Tin tức thế giới ngày Thứ tư 02 tháng 6 năm 2021 |
Các cuộc biểu tình ở Myanmar vẫn tiếp diễn tại nhiều khu vực của nước này trong ngày 1/6, bất chấp các biện pháp cứng rắn của lực lượng an ninh, theo Reuters.
Trong khi đó, các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và các nhóm vũ trang – của những sắc dân thiểu số tại các vùng biên giới vẫn tiếp diễn.
Từ tối 31/5 đến sáng 1/6, quân đội đã dội pháo và cho trực thăng oanh tạc các mục tiêu của lực lượng vũ trang người Karen tại bang Kayah giáp Thái Lan.
Lực lượng này thông báo rằng có một thành viên của họ thiệt mạng, trong khi phía quân chính phủ có 80 lính tử vong. Mặc dù vậy, quân đội Myanmar chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Xung đột giữa hai bên tại bang Kayah trong những tuần qua đã khiến 37.000 người phải rời bỏ nhà cửa để vào rừng trú ẩn.
Khoảng 840 người Myanmar đã thiệt mạng kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 1/2, tuy nhiên chính quyền quân sự nói con số thống kê này không chính xác, cho rằng chỉ khoảng 300 người tử vong.
Hàng trăm triệu người Mỹ đã tiêm chủng, WB kêu gọi gửi vaccine dư cho khu vực
Hoa Kỳ đã triển khai 296.404.240 liều vaccine COVID trong nước, tính đến sáng ngày 1/6, và đã phân phối 366.317.045 triệu liều, Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) loan báo cùng ngày.
Các con số này tăng lên từ 294.928.850 liều vaccine mà CDC nói đã được tiêm cho dân Mỹ tính đến ngày 30/5 trong tổng số 366.316.945 triệu liều đã phân phát ra.
Theo CDC, tính tới ngày 1/6 có 168.489.729 người Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine và 135.867.425 người đã được tiêm chủng đầy đủ.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cùng ngày kêu gọi Mỹ dành các liều vaccine dư thừa cho châu Mỹ Latin trong khi Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ quan ngại về tỷ lệ lây nhiễm cao tại khu vực.
Ông Mike Ryan, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO, cho biết tình hình tại khu vực ‘bắt đầu lệch hướng’ khi 4 trong số 10 nước có số ca nhiễm cao hàng đầu thế giới trong tuần qua là thuộc châu Mỹ Latin và rằng tỷ lệ tử vong đang tăng lên, từ 3-5%.
“Hết sức khẩn thiết, đặc biệt là Mỹ, trong vài tuần tới đây nên dành số (vaccine) dư thừa cho các chương trình hiện có,” Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass phát biểu.
Số người chết vì COVID tại châu Mỹ Latin đã vượt 1 triệu ca.
Mỹ tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Cam Bốt
Thủ tướng Campuchia Hun Sen chào đón thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 01/06/2021. AFP - HANDOUT
Trong chuyến thăm Cam Bốt ngày 01/06/2021, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Wendy Sherman đã bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Cam Bốt, đồng thời đề nghị Phnom Penh giải thích rõ việc phá bỏ một công trình do Mỹ tài trợ ở Ream.
Theo Reuters, trong thông cáo được phát tối 01/06/2021, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết thứ trưởng Sherman đã gặp thủ tướng Hun Sen trong chuyến công du Đông Nam Á. Sau khi nhấn mạnh Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ Cam Bốt, bà Sherman đã nêu một loạt vấn đề tại Cam Bốt khiến Mỹ lo ngại. "Thứ trưởng Sherman đã kêu gọi lãnh đạo Cam Bốt duy trì chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, vì lợi ích tốt nhất của người dân Cam Bốt", thông cáo có đoạn nêu rõ.
Năm 2020, bộ Quốc Phòng Mỹ đã tỏ lo ngại và yêu cầu phía Cam Bốt làm rõ thông tin tòa nhà bộ tư lệnh hải quân trong căn cứ Ream do Mỹ xây dựng bị phá dỡ. Hồi tháng 10/2020 Phnom Penh thông báo đã cho phá dỡ công trình này để xây một toà nhà khác, đồng thời phủ nhận công trình mới không liên quan đến Trung Quốc.
Một phát ngôn viên Ngoại Giao Mỹ cho biết có nhưng bằng chứng rõ ràng Trung Quốc tham gia các công trình cải tạo căn cứ hải quân Ream trong Vịnh Thái Lan. Vì thế, nhân chuyến công du này, thứ trưởng Ngoại Giao đề nghị Cam Bốt làm sáng tỏ việc phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ tại ở Ream. Quan chức Ngoại Giao Mỹ lưu ý rằng « một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Cam Bốt sẽ làm tổn hại đến chủ quyền (của Cam Bốt), đe dọa an ninh khu vực và sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ Hoa Kỳ-Cam Bốt ».
Reuters nhắc lại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng trên nhiều mặt, từ nhân quyền, thương mại và sự bành trước quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Cam Bốt đang dần trở thành đồng minh kinh tế và chính trị quan trọng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Thủ tướng Hunsen đã nhiều lần bác bỏ các thông tin cho rằng Phnom Penh để Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên đất Cam Bốt, nhưng ông cũng không phủ nhận việc cần phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế.
Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ cũng đã gặp lãnh đạo đối lập Kem Sokha, các tổ chức xã hội dân sự và báo chí tại Cam Bốt. Bà Sherman nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền và kêu gọi chính phủ Cam Bốt tôn trọng các cam kết quốc tế.
Hồng Kông xét xử các yêu cầu tại ngoại của các nhân vật đối lập
Vào tháng 3, 47 nhân vật đối lập nổi tiếng ở Hồng Kông đã bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền. Cụ thể, họ phạm tội tổ chức một cuộc bầu cử sơ bộ trước khi tranh cử vào các ghế của hội đồng lập pháp thành phố. Nhà chức trách gọi đây là âm mưu bất hợp pháp nhằm phá hoại chính phủ và vi phạm luật an ninh quốc gia mới của thành phố. Họ hầu hết đã bị từ chối đơn xin tại ngoại ban đầu. Hôm qua và hôm nay, mười bị cáo đã có mặt tại tòa để xin tại ngoại trong khi chờ xét xử.
Các phiên xử về việc cho phép tại ngoại lần đầu hồi tháng 3 kéo dài 4 ngày, có khi đến tận đêm khuya. Một số bị cáo đã ngất xỉu và phải nhập viện. Các luật sư kỳ cựu ở Hồng Kông cho biết họ chưa từng thấy một vụ nào được xử lý kém như vậy. Khi từ chối cho phép tại ngoại đối với cựu nghị sĩ Claudia Mo, thẩm phán viện dẫn các tin nhắn WhatsApp của cô với các nhà báo nước ngoài, trong đó chỉ trích việc dùng các vụ bắt giữ để đe dọa phe đối lập ở Hồng Kông.
Huawei ra mắt hệ điều hành HormonyOS 2.0
Huawei hôm nay sẽ ra mắt phiên bản thứ hai của Harmony, hệ điều hành điện thoại thông minh của họ. Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc từng là nhà cung cấp thiết bị lớn nhất thế giới. Dù vẫn còn mạnh, nhưng bị Mỹ gán nhãn đe dọa an ninh (chưa có bằng chứng) và bị cấm vận đã khiến Huawei gặp nhiều khó khăn. Huawei hiện không thể sử dụng một số phần cứng và phần mềm của Mỹ, hay mua chip từ các nhà máy sử dụng thiết bị Mỹ. Vì vậy, Huawei đang cố gắng tổ chức lại hoạt động kinh doanh xoay quanh linh kiện và phần mềm sản xuất trong nước.
Huawei đã tuyên bố Harmony là một hệ điều hành hoàn toàn mới. Nhưng bản phát hành đầu tiên của nó vào năm 2019 nói thẳng ra là một bản nhái lại của Android, hệ điều hành điện thoại được dùng nhiều nhất trên thế giới. Bản chất mã nguồn mở của Android cho phép bất kỳ ai cũng có thể điều chỉnh, khiến nó vượt quá phạm vi trừng phạt của Mỹ. Phiên bản thứ hai được cho là có sự hỗ trợ của các lập trình viên Nga. Dân công nghệ sẽ rất muốn biết nó có thực sự khác biệt hay không.
Việc làm toàn cầu khó khăn trong đại dịch
Hôm nay, Tổ chức Lao động Quốc tế, một tổ chức của Liên Hợp Quốc, sẽ công bố một báo cáo về xu hướng việc làm trong thời kỳ đại dịch. Năm ngoái thật tồi tệ đối với người lao động trên toàn thế giới. Tổng số giờ làm việc giảm 9% so với năm trước đó. Nhưng thiệt hại là không đồng đều. Những người ở các nước nghèo và người nghèo ở các nước giàu phải chịu thiệt hại nhiều nhất. Ở Mỹ, việc làm lương thấp vẫn thấp hơn 28% so với mức tiền khủng hoảng, theo một theo dõi phục hồi của Mỹ.
Câu hỏi lớn là khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu. Ở cấp độ toàn cầu, các biện pháp kích thích tài khóa đã hào phóng một cách bất thường, rót tiền vào túi người dân và do đó cho phép họ chi tiêu cũng như tạo việc làm. Nhưng đó chủ yếu là các nước giàu, những nước được hưởng phần lớn lợi ích của biện pháp này. Những nơi chỉ có thể tiến hành các biện pháp kích thích nhỏ hơn, chẳng hạn như Châu Phi và Mỹ Latinh, thị trường lao động có thể sẽ phải sống chung với hậu quả của covid-19 một thời gian.
Israel bầu tổng thống
Israel có thể có hoặc không có thủ tướng mới trong vài ngày tới. Nhưng nước này sẽ sớm có tổng thống mới. Hôm nay các nghị sĩ sẽ bầu một nguyên thủ quốc gia mới thay cho người đương nhiệm Reuven Rivlin, khi nhiệm kỳ 7 năm của ông kết thúc. Hai ứng viên đã thu thập được các chữ ký cần thiết để tranh cử cho vai trò này, vốn chủ yếu mang tính nghi lễ. Một người là cựu lãnh đạo đảng Lao động, Isaac Herzog; người còn lại là Miriam Peretz, một giáo viên lọt vào mắt xanh của công chúng sau khi hai con trai của bà hy sinh trong thời gian phục vụ quân đội.
Ông Herzog, một chính trị gia giàu kinh nghiệm và quan hệ rộng, rõ ràng là ứng viên dẫn trước. Nhưng đây là một cuộc bỏ phiếu kín. Những mặc cả phút chót vẫn có thể tác động đến kết quả. Thủ tướng Binyamin Netanyahu đã từ chối ủng hộ cả hai ứng viên. Ông đang bị xét xử vì cáo buộc hối lộ và gian lận (bị ông phủ nhận), và có thể kỳ vọng được tổng thống ân xá. Vậy tại sao không lấy lòng họ?
Chính phủ Thái Lan phê duyệt các biện pháp kích thích kinh tế
Chính phủ Thái Lan phê duyệt các biện pháp kích thích covid-19 trị giá 140 tỷ baht (4,5 tỷ đô la), để bổ sung thêm cho gói 85,5 tỷ baht đã được phê duyệt vào tháng trước. Số ca nhiễm đã tăng kể từ khi bùng dịch vào tháng 4, với tổng số ca hiện đã vượt 160.000. Hôm thứ Hai, thống đốc của Ngân hàng Trung ương Thái Lan nói nền kinh tế có thể sẽ không trở lại mức tăng trưởng tiền đại dịch cho đến năm 2023.
Alaska: Biden đình chỉ hợp đồng thuê khoan dầu tại Bắc Cực của Trump
Khu bảo tồn động vật hoang dã Bắc Cực Quốc gia thường được mô tả là vùng hoang dã tuyệt vời duy nhất còn tồn tại của nước Mỹ
Chính quyền của TT Mỹ Joe Biden sẽ đình chỉ các hợp đồng thuê khoan dầu và khí đốt tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Bắc Cực Quốc gia ở Alaska trong khi chờ xét lại môi trường.
Động thái này đảo ngược quyết định của cựu TT Donald Trump về việc bán các hợp đồng thuê khoan dầu để mở rộng phát triển nhiên liệu hóa thạch và khoáng sản.
Vùng hoang dã Alaska khổng lồ là nơi sinh sống của nhiều loài thú quan trọng, gồm gấu Bắc Cực, tuần lộc và chó sói.
Các nhà lãnh đạo bộ lạc Bắc Cực hoan nghênh động thái này nhưng các đảng viên Cộng hòa phản đối.
Vì sao bầu cử Mỹ quan trọng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
Vào tháng Giêng, ông Trump thúc đẩy việc bán quyền khai thác dầu trong khoảng 5% khu hoang dã này, chỉ vài ngày trước khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc.
Với diện tích khoảng 78.000 km vuông, Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Bắc Cực Quốc gia (ANWR) thường được mô tả là vùng hoang dã tuyệt vời duy nhất còn tồn tại của Hoa Kỳ.
Đây là một vùng đất cực kỳ quan trọng với sự sinh tồn của nhiều loài thú, gồm cả gấu Bắc Cực.
Malaysia triệu đặc phái viên Trung Quốc về vụ xâm phạm không phận
Bộ Ngoại giao Malaysia hôm nay (2/6) cho biết sẽ triệu tập đặc phái viên của Trung Quốc để giải thích về “sự xâm nhập” của 16 máy bay không quân vào không phận của nước này vào ngày 31/5, theo Nikkei.
Lực lượng không quân của Malaysia mô tả vụ việc là một “mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia và an toàn bay”. Lực lượng này cho biết, các máy bay Trung Quốc đã không liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu khu vực mặc dù đã được hướng dẫn nhiều lần.
Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein cho biết Malaysia sẽ đưa ra công hàm phản đối ngoại giao và yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Malaysia giải thích về hành vi “xâm phạm không phận và chủ quyền của Malaysia”.
Ông Hishammuddin nói trong một tuyên bố: “Lập trường của Malaysia là rõ ràng – có quan hệ ngoại giao hữu nghị với bất kỳ quốc gia nào không có nghĩa là chúng tôi sẽ thỏa hiệp về an ninh quốc gia của mình”.
16 vận tải cơ Il-76 và Y-20 Trung Quốc bị phòng không Malaysia phát hiện có hoạt động “đáng ngờ” trên Biển Đông hôm 31/5, sau đó áp sát và gần như xâm phạm không phận Malaysia.
Không quân Malaysia đã khai triển chiến đấu cơ Hawk 208 xuất kích từ căn cứ Labuan để giám sát và xác nhận sự hiện diện của nhóm vận tải cơ Trung Quốc khi chúng cách bờ biển bang Sarawak, đảo Borneo, khoảng 60 hải lý. Trong suốt quá trình này, vận tải cơ Trung Quốc không liên lạc với kiểm soát không lưu khu vực, dù phía Malaysia nhiều lần yêu cầu.
Sau khi máy bay chiến đấu Malaysia xuất hiện, các vận tải cơ Trung Quốc quay đầu, di chuyển ngược theo đường bay ban đầu và rời khỏi khu vực. Phía Malaysia nói rằng sự việc là mối đe dọa nghiêm trọng với chủ quyền quốc gia và an toàn hàng không vì khu vực này có các tuyến bay dày đặc.
Các nhà lãnh đạo bộ lạc Bắc Cực hoan nghênh động thái này
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden cam kết bảo vệ môi trường sống.
"Tổng thống Biden tin rằng kho báu quốc gia của Mỹ là nền tảng văn hóa và kinh tế của đất nước chúng ta", Cố vấn Khí hậu Quốc gia Nhà Trắng Gina McCarthy cho biết trong một tuyên bố.
"Tổng thống biết ơn hành động nhanh chóng của Bộ Nội vụ trong việc đình chỉ tất cả các hoạt động cho thuê trong khi chờ xem xét lại các quyết định được đưa ra trong những ngày cuối cùng của chính quyền [trước]'', bà nói thêm.ác nhà lãnh đạo bộ lạc Bắc Cực ca ngợi quyết định này.
"Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Biden và Bộ Nội vụ đã công nhận những sai trái mà Chính quyền trước gây ra với người dân của chúng tôi và đã đưa chúng ta đi đúng con đường phía trước", Tonya Garnett, điều phối viên dự án đặc biệt của Chính phủ Bộ lạc Bản địa Venetie, cho biết trong một tuyên bố.
"Điều này chứng tỏ rằng, bất kể triển vọng thấp thế nào, tiếng nói của các Bộ tộc của chúng ta vẫn quan trọng."
Động thái của chính quyền Biden bị chỉ trích trong một tuyên bố chung của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Dan Sullivan và Lisa Murkowski cùng với đại diện Don Young và Thống đốc Mike Dunleavy."Hành động này không nhằm mục đích nào khác ngoài việc cản trở nền kinh tế Alaska và khiến an ninh năng lượng của chúng tôi gặp rủi ro," bà Murkowski nói: Ông Dunleavy nói thêm rằng các hợp đồng mà chính quyền Trump thỏa thuận "hợp lệ và không thể bị chính phủ liên bang tước đoạt".
Hợp đồng đầu tiên tại một phần của khu hoang dã này ít được sự quan tâm từ ngành dầu khí và chỉ tạo ra giá thầu cao khoảng 14 triệu đôla.
Malaysia tố cáo phi cơ quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận
Vào cuối ngày hôm qua, 01/06/2021, ngoại trưởng Malaysia thông báo là chính phủ Kuala Lumpur sẽ ra công hàm ngoại giao phản đối việc phi cơ quân sự của Trung Quốc xâm nhập không phận của Malaysia.
Quảng cáo
Theo hãng tin AFP, ngoại trưởng Hishammuddin Hussein còn cho biết ông sẽ triệu đại sứ Trung Quốc lên để yêu cầu giải thích về hành động “xâm phạm chủ quyền” của Malaysia.
Hôm qua, không quân Malaysia tố cáo 16 phi cơ vận tải quân sự của Trung Quốc ngày 31/05 đã dàn đội hình chiến thuật bay bên trên vùng Biển Đông và đã xâm nhập vào không phận Malaysia ở khu vực bang Sarawak trên đảo Borneo, Cụ thể, theo không quân Malaysia, các phi cơ quân sự nói trên đã bay đến Cụm bãi cạn Luconia (Luconia Shoals) hiện do Malaysia quản lý, nằm trên vùng Biển Đông, trước khi bay đến một khu vực chỉ cách bờ biển Sarawak 110 km. Sau khi đã cố bắt liên lạc nhưng không được hồi đáp, không quân Malaysia đã điều các chiến đấu cơ phản lực lên ngăn chận các máy bay của Trung Quốc.
Thông báo của không quân Malaysia nhấn mạnh, hành động của các phi cơ quân sự Trung Quốc là một mối “đe dọa” đối với chủ quyền của Malaysia, cũng như đối với an toàn hàng không, do đây là khu vực có mật độ giao thông hàng không dày đặc.
Theo AFP, đáp lại cáo buộc nói trên của Malaysia, một phát ngôn viên của sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur hôm nay 01/06 khẳng định 16 phi cơ quân sự của họ chỉ thực hiện một chuyến bay huấn luyện “bình thường”, không “nhắm vào bất cứ quốc gia nào” và cũng không xâm phạm không phận của bất cứ nước nào.
Publicité
Quan hệ giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh cho tới nay vẫn khá nồng ấm, nhưng vụ việc hôm thứ Hai (31/05) xảy ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên vùng Biển Đông, mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ. Năm 2020, một tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc đã đối đầu trong suốt một tháng trời với một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia ngoài khơi đảo Borneo.
Theo hãng tin CNA, liên minh đối lập Pakatan Harapan ở Malaysia hôm nay kêu gọi chính phủ Kuala Lumpur đề ra một “kế hoạch hành động rõ ràng” sau vụ phi cơ Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm không phận và đe dọa chủ quyền Malaysia.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào