Số hiệu chuyến bay, thời gian đến
dường như cho thấy nhiều chi tiết tương đồng với các sự kiện của Thảm
sát Thiên An Môn (thảm sát Lục Tứ).
Khi
máy bay Nhật Bản hạ cánh ở Đài Loan hôm thứ Sáu (4/6) mang theo 1,24
triệu liều vắc-xin COVID-19, cư dân mạng Đài Loan đã phát hiện ra một số
chi tiết dường như liên quan đến lễ kỷ niệm Thảm sát Thiên An Môn.
Đầu tiên, số hiệu chuyến bay của máy bay Japan Airlines (JAL) là JL809, có thể ám chỉ năm 1989, khi chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp phong trào dân chủ do sinh viên lãnh đạo, CNA đưa tin.
Chuyến bay cũng đến Đài Loan đúng vào ngày 4/6, kỷ niệm 32 năm thảm sát Thiên An Môn.
Một điều dường như trùng hợp khác được phát hiện là chiếc máy bay của Nhật đã được lên kế hoạch hạ cánh ở Đài Loan lúc 2:40 chiều, trong khi cuộc đàn áp của chế độ cộng sản Bắc Kinh đối với sinh viên chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn được phát động lúc 2:40 sáng.
Chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng với AstraZeneca để cung cấp 120 triệu liều trong năm nay và đã phê duyệt loại vắc-xin này vào tháng trước. Tuy nhiên, hiện tại Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch sử dụng vắc-xin này trong nước do Tokyo đã mua 194 triệu liều từ Pfizer và 50 triệu liều từ Moderna, con số này được cho là quá đủ để dân số của họ đạt được miễn dịch cộng đồng.
Do vậy, khi Đài Loan đang vật lộn với đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu trong tình trạng thiếu vắc-xin trầm trọng, chính phủ Nhật Bản đã quyết định gửi 1,2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca tới Đài Loan vào ngày hôm sau.
Tổng thống Thái Anh Văn cùng Bộ Ngoại giao đã cảm ơn Nhật Bản vì hỗ trợ vắc-xin cho Đài Loan.
Trả lời câu hỏi về việc Nhật Bản gửi vắc-xin đến Đài Loan, hôm 28/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, “Chúng tôi kiên quyết phản đối việc sử dụng đại dịch cho một cuộc biểu diễn chính trị.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Chủ nhật cũng tuyên bố rằng kế hoạch “giành độc lập thông qua vắc xin” của Đài Loan sẽ thất bại.
Đây mới chỉ là đợt gửi đầu tiên của Nhật Bản và sẽ có thêm nhiều lô vắc-xin khác sẽ được gửi tới Đài Loan trong thời gian tới. Theo báo cáo, chính phủ Nhật Bản ban đầu đã xem xét cung cấp vắc-xin cho Đài Loan thông qua COVAX, nhưng sau đó cho rằng cơ quan quản lý liên quan sẽ làm chậm quá trình giao hàng, nên Nhật Bản chọn cách gửi trực tiếp cho Đài Loan.
Đầu tiên, số hiệu chuyến bay của máy bay Japan Airlines (JAL) là JL809, có thể ám chỉ năm 1989, khi chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp phong trào dân chủ do sinh viên lãnh đạo, CNA đưa tin.
Chuyến bay cũng đến Đài Loan đúng vào ngày 4/6, kỷ niệm 32 năm thảm sát Thiên An Môn.
Một điều dường như trùng hợp khác được phát hiện là chiếc máy bay của Nhật đã được lên kế hoạch hạ cánh ở Đài Loan lúc 2:40 chiều, trong khi cuộc đàn áp của chế độ cộng sản Bắc Kinh đối với sinh viên chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn được phát động lúc 2:40 sáng.
Chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng với AstraZeneca để cung cấp 120 triệu liều trong năm nay và đã phê duyệt loại vắc-xin này vào tháng trước. Tuy nhiên, hiện tại Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch sử dụng vắc-xin này trong nước do Tokyo đã mua 194 triệu liều từ Pfizer và 50 triệu liều từ Moderna, con số này được cho là quá đủ để dân số của họ đạt được miễn dịch cộng đồng.
Do vậy, khi Đài Loan đang vật lộn với đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu trong tình trạng thiếu vắc-xin trầm trọng, chính phủ Nhật Bản đã quyết định gửi 1,2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca tới Đài Loan vào ngày hôm sau.
Tổng thống Thái Anh Văn cùng Bộ Ngoại giao đã cảm ơn Nhật Bản vì hỗ trợ vắc-xin cho Đài Loan.
Trả lời câu hỏi về việc Nhật Bản gửi vắc-xin đến Đài Loan, hôm 28/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, “Chúng tôi kiên quyết phản đối việc sử dụng đại dịch cho một cuộc biểu diễn chính trị.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Chủ nhật cũng tuyên bố rằng kế hoạch “giành độc lập thông qua vắc xin” của Đài Loan sẽ thất bại.
Đây mới chỉ là đợt gửi đầu tiên của Nhật Bản và sẽ có thêm nhiều lô vắc-xin khác sẽ được gửi tới Đài Loan trong thời gian tới. Theo báo cáo, chính phủ Nhật Bản ban đầu đã xem xét cung cấp vắc-xin cho Đài Loan thông qua COVAX, nhưng sau đó cho rằng cơ quan quản lý liên quan sẽ làm chậm quá trình giao hàng, nên Nhật Bản chọn cách gửi trực tiếp cho Đài Loan.
Không có nhận xét nào