"Mặt trận" với các đồng minh phương Tây của chính quyền Biden đang được
củng cố, trong khi thỏa thuận EU-Trung Quốc đối mặt với rủi ro do khủng
hoảng ngoại giao leo thang.
Tính toán sai lầm, TQ sắp mất trắng thành quả 7 năm và còn "tặng kèm" Biden món quà vô giá |
Khi Trung Quốc ký kết hiệp ước thương mại với Liên minh châu Âu (EU) vào những ngày cuối cùng của năm 2020, các nhà lãnh đạo nước này có lẽ đã tự chúc mừng nhau vì bước đi khôn khéo của họ trong việc loại EU ra khỏi cuộc đối đầu leo thang Trung-Mỹ trước khi chính quyền Biden kịp tiếp quản Nhà Trắng. Thì giờ đây có vẻ bước đi này đã không còn là khôn khéo cho lắm.
Khát khao của Trung Quốc trong việc thực hiện "Hiệp định toàn diện về đầu tư" (CAI) được thể hiện qua những nhượng bộ trong phút chót mà Bắc Kinh dành cho EU, bao gồm "những nỗ lực bền vững" để tuân thủ các công ước quốc tế về lao động cưỡng bức (một tham chiếu gián tiếp đến những tranh cãi về việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương).
Thỏa thuận mà Trung Quốc đạt được trong phút chót càng cấp bách hơn bởi vì, không giống như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - người làm tổn hại các thể chế và mối quan hệ đa phương ở phương Tây để theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trên hết", tân Tổng thống Joe Biden nêu rõ rằng ông muốn thiết lập lại các mối quan hệ và liên minh đó và một Mặt trận phía Tây đoàn kết và mạnh mẽ hơn để đối đầu với Trung Quốc.
EU-Trung Quốc leo thang đối đầu
Từ khi EU phớt lờ những đề nghị từ các cố vấn của Biden cho đến khi chính quyền mới có cơ hội nêu ra những lo ngại chung của Mỹ và EU về các chính sách và thực tiễn kinh tế của Trung Quốc, thì có vẻ như Trung Quốc đã thành công trong việc loại bỏ mối đe dọa đó.
Tuy nhiên, hiệp định còn phụ thuộc vào sự phê chuẩn cuối cùng của Nghị viện châu Âu (EP).
Gần như ngay khi vừa mới nhậm chức, Tổng thống Biden đã cử các đặc phái viên của mình tới các đồng minh truyền thống của Mỹ, tìm cách thiết lập lại các liên minh truyền thống và tạo ra điểm chung cũng như một lực lượng đoàn kết hơn để đối đầu với Trung Quốc trong một loạt vấn đề, từ các chính sách kinh tế, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cho đến các vấn đề liên quan tới Tân Cương và Hồng Kông.
Hồi tháng 3, những nỗ lực đó đã mang lại kết quả, với việc EU cùng với Mỹ, Anh và Canada áp các biện pháp trừng phạt lên các cá nhân và thực thể Trung Quốc với những cáo buộc về vấn đề Tân Cương. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách trừng phạt một số nhà lập pháp EU, các cá nhân khác và một số tổ chức tư vấn của EU.
Đó là một tính toán sai lầm. Việc nhắm mục tiêu vào một số thành viên của EP, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê chuẩn thỏa thuận thương mại này, đã làm các thành viên khác của EP tức giận và thúc đẩy người châu Âu đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Mặc dù mất 7 năm đàm phán và bất chấp những nhượng bộ vào phút chót, EU đã nêu rõ rằng họ sẽ không thông qua thỏa thuận trong khi các lệnh trừng phạt vẫn đang áp lên các quan chức của họ.
Sai lầm của Bắc Kinh quá muộn để cứu vãn?
Ngay cả khi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, có thể đã quá muộn để cứu vãn thỏa thuận.
Đức là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất thỏa thuận thương mại chính thức với Trung Quốc. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì khi EU đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc thì Đức chiếm khoảng 40% xuất khẩu của EU sang Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Đức sau Mỹ và đang có xu hướng phát triển nhanh hơn.
Thủ tướng Angela Merkel đã cố gắng tách bạch các vấn đề kinh tế khỏi các vấn đề chính trị trong mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc để bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế Đức.
Với việc bà Merkel nghỉ hưu và Đảng Xanh hiện đang dẫn trước Đảng CDU của bà trong các cuộc thăm dò, thì cuộc bầu cử vào tháng 9 tới có thể mang đến cho EU một nhóm lãnh đạo có quan điểm ít coi trọng thương mại hơn và hoài nghi Trung Quốc hơn trong bối cảnh ở châu Âu vốn đang có rất nhiều người hoài nghi Trung Quốc.
Thái độ của châu Âu thay đổi nhanh chóng
Ngoài quan điểm đối lập với Bắc Kinh trong các vấn đề Tân Cương và Hồng Kông, ngày 5/5, EU công bố dự thảo về các quy tắc mới nhằm mục đích trấn áp các công ty nước ngoài được nhà nước trợ cấp ở châu Âu. Các quy tắc rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc.
Đã có tình trạng lo ngại ở EU về mức độ mà các nhà thầu châu Âu bỏ thầu các công ty và đấu thầu công khai bị cắt giảm bởi các thực thể thuộc sở hữu nhà nước và/hoặc được trợ cấp từ Trung Quốc.
Ngoài ra Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc cũng vấp phải sự phản đối.
Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc Montenegro yêu cầu giúp đỡ sau khi thực hiện khoản vay gần 1 tỷ USD trong khuôn khổ sáng kiến đó để xây dựng một tuyến đường cao tốc mới cực kỳ đắt đỏ đến Serbia. Việc xây dựng tuyến đường, do một công ty Trung Quốc đảm nhận, đã chậm tiến độ nhiều năm.
Quốc gia Balkan nhỏ bé (với GDP khoảng 5,5 tỷ USD) muốn EU giúp đỡ trả khoản nợ đó và tránh bị Trung Quốc thâu tóm tài chính.
Montenegro là một thành viên của NATO, muốn gia nhập EU, và nằm ở khu vực nhạy cảm chiến lược của thế giới, nên không có gì ngạc nhiên khi EU cho biết họ sẽ không giúp trả khoản vay, nhưng có thể giúp tái cấp vốn.
Trên khắp châu Âu, các nền kinh tế thành viên đã và đang cứng rắn hơn trong cách tiếp cận với đầu tư của Trung Quốc, họ chuyển sang bảo vệ các công ty và tài sản trí tuệ được coi là có ý nghĩa kinh tế quan trọng hoặc an ninh quốc gia, và sau khi điểm yếu hại của họ bị phơi bày bởi đại dịch, họ đã xem xét lại sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng tối quan trọng.
Tại Hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 diễn ra từ ngày 3-5/5 ở London, các thành viên đã trình bày lại mối quan ngại về các vấn đề liên quan tới Trung Quốc như chương trình BRI, sự gây hấn đối với đảo Đài Loan, các động thái ở Biển Đông và sự cưỡng bức kinh tế.
Thông cáo của G7 cũng ủng hộ Đài Loan tham gia vào các diễn đàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và điều này sẽ chọc giận Trung Quốc.
Bà Merkel hiện đang thúc đẩy tiềm năng của một thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ. Mỹ và EU đã đình chỉ thuế quan từng áp đặt như một phần của tranh chấp kéo dài về trợ cấp cho Airbus và Boeing. Các quan chức thương mại cấp cao của Mỹ hiện đang qua lại Đại Tây Dương như con thoi để xử lý việc này. Tương tự, Mỹ cũng đang xây dựng những nền tảng chung về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với các nước Châu Á - Thái Bình Dương.
Sự băng giá trong mối quan hệ giữa người châu Âu và người Mỹ trong giai đoạn ông Trump làm tổng thống đang tan chảy nhanh hơn dự đoán.
Tốc độ làm việc của chính quyền Biden và mức độ thành công mà họ đang có trong việc xây dựng lại mối quan hệ với các đồng minh cũ đã từng bị rạn nứt dưới thời cựu Tổng thống Trump sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc sửng sốt.
Khát khao của Trung Quốc trong việc thực hiện "Hiệp định toàn diện về đầu tư" (CAI) được thể hiện qua những nhượng bộ trong phút chót mà Bắc Kinh dành cho EU, bao gồm "những nỗ lực bền vững" để tuân thủ các công ước quốc tế về lao động cưỡng bức (một tham chiếu gián tiếp đến những tranh cãi về việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương).
Thỏa thuận mà Trung Quốc đạt được trong phút chót càng cấp bách hơn bởi vì, không giống như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - người làm tổn hại các thể chế và mối quan hệ đa phương ở phương Tây để theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trên hết", tân Tổng thống Joe Biden nêu rõ rằng ông muốn thiết lập lại các mối quan hệ và liên minh đó và một Mặt trận phía Tây đoàn kết và mạnh mẽ hơn để đối đầu với Trung Quốc.
EU-Trung Quốc leo thang đối đầu
Từ khi EU phớt lờ những đề nghị từ các cố vấn của Biden cho đến khi chính quyền mới có cơ hội nêu ra những lo ngại chung của Mỹ và EU về các chính sách và thực tiễn kinh tế của Trung Quốc, thì có vẻ như Trung Quốc đã thành công trong việc loại bỏ mối đe dọa đó.
Tuy nhiên, hiệp định còn phụ thuộc vào sự phê chuẩn cuối cùng của Nghị viện châu Âu (EP).
Gần như ngay khi vừa mới nhậm chức, Tổng thống Biden đã cử các đặc phái viên của mình tới các đồng minh truyền thống của Mỹ, tìm cách thiết lập lại các liên minh truyền thống và tạo ra điểm chung cũng như một lực lượng đoàn kết hơn để đối đầu với Trung Quốc trong một loạt vấn đề, từ các chính sách kinh tế, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cho đến các vấn đề liên quan tới Tân Cương và Hồng Kông.
Hồi tháng 3, những nỗ lực đó đã mang lại kết quả, với việc EU cùng với Mỹ, Anh và Canada áp các biện pháp trừng phạt lên các cá nhân và thực thể Trung Quốc với những cáo buộc về vấn đề Tân Cương. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách trừng phạt một số nhà lập pháp EU, các cá nhân khác và một số tổ chức tư vấn của EU.
Đó là một tính toán sai lầm. Việc nhắm mục tiêu vào một số thành viên của EP, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê chuẩn thỏa thuận thương mại này, đã làm các thành viên khác của EP tức giận và thúc đẩy người châu Âu đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Mặc dù mất 7 năm đàm phán và bất chấp những nhượng bộ vào phút chót, EU đã nêu rõ rằng họ sẽ không thông qua thỏa thuận trong khi các lệnh trừng phạt vẫn đang áp lên các quan chức của họ.
Sai lầm của Bắc Kinh quá muộn để cứu vãn?
Ngay cả khi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, có thể đã quá muộn để cứu vãn thỏa thuận.
Đức là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất thỏa thuận thương mại chính thức với Trung Quốc. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì khi EU đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc thì Đức chiếm khoảng 40% xuất khẩu của EU sang Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Đức sau Mỹ và đang có xu hướng phát triển nhanh hơn.
Thủ tướng Angela Merkel đã cố gắng tách bạch các vấn đề kinh tế khỏi các vấn đề chính trị trong mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc để bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế Đức.
Với việc bà Merkel nghỉ hưu và Đảng Xanh hiện đang dẫn trước Đảng CDU của bà trong các cuộc thăm dò, thì cuộc bầu cử vào tháng 9 tới có thể mang đến cho EU một nhóm lãnh đạo có quan điểm ít coi trọng thương mại hơn và hoài nghi Trung Quốc hơn trong bối cảnh ở châu Âu vốn đang có rất nhiều người hoài nghi Trung Quốc.
Thái độ của châu Âu thay đổi nhanh chóng
Ngoài quan điểm đối lập với Bắc Kinh trong các vấn đề Tân Cương và Hồng Kông, ngày 5/5, EU công bố dự thảo về các quy tắc mới nhằm mục đích trấn áp các công ty nước ngoài được nhà nước trợ cấp ở châu Âu. Các quy tắc rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc.
Đã có tình trạng lo ngại ở EU về mức độ mà các nhà thầu châu Âu bỏ thầu các công ty và đấu thầu công khai bị cắt giảm bởi các thực thể thuộc sở hữu nhà nước và/hoặc được trợ cấp từ Trung Quốc.
Ngoài ra Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc cũng vấp phải sự phản đối.
Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc Montenegro yêu cầu giúp đỡ sau khi thực hiện khoản vay gần 1 tỷ USD trong khuôn khổ sáng kiến đó để xây dựng một tuyến đường cao tốc mới cực kỳ đắt đỏ đến Serbia. Việc xây dựng tuyến đường, do một công ty Trung Quốc đảm nhận, đã chậm tiến độ nhiều năm.
Quốc gia Balkan nhỏ bé (với GDP khoảng 5,5 tỷ USD) muốn EU giúp đỡ trả khoản nợ đó và tránh bị Trung Quốc thâu tóm tài chính.
Montenegro là một thành viên của NATO, muốn gia nhập EU, và nằm ở khu vực nhạy cảm chiến lược của thế giới, nên không có gì ngạc nhiên khi EU cho biết họ sẽ không giúp trả khoản vay, nhưng có thể giúp tái cấp vốn.
Trên khắp châu Âu, các nền kinh tế thành viên đã và đang cứng rắn hơn trong cách tiếp cận với đầu tư của Trung Quốc, họ chuyển sang bảo vệ các công ty và tài sản trí tuệ được coi là có ý nghĩa kinh tế quan trọng hoặc an ninh quốc gia, và sau khi điểm yếu hại của họ bị phơi bày bởi đại dịch, họ đã xem xét lại sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng tối quan trọng.
Tại Hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 diễn ra từ ngày 3-5/5 ở London, các thành viên đã trình bày lại mối quan ngại về các vấn đề liên quan tới Trung Quốc như chương trình BRI, sự gây hấn đối với đảo Đài Loan, các động thái ở Biển Đông và sự cưỡng bức kinh tế.
Thông cáo của G7 cũng ủng hộ Đài Loan tham gia vào các diễn đàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và điều này sẽ chọc giận Trung Quốc.
Bà Merkel hiện đang thúc đẩy tiềm năng của một thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ. Mỹ và EU đã đình chỉ thuế quan từng áp đặt như một phần của tranh chấp kéo dài về trợ cấp cho Airbus và Boeing. Các quan chức thương mại cấp cao của Mỹ hiện đang qua lại Đại Tây Dương như con thoi để xử lý việc này. Tương tự, Mỹ cũng đang xây dựng những nền tảng chung về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với các nước Châu Á - Thái Bình Dương.
Sự băng giá trong mối quan hệ giữa người châu Âu và người Mỹ trong giai đoạn ông Trump làm tổng thống đang tan chảy nhanh hơn dự đoán.
Tốc độ làm việc của chính quyền Biden và mức độ thành công mà họ đang có trong việc xây dựng lại mối quan hệ với các đồng minh cũ đã từng bị rạn nứt dưới thời cựu Tổng thống Trump sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc sửng sốt.
Không có nhận xét nào