Trong khi thế giới đang tập trung vào khả năng virus corona rò rỉ
từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, các cổng thông tin trực tuyến lớn của
Trung Quốc đã đồng loạt đăng lại một đoạn tin cho biết Thủ tướng Ý đã
thừa nhận rằng ổ dịch đã xuất hiện ở Ý sớm hơn ở Trung Quốc. Đại sứ quán
Ý tại Bắc Kinh nhanh chóng phủ nhận, gọi đó là lời nói dối.
Đại sứ quán Ý bác bỏ tin tức giả mạo của ĐCSTQ rằng COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên ở Ý |
Vào
ngày 7/6, các cổng thông tin lớn của Trung Quốc bao gồm 163.com, qq.com
của Tencent và trang web quân sự của chế độ cộng sản Trung Quốc
xilu.com đều đồng loạt đăng tải thông tin xuyên tạc này, nói rằng Thủ
tướng Ý Mario Draghi đã thừa nhận lần đầu tiên trong một video phỏng vấn
tại Văn phòng Thủ tướng rằng ngay từ mùa hè năm 2019, dịch COVID-19 đã
bắt đầu lây lan ở miền bắc nước Ý, bao gồm cả Milan.
Bản tin trên cũng nhấn mạnh, “Về mặt thời gian, nó có thể là sớm hơn nửa năm đại dịch COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.”
Tin tức lan truyền nhanh chóng trên các trang web và phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc bởi một số lượng lớn các nhà bình luận trực tuyến, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và các chuyên gia truyền thông. Các băng đảng “Năm mươi xu” [các dư luận viên trực tuyến ủng hộ chế độ Trung Quốc được trả tiền] và các nhóm hồng vệ binh (pinks) [người Trung Quốc thân cộng sản] đã đăng các bình luận phía dưới bản tin, nói rằng xã hội phương Tây cáo buộc chế độ Trung Quốc che đậy dịch bệnh là “kẻ trộm lại gọi người khác là kẻ trộm”.
Tuy vậy, các cổng thông tin của Trung Quốc lại không chỉ ra được nguồn cho các bản tin của họ.
Chiều ngày 7/6, Đại sứ quán Ý tại Trung Quốc đã bác bỏ tin tức giả mạo trên tài khoản chính thức của mình trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc: “Hôm nay, một số bài báo xuất hiện trên một số phương tiện truyền thông xã hội đã đưa ra những nhận xét không chính xác và thiếu căn cứ về nguồn đại dịch COVID-19 đối với Thủ tướng Cộng hòa Ý, Mario Draghi. Đại sứ quán Ý kiên quyết nhấn mạnh rằng nội dung về nhận xét của Thủ tướng trong bài báo là hoàn toàn dối trá và tin tức này không có cơ sở nào cả”.
Bản tin trên cũng nhấn mạnh, “Về mặt thời gian, nó có thể là sớm hơn nửa năm đại dịch COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.”
Tin tức lan truyền nhanh chóng trên các trang web và phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc bởi một số lượng lớn các nhà bình luận trực tuyến, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và các chuyên gia truyền thông. Các băng đảng “Năm mươi xu” [các dư luận viên trực tuyến ủng hộ chế độ Trung Quốc được trả tiền] và các nhóm hồng vệ binh (pinks) [người Trung Quốc thân cộng sản] đã đăng các bình luận phía dưới bản tin, nói rằng xã hội phương Tây cáo buộc chế độ Trung Quốc che đậy dịch bệnh là “kẻ trộm lại gọi người khác là kẻ trộm”.
Tuy vậy, các cổng thông tin của Trung Quốc lại không chỉ ra được nguồn cho các bản tin của họ.
Chiều ngày 7/6, Đại sứ quán Ý tại Trung Quốc đã bác bỏ tin tức giả mạo trên tài khoản chính thức của mình trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc: “Hôm nay, một số bài báo xuất hiện trên một số phương tiện truyền thông xã hội đã đưa ra những nhận xét không chính xác và thiếu căn cứ về nguồn đại dịch COVID-19 đối với Thủ tướng Cộng hòa Ý, Mario Draghi. Đại sứ quán Ý kiên quyết nhấn mạnh rằng nội dung về nhận xét của Thủ tướng trong bài báo là hoàn toàn dối trá và tin tức này không có cơ sở nào cả”.
Sau thông báo của Đại sứ quán Ý, một số tài khoản mạng xã hội đã đăng lại tin giả bắt đầu xóa chúng.
Một số cư dân mạng Trung Quốc bình luận: “Các nhà chức trách nói rằng mạng internet không phải là nơi nằm ngoài pháp luật, điều đó có nghĩa là chúng không được phép đưa ra những tin đồn về các cơ quan chính quyền của chúng ta và các anh hùng, liệt sĩ; nhưng quy định đó lại không được áp dụng cho việc đưa ra tin đồn về các chính phủ nước ngoài”.
Tin tức giả mạo trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus Vũ Hán, trong lúc các thông tin và các báo cáo bổ sung tiếp tục được cung cấp củng cố hơn khả năng phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, Trung Quốc chính là nguồn bệnh, cho dù là tình cờ hay cố ý.
Vào ngày 6/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ quyết tâm tìm hiểu tận cùng nguồn gốc của virus COVID-19 và hiện đang tập trung vào hai kịch bản: truyền từ động vật sang người và rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Theo cả hai kịch bản, bệnh đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019 và Trung Quốc đã công khai thừa nhận đợt bùng phát vào tháng 1 năm 2020.
Vào năm 2019, Thủ tướng Ý khi đó là Giuseppe Conte đã ký thỏa thuận Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) với Bắc Kinh, một chiến lược toàn cầu của chế độ cộng sản Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị và kinh tế bằng cách cung cấp các khoản vay phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước khác. Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên ký BRI.
Năm ngoái, Ý đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Năm nay, chính phủ mới của Ý do Thủ tướng Draghi lãnh đạo đang có lập trường cứng rắn hơn đối với chế độ Trung Quốc.
Một số cư dân mạng Trung Quốc bình luận: “Các nhà chức trách nói rằng mạng internet không phải là nơi nằm ngoài pháp luật, điều đó có nghĩa là chúng không được phép đưa ra những tin đồn về các cơ quan chính quyền của chúng ta và các anh hùng, liệt sĩ; nhưng quy định đó lại không được áp dụng cho việc đưa ra tin đồn về các chính phủ nước ngoài”.
Tin tức giả mạo trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus Vũ Hán, trong lúc các thông tin và các báo cáo bổ sung tiếp tục được cung cấp củng cố hơn khả năng phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, Trung Quốc chính là nguồn bệnh, cho dù là tình cờ hay cố ý.
Vào ngày 6/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ quyết tâm tìm hiểu tận cùng nguồn gốc của virus COVID-19 và hiện đang tập trung vào hai kịch bản: truyền từ động vật sang người và rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Theo cả hai kịch bản, bệnh đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019 và Trung Quốc đã công khai thừa nhận đợt bùng phát vào tháng 1 năm 2020.
Vào năm 2019, Thủ tướng Ý khi đó là Giuseppe Conte đã ký thỏa thuận Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) với Bắc Kinh, một chiến lược toàn cầu của chế độ cộng sản Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị và kinh tế bằng cách cung cấp các khoản vay phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước khác. Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên ký BRI.
Năm ngoái, Ý đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Năm nay, chính phủ mới của Ý do Thủ tướng Draghi lãnh đạo đang có lập trường cứng rắn hơn đối với chế độ Trung Quốc.
Không có nhận xét nào