Hôm 1/6, truyền thông trong nước đưa tin Cục Quản lý Dược thuộc
Bộ Y tế Việt Nam đang xem xét hồ sơ của vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc
sản xuất để cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Theo Cục Quản lý Dược, việc thẩm định hồ sơ đang được gấp rút diễn ra, tuy nhiên do một số nội dung trong hồ sơ còn thiếu nên phía Việt Nam đang đề nghị phía Trung Quốc bổ sung thêm.
Hiện Việt Nam đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin AstraZeneca và Sputnik V. Trong đó, vắc-xin AstraZeneca đang được triển khai trong nước với hơn 1,1 triệu mũi đã được tiêm, chiếm khoảng 1% dân số.
Vắc-xin Sinopharm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp vào hôm 7/5, một động thái được đánh giá là để tạo điều kiện cho vắc-xin Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong việc tiêm chủng trên thế giới.
Sinopharm – một trong hai loại vắc-xin ngừa virus corona chính của Trung Quốc – là loại vắc-xin đầu tiên do một quốc gia không phải phương Tây phát triển có được sự ủng hộ của WHO, thậm chí trước cả vắc-xin Sputnik của Nga.
Đó cũng là lần đầu tiên WHO cho phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin của Trung Quốc đối với một căn bệnh truyền nhiễm, mặc dù nhiều chuyên gia của WHO và các nước khác đã bày tỏ lo ngại về chất lượng dữ liệu mà công ty cung cấp về các tác dụng phụ.
Cho đến nay, ngoại trừ tỷ lệ bảo vệ hiệu quả 79,34% do tự Trung Quốc tuyên bố thì không có dữ liệu chi tiết nào khác được cung cấp. Hầu hết các báo cáo đều trích dẫn từ báo cáo của truyền thông Trung Quốc, không phải số liệu chuyên nghiệp.
Tất cả dữ liệu trong hồ sơ được cung cấp bởi Sinopharm và các quốc gia tiến hành thử nghiệm lâm sàng, WHO hay bất kỳ bên nào khác vẫn chưa xác minh độc lập các dữ liệu này. Trong khi đó, những quốc gia này cũng không được biết đến là có độ minh bạch và dữ liệu chính xác.
Theo một số chuyên gia, WHO đã và đang mắc những sai lầm đối với vấn đề dịch bệnh, từ phủ nhận việc lây truyền từ người sang người trong thời kỳ đầu dịch bùng phát, hoặc từng khuyên các quốc gia không nên cấm các chuyến bay đến Trung Quốc, cho đến việc tiến hành nghiên cứu chung với ĐCSTQ. Gần đây, báo cáo chung giữa WHO và Trung Quốc còn cho rằng việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “rất khó xảy ra”, trong khi giới tình báo Mỹ và một số nhà khoa học cho biết có nhiều bằng chứng khẳng định điều ngược lại. Do vậy, việc phê duyệt để sử dụng khẩn cấp cho vắc-xin Sinopharm bị nghi ngờ không chỉ có yếu tố khoa học mà còn có nhiều phần về chính trị.
Hiệu quả gây tranh cãi
Hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc hiện vẫn gây tranh cãi. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Chile, sau khi tiến hành tiêm chủng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, tỷ lệ lây nhiễm không những giảm đi mà còn tăng lên. Trước khủng hoảng niềm tin của người dân vào vắc-xin nội địa, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, ông Cao Phúc (Gao Fu) đã có dịp hiếm hoi thừa nhận “tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc là thấp”.
Ngoài ra, tờ Associated Press (AP) tại Mỹ chỉ ra, điều đáng nói là, mặc dù dữ liệu lâm sàng về vắc-xin của Trung Quốc không đầy đủ và độ an toàn không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng “chính sách ngoại giao vắc-xin” của Trung Quốc đã sớm được triển khai toàn diện và hiện có ít nhất 25 quốc gia đã chính thức thực hiện công tác tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc, bao gồm Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Hungary, Brazil và Peru.
Trước đó, truyền thông Peru đưa tin, hai loại vắc-xin của Sinopharm phát triển trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III tại địa phương có tỷ lệ hiệu quả chỉ là 11,5% và 33%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hiệu quả mà Sinopharm tuyên bố là gần 80%, thậm chí còn thấp hơn ngưỡng 50% mà WHO đặt ra.
Tại Pakistan, Tổng thống Pakistan Arif Alvi đã bị nhiễm virus corona 2 tuần sau khi tiêm liều đầu tiên của vắc-xin Sinopharm, theo chính quyền xác nhận hôm 30/3. Trước đó, thủ tướng Pakistan Imran Khan và phu nhân cũng bị mắc COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin của hãng Sinopharm.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào đầu tháng 5 đã cảnh báo người dân nước này không nên đi theo “vết xe đổ” của ông khi tiêm vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc. Đây là loại vắc-xin chưa được cơ quan quản lý y tế của Philippines cấp phép sử dụng. Manila cũng đề nghị Trung Quốc nhận lại 1.000 liều vắc-xin Sinopharm đã viện trợ.
Gần đây nhất, khả năng miễn dịch của vắc-xin Sinopharm đã vấp phải nghi ngờ sau khi các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain thông báo sẽ tiêm liều thứ 3 cho những ai đã tiêm 2 liều vắc-xin nói trên sau 6 tháng.
Hiện Việt Nam đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin AstraZeneca và Sputnik V. Trong đó, vắc-xin AstraZeneca đang được triển khai trong nước với hơn 1,1 triệu mũi đã được tiêm, chiếm khoảng 1% dân số.
Vắc-xin Sinopharm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp vào hôm 7/5, một động thái được đánh giá là để tạo điều kiện cho vắc-xin Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong việc tiêm chủng trên thế giới.
Sinopharm – một trong hai loại vắc-xin ngừa virus corona chính của Trung Quốc – là loại vắc-xin đầu tiên do một quốc gia không phải phương Tây phát triển có được sự ủng hộ của WHO, thậm chí trước cả vắc-xin Sputnik của Nga.
Đó cũng là lần đầu tiên WHO cho phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin của Trung Quốc đối với một căn bệnh truyền nhiễm, mặc dù nhiều chuyên gia của WHO và các nước khác đã bày tỏ lo ngại về chất lượng dữ liệu mà công ty cung cấp về các tác dụng phụ.
Cho đến nay, ngoại trừ tỷ lệ bảo vệ hiệu quả 79,34% do tự Trung Quốc tuyên bố thì không có dữ liệu chi tiết nào khác được cung cấp. Hầu hết các báo cáo đều trích dẫn từ báo cáo của truyền thông Trung Quốc, không phải số liệu chuyên nghiệp.
Tất cả dữ liệu trong hồ sơ được cung cấp bởi Sinopharm và các quốc gia tiến hành thử nghiệm lâm sàng, WHO hay bất kỳ bên nào khác vẫn chưa xác minh độc lập các dữ liệu này. Trong khi đó, những quốc gia này cũng không được biết đến là có độ minh bạch và dữ liệu chính xác.
Theo một số chuyên gia, WHO đã và đang mắc những sai lầm đối với vấn đề dịch bệnh, từ phủ nhận việc lây truyền từ người sang người trong thời kỳ đầu dịch bùng phát, hoặc từng khuyên các quốc gia không nên cấm các chuyến bay đến Trung Quốc, cho đến việc tiến hành nghiên cứu chung với ĐCSTQ. Gần đây, báo cáo chung giữa WHO và Trung Quốc còn cho rằng việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “rất khó xảy ra”, trong khi giới tình báo Mỹ và một số nhà khoa học cho biết có nhiều bằng chứng khẳng định điều ngược lại. Do vậy, việc phê duyệt để sử dụng khẩn cấp cho vắc-xin Sinopharm bị nghi ngờ không chỉ có yếu tố khoa học mà còn có nhiều phần về chính trị.
Hiệu quả gây tranh cãi
Hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc hiện vẫn gây tranh cãi. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Chile, sau khi tiến hành tiêm chủng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, tỷ lệ lây nhiễm không những giảm đi mà còn tăng lên. Trước khủng hoảng niềm tin của người dân vào vắc-xin nội địa, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, ông Cao Phúc (Gao Fu) đã có dịp hiếm hoi thừa nhận “tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc là thấp”.
Ngoài ra, tờ Associated Press (AP) tại Mỹ chỉ ra, điều đáng nói là, mặc dù dữ liệu lâm sàng về vắc-xin của Trung Quốc không đầy đủ và độ an toàn không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng “chính sách ngoại giao vắc-xin” của Trung Quốc đã sớm được triển khai toàn diện và hiện có ít nhất 25 quốc gia đã chính thức thực hiện công tác tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc, bao gồm Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Hungary, Brazil và Peru.
Trước đó, truyền thông Peru đưa tin, hai loại vắc-xin của Sinopharm phát triển trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III tại địa phương có tỷ lệ hiệu quả chỉ là 11,5% và 33%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hiệu quả mà Sinopharm tuyên bố là gần 80%, thậm chí còn thấp hơn ngưỡng 50% mà WHO đặt ra.
Tại Pakistan, Tổng thống Pakistan Arif Alvi đã bị nhiễm virus corona 2 tuần sau khi tiêm liều đầu tiên của vắc-xin Sinopharm, theo chính quyền xác nhận hôm 30/3. Trước đó, thủ tướng Pakistan Imran Khan và phu nhân cũng bị mắc COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin của hãng Sinopharm.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào đầu tháng 5 đã cảnh báo người dân nước này không nên đi theo “vết xe đổ” của ông khi tiêm vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc. Đây là loại vắc-xin chưa được cơ quan quản lý y tế của Philippines cấp phép sử dụng. Manila cũng đề nghị Trung Quốc nhận lại 1.000 liều vắc-xin Sinopharm đã viện trợ.
Gần đây nhất, khả năng miễn dịch của vắc-xin Sinopharm đã vấp phải nghi ngờ sau khi các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain thông báo sẽ tiêm liều thứ 3 cho những ai đã tiêm 2 liều vắc-xin nói trên sau 6 tháng.
Không có nhận xét nào