Với số ứng cử viên độc lập giảm so với các kỳ bầu cử trước và sự thống lĩnh của Đảng Cộng sản trong Quốc hội Việt Nam, truyền thông quốc tế cho rằng cuộc bầu cử ngày 23/5 sắp tới “vô ích” vì chỉ tạo thêm sự độc quyền của Đảng Cộng sản.
Số ứng cử viên độc lập giảm đi trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam XV so với các kỳ bầu cử trước đây, hãng tin Reuters cho biết hôm 21/5.
Trong cuộc bầu cử này chỉ có 9 người tự ứng cử mà trong số này đó có đến 6 người là đảng viên. Tính chung chỉ có 74 ứng cử ngoài đảng trong số 868 ứng cử viên để tranh 500 ghế tại Quốc hội nhiềm kỳ 2021-2026, so với con số 97 ứng cử viên ngoài đảng trong kỳ bầu cử 2016.
Tạp chí The Diplomat hôm 19/5 đăng bài viết của tác giả Mu Sochua, hiện là nghị sĩ khối ASEAN về Nhân quyền (APHR) và là cựu nghị sĩ Quốc hội Campuchia, cho rằng cuộc bầu cử ngày 23/5 ở Việt Nam là “vô ích” vì nó chỉ được tổ chức để “để đóng dấu cho sự độc quyền quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
“Cũng như các cuộc bầu cử trước, Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ thống trị kết quả bầu cử và kéo dài thời gian cầm quyền trong 5 năm tới. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bỏ phiếu dự kiến cũng sẽ cao,” ông Mu Sochua nhận định.
Ông cũng cho rằng bầu cử ở Việt Nam không tự do và không công bằng, tương tự như ở Lào, không có một cơ quan độc lập đứng ra giám sát các cuộc bầu cử.
Ngoài việc Uỷ ban bầu cử quốc gia do Đảng lãnh đạo và các cuộc hiệp thương bầu cử do Mặt trận Tổ quốc tổ chức, chính quyền Việt Nam còn sách nhiễu và bắt bớ những người có nguyện vọng ra ứng cử, trang The Diplomat cho biết thêm.
Ký giả Michael Caster, đồng sáng lập viên của tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders, viết trên Twitter hôm 20/5 rằng “việc giam giữ những ứng cử viên tự ứng cử vì họ chỉ thảo luận về luật pháp và chính trị của Việt Nam trên mạng xã hội là thêm bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử sắp tới sẽ không có gì khác ngoài một trò hề.”
Hôm 20/5, tổ chức nhân quyền Article 19 lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giam và sách nhiễu những người có nguyện vọng tự ứng cử.
Article 19 thường xuyên nhấn mạnh rằng việc bảo vệ bầu cử đòi hỏi nhiều hơn là đảm bảo rằng cử tri có quyền tiếp cận lá phiếu. “Công dân có quyền được cung cấp thông tin và các ứng cử viên có quyền tự do trao đổi với công chúng,” tổ chức này viết.
Trên mạng xã hội xuất hiện những lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Việt Nam.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ bất đồng chính kiến Đinh Đức Long, cho VOA biết rằng ông sẽ không đi bầu vào ngày 23/5 vì ông cho rằng ông chưa tiếp xúc trực tiếp với các ứng cử viên và “không có điều kiện để giám sát hành vi của họ trên cương vị người đại biểu nhân dân”.
Nhà hoạt động nhân quyền Trần Bang ở Hà Nội viết trên Facebook hôm 21/5: “Bầu cử thể hiện quyền tự do chính trị của người dân! Tự do chính trị mà không có tự do lập đảng là lừa bịp! Tôi tẩy chay bầu cử độc Đảng!”
Trước đó, ông Trần Bang viết: “Tẩy chay bầu cử giả là tiết kiệm gần 3.700 tỷ đồng thuế!”
Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Ở nước ta, bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị.”
Tuyên bố chung của Liên Hiệp quốc năm 2020 về Tự do ngôn luận và Bầu cử trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số tái khẳng định rằng các guyên tắc về việc trao đổi thông tin và ý tưởng tự do về các vấn đề chính trị và công ích giữa công dân, ứng cử viên và đại diện được bầu là điều cần thiết, và nguyên tắc này tồn tại bình đẳng đối với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thông truyền thống.
Việt Nam liên tục bị nhiều tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Freedom House và The Economist, phân loại là “không tự do” và “độc tài”. The Economist đã tiến xa đến mức xếp Việt Nam ở cuối Chỉ số Dân chủ ở châu Á - chỉ trước Afghanistan, Trung Quốc, Lào và Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.
Truyền thông nước ngoài nói gì về cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Việt Nam? |
Số ứng cử viên độc lập giảm đi trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam XV so với các kỳ bầu cử trước đây, hãng tin Reuters cho biết hôm 21/5.
Trong cuộc bầu cử này chỉ có 9 người tự ứng cử mà trong số này đó có đến 6 người là đảng viên. Tính chung chỉ có 74 ứng cử ngoài đảng trong số 868 ứng cử viên để tranh 500 ghế tại Quốc hội nhiềm kỳ 2021-2026, so với con số 97 ứng cử viên ngoài đảng trong kỳ bầu cử 2016.
Tạp chí The Diplomat hôm 19/5 đăng bài viết của tác giả Mu Sochua, hiện là nghị sĩ khối ASEAN về Nhân quyền (APHR) và là cựu nghị sĩ Quốc hội Campuchia, cho rằng cuộc bầu cử ngày 23/5 ở Việt Nam là “vô ích” vì nó chỉ được tổ chức để “để đóng dấu cho sự độc quyền quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
“Cũng như các cuộc bầu cử trước, Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ thống trị kết quả bầu cử và kéo dài thời gian cầm quyền trong 5 năm tới. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bỏ phiếu dự kiến cũng sẽ cao,” ông Mu Sochua nhận định.
Ông cũng cho rằng bầu cử ở Việt Nam không tự do và không công bằng, tương tự như ở Lào, không có một cơ quan độc lập đứng ra giám sát các cuộc bầu cử.
Ngoài việc Uỷ ban bầu cử quốc gia do Đảng lãnh đạo và các cuộc hiệp thương bầu cử do Mặt trận Tổ quốc tổ chức, chính quyền Việt Nam còn sách nhiễu và bắt bớ những người có nguyện vọng ra ứng cử, trang The Diplomat cho biết thêm.
Ký giả Michael Caster, đồng sáng lập viên của tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders, viết trên Twitter hôm 20/5 rằng “việc giam giữ những ứng cử viên tự ứng cử vì họ chỉ thảo luận về luật pháp và chính trị của Việt Nam trên mạng xã hội là thêm bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử sắp tới sẽ không có gì khác ngoài một trò hề.”
Hôm 20/5, tổ chức nhân quyền Article 19 lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giam và sách nhiễu những người có nguyện vọng tự ứng cử.
Article 19 thường xuyên nhấn mạnh rằng việc bảo vệ bầu cử đòi hỏi nhiều hơn là đảm bảo rằng cử tri có quyền tiếp cận lá phiếu. “Công dân có quyền được cung cấp thông tin và các ứng cử viên có quyền tự do trao đổi với công chúng,” tổ chức này viết.
Trên mạng xã hội xuất hiện những lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Việt Nam.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ bất đồng chính kiến Đinh Đức Long, cho VOA biết rằng ông sẽ không đi bầu vào ngày 23/5 vì ông cho rằng ông chưa tiếp xúc trực tiếp với các ứng cử viên và “không có điều kiện để giám sát hành vi của họ trên cương vị người đại biểu nhân dân”.
Nhà hoạt động nhân quyền Trần Bang ở Hà Nội viết trên Facebook hôm 21/5: “Bầu cử thể hiện quyền tự do chính trị của người dân! Tự do chính trị mà không có tự do lập đảng là lừa bịp! Tôi tẩy chay bầu cử độc Đảng!”
Trước đó, ông Trần Bang viết: “Tẩy chay bầu cử giả là tiết kiệm gần 3.700 tỷ đồng thuế!”
Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Ở nước ta, bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị.”
Tuyên bố chung của Liên Hiệp quốc năm 2020 về Tự do ngôn luận và Bầu cử trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số tái khẳng định rằng các guyên tắc về việc trao đổi thông tin và ý tưởng tự do về các vấn đề chính trị và công ích giữa công dân, ứng cử viên và đại diện được bầu là điều cần thiết, và nguyên tắc này tồn tại bình đẳng đối với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thông truyền thống.
Việt Nam liên tục bị nhiều tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Freedom House và The Economist, phân loại là “không tự do” và “độc tài”. The Economist đã tiến xa đến mức xếp Việt Nam ở cuối Chỉ số Dân chủ ở châu Á - chỉ trước Afghanistan, Trung Quốc, Lào và Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.
Không có nhận xét nào