Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
USS Ronald Reagan đã vào Biển Đông.
16.6: Chuyển động quân sự Biển Đông, lực lượng đặc nhiệm hải quân Thái Bình Dương
Trong một bài viết độc quyền, tờ Politico ngày 15.6 tiết lộ Ngũ Giiasc Đài đang cân nhắc thành lập một lực lượng hải quân thường trực ở Thái Bình Dương để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
1. Chuyển động quân sự
Tàu USS Ronald Reagan
Ngày 15.6, Hải quân Mỹ chính thức thông báo nhóm tác chiến hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan đã vào Biển Đông.
Trong khi ở Biển Đông, nhóm tấn công sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, bao gồm các hoạt động bay bằng máy bay cánh cố định và cánh quay, các cuộc tập trận tấn công trên biển và huấn luyện chiến thuật phối hợp giữa các đơn vị trên biển và trên không. Hoạt động của tàu sân bay ở Biển Đông là một phần trong sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngoài tàu USS Ronald Reagan (CVN 76), nhóm tác chiến còn bao gồm tàu khu trục USS Halsey (DDG 97) và tàu tuần dương USS Shiloh (CG 67).
Trong hôm qua, ảnh vệ tinh phát hiện tàu Ronald Reagan ở phía bắc quần đảo Trường Sa, di chuyển lên hướng bắc. Vị trí tàu này cách Đá Xu Bi khoảng 100 hải lý về phía bắc và cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 75 hải lý.
Bám theo HKMH/ Mỹ ở khoảng cách 22,5 hải lý về phía nam là một tàu hộ vệ Type 054A của Trung Quốc.
Trong khi đó, Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông của Trung Quốc đã quay trở lại căn cứ ở Tam Á, theo ghi nhận của ảnh vệ tinh ngày 15.6. Như vậy tàu này chỉ ra biển khoảng 4 ngày, phù hợp với nhận định trước đó rằng nó ra khơi chỉ để tránh cơn áp thấp nhiệt đới ập vào Tam Á.
2. Số lượng kỷ lục máy bay quân sự Trung Quốc vào ADIZ Đài Loan
Ngay sau khi nhóm tàu HKMH USS Ronald Reagan vào Biển Đông, Trung Quốc đã triển khai số lượng máy bay quân sự lớn nhất từ trước đến nay vào Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan trong ngày 15.6.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan, tổng cộng 28 máy bay quân sự Trung Quốc đã bay xuống khu vực tây nam và đông nam của hòn đảo này.
Số máy bay này bao gồm:
1 máy bay săn ngầm Y-8
4 oanh tạc cơ H-6
1 máy bay cảnh báo sớm Y-8
2 máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không KJ-500
14 máy bay tiêm kích đa năng J-16
6 máy bay tiêm kích J-11
Quan sát trên bản đồ do Bộ Quốc phòng Đài Loan cung cấp có thể thấy các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ được chia thành 3 nhóm.
Một nhóm gồm 10 chiếc J-16 và 6 chiếc J-11 hoạt động ở tây nam Đài Loan, một nhóm 2 chiếc H-6 bay đến phía nam và nhóm thứ 3 gồm 2 chiếc H-6 và 4 chiếc J-16 bay vòng qua phía đông nam hòn đảo này
Động thái điều động ồ ạt máy bay quân sự của Trung Quốc có thể là phản ứng trước một trong hoặc cả ba sự kiện: tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Biển Đông, hội nghị G7 và hội nghị NATO, Trung Quốc liên tiếp là mục tiêu chỉ trích và bị xem là thách thức.
2. Lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực ở Thái Bình Dương
Trong một bài viết độc quyền, tờ Politico ngày 15.6 tiết lộ Lầu Năm Góc đang cân nhắc thành lập một lực lượng hải quân thường trực ở Thái Bình Dương để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Kế hoạch này nằm trong số những kiến nghị của nhóm công tác về Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ được thành lập vào tháng 3 năm nay.
Những người quen thuộc với các cuộc thảo luận nói với Politico rằng lực lượng đặc nhiệm hải quân sẽ được xây dựng theo mô hình một đơn vị của NATO được thành lập ở châu Âu từ trước và trong Chiến tranh Lạnh là Lực lượng Hải quân thường trực ở Đại Tây Dương.
Hải đội này là lực lượng phản ứng tức thì có thể nhanh chóng ứng phó với một cuộc khủng hoảng nhưng dành hầu hết thời gian di chuyển quanh khu vực, tham gia các cuộc tập trận theo lịch trình và thực hiện các chuyến thăm cảng thiện chí. Sáu đến 10 tàu từ nhiều quốc gia NATO - gồm khu trục hạm, khinh hạm và tàu bổ trợ - thường được biệt phái vào lực lượng này trong tối đa sáu tháng.
Theo nguồn tin của Politico, hiện vẫn chưa rõ lực lượng đặc nhiệm chỉ bao gồm tàu Mỹ hay có cả sự tham gia của quân đội các nước khác. Chuyên gia phân tích Jerry Hendrix của công ty tư vấn Telemus Group nhận định một lực lượng đặc nhiệm Thái Bình Dương hiệu quả sẽ bao gồm các đồng minh châu Âu như Anh, Pháp cũng như Nhật Bản và Úc.
Đây là một kế hoạch hứa hẹn và đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu được góp ý tôi nghĩ họ cũng nên cân nhắc thêm việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm của tuần duyên đa quốc gia ở khu vực, có thể bao gồm cả các nước ASEAN.
3. Trung Quốc - phương Tây
Các phái bộ ngoại giao Trung Quốc ở các thủ đô châu Âu hẳn phải trải qua những ngày hết sức bận rộn khi phải liên tiếp đưa ra những tuyên bố phản đối đầy giận dữ trước lập trường của G7 và NATO.
Sau hội nghị G7 mà Trung Quốc là đề tài nổi cộm, NATO đã tuyên bố Trung Quốc là thách thức có hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các lĩnh vực liên quan đến an ninh của liên minh.
Tuyên bố được đưa ra trong thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ mở đường cho việc hoạch định chính sách liên quan đến Trung Quốc của khối quân sự này.
Phản ứng trước chuyển động của Mỹ trong việc kêu gọi xây dựng mặt trận thống nhất nhằm đối phó Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố một câu mang đậm phong cách “chiến lang” trong cuộc họp báo ngày 15.6.
Nước Mỹ bị bệnh, bệnh rất nặng. Chúng tôi khuyên G7 nên bắt mạch và bốc thuốc cho nước Mỹ.
Đọc thêm
Các nhà lãnh đạo NATO nhận thấy mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc, nhưng không đồng thuận với nhau - Politico
Những lời chỉ trích Trung Quốc liên tiếp đánh dấu một bước ngoặt - The Wall Street Journal
Mỹ, EU thành lập hội đồng thương mại và công nghệ để cạnh tranh với Trung Quốc - The Hill
Phương Tây đang đoàn kết để đối đầu với Trung Quốc. Bắc Kinh nên lo lắng đến mức nào? - CNN
Nhà phân tích: Mối quan hệ Mỹ-Trung 'đang đướng đến một cuộc đối đầu lớn' - Yahoo News
Ghi chú: Bấm vào các đường kết nối màu xanh để đọc bài từ nguồn gốc.
Không có nhận xét nào