Hải quân Iran cho biết tàu chiến lớn nhất của nước này đã bị chìm ở Vịnh Oman sau khi bốc cháy trong một tình huống bí ẩn.
Tàu chiến lớn nhất của Iran bốc cháy và chìm ở Vịnh Oman |
IRIS Kharg, con tàu hỗ trợ và tiếp nhiên liệu dài 207 mét đã bốc cháy
trong một “tình huống bí ẩn” vào khoảng 2 giờ 25 sáng theo giờ địa
phương hôm thứ Tư (2/6), hãng thông tấn Tasnim đưa tin. Các quan chức
Iran cho biết một cuộc điều tra đã bắt đầu về nguyên nhân vụ cháy.
Dẫn nguồn từ hải quân Iran, hãng thông tấn này cho biết tất cả thủy thủ đoàn trên tàu đã được hạ thủy an toàn.
Dẫn nguồn từ hải quân Iran, hãng thông tấn này cho biết tất cả thủy thủ đoàn trên tàu đã được hạ thủy an toàn.
Sau 20 giờ nỗ lực cứu con tàu của các tổ chức quân sự và dân sự, nó đã bị chìm, Tasnim đưa tin.
Tàu Kharg được triển khai tới vùng nước quốc tế để thực hiện hoạt động đào tạo, tuy vậy một trong các hệ thống của nó bắt lửa ở gần cảng Jask, khoảng 1.270km về phía đông nam của Tehran trên Vịnh Oman. Tàu Kharg đã phục vụ trong hơn bốn thập kỷ. Con tàu này được đóng tại Anh vào năm 1977 và gia nhập hải quân Iran vào năm 1984.
Vụ chìm tàu diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Iran và Mỹ, hai nước đang đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và áp dụng lại các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tehran kể từ đó đã đình chỉ các giới hạn về làm giàu uranium và hạn chế hoạt động của các thanh sát viên hạt nhân quốc tế.
Tàu Kharg được triển khai tới vùng nước quốc tế để thực hiện hoạt động đào tạo, tuy vậy một trong các hệ thống của nó bắt lửa ở gần cảng Jask, khoảng 1.270km về phía đông nam của Tehran trên Vịnh Oman. Tàu Kharg đã phục vụ trong hơn bốn thập kỷ. Con tàu này được đóng tại Anh vào năm 1977 và gia nhập hải quân Iran vào năm 1984.
Vụ chìm tàu diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Iran và Mỹ, hai nước đang đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và áp dụng lại các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tehran kể từ đó đã đình chỉ các giới hạn về làm giàu uranium và hạn chế hoạt động của các thanh sát viên hạt nhân quốc tế.
Vào
tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các cuộc đàm phán đã
đạt được tiến triển, nhưng Washington vẫn chưa biết liệu Iran có tuân
thủ các cam kết hạt nhân hay không để xóa bỏ các biện pháp trừng phạt.
Hôm thứ Hai, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết kho dự trữ hạt nhân của Iran chỉ có thể được ước tính vì các cuộc thanh tra đã bị hạn chế vào tháng Hai.
Vào tháng 4, Iran cho biết một trong những tàu của họ, MV Saviz, đã bị nhắm mục tiêu ở Biển Đỏ. Báo chí cho biết con tàu đã bị tấn công bằng mìn limpet, chất nổ thường được các thợ lặn gắn vào thân tàu. Iran và Israel đã đổ lỗi cho nhau về một loạt các cuộc tấn công được báo cáo nhằm vào các tàu chở hàng kể từ cuối tháng Hai.
Hôm thứ Hai, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết kho dự trữ hạt nhân của Iran chỉ có thể được ước tính vì các cuộc thanh tra đã bị hạn chế vào tháng Hai.
Vào tháng 4, Iran cho biết một trong những tàu của họ, MV Saviz, đã bị nhắm mục tiêu ở Biển Đỏ. Báo chí cho biết con tàu đã bị tấn công bằng mìn limpet, chất nổ thường được các thợ lặn gắn vào thân tàu. Iran và Israel đã đổ lỗi cho nhau về một loạt các cuộc tấn công được báo cáo nhằm vào các tàu chở hàng kể từ cuối tháng Hai.
Hải
quân Hoa Kỳ cũng cáo buộc Tehran nhắm mục tiêu vào các tàu bằng mìn
limpet. Iran đã bác bỏ cáo buộc, bất chấp cảnh quay của Hoa Kỳ từ tháng 6
năm 2019 cho thấy các thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi
giáo đang gỡ bỏ một quả mìn chưa nổ khỏi một con tàu.
Không có nhận xét nào