Ngày
18/6, tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức chính quyền Tổng
thống Mỹ Joe Biden cho biết, Nhà Trắng đang cắt giảm mạnh số lượng các
hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Trung Đông trong một đợt tái bố trí
lực lượng quân sự lớn ở khu vực nhằm tập trung nguồn lực đối phó với các
thách thức từ Nga và Trung Quốc.
Cụ thể, Lầu Năm Góc đang rút khoảng 8 khẩu đội tên lửa phòng không Patriot từ nhiều quốc gia ở Trung Đông, trong đó có Iraq, Kuwait, Jordan và Saudi Arabia.
Bên cạnh đó, Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) cũng đang được Quân đội Mỹ rút khỏi Saudi Arabia trong khi các phi đội máy bay chiến đấu phản lực được điều động tới khu vực trước đây cũng sẽ bị cắt giảm.
Việc đẩy nhanh tiến độ rút quân phản ánh một số thay đổi gần đây ở Trung Đông cũng như các ưu tiên chiến lược của Washington dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Theo Wall Street Journal, khi cuộc chiến ở Afghanistan đã kết thúc, chính quyền ông Biden muốn tăng cường lực lượng để đối phó với Trung Quốc, nước được Washington xác định là đối thủ chính hiện nay.
Ngoài ra, chính sách của chính quyền Biden đối với Iran - đối thủ chính của Mỹ ở Trung Đông, hiện đang tập trung vào khôi phục các cuộc đàm phán về việc tái gia nhập lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Vì vậy, các quan chức Lầu Năm Góc nhận thấy nguy cơ chiến tranh đã giảm bớt.
Các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Ả Rập Xê Út cũng đã tăng cường được khả năng phòng thủ đối với các cuộc tấn công từ phong trào vũ trang Houthi ở Yemen do Iran hậu thuẫn.
Mặt khác, chính quyền Biden đang tìm cách thúc đẩy các quan hệ với Nga theo hướng dễ quản lý hơn, cho phép Mỹ giảm bớt lo lắng về các cuộc tấn công mạng và tăng cường quân sự của Moscow. Đây cũng là mục tiêu chính tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tuần này.
Mỹ cũng đang giảm bớt sự hiện diện của mình ở Iraq. Năm ngoái, nước này đã cắt giảm một nửa lực lượng, tương đương 2.500 quân, sau khi Lầu Năm Góc xác định các lực lượng Iraq có thể đảm bảo an ninh cho đất nước.
Theo các quan chức Mỹ, hoạt động cắt giảm mới nhất nêu trên, nhưng chưa được thông báo trước đó, bắt đầu diễn ra vào đầu tháng này sau cuộc điện đàm ngày 2/6 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman.
Mỹ đã triển khai các hệ thống chống tên lửa Patriot tới Iraq sau khi bị Iran tấn công tên lửa vào căn cứ Al Asad ở phía Tây Iraq vào tháng 1/2020 để trả đũa cho vụ tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị Lầu Năm Góc ám sát trước đó.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã điều chuyển các tổ hợp Patriot và hệ thống THAAD Ả Rập Xê Út sau khi một cơ sở dầu mỏ của nước này bị máy bay không người lái của Iran tấn công vào tháng 9/2019.
Cụ thể, Lầu Năm Góc đang rút khoảng 8 khẩu đội tên lửa phòng không Patriot từ nhiều quốc gia ở Trung Đông, trong đó có Iraq, Kuwait, Jordan và Saudi Arabia.
Bên cạnh đó, Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) cũng đang được Quân đội Mỹ rút khỏi Saudi Arabia trong khi các phi đội máy bay chiến đấu phản lực được điều động tới khu vực trước đây cũng sẽ bị cắt giảm.
Việc đẩy nhanh tiến độ rút quân phản ánh một số thay đổi gần đây ở Trung Đông cũng như các ưu tiên chiến lược của Washington dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Theo Wall Street Journal, khi cuộc chiến ở Afghanistan đã kết thúc, chính quyền ông Biden muốn tăng cường lực lượng để đối phó với Trung Quốc, nước được Washington xác định là đối thủ chính hiện nay.
Ngoài ra, chính sách của chính quyền Biden đối với Iran - đối thủ chính của Mỹ ở Trung Đông, hiện đang tập trung vào khôi phục các cuộc đàm phán về việc tái gia nhập lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Vì vậy, các quan chức Lầu Năm Góc nhận thấy nguy cơ chiến tranh đã giảm bớt.
Các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Ả Rập Xê Út cũng đã tăng cường được khả năng phòng thủ đối với các cuộc tấn công từ phong trào vũ trang Houthi ở Yemen do Iran hậu thuẫn.
Mặt khác, chính quyền Biden đang tìm cách thúc đẩy các quan hệ với Nga theo hướng dễ quản lý hơn, cho phép Mỹ giảm bớt lo lắng về các cuộc tấn công mạng và tăng cường quân sự của Moscow. Đây cũng là mục tiêu chính tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tuần này.
Mỹ cũng đang giảm bớt sự hiện diện của mình ở Iraq. Năm ngoái, nước này đã cắt giảm một nửa lực lượng, tương đương 2.500 quân, sau khi Lầu Năm Góc xác định các lực lượng Iraq có thể đảm bảo an ninh cho đất nước.
Theo các quan chức Mỹ, hoạt động cắt giảm mới nhất nêu trên, nhưng chưa được thông báo trước đó, bắt đầu diễn ra vào đầu tháng này sau cuộc điện đàm ngày 2/6 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman.
Mỹ đã triển khai các hệ thống chống tên lửa Patriot tới Iraq sau khi bị Iran tấn công tên lửa vào căn cứ Al Asad ở phía Tây Iraq vào tháng 1/2020 để trả đũa cho vụ tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị Lầu Năm Góc ám sát trước đó.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã điều chuyển các tổ hợp Patriot và hệ thống THAAD Ả Rập Xê Út sau khi một cơ sở dầu mỏ của nước này bị máy bay không người lái của Iran tấn công vào tháng 9/2019.
Không có nhận xét nào