Những ngôn từ gợi trí tò mò trong tuyên bố gần đây của lãnh đạo Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á cho thấy sự khó xử của khu vực trong việc
giải quyết cuộc xung đột địa chính trị nóng nhất thời điểm này.
Xung đột Myanmar khiến ASEAN có nguy cơ xảy ra Chiến tranh Lạnh mới |
Trong
khi nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tuân thủ các quy tắc chung của
khối, bản tuyên bố cho biết họ “đã chỉ thị cho các Bộ trưởng Ngoại giao
của mình tổ chức các cuộc họp với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ
càng sớm càng tốt.”
Hai quốc gia nói trên không phải là đối tác đối thoại duy nhất của khối, mà còn có Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Nhưng đó lại là hai cực của một cuộc cạnh tranh toàn cầu vốn được đóng khung như một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” giữa dân chủ và chuyên chế, và cuộc chính biến ở Myanmar cùng với bạo lực tình trạng bạo lực đang tiếp diễn đã đẩy tình trạng này nổi lên rõ nét hơn.
Tuyên bố về “đồng thuận 5 điểm” với Myanmar, trong đó bao gồm kêu gọi chấm dứt ngay lập tức hành vi bạo lực và “đối thoại mang tính xây dựng” để tìm kiếm một giải pháp hòa bình, là động thái bất thường của một khối vốn theo truyền thống tránh can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.
Tiến sĩ Sasa, phát ngôn viên của Chính phủ Thống nhất Quốc gia Myanmar, đã hoan nghênh “tin tức đáng khích lệ” này trong một tuyên bố trên mạng xã hội, sau khi chỉ trích ASEAN vì đã mời lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing chứ không phải là một đại diện từ cơ quan chống đảo chính của ông.
Ông Sasa đã dành sự khen ngợi đặc biệt cho Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi ông kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Jokowi, một trong những người đi đầu thúc đẩy tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN, cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực và đưa Myanmar quay trở lại nền dân chủ.
Tuyên bố của các lãnh đạo khối và những lời chỉ trích của ông Jokowi dường như báo hiệu một sự thay đổi nhạy cảm đang diễn ra trong lòng ASEAN.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những ngôn từ này sẽ chuyển thành hành động hay không, với thử thách đầu tiên chính là việc bổ nhiệm một đặc phái viên ASEAN để làm trung gian hòa giải.
Tình hình không có nhiều lạc quan. Theo thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thì tướng Min Aung Hlaing không phản đối ý tưởng về một đặc phái viên, nhưng hiện vẫn chưa có các chi tiết lẫn một thời gian biểu tiềm năng nào được đưa ra.
Hiện chưa rõ liệu Christine Schraner Burgener – đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar, người đã bị chính quyền quân sự Myanmar ngăn cản đến nước họ – có được tham gia vào nỗ lực này hay không.
Và cũng không có cơ chế nào để đảm bảo rằng yêu cầu “chấm dứt bạo lực ngay lập tức” trong “đồng thuận 5 điểm” sẽ được thực thi. Nếu quân đội Myanmar tiếp tục đàn áp bạo lực đối với những người biểu tình hoặc xung đột với các nhóm vũ trang phản đối cuộc đảo chính, các nhà lãnh đạo ASEAN đã mời lãnh đạo quân sự Myanmar đến bàn họp này sẽ bị mất mặt.
Thậm chí ngay cả khi bạo lực lắng xuống mà giới quân sự không thả các nhà lãnh đạo dân chủ bao gồm cả Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và không tham gia đối thoại chính trị, việc giành quyền lực của họ sẽ càng trở thành một việc đã rồi và ASEAN có nguy cơ bị chỉ trích đã mở ra cánh cửa vào cộng đồng quốc tế cho nhóm đảo chính quân sự.
Các hoạt động toàn cầu đang diễn ra xung quanh vấn đề Myanmar, và ASEAN, do vậy cũng đang phải quan ngại một cách sâu rộng hơn.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp ngay sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 để cân nhắc phản ứng, nhưng Trung Quốc và Nga đã phản đối nỗ lực của Hoa Kỳ và các thành viên châu Âu nhằm lên án cuộc đảo chính và đến nay bế tắc vẫn chưa được dỡ bỏ.
Giờ đây, nếu Chiến tranh Lạnh mới là một cuộc đấu tranh giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên chế, thì ASEAN khó có thể lựa chọn đứng về bên nào. Hiệp hội này đã được mở rộng hơn so với khi thành lập, và nó có các thành viên ngả theo cả hai hướng.
Chiến tranh Lạnh mới đã đến với ASEAN, và diễn cảnh ở Myanmar đã làm rõ sự ràng buộc mà các quốc gia thành viên đang phải vướng vào.
Hai quốc gia nói trên không phải là đối tác đối thoại duy nhất của khối, mà còn có Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Nhưng đó lại là hai cực của một cuộc cạnh tranh toàn cầu vốn được đóng khung như một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” giữa dân chủ và chuyên chế, và cuộc chính biến ở Myanmar cùng với bạo lực tình trạng bạo lực đang tiếp diễn đã đẩy tình trạng này nổi lên rõ nét hơn.
Tuyên bố về “đồng thuận 5 điểm” với Myanmar, trong đó bao gồm kêu gọi chấm dứt ngay lập tức hành vi bạo lực và “đối thoại mang tính xây dựng” để tìm kiếm một giải pháp hòa bình, là động thái bất thường của một khối vốn theo truyền thống tránh can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.
Tiến sĩ Sasa, phát ngôn viên của Chính phủ Thống nhất Quốc gia Myanmar, đã hoan nghênh “tin tức đáng khích lệ” này trong một tuyên bố trên mạng xã hội, sau khi chỉ trích ASEAN vì đã mời lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing chứ không phải là một đại diện từ cơ quan chống đảo chính của ông.
Ông Sasa đã dành sự khen ngợi đặc biệt cho Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi ông kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Jokowi, một trong những người đi đầu thúc đẩy tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN, cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực và đưa Myanmar quay trở lại nền dân chủ.
Tuyên bố của các lãnh đạo khối và những lời chỉ trích của ông Jokowi dường như báo hiệu một sự thay đổi nhạy cảm đang diễn ra trong lòng ASEAN.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những ngôn từ này sẽ chuyển thành hành động hay không, với thử thách đầu tiên chính là việc bổ nhiệm một đặc phái viên ASEAN để làm trung gian hòa giải.
Tình hình không có nhiều lạc quan. Theo thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thì tướng Min Aung Hlaing không phản đối ý tưởng về một đặc phái viên, nhưng hiện vẫn chưa có các chi tiết lẫn một thời gian biểu tiềm năng nào được đưa ra.
Hiện chưa rõ liệu Christine Schraner Burgener – đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar, người đã bị chính quyền quân sự Myanmar ngăn cản đến nước họ – có được tham gia vào nỗ lực này hay không.
Và cũng không có cơ chế nào để đảm bảo rằng yêu cầu “chấm dứt bạo lực ngay lập tức” trong “đồng thuận 5 điểm” sẽ được thực thi. Nếu quân đội Myanmar tiếp tục đàn áp bạo lực đối với những người biểu tình hoặc xung đột với các nhóm vũ trang phản đối cuộc đảo chính, các nhà lãnh đạo ASEAN đã mời lãnh đạo quân sự Myanmar đến bàn họp này sẽ bị mất mặt.
Thậm chí ngay cả khi bạo lực lắng xuống mà giới quân sự không thả các nhà lãnh đạo dân chủ bao gồm cả Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và không tham gia đối thoại chính trị, việc giành quyền lực của họ sẽ càng trở thành một việc đã rồi và ASEAN có nguy cơ bị chỉ trích đã mở ra cánh cửa vào cộng đồng quốc tế cho nhóm đảo chính quân sự.
Các hoạt động toàn cầu đang diễn ra xung quanh vấn đề Myanmar, và ASEAN, do vậy cũng đang phải quan ngại một cách sâu rộng hơn.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp ngay sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 để cân nhắc phản ứng, nhưng Trung Quốc và Nga đã phản đối nỗ lực của Hoa Kỳ và các thành viên châu Âu nhằm lên án cuộc đảo chính và đến nay bế tắc vẫn chưa được dỡ bỏ.
Giờ đây, nếu Chiến tranh Lạnh mới là một cuộc đấu tranh giữa các nền dân chủ và các chế độ chuyên chế, thì ASEAN khó có thể lựa chọn đứng về bên nào. Hiệp hội này đã được mở rộng hơn so với khi thành lập, và nó có các thành viên ngả theo cả hai hướng.
Chiến tranh Lạnh mới đã đến với ASEAN, và diễn cảnh ở Myanmar đã làm rõ sự ràng buộc mà các quốc gia thành viên đang phải vướng vào.
Không có nhận xét nào