Hôm 14/6, Bộ trưởng Ngoại giao
Philippines cho biết Manila sẽ lần thứ ba đình chỉ quyết định hủy bỏ
Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) kéo dài hai thập kỷ với Hoa
Kỳ, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tiếp tục căng
thẳng ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin nói rằng việc đình chỉ sẽ kéo dài
thêm sáu tháng, trong khi Tổng thống Rodrigo Duterte “nghiên cứu thêm và
cả hai bên sẽ giải quyết những quan ngại của ông về các khía cạnh cụ
thể của thỏa thuận”.
Philippines là đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ, và một số hiệp định quân sự phụ thuộc vào VFA. Thỏa thuận này đưa ra các quy định về việc luân chuyển hàng nghìn binh sĩ Mỹ ra vào Philippines tham gia các cuộc tập trận.
Năm ngoái, ông Duterte đã thông báo với Washington rằng ông sẽ hủy bỏ thỏa thuận khi Manila phẫn nộ về việc một Thượng nghị sĩ và đồng minh bị từ chối cấp thị thực Hoa Kỳ. Hiệp ước sẽ kết thúc vào tháng 8 này nếu ông Duterte không gia hạn thêm lần thứ ba.
Sự thay đổi của Philippines diễn ra khi căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp gần như toàn bộ.
Manila đã nhiều lần phản đối điều mà họ mô tả là sự hiện diện “bất hợp pháp” và “sự đe dọa” của hàng trăm “dân quân hàng hải” Trung Quốc bên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Quyết định của ông Duterte cũng diễn ra theo sau một thông báo của Mỹ rằng Philippines nằm trong số các quốc gia sẽ nhận được một phần trong số 80 triệu liều vắc-xin COVID-19 mà nước này đang tài trợ.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines dần trở nên phức tạp kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền vào năm 2016 và thường xuyên lên án chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khi nghiêng dần về phía Trung Quốc.
Jose Manuel Romualdez, đại sứ của Manila tại Washington, nói với Reuters vào ngày 3/6 rằng Hiệp ước quốc phòng kéo dài hai thập kỷ giữa Philippines và Hoa Kỳ đã được sửa đổi để làm cho nó “chấp nhận được” và “cùng có lợi” cho cả hai nước.
Philippines là đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ, và một số hiệp định quân sự phụ thuộc vào VFA. Thỏa thuận này đưa ra các quy định về việc luân chuyển hàng nghìn binh sĩ Mỹ ra vào Philippines tham gia các cuộc tập trận.
Năm ngoái, ông Duterte đã thông báo với Washington rằng ông sẽ hủy bỏ thỏa thuận khi Manila phẫn nộ về việc một Thượng nghị sĩ và đồng minh bị từ chối cấp thị thực Hoa Kỳ. Hiệp ước sẽ kết thúc vào tháng 8 này nếu ông Duterte không gia hạn thêm lần thứ ba.
Sự thay đổi của Philippines diễn ra khi căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp gần như toàn bộ.
Manila đã nhiều lần phản đối điều mà họ mô tả là sự hiện diện “bất hợp pháp” và “sự đe dọa” của hàng trăm “dân quân hàng hải” Trung Quốc bên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Quyết định của ông Duterte cũng diễn ra theo sau một thông báo của Mỹ rằng Philippines nằm trong số các quốc gia sẽ nhận được một phần trong số 80 triệu liều vắc-xin COVID-19 mà nước này đang tài trợ.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines dần trở nên phức tạp kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền vào năm 2016 và thường xuyên lên án chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khi nghiêng dần về phía Trung Quốc.
Jose Manuel Romualdez, đại sứ của Manila tại Washington, nói với Reuters vào ngày 3/6 rằng Hiệp ước quốc phòng kéo dài hai thập kỷ giữa Philippines và Hoa Kỳ đã được sửa đổi để làm cho nó “chấp nhận được” và “cùng có lợi” cho cả hai nước.
Không có nhận xét nào