Điều chỉnh Điều lệ đảng -
Triều Tiên thay đổi quan điểm thống nhất Bán đảo Triều Tiên Mặc dù
thông tin về nội tình Triều Tiên thường rất hiếm hoi nhưng mới đây, một
tờ báo Hàn Quốc đã tiết lộ những điều chỉnh quan trọng trong Điều lệ
Đảng Lao động Triều Tiên. Theo đó đảng này được cho là đã từ bỏ đường
lối dùng cách mạng để thống nhất Hàn Quốc với Triều Tiên.
Xóa bỏ các chi tiết về thống nhất bằng cách mạng trong Điều lệ Đảng
Tờ báo Hankyoreh cánh tả của Hàn Quốc vào hôm 1/6/2021 đăng bài viết nói rằng Đảng Lao động Triều Tiên (đảng cầm quyền tại Triều Tiên) đã xóa bỏ trong Điều lệ của tổ chức này một cụm từ với nội dung cổ xúy thúc đẩy một cuộc cách mạng ở Hàn Quốc nhằm dẫn tới việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Điều lệ này được Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên thông qua vào ngày 9/1/2021 – ngày thứ 5 trong 8 ngày Đại hội.
(Chú thích của người dịch: Bán đảo Triều Tiên được chia làm 2 miền. Miền Bắc của bán đảo này do Triều Tiên quản lý, miền Nam của bán đảo này do Hàn Quốc quản lý. Tuy nhiên, Triều Tiên dùng cụm từ "Triều Tiên" để chỉ toàn bộ bán đảo này, Hàn Quốc thì lại dùng cụm từ "Hàn Quốc" để chỉ toàn bộ bán đảo này. Như vậy, tùy theo cách nói của mỗi bên ta sẽ có cách nói “Bán đảo Triều Tiên” hay “Bán đảo Hàn Quốc”. Trong bài này, người dịch sử dụng cách nói phổ biến từ trước tới nay trong báo chí và sách sử Việt Nam, đó là Bán đảo Triều Tiên).
Cụ thể, tờ Hankyoreh phát hiện ra rằng một đoạn trong Điều lệ tuyên bố “mục tiêu của Đảng Lao động Triều Tiên” là “tiến hành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng dân chủ để giải phóng dân tộc Triều Tiên” đã được xóa bỏ khỏi phiên bản Điều lệ mới nhất của đảng này.
Nếu thông tin này là đúng thì nó cho thấy trên thực tế, Triều Tiên đã từ bỏ chủ trương “thống nhất cách mạng” cho toàn bộ Bán đảo Triều Tiên dưới ngọn cờ của Triều Tiên, đồng thời phản ánh cách nhìn nhận của Triều Tiên đối với mối quan hệ liên Triều (giữa Triều Tiên và Hàn Quốc).
Triều Tiên đã duy trì ủng hộ thống nhất bằng con đường cách mạng trong gần 80 năm kể từ khi vị lãnh tụ sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành đề xuất một “căn cứ dân chủ” vào ngày 17/12/1945. Ông Kim lập luận rằng Triều Tiên sẽ là “tiền đồn” cho việc thúc đẩy một cuộc cách mạng ở miền Nam (tức Hàn Quốc) và thống nhất toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.
Ngôn từ như trên trong Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên về việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên đã được Hàn Quốc trích dẫn làm cơ sở cho việc duy trì Bộ luật An ninh Quốc gia với nội dung xác định Triều Tiên như một “tổ chức chống nhà nước”.
Do vậy, việc xóa bỏ phần văn bản này có thể tác động đến cuộc tranh cãi trong nội bộ Hàn Quốc về việc có nên duy trì Bộ luật trên hay không.
Điều lệ mới của Đảng Lao động Triều Tiên không chỉ định nghĩa lại mục tiêu của đảng này trong việc đạt được sự phát triển tự trị và dân chủ của xã hội dân tộc mà còn xóa bỏ, thay thế, hoặc điều chỉnh một số cụm từ ám chỉ việc Triều Tiên thống nhất Hàn Quốc.
Đoạn mở đầu của Điều lệ hiện nay nói về việc Đảng Lao động Triều Tiên “đạt được thịnh vượng chung của dân tộc Triều Tiên” (thay cho cụm từ Đảng Lao động Triều Tiên “tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Triều Tiên vì quyền sống và vì việc dân chủ hóa xã hội”.
Tại Điều 4 (“Các nhiệm vụ của đảng viên”), một cụm từ nói rằng các đảng viên phải “tích cực chiến đấu để thúc đẩy việc thống nhất tổ quốc” đã bị xóa bỏ hoàn toàn mà không được thay thế bằng một cụm từ khác.
Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên được đánh giá là có uy quyền ngang như bản Hiến pháp ở Hàn Quốc.
Nhìn nhận vấn đề thống nhất Triều Tiên theo hướng thực tế hơn
Việc Đảng Lao động Triều Tiên dưới thời ông Kim Jong Un (cháu nội của ông Kim Nhật Thành) xóa bỏ nội dung thống nhất thông qua biện pháp cách mạng có thể hàm chứa 3 điều sau.
Thứ nhất, đây có thể là một bước đi nhằm thu hẹp khoảng cách giữa ý thức hệ và thực tế. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu thập niên 1990, Hàn Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Nga. Còn quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản vẫn ở trong trạng thái thù địch. Ngoài ra khoảng cách về sức mạnh quốc gia giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng buộc Bình Nhưỡng tập trung vào bảo tồn chế độ và còn ít thời gian để nghĩ đến chuyện thống nhất Bán đảo Triều Tiên dưới ngọn cờ của miền Bắc.
Khi Triều Tiên chính thức hóa kế hoạch kế vị của ông Kim Jong Un trong Đại hội III của Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 28/9/2010, đảng này đã thận trọng rút ngắn khoảng cách giữa hệ tư tưởng và thực tế bằng cách xóa bỏ một cụm từ trong Điều lệ nói về “thanh toán chế độ thực dân ở Hàn Quốc” và xóa bỏ thuật ngữ “nhân dân” khỏi “cuộc cách mạng dân chủ nhân dân để giải phóng nhân dân Triều Tiên”, mềm hóa quan điểm về việc nuôi dưỡng cách mạng ở miền Nam.
Xu hướng này cho thấy tầm nhìn “Hai Triều Tiên” trên Bán đảo Triều Tiên (mà ông Kim Jong Un liên tục theo đuổi kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012) đã bắt đầu được chính thức phản ánh trong Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên.
Có bằng chứng cho thấy Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ưu tiên bản sắc nhà nước hơn là thống nhất. Ông Kim đã nỗ lực tạo ra một múi giờ riêng cho Triều Tiên (sớm hơn múi giờ Hàn Quốc là 30 phút) trong thời kỳ từ ngày 15/8/2015 đến ngày 4/5/2018.
Thứ hai, những thay đổi này chỉ ra rằng Triều Tiên đang xoay trục sang phương án “cùng tồn tại”, phản ảnh thực tế tham gia riêng rẽ và đồng thời của Hàn Quốc và Triều Tiên trong Liên Hợp Quốc, việc hai nước lựa chọn Thỏa thuận Cơ bản liên Triều, và thực tế rằng các nhà lãnh đạo của họ đã tổ chức 5 hội nghị thượng đỉnh. Cùng với lý do thứ nhất, sự thay đổi phương hướng này cho thấy Triều Tiên sẽ tái định hướng chính sách của họ đối với Hàn Quốc theo hướng cùng tồn tại hơn là thống nhất.
Thứ ba, việc Triều Tiên bỏ ý đồ thống nhất dân tộc thông qua con đường cách mạng có thể kích thích cuộc tranh luận bên trong xã hội Hàn Quốc về việc có nên tiếp tục duy trì Đạo luật An ninh Quốc gia nữa hay không.
Trong cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên, vào tháng 6/2000, cố Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (cha của ông Kim Jong Un) đã hỏi cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung là vì sao Hàn Quốc vẫn chưa vứt bỏ bộ luật đó. Ông Kim Jong Il lưu ý rằng Đảng Lao động Triều Tiên khi đó đang lên kế hoạch thực thi các thay đổi đối với Điều lệ và Cương lĩnh của mình trong Đại hội kế tiếp, như yêu cầu của Hàn Quốc. Ông Kim Jong Il nói rằng hai bên cần từ từ cập nhật các văn bản cũ theo cách tương tự.
Sau này, tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 10/2007, nhà lãnh đạo Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh Moo-hyun đã hứa hẹn trong Điều 2 của tuyên bố chung do họ ký rằng Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ phát triển mối quan hệ liên Triều hướng tới mục tiêu thống nhất và điều chỉnh bộ máy pháp lý và thể chế cần thiết”.
Thỏa thuận của ông Kim và ông Roh là dựa trên việc Triều Tiên và Hàn Quốc sửa đổi Điều lệ Đảng và Đạo luật An ninh Quốc gia tương ứng với từng nước – đây là các quy định và luật có nội dung thù địch với đối phương.
Tuy nhiên Triều Tiên đã không xóa bỏ một đoạn trong Điều lệ Đảng kêu gọi rút quân Mỹ khỏi Bán đảo Triều Tiên. Nước này cũng chỉnh cách diễn đạt của đoạn kêu gọi đuổi “lực lượng đế quốc Mỹ chiếm đóng ra khỏi miền Nam Triều Tiên”.
Bộ Điều lệ mới sửa đổi của Đảng Lao động Triều Tiên thay thế cụm từ “chấm dứt sự thống trị và can thiệp của nước ngoài và hủy bỏ sự tái xâm lược của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản” bằng cụm từ “cuối cùng chấm dứt chế độ cai trị chính trị-quân sự của Mỹ đối với miền Nam Triều Tiên và triệt để loại bỏ sự can thiệp của nước ngoài”.
Tờ báo Hankyoreh cánh tả của Hàn Quốc vào hôm 1/6/2021 đăng bài viết nói rằng Đảng Lao động Triều Tiên (đảng cầm quyền tại Triều Tiên) đã xóa bỏ trong Điều lệ của tổ chức này một cụm từ với nội dung cổ xúy thúc đẩy một cuộc cách mạng ở Hàn Quốc nhằm dẫn tới việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Điều lệ này được Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên thông qua vào ngày 9/1/2021 – ngày thứ 5 trong 8 ngày Đại hội.
(Chú thích của người dịch: Bán đảo Triều Tiên được chia làm 2 miền. Miền Bắc của bán đảo này do Triều Tiên quản lý, miền Nam của bán đảo này do Hàn Quốc quản lý. Tuy nhiên, Triều Tiên dùng cụm từ "Triều Tiên" để chỉ toàn bộ bán đảo này, Hàn Quốc thì lại dùng cụm từ "Hàn Quốc" để chỉ toàn bộ bán đảo này. Như vậy, tùy theo cách nói của mỗi bên ta sẽ có cách nói “Bán đảo Triều Tiên” hay “Bán đảo Hàn Quốc”. Trong bài này, người dịch sử dụng cách nói phổ biến từ trước tới nay trong báo chí và sách sử Việt Nam, đó là Bán đảo Triều Tiên).
Cụ thể, tờ Hankyoreh phát hiện ra rằng một đoạn trong Điều lệ tuyên bố “mục tiêu của Đảng Lao động Triều Tiên” là “tiến hành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng dân chủ để giải phóng dân tộc Triều Tiên” đã được xóa bỏ khỏi phiên bản Điều lệ mới nhất của đảng này.
Nếu thông tin này là đúng thì nó cho thấy trên thực tế, Triều Tiên đã từ bỏ chủ trương “thống nhất cách mạng” cho toàn bộ Bán đảo Triều Tiên dưới ngọn cờ của Triều Tiên, đồng thời phản ánh cách nhìn nhận của Triều Tiên đối với mối quan hệ liên Triều (giữa Triều Tiên và Hàn Quốc).
Triều Tiên đã duy trì ủng hộ thống nhất bằng con đường cách mạng trong gần 80 năm kể từ khi vị lãnh tụ sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành đề xuất một “căn cứ dân chủ” vào ngày 17/12/1945. Ông Kim lập luận rằng Triều Tiên sẽ là “tiền đồn” cho việc thúc đẩy một cuộc cách mạng ở miền Nam (tức Hàn Quốc) và thống nhất toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.
Ngôn từ như trên trong Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên về việc thống nhất Bán đảo Triều Tiên đã được Hàn Quốc trích dẫn làm cơ sở cho việc duy trì Bộ luật An ninh Quốc gia với nội dung xác định Triều Tiên như một “tổ chức chống nhà nước”.
Do vậy, việc xóa bỏ phần văn bản này có thể tác động đến cuộc tranh cãi trong nội bộ Hàn Quốc về việc có nên duy trì Bộ luật trên hay không.
Điều lệ mới của Đảng Lao động Triều Tiên không chỉ định nghĩa lại mục tiêu của đảng này trong việc đạt được sự phát triển tự trị và dân chủ của xã hội dân tộc mà còn xóa bỏ, thay thế, hoặc điều chỉnh một số cụm từ ám chỉ việc Triều Tiên thống nhất Hàn Quốc.
Đoạn mở đầu của Điều lệ hiện nay nói về việc Đảng Lao động Triều Tiên “đạt được thịnh vượng chung của dân tộc Triều Tiên” (thay cho cụm từ Đảng Lao động Triều Tiên “tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Triều Tiên vì quyền sống và vì việc dân chủ hóa xã hội”.
Tại Điều 4 (“Các nhiệm vụ của đảng viên”), một cụm từ nói rằng các đảng viên phải “tích cực chiến đấu để thúc đẩy việc thống nhất tổ quốc” đã bị xóa bỏ hoàn toàn mà không được thay thế bằng một cụm từ khác.
Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên được đánh giá là có uy quyền ngang như bản Hiến pháp ở Hàn Quốc.
Nhìn nhận vấn đề thống nhất Triều Tiên theo hướng thực tế hơn
Việc Đảng Lao động Triều Tiên dưới thời ông Kim Jong Un (cháu nội của ông Kim Nhật Thành) xóa bỏ nội dung thống nhất thông qua biện pháp cách mạng có thể hàm chứa 3 điều sau.
Thứ nhất, đây có thể là một bước đi nhằm thu hẹp khoảng cách giữa ý thức hệ và thực tế. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu thập niên 1990, Hàn Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Nga. Còn quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản vẫn ở trong trạng thái thù địch. Ngoài ra khoảng cách về sức mạnh quốc gia giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng buộc Bình Nhưỡng tập trung vào bảo tồn chế độ và còn ít thời gian để nghĩ đến chuyện thống nhất Bán đảo Triều Tiên dưới ngọn cờ của miền Bắc.
Khi Triều Tiên chính thức hóa kế hoạch kế vị của ông Kim Jong Un trong Đại hội III của Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 28/9/2010, đảng này đã thận trọng rút ngắn khoảng cách giữa hệ tư tưởng và thực tế bằng cách xóa bỏ một cụm từ trong Điều lệ nói về “thanh toán chế độ thực dân ở Hàn Quốc” và xóa bỏ thuật ngữ “nhân dân” khỏi “cuộc cách mạng dân chủ nhân dân để giải phóng nhân dân Triều Tiên”, mềm hóa quan điểm về việc nuôi dưỡng cách mạng ở miền Nam.
Xu hướng này cho thấy tầm nhìn “Hai Triều Tiên” trên Bán đảo Triều Tiên (mà ông Kim Jong Un liên tục theo đuổi kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012) đã bắt đầu được chính thức phản ánh trong Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên.
Có bằng chứng cho thấy Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ưu tiên bản sắc nhà nước hơn là thống nhất. Ông Kim đã nỗ lực tạo ra một múi giờ riêng cho Triều Tiên (sớm hơn múi giờ Hàn Quốc là 30 phút) trong thời kỳ từ ngày 15/8/2015 đến ngày 4/5/2018.
Thứ hai, những thay đổi này chỉ ra rằng Triều Tiên đang xoay trục sang phương án “cùng tồn tại”, phản ảnh thực tế tham gia riêng rẽ và đồng thời của Hàn Quốc và Triều Tiên trong Liên Hợp Quốc, việc hai nước lựa chọn Thỏa thuận Cơ bản liên Triều, và thực tế rằng các nhà lãnh đạo của họ đã tổ chức 5 hội nghị thượng đỉnh. Cùng với lý do thứ nhất, sự thay đổi phương hướng này cho thấy Triều Tiên sẽ tái định hướng chính sách của họ đối với Hàn Quốc theo hướng cùng tồn tại hơn là thống nhất.
Thứ ba, việc Triều Tiên bỏ ý đồ thống nhất dân tộc thông qua con đường cách mạng có thể kích thích cuộc tranh luận bên trong xã hội Hàn Quốc về việc có nên tiếp tục duy trì Đạo luật An ninh Quốc gia nữa hay không.
Trong cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên, vào tháng 6/2000, cố Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (cha của ông Kim Jong Un) đã hỏi cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung là vì sao Hàn Quốc vẫn chưa vứt bỏ bộ luật đó. Ông Kim Jong Il lưu ý rằng Đảng Lao động Triều Tiên khi đó đang lên kế hoạch thực thi các thay đổi đối với Điều lệ và Cương lĩnh của mình trong Đại hội kế tiếp, như yêu cầu của Hàn Quốc. Ông Kim Jong Il nói rằng hai bên cần từ từ cập nhật các văn bản cũ theo cách tương tự.
Sau này, tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 10/2007, nhà lãnh đạo Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh Moo-hyun đã hứa hẹn trong Điều 2 của tuyên bố chung do họ ký rằng Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ phát triển mối quan hệ liên Triều hướng tới mục tiêu thống nhất và điều chỉnh bộ máy pháp lý và thể chế cần thiết”.
Thỏa thuận của ông Kim và ông Roh là dựa trên việc Triều Tiên và Hàn Quốc sửa đổi Điều lệ Đảng và Đạo luật An ninh Quốc gia tương ứng với từng nước – đây là các quy định và luật có nội dung thù địch với đối phương.
Tuy nhiên Triều Tiên đã không xóa bỏ một đoạn trong Điều lệ Đảng kêu gọi rút quân Mỹ khỏi Bán đảo Triều Tiên. Nước này cũng chỉnh cách diễn đạt của đoạn kêu gọi đuổi “lực lượng đế quốc Mỹ chiếm đóng ra khỏi miền Nam Triều Tiên”.
Bộ Điều lệ mới sửa đổi của Đảng Lao động Triều Tiên thay thế cụm từ “chấm dứt sự thống trị và can thiệp của nước ngoài và hủy bỏ sự tái xâm lược của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản” bằng cụm từ “cuối cùng chấm dứt chế độ cai trị chính trị-quân sự của Mỹ đối với miền Nam Triều Tiên và triệt để loại bỏ sự can thiệp của nước ngoài”.
Không có nhận xét nào