã không trao đổi về phản ứng quân sự” nếu các nhân tố Nga tấn công vào cơ sợ hạ tầng đặt tại Mỹ.
Về vấn đề Trung Đông, ông Biden cho biết ông Putin đã đồng ý làm việc với Mỹ để “đảm bảo rằng Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân”. Ông Biden cũng nói hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự cần thiết phải “ngăn chặn sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố tại Afghanistan”.
Tổng thống Mỹ cũng nói ông đã thảo luận với người đồng cấp Nga về chủ quyền của Ukraine.
“Điều quan trọng là phải gặp trực tiếp để không dẫn đến sai lầm hoặc trình bày sai những gì tôi muốn truyền đạt. Tôi đã làm những gì tôi đến đây để làm”, ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ nhắc lại rằng ông “đã nói thẳng [với ông Putin] rằng Mỹ sẽ đáp trả” nếu Nga xâm lược Ukraine.
Trong khi đó, trong cuộc họp báo riêng sau cuộc gặp với ông Biden, ông Putin cho biết dù hai bên có nhiều khác biệt, nhưng “không có thù địch”.
“Khá tương phản”, ông Putin nói trong cuộc họp báo. Lãnh đạo Nga thừa nhận rằng ông và ông Biden không chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề, nhưng cho biết ông cảm thấy rằng “cả hai bên đã thể hiện sự thiện chí để hiểu bên kia”.
Ông Putin cho biết các cuộc thảo luận với người đồng cấp Mỹ là “mang tính xây dựng” và tiết lộ rằng Nga và Mỹ đã đồng ý sẽ tiến hành đối thoại về an ninh mạng
Tổng thống Mỹ vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Nga “phải là ổn định và dễ đoán định”. Ông cũng nói hai nước “nên có thể hợp tác ở những điểm là lợi ích song phương của chúng ta”.
“Chúng tôi có những khác biệt, và tôi muốn ông Putin hiểu tại sao tôi nói những thứ tôi nói, tại sao tôi làm những điều tôi làm, và tôi sẽ phản ứng ra sao”, ông Biden nói. “Nghị trình của tôi không phải là chống lại Nga, hay bất kỳ bên nào khác. Nghị trình của tôi là vì người dân Mỹ – chiến đấu với COVID, tái thiết nền kinh tế, khôi phục lại các mối quan hệ với các đồng minh và bạn hữu khắp thế giới, và bảo vệ người dân Mỹ”.
Ông Biden nói rằng cuộc họp với ông Putin là “tốt đẹp, tích cực”, và cuộc thảo luận của hai ông “đã không diễn ra trong một không khí cường điệu”.
“[Cuộc họp này] là về cách chúng tôi hành động từ đây. Đây là về các quyết định thực tế, minh bạch, thẳng thắn mà chúng tôi phải đưa ra hoặc không đưa ra”, ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng: “Không có lời đe dọa nào hết, chỉ đưa ra những sự khẳng định. Đó chỉ là để ông [Putin] biết lập trường của tôi ở đâu, những gì tôi nghĩ chúng tôi có thể đạt được cùng nhau và thực sự liệu có những vi phạm về chủ quyền của Mỹ hay không, và những gì chúng tôi muốn làm”.
Ông Biden tiếp tục nói rằng ông “không nghĩ ông Putin đang theo đuổi Chiến tranh Lạnh với Mỹ”.
“Đây không phải là khoảnh khắc Kumbaya. Đây rõ ràng không phải là về lợi ích của anh hay lợi ích của tôi, không là phải là tình huống hai bên đang trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ cho biết trong những tháng sắp tới, Washington sẽ “tìm hiểu” xem liệu có “cuộc đối thoại chiến lược” với Nga hay không và liệu có một “thỏa thuận về an ninh mạng để bắt đầu mang đến một số trật tự” hay không.
Ông Biden nói rằng hai nhà lãnh đạo đã nói về lạm dụng nhân quyền. Ông nói ông đã nói rõ với ông Putin rằng không tổng thống Mỹ nào “có thể giữ được niềm tin của người dân Mỹ nếu họ không bảo vệ các quyền tự do phổ quát và cơ bản mà tất cả mọi người có”.
Ông Biden nói rằng “những hậu quả sẽ là tàn khốc cho Nga” nếu ông Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập người Nga đang bị tống giam bị chết trong nhà ngục.
“Tôi đã nói với ông Putin rằng điểm mấu chốt là chúng ta phải có một số quy định cơ bản trên lộ trình để chúng ta có thể tuân thủ”, ông Biden nói và cho biết thêm rằng các quy tắc cơ bản đó là “lợi ích song phương của chúng tôi, [lợi ích] cho người dân Nga, cho người dân Mỹ, và cũng là lợi ích cho thế giới, cho an ninh của thế giới”.
Ông Biden nói ông cũng đã thảo luận với ông Putin về ổn định chiến lược và nói về những bước tiếp theo trong việc kiểm soát vũ khí nhằm “ngăn chặn xung đột không chủ ý”. Ông Biden cũng loan báo rằng họ đã ra mắt “đối thoại ổn định chiến lược song phương” với sự tham gia của các chuyên gia quân sự và ngoại giao hai nước Nga, Mỹ nhằm “làm việc về cơ chế dẫn dắt việc kiểm soát các loại vũ khí phức tạp mới và nguy hiểm vốn đang xuất hiện trong bối cảnh dấy lên các [lo ngại về] khả năng xảy ra chiến tranh không chủ ý”.
Tổng thống Mỹ cũng nói rằng hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề an ninh mạng. Ông đã nói với ông Putin rằng “một số cơ sở hạ tầng nhất định nên nằm ngoài phạm vi tấn công“. Tổng thống Mỹ đã đưa ra danh sách “16 thực thể đặc biệt được định nghĩa là cơ sở hạ tầng trọng yếu”, trong đó bao gồm các thực thể từ năng lượng đến hệ thống nước.
Tuy nhiên, ông Biden cho biết ông và ông Putin “đã không trao đổi về phản ứng quân sự” nếu các nhân tố Nga tấn công vào cơ sợ hạ tầng đặt tại Mỹ.
Về vấn đề Trung Đông, ông Biden cho biết ông Putin đã đồng ý làm việc với Mỹ để “đảm bảo rằng Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân”. Ông Biden cũng nói hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự cần thiết phải “ngăn chặn sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố tại Afghanistan”.
Tổng thống Mỹ cũng nói ông đã thảo luận với người đồng cấp Nga về chủ quyền của Ukraine.
“Điều quan trọng là phải gặp trực tiếp để không dẫn đến sai lầm hoặc trình bày sai những gì tôi muốn truyền đạt. Tôi đã làm những gì tôi đến đây để làm”, ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ nhắc lại rằng ông “đã nói thẳng [với ông Putin] rằng Mỹ sẽ đáp trả” nếu Nga xâm lược Ukraine.
Trong khi đó, trong cuộc họp báo riêng sau cuộc gặp với ông Biden, ông Putin cho biết dù hai bên có nhiều khác biệt, nhưng “không có thù địch”.
“Khá tương phản”, ông Putin nói trong cuộc họp báo. Lãnh đạo Nga thừa nhận rằng ông và ông Biden không chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề, nhưng cho biết ông cảm thấy rằng “cả hai bên đã thể hiện sự thiện chí để hiểu bên kia”.
Ông Putin cho biết các cuộc thảo luận với người đồng cấp Mỹ là “mang tính xây dựng” và tiết lộ rằng Nga và Mỹ đã đồng ý sẽ tiến hành đối thoại về an ninh mạng
Không có nhận xét nào