Header Ads

  • Breaking News

    Đỗ Ngà – Nước Mỹ sau cơn bạo bệnh

    Sau 2 năm vật lộn với Covid -19, giờ đến lúc nền kinh tế Mỹ trở lại quỹ đạo. Trong 2 năm đối phó với Covid – 19 nước Mỹ đã bơm ra ngoài thị trường nước Mỹ một khoản tiền khổng lồ. Bắt đầy cuối tháng 3/2020 Mỹ bung ra gói cứu trợ trị giá 2.200 tỷ USD, ngày 28/12/2020 Mỹ lại bung tiếp gói cứu trợ thứ hai trị giá 900 tỷ USD, đến ngày 6/3/2021 Mỹ lại bung ra gói cứu trợ 1.900 tỷ và hiện nay tổng thống Joe Biden đang trình quốc hội Mỹ thông qua gói hạn Tầng 1.700 tỷ USD. Nếu gói hạ tầng thông qua thì trong 2 năm nước Mỹ đã bung ra một lượng tiền không lồ, cỡ 6.700 tỷ USD.
    Đỗ Ngà – Nước Mỹ sau cơn bạo bệnh

    Nước Mỹ sau đại dịch như là anh chàng bị trọng bệnh đang trên đà hồi phục, sau cơn bệnh bụng nó sẽ đói cồn cào và miệng của nó sẽ thèm ăn. Bụng thì đói, miệng thèm ăn mà trong tay có nhiều tiền thì sao? Thì nó sẽ bung tiền ra mua hết những gì mà nó có thể ăn được. Với khoản tiền 6.700 tỷ USD trong tay, nước Mỹ sẽ hốt hết những gì mà thế giới đang có để "thỏa cơn đói".

    Khi nước Mỹ thừa tiền nhưng thiếu hụt hàng hóa, đó là cơ hội cho các quốc gia khác tăng cường sản xuất và xuất sang Mỹ để hốt USD của anh nhà giàu Mỹ. Nếu các nước trên thế giới vét hàng hóa xuất đi Mỹ thì sự thiếu hụt hàng hóa của nước Mỹ thế nào cũng lan ra toàn cầu. Đó là viễn cảnh mà các chuyên gia kinh tế đang lo ngại. Sự thiếu hụt hàng hóa trên toàn cầu như thế người ta gọi là “siêu chu kỳ”. Vậy siêu chu kỳ là gì? Đó là một kinh tế lớn đang có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng đột biến nó khiến thế giới cũng thiếu hụt theo và đẩy giá hàng hóa trên toàn cầu tăng cao một cách bất thường.

    Trong thế kỷ 20 thế giới có 4 siêu chu kỳ như thế, đó là cuối thế kỷ 19 sự trỗi dậy của nền kinh tế Mỹ kéo thế giới xảy ra khủng hoảng thiếu. Lần thứ nhì là vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi Đức Quốc Xã dồn hết nguồn lực để sản xuất nhằm chuẩn bị chiến tranh. Lần thứ 3 là hậu chiến tranh thế gới khi Mỹ giúp Nhật Bản và Tây Đức tái thiết đất nước, và lần thứ tư là khi Trung Quốc gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc được phá rào nên sự khủng hoảng thiếu cục bộ từ bên trong nền kinh tế nước này lan ra ngoài thế giới. Việc bơm tiền ồ ạt của nước Mỹ hứa hẹn sẽ là một siêu chu kỳ nữa nếu các nền kinh tế Mỹ dốc hết sức mà vẫn không đủ cung.

    Đấy là tình hình chung, về tình hình vật liệu ngành xây dựng thì như đã biết, mặt hàng này khan hiếm từ nhiều tháng nay và rất nhiều người, đặc biệt là các nhà thầu muốn nó hạ giá. Tuy nhiên, nếu quốc hội Mỹ mà thông qua gói hạ tầng 1.700 tỷ USD thì thế nào ngành vật liệu xây dựng sẽ gặp khủng hoảng thiếu ngày một trầm trọng hơn nữa.

    Siêu chu kỳ làm cho bão giá nổi lên khắp thế giới, không biết cục dự trữ Liên Bang Mỹ - FED sẽ ứng phó ra sao? Được biết hiện nay FED đang họp bàn về chính sách tiền tệ 2 ngày. Cuộc họp nào của FED cũng đều dẫn tới phản ứng tức thì của thị trường vàng thế giới, hiện nay giá vàng đang giảm nghĩa là người ta đang kỳ vọng FED thắt chặt chính sách tiền tệ. Có lẽ vậy, kinh tế nước Mỹ đang trên đà hồi phục thì FED cũng cần phải dùng chính sách này để kìm hãm đà lạm phát.

    -Đỗ Ngà-
    =

    Không có nhận xét nào