Nguồn hình ảnh, EPA
Chụp lại hình ảnh,
Bà Kamala Harris bay tới El Paso vào thứ Sáu
Bà Kamala Harris vừa có chuyến công du đầu tiên tới biên giới phía nam với tư cách phó tổng thống Mỹ, khi Nhà Trắng đang vật lộn với áp lực chính trị về cuộc khủng hoảng người di cư ngày càng trầm trọng.
Tại El Paso, Texas, bà Harris kêu gọi chấm dứt việc "đổ lỗi". Bà cũng chỉ trích cựu Tổng thống Donald Trump.
Một trong những thành viên đảng Dân chủ của bà đã nói cách xử lý tình hình biên giới của chính quyền Biden khiến đảng này trông "yếu kém".
Số lượng kỷ lục người di cư không có giấy tờ đã đến biên giới Mỹ trong năm nay.
Số người xin tị nạn và những người di cư để chạy trốn khỏi đói nghèo, tham nhũng và bạo lực băng đảng ở Mỹ Latinh thường dự kiến chỉ tăng trong những tháng mùa hè. Năm nay, các đặc vụ biên phòng Hoa Kỳ đã bắt hai người đàn ông Yemen nằm trong danh sách theo dõi khủng bố.
Trong chuyến đi ngắn ngày thứ Sáu, bà Harris đã đến thăm các trại nhập cư nằm không xa biên giới và gặp gỡ những phụ nữ trẻ di cư từ 9-16 tuổi.
"Họ hỏi tôi những câu hỏi: 'Làm thế nào bà trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên?'", Bà Harris nói.
"Việc này cũng nhắc nhở tôi rằng trên thực tế, không thể chỉ coi đây là một vấn đề chính trị. Chúng ta đang nói về trẻ em, chúng ta đang nói về gia đình, chúng ta đang nói về đau khổ."
Bà kêu gọi chấm dứt "đổ lỗi" và "đấu đá nội bộ" chính trị. Trong chuyến đi, bà cũng nói: "Chính tại El Paso này, chính sách chia tách trẻ em của chính quyền tiền nhiệm đã được công bố", ám chỉ đến việc ông Trump chia rẽ các gia đình di cư.
Nguồn hình ảnh, EPA
Chụp lại hình ảnh,
Một phần bức tường biên giới của cựu Tổng thống Trump gần El Paso
Giới chỉ trích cho rằng bà Harris lẽ ra nên đến thăm một khu trại dựng bằng lều ở Fort Bliss gần đó, nơi trẻ em nhập cư đang được giam giữ.
Một cuộc điều tra của BBC về trại tạm cư Fort Bliss cho thấy đã có các báo cáo về lạm dụng tình dục, dịch bệnh Covid và chấy rận, trẻ em đói được phục vụ thịt nấu chưa chín và bão cát nhấn chìm các trại lều sa mạc nơi trẻ em đang bị giam giữ.
Đoàn xe của bà Harris được chào đón bởi những người biểu tình ủng hộ Trump đang vẫy cờ. Một tấm biển của một người biểu tình viết: "Cần phải có bao nhiêu bé gái bị hãm hiếp để gọi đây là một cuộc khủng hoảng?"
Chụp lại hình ảnh,
Hàng trăm trẻ em phải sống trong một chiếc lều
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ điều tra các điều kiện tại trại này; đồng thời thông báo Bộ trưởng Y tế Xavier Becerra sẽ đến đó vào tuần tới.
Ông Biden đã giao nhiệm vụ cho bà Harris trở lại vào tháng 3 để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc nhập cư. Trong tháng này, bà đã đến thăm Guatemala và Mexico, nơi bà yêu cầu những người đang có ý định di cư hãy bỏ chuyến đi đến Mỹ.
Nhà Trắng thông báo chuyến thăm của bà trong tuần này sau khi ông Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, cho biết ông sẽ tới biên giới vào ngày 25/6.
Chụp lại hình ảnh,
Trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid sẽ được gửi đến lều Covid
Hôm thứ Sáu, bà Harris phủ nhận rằng bà chỉ đi vì ông Trump, mặc dù các phóng viên Nhà Trắng không hay biết về chuyến đi này của bà trong khi họ thường được thông báo một tuần trước các chuyến đi như vậy.
"Tôi đã nói hồi tháng 3 rằng tôi sẽ đến biên giới, vì vậy đây không phải là một kế hoạch mới", phó tổng thống nói với các phóng viên sau khi hạ cánh xuống Texas hôm thứ Sáu.
Bà Harris không thể tránh khỏi những lời chỉ trích từ các đảng viên Cộng hòa như Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz, người cho rằng chuyến thăm của bà là "một buổi chụp ảnh tôn vinh".
Nhưng bà cũng bị chỉ trích bởi một đảng viên Dân chủ, dân biểu Henry Cuellar, người có khu vực bầu cử nằm ở một phần biên giới phía nam.
Ông nói với hãng tin Associated Press: "Chính quyền này đang khiến đảng Dân chủ trông yếu kém.
"Tôi đã nghe, từ các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong khu vực của tôi, chuyện quái gì đang xảy ra với chính quyền này?"
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết họ đã bắt được 180.034 người di cư trong tháng 5, con số người dư cư hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2000 và tăng nhẹ so với hai tháng trước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-57620797
Không có nhận xét nào