Header Ads

  • Breaking News

    Tác giả Quần Đảo Ngục Tù bàn về tự do ở Mỹ

     (Bài phát biểu của Aleksandr Solzhenitsyl tại trường Đại học Harvard ngày 8/6/1978)

    TÔ HOÀNG 

    Sưu tầm và chuyển ngữ từ tiếng Nga

    Trên thực tế thế giới vẫn phân chia, ngày càng sâu sắc, ngày càng lạ lẫm với nhau. Số lượng ngày càng tăng của những hố rạn nứt mà chúng ta thoạt nhận ra, sự phân chia sâu sắc, về nhiều phương diện ấy đang đe dọa tất cả chúng ta bởi cái chết cũng muôn màu muôn vẻ.

    Kỳ 1: Lý thuyết êm dịu về phương Tây

    Đã từng tham gia chống Phát xít Đức (1941-1945) dưới thời Stalin, sau chiến tranh bị áp chế đi đày tại Siberi, Aleksandr Solznhenitsyl đã trở thành nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm như “Một ngày của Ivan Denisovist”, “Quần đảo Gulas” (còn có bản dịch tiếng Việt với tên gọi khác là "Quần đảo ngục tù")… lên án chế độ độc tài chuyên chế thời Xô Viết. Bỏ nước Nga, sang sống ở Phương Tây và Mỹ mong tìm được thế giới như mong đợi. Nhưng rồi Aleksandr Solznhenisyl cũng phải trở về Nga vào đầu những năm 1990, để cuối cùng tìm đức tin và lời giải thích ở Chính thống giáo.

    Bài phát biểu dưới đây của nhà văn cũng đã cách nay 43 năm. Tình cờ tìm được, xin giới thiệu với các bạn để hiểu thêm những trải nghiệm, những suy ngẫm và tiên đoán của ông vẫn còn có giá trị đến tận hôm nay..

    &

    Tôi vui mừng vì có mặt hôm nay trong buổi lễ tốt nghiệp lần thứ 327 của Trường Đại học lâu đời Harvard và xin nhiệt liệt chúc mừng tất cả các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp.

    Phương châm của trường các bạn là “Veritas“ (Chân Lý). Một số trong các bạn đã biết, còn số khác trong cuộc đời của mình cũng sẽ biết điều này: Sự thật thường vụt trôi qua khi sự căng thẳng trong cách nhìn nhận, đánh giá của chúng ta chỉ vừa thuyên giảm. Và ngay lập tức chúng ta sẽ rơi vào ảo tưởng, như thể chúng ta vẫn tiếp tục nắm được sự thật đó. Còn điều này: sự thật rất hiếm khi ngọt ngào mà thường là cay đắng. Những gì tôi sẽ nói với các bạn hôm nay cũng không tránh được vị cay đắng đó; có điều tôi sẽ nói không phải với tư cách của một kẻ đối nghịch mà như một người bạn.

    Ba năm trước khi ở Mỹ tôi đã buộc phải nói những gì mà người ta gạt đi, không muốn tiếp nhận, nhưng hiện nay nhiều người đã tán thưởng.

    Sự phân chia của thế giới hôm nay thậm chí như một điều gì quá dễ hiểu. Bất cứ một người nào đang sống đều dễ dàng phân biệt được hai thế lực của thế giới, lực lượng này có thể sẵn sàng tiêu diệt lực lượng kia. Nhưng hiểu biết về sự phân chia ấy thường bị hạn chế bởi sự hình dung về mặt chính trị như thế này: sự nguy hiểm của những ảo tưởng có thể bị lu mờ đi bởi những cuộc thương thảo ngoại giao thành công hoặc bởi sự cân bằng của các lực lượng vũ trang. Trên thực tế thế giới vẫn phân chia, ngày càng sâu sắc, ngày càng lạ lẫm với nhau. Số lượng ngày càng tăng của những hố rạn nứt mà chúng ta thoạt nhận ra, sự phân chia sâu sắc, về nhiều phương diện ấy đang đe dọa tất cả chúng ta bởi cái chết cũng muôn màu muôn vẻ. Theo chân lý cổ xưa thì vương quốc –tức trái đất của chúng ta không có thể đứng yên một chỗ và tự phân rã trong bản thân nó.

    Tồn tại khái niệm “thế giới” thứ ba thì cũng có nghĩa là có ba thế giới. Nếu số lượng thế giới như vậy- không nghi ngờ gì- mỗi ngày một tăng thêm, chúng ta sẽ không thể phóng mắt nhìn xa hơn. Mỗi một nền văn hóa độc lập, tồn tại tự xửa xưa và ngày càng phình rộng ra trên bề mặt trái đất cũng sẽ tạo ra một thế giới riêng chứa đầy những bí ẩn và bất ngờ đối với suy nghĩ của phương Tây.

    Tính toán như thế, chí ít ra có nước Trung Hoa, Ấn độ, thế giới Hồi giáo và châu Phi, nếu hai cộng đồng cuối cùng ta cứ xem như một nước. Còn nước Nga 1000 năm đây nữa- tuy theo tính toán của phương Tây với những sai lầm có hệ thống, vẫn không chịu công nhận nó độc lập và chính vì vậy không bao giờ hiểu nổi, cũng như cho đến tận hôm nay vẫn không hiểu nước Nga ấy trong trạng huống là tù binh của chế độ cộng sản. Và nếu nước Nhật trong mấy chục năm trở lại đây ngày càng trở thành “một phương Tây xa xôi “, mọi thứ đều gắn liền với phương Tây (tôi không hề có ý chê trách), thì ví như Istrael, tôi lại không xếp nước này vào thế giới phương Tây, tuy dường như xét theo những yếu tố chính thì cấu trúc xã hội của nước này về nguyên tắc lại gắn liền với tôn giáo.

    Cũng như thế cách đây còn chưa lâu lắm thế giới Châu Âu- Mới nhỏ bé dễ dàng xâm chiếm thuộc địa trên toàn thế giới không chỉ không nhìn thấy trước những đối kháng nghiêm trọng mà còn coi thường những giá trị có thể nào đó trong cảm quan của các dân tộc ở các vùng đó. Kết quả hóa ra là một sự chết điếng khi không còn biết tới ngay cả những đường biên giới xét về phương diện địa lý. Xã hội Phương Tây sang trang như khúc khải hoàn của độc lập và sự hùng cường. Nhưng bỗng nhiên bước vào thế kỷ 20 xã hội ấy bộc lộ rành rõ rằng nó rất mỏng manh và đứt nối.Còn bây giờ chúng ta đang chứng kiến thành quả ấy hóa ra quá ngắn ngủi và chênh vênh làm sao ( được minh chứng khá rõ về các thói tật xấu trong cảm quan thế giới ở phương Tây khi nói tới những thành quả có được ). Bây giờ mối tương quan qua lại với thế giới thuộc địa cũ đã biến thành mặt đối kháng trong bản thân mình, thế giới phương Tây thường xuyên bị dồn tới những thái cực của sự lố lăng, và cũng khó dự đoán nổi những nước xưa kia vốn là thuộc địa có còn coi phương Tây là vĩ đại nữa không, liệu phương Tây có bỏ rơi họ không khi phương Tây đã nhả ra không chỉ những mảnh đất thuộc địa cuối cùng mà thậm chí còn cả những sự giàu có của chính mình.

    ****

    Tất cả sự mù quáng kéo dài ỉ vào tính ưu việt của mình đã củng cố quan niệm cho rằng toàn bộ những thế lực có sức mạnh bao quát, ôm trùm trên hành tinh này nhất định sẽ phát triển và phát triển tới một hệ thống như ở phương Tây hiện nay, về mặt lý thuyết là cao nhất và về mặt thực tế là hấp dẫn nhất. Rằng tất cả phần thế giới còn lại đang bị điều hành bởi những chính khách độc ác hoặc những cấu trúc nặng nề hay bởi những bọn trộm cắp, ngu dốt- thế giới ấy chỉ tồn tại tạm thời. Để rồi tất cả sẽ cuốn theo con đường dân chủ, nhiều đảng phái của phương Tây và sẽ thay đổi theo kiểu sống của phương Tây. Những nước bị xếp vào danh sách đó đang chuyển động có kết quả theo con đường này. Một quan niệm như vậy cứ đâm chồi nẩy nở, nhưng trớ trêu sao, trong sự không hiểu biết gì của phương Tây đối với những gì đang diễn tiến của thế giới còn lại. Thế giới tự coi mình là ưu việt, là hơn người kia đã lầm lạc khi đo lường mọi sự kiện bằng cái thước đo của chính họ. Trên thực tế bức tranh của hành tinh này rất ít giống với những gì họ hình dung.

    Sự nhớ tiếc một thế giới đang phân rã bỗng làm nẩy sinh thứ lý thuyết về sự hội tụ giữa phương Tây và Liên Bang Xô Viết – một thứ lý thuyết rất dịu êm, gạt bỏ quan niệm khác nhau, các nước cùng song hành là không phát triển được, thậm chí nếu có không bạo lực thì cùng song hành còn không tác động đến nhau được. Nhưng ngoài những điều kể trên ra, lý thuyết của sự hội tụ lại nhất thiết phải chứa đựng trong bản thân sự chấp nhận, kể cả những biến dạng của các mặt đối lập. Liệu điều này thuyết phục nổi ai đây?

    Nếu như bài thuyết trình tôi đang nói lúc này mà tôi đọc tại đất nước mình khi tôi đang ở trong tình trạng chung của sự phân rã thế giới, liệu tôi có được nhấn mạnh tới những tai họa đang xẩy ra ở phương Đông không. Nhưng bởi vì cũng đã bốn năm nay tôi buộc phải đứng ở đây và cái hội trường trước mặt tôi đây là hội trường của phương Tây nên tôi nghĩ rằng tôi sẽ được nói thoải mái hơn về một số điều của Phương Tây hiện đại, như mắt tôi thấy.

    Sự suy sụp của lòng dũng cảm - đó có thể là điều kỳ lạ nhất tôi được chứng kiến ở phương Tây hôm nay trong cái nhìn toàn cảnh. Thế giới phương Tây đã đánh mất đi lòng dũng cảm xã hội, cả ở toàn khối và trong mỗi nước, mỗi chính phủ, mỗi chính đảng và đương nhiên cả ở Tổ chức Liên Hợp quốc. Sự xuống cấp của lòng dũng cảm này đặc biệt thấy rõ trong giới cầm quyền và trong tầng lớp tri thức xuất sắc, từ đây nẩy sinh cảm giác toàn thể xã hội đã đánh mất đi lòng dũng cảm. Đương nhiên vẫn còn lại nhiều người gan góc, nhưng những người này không thể nào đạt được khả năng điều hành cuộc sống của xã hội. Những chính trị gia, các bậc trí giả có trách nhiệm đang làm sáng tỏ hiện tượng xuống cấp, sự như nhược, việc đánh mất ấy trong hành động, trong những lời nói của họ và còn hơn thế nữa trong việc biện giải những nền tảng lý thuyết để trả lời câu hỏi, do đâu nẩy nòi những việc làm như thế; cái tính nhút nhát kém cỏi ấy và thái độ xiểm nịnh, bợ đỡ vốn làm nền tảng để cho những quyết sách của quốc gia trở nên thực dụng, có tính toán cân nhắc và luôn được biện minh bởi mọi đỉnh cao của trí thức và đạo đức. Sự suy giảm lòng dũng cảm này, ở một số nơi như thể hoàn toàn không có hạt nhân nam tính, thậm chí còn đáng cười mỉa hơn bởi những bộc phát bất ngờ của lòng dũng cảm và sự bất cần của những người rất năng động này - chống lại các chính phủ hoặc các quốc gia yếu kém, không tìm được điểm tựa. Nhưng lưỡi họ sẽ trở nên cứng và bàn tay họ sẽ bị tê liệt khi chống lại các chính phủ mạnh, các lực lượng đang đe dọa, chống lại những kẻ xâm lược và chống lại bọn khủng bố quốc tế.

    Kỳ 2: Đám đông mù quáng trong thời đại năng động

     

    Sự suy yếu của quyền lực hành chính ở mọi nơi có sẵn và miễn phí, và tất cả các quyền lực của các nước phương Tây đã suy yếu rõ rệt. Việc bảo vệ các quyền của cá nhân đã được thực hiện đến mức cực độ mà bản thân xã hội đã trở nên vô phương tự vệ từ các cá nhân khác

    Có nên nhắc bạn nhớ rằng sự can đảm gục ngã đã từ lâu được coi là dấu hiệu đầu tiên của sự kết thúc?

    Khi các quốc gia phương Tây hiện đại thành lập, nguyên tắc được xác quyết là: chính phủ phải phục vụ con người, và con người sống trên trái đất để có tự do và phấn đấu cho hạnh phúc (ví dụ, xem Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ). Quả là trong những thập kỷ gần đây,những tiến bộ kỹ thuật và xã hội đã biến điều mong đợi thành hiện thực: nhà nước đã để mắt tới phúc lợi. Mỗi công dân nhận được quyền tự do như mong ước và số lượng cũng như chất lượng của các lợi ích vật chất mà theo lý thuyết, lẽ ra sẽ đảm bảo hạnh phúc của họ - trong khi sự hiểu biết ngày một giảm như những gì được tạo ra trong thập kỷ ấy.( Chỉ thiếu một chi tiết tâm lý: khao khát liên tục có nhiều hơn, tốt hơn và cuộc đấu tranh dữ dội cho điều này đã in sâu trên khuôn mặt nhiều người phương Tây bởi sự lo lắng và thậm chí bởi nỗi áp nén, mặc dù những biểu hiện này thường được che giấu cẩn thận. Sự cạnh tranh tích cực, căng thẳng đã thâu tóm mọi suy nghĩ của con người và hoàn toàn không mở ra sự phát triển tự do tinh thần.) Sự độc lập của con người được bảo đảm bởi nhiều dạng áp chế của nhà nước; được bảo đảm bảo bởi nhiều sự tiện nghi mà thế hệ cha và ông họ không hình dung được. Đã xuất hiện một cơ hội giáo dục những người trẻ trong những lý tưởng này, kêu gọi và chuẩn bị cho họ sự thịnh vượng về thể chất, hạnh phúc,về sự sở hữu mọi vật dụng, tiền bạc, sự nhàn hạ, niềm vui tự do gần như không giới hạn – nhưng bây giờ ai đây, vì cơn cớ gì, tại sao lại phải từ bỏ tất cả những điều này và mạo hiểm mạng sống quý giá của mình để bảo vệ lợi ích chung, và đặc biệt là trong trường hợp mơ hồ khi an ninh của người dân của chính xứ sở mình lại cần được bảo vệ ở một đất nước xa xôi nhường ấy ? Ngay cả về mặt sinh học người ta cũng biết rằng thói quen vươn đến một cuộc sống thỏa mãn nhu cầu cao cũng không phải là một ưu thế cho mỗi vật thể sống. Ngày hôm nay, ngay trong cuộc sống của xã hội phương Tây, sự sung túc đã bắt đầu lộ ra cái mặt nạ hủy diệt

    Phù hợp với những mục tiêu của nó, xã hội phương Tây đã chọn cho mình hình thức tồn tại, mà tôi tạm gọi là hợp pháp. Ranh giới của quyền hạn và quyền con người đáng được hưởng (rất rộng) được xác định bởi một hệ thống luật. Trong trạng thái pháp lý, trong sự dịch chuyển và tùy cơ ứng biến, người phương Tây đã có được kỹ năng và tính kiên định tuyệt vời. (Tuy nhiên, luật phức tạp đến mức một người bình thường chịu bất lực khi hành động mà không có sự hỗ trợ của các chuyên gia). Bất cứ một xung đột nào cũng đều được giải quyết theo luật - và đây là quyết định cao nhất. Nếu một người đã có quyền về mặt pháp lý thì không cần yêu cầu gì cao hơn nữa. Sau đó, cũng không một ai có thể chỉ cho anh ta chỗ chưa hoàn bị của cái quyền  anh ta đáng được hưởng, khiến anh ta phải tự kiềm chế,phải từ bỏ quyền lợi của mình, phải van xin mọi sự thương sót, mọi hành động liều lĩnh vô tư - điều này quả là đáng nực cười. Khó có thể tìm thấy khả năng tự kiềm chế: mọi người đều nỗ lực hướng tới sự cơi nới, trong khi khung pháp lý đã quá cứng ngắc. (Các công ty dầu mỏ xét về mặt luật pháp hoàn toàn không bị cấm đoán khi mua một phát minh về một loại năng lượng mới và để phát minh ấy nằm ngủ yên trong kho. Luật pháp cũng không cấm đoán những thực phẩm bị nhiễm độc khi kéo dài thời hạn xử dụng. Bởi người tiêu thụ có quyền tự do không mua những thực phẩm ấy cơ mà!) 

    Trải qua cả cuộc đời dưới chế độ cộng sản, tôi xin nói rằng: một xã hội mà ở đó không có chút đồng cân đồng lạng pháp lý nào để người ta bấu bám, điều này thật là khủng khiếp. Nhưng một xã hội mà không có những thước đo nào khác nữa ngoài luật pháp thì xã hội ấy cũng rất ít xứng đáng với con người. (Vỗ tay.) Một xã hội dựa trên luật pháp, mà không hành động cao hơn thế, xã hội ấy cũng chỉ sử dụng một cách yếu ớt tầm cao năng lực con người. Luật pháp quá lạnh lùng và rất hình thức để gây ảnh hưởng có lợi cho xã hội. Khi tất cả cuộc sống đều tràn ngập các mối quan hệ pháp lý, một bầu không khí tầm thường về tinh thần,làm mất đi những chuyến cất cánh tốt nhất của con người lập tức sẽ nẩy sinh.(Vỗ tay)

    Trước những thử thách của thế kỷ đầy đe dọa   sắp tới, sẽ không thể đơn giản chút nào nếu chỉ biết dựa vào những cây gậy chống pháp lý.

    Trong xã hội phương Tây ngày nay, sự mất cân bằng đã mở ra giữa tự do cho những hành động tốt và tự do cho những hành động xấu. Và một chính khách muốn thực hiện một công việc sáng tạo lớn cho đất nước của mình buộc phải đi những bước thận trọng, thậm chí rụt rè, anh ta liên tục bị bao phủ bởi hàng ngàn nhà phê bình vội vàng (và vô trách nhiệm), anh ta liên tục bị báo chí và quốc hội níu kéo lại. Anh ta cần chứng minh sự hoàn hảo cao và sự công minh của từng bước. Trên thực tế, một người xuất chúng, vĩ đại, với những biện pháp bất ngờ khác thường, hoàn toàn không thể xuất hiện - ngay từ đầu họ sẽ thay thế mười chuyến đi cho anh ta. Vì vậy, sự tầm thường chiến thắng dưới chiêu bài hạn chế dân chủ.

    Sự suy yếu của quyền lực hành chính ở mọi nơi có sẵn và miễn phí, và tất cả các quyền lực của các nước phương Tây đã suy yếu rõ rệt. Việc bảo vệ các quyền của cá nhân đã được thực hiện đến mức cực độ mà bản thân xã hội đã trở nên vô phương tự vệ (vỗ tay ).... từ các cá nhân khác, và ở phương Tây đã đến lúc không còn bảo vệ quá nhiều quyền của con người như nghĩa vụ của họ. (vỗ tay)

    Ngược lại, tự do phá hủy, tự do vô trách nhiệm đã giành được phạm vi rộng lớn nhất. Xã hội hóa ra được bảo vệ một cách yếu ớt khỏi vực thẳm sa ngã của con người, chẳng hạn như khỏi sự lạm dụng tự do truyền bá bạo lực đạo đức chống ở tuổi thanh niên,đạo loại như phim có nội dung khiêu dâm, tuyên truyền bạo lực hoặc ma quỷ (vỗ tay): tất cả đều xếp vào lĩnh vực tự do và về lý thuyết được cân bằng với quyền tự do của một tuổi trẻ không nhận thức được chúng. Vì vậy, cuộc sống theo luật hóa ra là không có khả năng  tự bảo vệ mình khỏi cái ác đang ăn mòn.

    Chúng ta có thể nói gì về khoảng trống tối đen  của tội phạm trực tiếp? Chiều rộng của khung pháp lý (đặc biệt là của Mỹ) không chỉ khuyến khích tự do cá nhân, mà còn khuyến khích cả một số tội ác của nó, tạo cho tội phạm cơ hội không bị trừng phạt hoặc còn nhận được sự khoan hồng không đáng có trong sự ủng hộ của hàng nghìn những người bảo vệ công chúng kia. Nếu ở đâu nhà cầm quyền tiến hành tiêu diệt triệt để chủ nghĩa khủng bố, công chúng ngay lập tức tố cáo họ đã vi phạm quyền công dân của bọn cướp ( Vỗ tay ) Có thể nêu ra đây rất nhiều ví dụ tương tự.

    Toàn bộ thiên hướng tạo sự tự do đối với cái ác đã dần dần hình thành, nhưng cơ sở chính của nó, rõ ràng, được đặt cơ sở bởi khái niệm nhân đạo nhân văn rằng con người, chủ nhân của thế giới này không mang trong mình điều xấu; mọi tệ nạn của cuộc sống chỉ đến từ hệ thống xã hội không đúng đắn, cần được điều chỉnh. Thật kỳ lạ, ở phương Tây nơi những điều kiện xã hội tốt nhất đã đạt được,thế mà tội phạm không nghi ngờ gì còn cao hơn nhiều so với xã hội Xô Viết nghèo nàn và vô luật pháp. (Dưới danh nghĩa tội phạm, ở nước Nga Xô Viết chúng tôi có một số lượng rất lớn những người đang ngồi trong các trại, nhưng phần lớn trong số họ không phải là tội nhân, mà là những ai chống lại nhà nước không có pháp luật để bảo vệ mình bằng những biện pháp phi pháp lý.)

    Báo chí đương nhiên cũng được hưởng quyền tự do rộng rãi nhất (tôi sẽ dùng từ này xa hơn, bao gồm toàn bộ các phương tiện truyền thông). Nhưng bằng cách nào?

    Một lần nữa: nếu chỉ không vượt qua khuôn khổ pháp lý, nhưng không có bất kỳ trách nhiệm đạo đức thực sự nào đối với việc bóp méo, đối với sự thay đổi tỷ lệ. Nhà báo và tờ báo có trách nhiệm gì với công chúng đọc hay với lịch sử? Nếu họ dẫn dắt công chúng với thông tin không chính xác hoặc kết luận sai

    Trái,thậm chí góp phần vào sai phạm của nhà nước, thì liệu có trường hợp nào sau này của nhà báo này, tờ báo kia được người đọc tha thứ?  Không, nó sẽ làm giảm giá bán. Trong trường hợp như vậy, nhà nước có thể thua, nhưng nhà báo luôn ra sân khô khan. Nhiều khả năng bây giờ anh ta sẽ viết ngược lại cái cũ với cái mới.

    Nhu cầu cung cấp thông tin có thẩm quyền tức thì buộc chúng ta phải lấp đầy khoảng trống bằng những phỏng đoán, thu thập những tin đồn và giả thiết sẽ không bao giờ bác bỏ được, nhưng sẽ đọng lại trong trí nhớ của quần chúng. Bao nhiêu nhận định vội vàng, thiếu thận trọng, thiếu chín chắn, sai lầm được thể hiện hàng ngày, đánh lừa tâm trí người đọc - và cứ thế họ đóng băng! (Appl.) Báo chí có khả năng mô phỏng dư luận và giáo dục nó một cách tàn tệHoặc là một Herostratus vinh quang cho những kẻ khủng bố được tạo ra, sau đó ngay cả bí mật quốc phòng của đất nước của họ bị tiết lộ, sau đó họ can thiệp vào cuộc sống cá nhân của những người nổi tiếng với khẩu hiệu: "Mọi người có quyền biết mọi thứ." (Appl.) (Khẩu hiệu sai lầm của thời đại giả dối: cao hơn nhiều là quyền bị mất của con người không được biết, không được làm tắc nghẽn tâm hồn thiêng liêng của họ bằng những câu chuyện phiếm, tầm phào, những điều vô nghĩa vu vơ. (Appl.) Con người của việc làm chân chính và có ý nghĩa cuộc sống không cần đến luồng thông tin quá nặng nề này.)

    Sự hời hợt và vội vàng - căn bệnh tâm thần của thế kỷ 20 - được báo chí nêu rõ nhất. Chống chỉ định báo chí phải đi sâu vào vấn đề, không đúng bản chất của nó, chỉ đưa ra những công thức giật gân. Sự hời hợt và vội vàng - căn bệnh tâm thần của thế kỷ 20 - được báo chí nêu rõ nhất. Việc báo chí vào sâu vấn đề là chống chỉ định, nó không đúng bản chất của nó, nó chỉ chộp giật những công thức giật gân.

    Và với tất cả những phẩm chất đó, báo chí đã trở thành lực lượng chủ yếu của các nhà nước phương Tây, vượt qua cả quyền lực của cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Và trong khi đó: theo luật bầu cử nào cô ấy được bầu và cô ấy phải chịu trách nhiệm cho ai? Nếu ở phương Đông cộng sản, một nhà báo được công khai bổ nhiệm làm quan chức chính phủ, thì ai đã chọn các nhà báo phương Tây cho nhà nước quyền lực của họ? trong bao lâu và với những quyền hạn nào?

    Và một điều ngạc nhiên nữa đối với một người đến từ phương Đông độc tài toàn trị, với sự thống nhất chặt chẽ của báo chí: báo chí phương Tây nói chung cũng bộc lộ một chiều hướng cảm thông chung (ngọn gió của thế kỷ), được thừa nhận chung là ranh giới phán xét cho phép, và có thể là lợi ích chung của công ty, và tất cả những điều này hoạt động cùng nhau không phải là cạnh tranh, mà là đồng nhất. Quyền tự do không bị gò bó tồn tại đối với bản thân báo chí, nhưng không có đối với độc giả (apl.): Báo chí chỉ truyền đạt những ý kiến ​​không mâu thuẫn với ý kiến ​​của chính mình và của phương hướng chung này một cách khá sinh động và sâu sắc.

    Không có bất kỳ sự kiểm duyệt nào ở phương Tây, việc lựa chọn tỉ mỉ những suy nghĩ thời thượng từ những suy nghĩ không hợp thời được thực hiện - và những suy nghĩ sau này, mặc dù không bị ai cấm, không có con đường thực sự trên báo chí định kỳ, qua sách báo, hoặc từ các khoa đại học. (Appl.) Tinh thần của các nhà nghiên cứu của bạn là tự do về mặt pháp lý - nhưng được đóng khung bởi các thần tượng của thời trang ngày nay. Không phải bằng bạo lực trực tiếp, như ở phương Đông, mà bởi sự lựa chọn thời trang này, bởi nhu cầu thỏa mãn các tiêu chuẩn của đại chúng, những cá nhân có tư duy độc lập nhất bị loại bỏ khỏi sự đóng góp của họ cho cuộc sống cộng đồng, và những đặc điểm nguy hiểm của hành vi bầy đàn xuất hiện, điều này che khuất hiệu quả phát triển. Ở Mỹ, tôi phải nhận được những lá thư những người rất thông minh, một giáo sư của một trường đại học ở tỉnh xa, người sẽ làm rất nhiều để làm mới và cứu đất nước của mình - nhưng đất nước không thể nghe thấy anh ta: truyền thông sẽ không đưa tin về anh ta. Điều này tạo ra định kiến số đông mạnh mẽ, mù quáng, rất nguy hiểm trong thời đại năng động của chúng ta. Ví dụ, sự hiểu biết ảo tưởng về tình hình thế giới hiện tại là một cái vỏ hóa đá quanh đầu đến nỗi không một tiếng nói nào của con người từ 17 quốc gia Đông Âu và Đông Á có thể xuyên qua nó, mà sẽ chỉ phá vỡ những biến cố không thể tránh khỏi của nó.

    Tôi đã liệt kê một số đặc điểm của cuộc sống phương Tây khiến một người đã đến thế giới này một lần nữa phải kinh ngạc. Các khía cạnh và mục tiêu của bài phát biểu này không cho phép chúng tôi tiếp tục xem xét: làm thế nào những đặc điểm này của xã hội phương Tây được phản ánh trong các khía cạnh quan trọng của sự tồn tại quốc gia như giáo dục tiểu học, giáo dục đại học về nhân văn và nghệ thuật.

    Đương nhiên ngay cả báo chí cũng được hưởng quyền tự do rộng rãi nhất (tôi sẽ dùng từ này xa hơn, bao gồm toàn bộ giới truyền thông). Nhưng bằng cách nào?

    Một lần nữa, nếu dường như chỉ không được phép vượt qua khuôn khổ pháp lý, nhưng không có bất kỳ trách nhiệm đạo đức thực sự nào về việc bóp méo,hay thay đổi tùy tiện tỷ lệ thì sao đây ?

    Nhà báo và tờ báo có trách nhiệm gì với công chúng bạn đọc hay trước lịch sử không? Nếu họ dẫn dắt dư luận xã hội vào con đường sai trái với những thông tin không chính xác hoặc những kết luận không đúng, thậm chí góp phần vào sai phạm của nhà nước, thì liệu có trường hợp nào sau này nhà báo hay tờ báo được công chúng cảnh tỉnh? Không, điều đó sẽ làm giảm ấn bản.Trong trường hợp tương tự, nhà nước có thể chịu tổn thất, nhưng nhà báo bước ra khỏi cuộc vẫn ngon lành. Nói đúng ra bây giờ anh ta sẽ viết cái mới ngược lại với cái cũ.

    Nhu cầu cấp thiết phải có những thông tin chớp nhoáng,được bảo chứng buộc anh

    ta phải lấp đầy khoảng trống bằng những phỏng đoán, khi thu nạp những tin đồn và những giả thiết mà sau đó sẽ không bao giờ bác bỏ được, nhưng sẽ đọng lại trong trí nhớ của mọi người. Bao nhiêu nhận định vội vàng, thiếu thận trọng, thiếu chín chắn, sai lầm được thể hiện hàng ngày sẽ đánh lừa tâm trí người đọc - và cứ thế đóng băng! (vỗ tay ).Báo chí có khả năng và biết mô phỏng dư luận xã hội và nuôi dưỡng dư luận ấy một cách sai lệch. Lúc thì tạo những vinh quang giả tạo cho bọn khủng bố, lúc thì làm như phát lộ được những bí mật quốc phòng của đất nước mình, lúc thì trơ trẽn can thiệp vào cuộc sống cá nhân của những người nổi tiếng với khẩu hiệu: "Mọi người có quyền biết mọi thứ." ( vỗ tay ) của đất nước họ bị tiết lộ (khẩu hiệu giả dối của thế kỷ giả dối: những lợi lộc mà con người bị tước đoạt còn nhiều hơn nữa, không nên để họ biết, không được làm tắc nghẽn tâm hồn thiêng liêng của họ bằng những câu chuyện phiếm, tầm phào, những điều vô nghĩa vu vơ. (vỗ tay) Con người của những việc làm chân chính và của một cuộc sống có ý nghĩa không cần đến những luồng thông tin quá nặng nề này).

    Thái độ hời hợt và sự vội vàng - căn bệnh tâm lý của thế kỷ 20 – càng được biểu hiện rõ rệt trong lãnh vực báo chí. Việc báo chí đi sâu vào vấn đề là điều không tưởng, nó không đúng bản chất của nó, nó chỉ lưu tâm tới những gì giật gân.

    Và với tất cả những phẩm chất như thế, báo chí đã trở thành lực lượng chủ yếu của các nhà nước phương Tây, vượt qua cả quyền lực của cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Xin được hỏi ngay,theo điều luật nào để biết báo chí được cử ra là đại diện cho ai? Nếu ở phương Đông cộng sản, một nhà báo được công khai bổ nhiệm như một quan chức chính quyền, thì ai đã chọn các nhà báo phương Tây vào bộ máy quyền lực ? Và trong bao lâu,với những quyền hạn nào?

    Và còn một điều ngạc nhiên nữa đối với một người đến từ phương Đông độc tài toàn trị, nơi ngự trị sự đơn giọng chặt chẽ của báo chí: Báo chí phương Tây nói chung cũng bộc lộ ra khuynh hướng thiện cảm (ngọn gió của thế kỷ), với những giới hạn đã được thừa nhận của những phán xét, và có thể là với cả lợi lộc

    chung của công ty, và tất cả những điều này hoạt động cùng nhau không phải là cạnh tranh mà là thống nhất. Tự do không bị gò bó tồn tại đối với bản thân báo chí, nhưng không có đối với người đọc (vỗ tay). Một cách khá sinh động và sáng tạo báo chí chỉ truyền đạt những gì không mâu thuẫn với chính kiến và

    khuynh hướng chung của chính báo chí.

    Việc lựa chọn tỉ mỉ những suy nghĩ thời thượng từ những suy nghĩ không thời thượng khiến cho không có bất kỳ sự kiểm duyệt báo chí nào ở phương Tây.Tuy vậy những gì không thời thượng, mặc dù không bị ai cấm, cũng không thể tìm được đường đến với báo chí định kỳ,đến với sách hay các khoa giảng dạy tại các trường đại học ( vỗ tay ). Hồn cốt các nhà nghiên cứu của các bạn được bảo đảm tự do về mặt pháp lý - nhưng bị đóng khung bởi các thần tượng đang ngự trị. Không phải bằng bạo lực trực tiếp, như ở phương Đông, nhưng bằng sự lựa chọn thời thượng này,bằng việc nhu cầu thỏa mãn các chuẩn mực của số đông, những cá nhân có tư duy độc lập nhất bị gạt bỏ sự đóng góp của họ cho cuộc sống cộng đồng, và những đặc điểm nguy hiểm của hành vi bầy đàn xuất hiện, che lấp hiệu quả phát triển. Ở Mỹ, tôi hay nhận thư từ của những người rất thông minh, một giáo sư nào đó ở một trường đại học tỉnh xa, người có thể đóng góp rất nhiều vào công cuộc đổi mới và cứu rỗi đất nước của các bạn, nhưng đất nước không thể nghe thấy lời khuyên nhủ của ông,truyền thông sẽ không đón nhận ý kiến của ông ta. Và như thế sẽ hình thành định kiến của số đông mạnh mẽ, mù quáng, gây nên hiểm họa trong thời đại năng động của chúng ta. Ví dụ, sự hiểu biết ảo tưởng về tình hình thế giới hiện tại trở thành cái mũ đá chụp lên đầu đến mức không một tiếng nói nào của con người từ 17 quốc gia Đông Âu và Đông Á có thể xuyên qua, khiến mọi sự biến không tránh khỏi sẽ rơi vào thinh không.

    Tôi đã liệt kê một số đặc điểm của cuộc sống phương Tây khiến những ai ở thế giới này chắc sẽ kinh ngạc. Số dòng, số trang và mục đích của bài phát biểu này không cho phép chúng tôi tiếp tục mổ sẻ thêm để biết những đặc điểm như thế của xã hội phương Tây được phản ánh như thế nào trong các mặt quan trọng của sự tồn tại quốc gia như giáo dục tiểu học, giáo dục đại học và trong lĩnh vực nhân văn, nghệ thuật.

    Hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng phương Tây đang chỉ cho toàn thế giới thấy một con đường phát triển kinh tế thuận lợi, tuy gần đây đã bị cản trở bởi sự lạm phát hỗn loạn.Và nhiều người sống ở phương Tây không hài lòng với xã hội của họ, coi thường nó hoặc trách móc rằng nó không còn tương ứng với độ chín của một nhân loại đã trưởng thành. Điều này khiến nhiều người nghiêng ngả theo xu hướng sai lầm và nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội.

    Tôi hy vọng rằng không một ai trong số những người có mặt hôm nay nghi ngờ rằng tôi đã chỉ trích một phần hệ thống phương Tây nhắm kêu gọi việc đổi lấy lý tưởng chủ nghĩa xã hội. (vỗ tay) Không, với kinh nghiệm của đất nước đã

    thực hiện chủ nghĩa xã hội, trong mọi trường hợp, tôi sẽ không đưa ra giải pháp thay thế bởi chủ nghĩa xã hội.

    Chủ nghĩa xã hội nói chung cũng như trong mọi sắc thái của nó đều dẫn đến sự hủy diệt bản thể tinh thần của con người, đẩy con người vào chỗ chết.Nhà toán học, Viện sĩ Shafarevich trong cuốn sách lý luận xuất sắc “Chủ nghĩa xã hội” của mình với một phân tích sâu sắc , mang tầm khái quát lịch sử đã minh chứng điều đó. Ấy vậy mà

    hai năm sau, khi sách được xuất bản ở Pháp, vẫn chưa tìm được tiếng đồng vọng.Sắp tới, cuốn sách này sẽ được xuất bản ở Mỹ.

    Nhưng ngược lại, nếu ai hỏi tôi, tôi có muốn gợi ý cho đất nước mình hình mẫu xã hội phương Tây hôm nay không, tôi sẽ buộc phải trả lời thẳng thắn: không, tôi không thể giới thiệu xã hội các bạn như một mẫu hình cho việc cải tạo xã hội của chúng tôi. Đối với những gì mà xã hội chúng tôi phải gánh chịu trong thế kỷ này, hệ thống phương Tây đã ở dạng kiệt quệ về mặt tinh thần hiện nay dường như không có gì hấp dẫn. Ngay cả những gì được liệt kê, được làm om xòm về cuộc sống của bạn cũng vô cùng đáng thất vọng.

    Có một thực tế không có gì đáng nghi ngờ: những biện pháp làm thư giãn tính cách người ở phương Tây và củng cố chúng ở phương Đông. Trong sáu thập kỷ, dân tộc chúng tôi và ba thập kỷ các dân tộc ở Đông Âu đã trải qua một trường học tinh thần vượt xa kinh nghiệm của phương Tây. Cuộc sống khó khăn và những áp bức sinh tử đã buộc các cộng đồng dân tộc ấy phát triển tính cách mạnh mẽ, sâu sắc và thú vị hơn so với cuộc sống thịnh vượng, quy củ của phương Tây. Chính vì thế, đối với xã hội của chúng tôi, việc hướng tới lối sống của các bạn dường như không phải là để nâng cao hơn mà ngược lại thế là một sự hạ thấp hơn và phải trả với một cái giá rất đắt

    . Đúng là không thể kìm giữ xã hội dưới đáy sâu của sự vô luật pháp, ví như ở đất nước chúng tôi hiện nay, nhưng chúng tôi cũng không muốn nó sẽ êm dịu ngọt ngào trong luật pháp như ở xã hội của các bạn. Tâm hồn con người,bị kiệt quệ dưới nhiều thập kỷ bạo lực, cần phải hướng tới một thứ gì đó cao hơn, ấm áp hơn, thuần khiết hơn những gì mà sự tồn tại đại chúng của phương Tây hôm nay giống như một lá bài nhiều sắc màu của quảng cáo, của truyền hình, của âm nhạc không xài nổi đang phô bày trước mắt chúng tôi. (vỗ tay)

    Và tất cả những điều đó nhiều nhà quan sát, từ tất cả các nơi trên hành tinh của chúng ta đều đã được tận mắt chứng kiến. Lối sống Phương Tây ngày càng có ít triển vọng trở thành hình mẫu dẫn dắt.

    Có những cảnh báo về triệu chứng mà lịch sử gửi đến cho một xã hội đang bị đe dọa hoặc sắp chết: ví dụ, sự sụp đổ của nghệ thuật hoặc sự thiếu vắng của các chính khách vĩ đại. Đôi khi những lời cảnh báo đó có thể cảm nhận được, hoàn toàn trực tiếp: trung tâm nền dân chủ và văn hóa của các bạn chỉ cần không có điện trong vài giờ - vậy thôi - và ngay lập tức cả đám đông công dân Mỹ lao vào cướp bóc và hãm hiếp. Những mét phim quay vội là như thế đó! Nhưng sự không vững chắc của một hệ thống xã hội và sự thiếu lành mạnh bên trong nội tại của xã hội ấy cũng nằm chính ở những mét phim quay vội này.

    Kỳ 3: Một nền dân chủ đang lâm nguy

     

    Tư duy phương Tây đã trở nên bảo thủ: dường như chỉ muốn duy trì tình hình thế giới như hiện tại, dường như không muốn thay đổi điều gì. Giấc mơ nhàn nhã về hiện trạng là dấu hiệu của một xã hội đã kết thúc quá trình phát triển.

    Không phải chuyện ngày xưa mà là chuyện đang diễn ra – đó là cuộc đấu tranh về phương diện vật chất, tinh thần, vũ trụ cho hành tinh của chúng ta. Trong cuộc tấn công có tính chất quyết định của mình có cả thế giới của điều Ác. Màn hình cũng như các ấn phẩm của bạn tràn ngập những nụ cười bắt buộc và ly cốc chạm nhau. Vì sự vui vẻ à? Do đâu?

    Những nhà hoạt động rất nổi trội của các bạn, ví như George Kennan, thường nói: khi bước vào lĩnh vực chính trị lớn, chúng ta không còn có thể sử dụng những chỉ dẫn về đạo đức. Đấy nhé, bằng cách trộn lẫn giữa thiện và ác, giữa đúng và sai, đó là cách tốt nhất để chuẩn bị mặt bằng cho chiến thắng tuyệt đối của cái Ác tuyệt đối trên thế giới. Để chống lại chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản, phương Tây chỉ có thể trông mong được bởi sự trợ giúp của các chuẩn mực đạo đức và không có phương thuốc nào khác (vỗ tay) ... và những tưởng tượng của bất cứ phác vẽ nào cũng sẽ đổ ụp trước chiến lược của chủ nghĩa cộng sản thôi. Các vấn đề tư duy pháp lý, ở một mức độ nào đó đang hóa đá: nó không cho phép người ta nhìn thấy quy mô hoặc ý nghĩa của các sự kiện.

    Bất chấp sự đa dạng của phương tiện thông tin - hoặc nhờ vào nó một phần, thế giới phương Tây cũng lại rất kém định hướng với những gì đang diễn ra. Chẳng hạn, đó là những dự đoán mang tính giai thoại của một số chuyên gia Mỹ cho rằng Liên Xô sẽ tìm thấy một Việt Nam của mình ở Angola. Hoặc các cuộc thám hiểm châu Phi xấc xược của Cuba sẽ được xoa dịu tốt nhất bằng sự ve vãn của Hoa Kỳ (vỗ tay). Đó còn là lời khuyên của Kennan cho đất nước của mình rằng hãy bắt đầu giải trừ quân bị đơn phương. Ồ, nếu bạn có thể biết là các trọng tài trẻ tuổi nhất của Quảng trường Cũ đã cười nhạo các nhà chính trị thông thái của các bạn ra sao! (vỗ tay)

    Và Fidel Castro thẳng thắn coi Hoa Kỳ không là gì cả bởi mới đây thôi,ông ta dám tung quân vào những cuộc phiêu lưu tầm xa.

    Nhưng sai lầm tồi tệ nhất đã xẩy ra với sự không hiểu biết về cuộc Chiến tranh Việt Nam. Một số chân thành muốn bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng cần kết thúc càng sớm càng tốt; những người khác cho rằng cần phải tạo điều kiện trao quyền tự quyết quốc gia hay cộng sản cho Việt Nam (hoặc, đặc biệt được thấy rõ ngày nay cho Campuchia ). Trên thực tế những người tham gia phong trào phản chiến ở Mỹ hóa ra là những ai đồng lõa với sự phản bội các dân tộc Viễn Đông-  nơi nạn diệt chủng và những đau khổ hôm nay đang làm rung chuyển 30 triệu người ở đó. Nhưng những tiếng rên rỉ này - những người theo phong trào phản chiến ở Mỹ liệu bây giờ có nghe thấy không? (vỗ tay ).. ngày hôm nay những người ấy có nhận thức được trách nhiệm của mình không? hay họ không muốn nghe?

    Những sợi giây thần kinh của xã hội có giáo dục Hoa Kỳ đã bị liệt - và kết quả là mối đe dọa đã xích lại rất gần với chính Hoa Kỳ. Nhưng điều này không được nhận ra. Chính trị gia thiển cận của các bạn- người đã vội vàng ký vào bản đầu hàng Việt Nam, tưởng như đã tạo cho nước Mỹ một cú vươn vai trong thời gian nghỉ ngơi vô tư - thì bây giờ Việt Nam đã mất đang trỗi dậy trước mặt các bạn. Little Vietnam đã gửi đến các bạn như một lời cảnh báo, cũng như một cái cớ để huy động lòng can đảm của các bạn. Nhưng nếu một nước Mỹ chính thức chịu thất bại toàn diện ngay cả trước một nước cộng sản nhỏ bé, thì phương Tây có thể trông chờ vào sự ổn định nào trong tương lai?

    Tôi đã buộc phải nói rằng trong thế kỷ 20, nền dân chủ phương Tây tự thân không chiến thắng bất kỳ một cuộc chiến tranh lớn nào. Mỗi lần nền dân chủ ấy đều bị chặn lại bởi một đồng minh mạnh trên đất liền, mà không cần quan tâm đến thế giới quan của đồng minh ấy. Như trong Chiến tranh thế giới thứ hai chống lại Hitler, thay vì chiến thắng trong cuộc chiến bằng thực lực của mình, thực lực ấy tất nhiên đã được chuẩn bị,các bạn lại tự biến mình thành kẻ thù cay đắng và mạnh nhất, cho dù Hitler chưa bao giờ có nhiều tài nguyên,nhiều người hoặc những ý tưởng đột phá, hoặc số người ủng hộ họ ở thế giới phương Tây, như Liên Xô. Và hiện nay ở phương Tây, đang vang lên một hồi chuông như thế này: làm thế nào để trong cuộc xung đột thế giới có thể che chắn được mình trước một thế lực như đến từ ngoài hành tinh- thế lực ấy là Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi sẽ không cầu mong cho ai chấp nhận lối thoát một lần nữa lại liên minh với cái Ác, điều này có vẻ như chỉ khiến Mỹ chậm trễ một chút, nhưng khi Trung Quốc hơn một tỷ người sẽ quay đầu trở lại với vũ khí của Mỹ thì khi đó bản thân nước Mỹ sẽ quỳ gối đầu hàng trước chế độ diệt chủng Campuchia hiện nay là cầm chắc ...

    Và thậm chí không có vũ khí mạnh nào có thể giúp phương Tây chừng nào phương Tây không khắc phục được những lầm lạc của mình. Với sự nhẹ dạ về mặt tinh thần như vậy, chính vũ khí ấy lại sẽ trở thành gánh nặng cho kẻ đầu hàng. Để phòng thủ, cần sẵn sàng chết,nhưng tinh thần ấy lại quá hiếm hoi, ít ỏi trong một xã hội được nuôi dưỡng bởi sự sùng bái những thú vui trần thế (vỗ tay ). Và khi đó chỉ còn lại sự nhượng bộ, thái độ trì hoãn và hành động phản bội. Thật đáng xấu hổ,tại Belgrade, các nhà ngoại giao của một phương Tây tự do đã bấy bớt nhường đường cho các thành viên thối rữa của nhóm Helsinki liều mạng.

    Tư duy phương Tây đã trở nên bảo thủ: dường như chỉ muốn duy trì tình hình thế giới như hiện tại, dường như không muốn thay đổi điều gì. Giấc mơ nhàn nhã về hiện trạng là dấu hiệu của một xã hội đã kết thúc quá trình phát triển. Nhưng phải trở nên đui mù để không nhìn thấy các đại dương không còn thuộc về phương Tây và mọi thứ đang khép dần lại bởi các vùng đất đại lục. Hai cuộc chiến thường được gọi là chiến tranh thế giới, nhưng hoàn toàn chưa mang phạm vi thế giới – đó mới chỉ là các cuộc đụng độ của một phần phương Tây tiến bộ nhỏ bé trong nội tại chính nó, đe dọa chính nó để dẫn tới cái kết thúc cho chính nó.

    Cuộc chiến tiếp theo - không nhất thiết phải là cuộc chiến nguyên tử, tôi không tin vào điều này – mà đó là một cuộc chiến có thể chôn vùi vĩnh viễn nền văn minh phương Tây.

    Và đối mặt với hiểm họa này - làm thế nào đây, với những giá trị lịch sử phía sau lưng, với một mức độ tự do đã đạt được và hình như cả với lòng tận tụy với tài sản tự do ấy, chả nhẽ lại để đánh mất đi ý chí tự vệ ?!

    * * *

    Mối tương qua bất lợi hiện nay đã hình thành ra sao? Từ cuộc hành quân mặc khải của mình, làm thế nào mà thế giới phương Tây lại rơi vào tình trạng suy yếu như vậy? Trong quá trình phát triển của mình thế giới phương Tây đã từng gãy xương suýt mất mạng, đã lạc đường sao ? Có đúng vậy không? Phương Tây chỉ tiến lên,và tiến lên theo hướng đã vạch, song hành với những tiến bộ kỹ thuật tuyệt vời. Nhưng rồi bỗng nhiên phương Tây rơi vài tình trạng bấy bớt hiện nay.

    Và khi đó, chỉ còn mỗi việc tìm ra những sai lầm từ gốc rễ, trên cơ sở những ngẫm suy của Thời đại mới. Ý tôi muốn nói rằng thế giới quan đang thống trị ở phương Tây hiện nay đã ra đời từ thời Phục hưng, và đã được hun đúc thành các công thức chính trị trong sự kết hợp với thời Khai sáng để tạo thành nền tảng của mọi khoa học xã hội và khoa học nhà nước,mang danh chủ nghĩa nhân văn duy lý hay chủ nghĩa nhân văn tự chủ- tức sự tự chủ giúp con người vượt cao hơn bất kỳ quyền lực nào. Hay nói cách khác, thuyết nhân bản là ý tưởng về con người trở thành trung tâm của sự tồn tại.

    Bản thân bước ngoặt của thời kỳ Phục Hưng xét về phương diện lịch sử rõ ràng là điều không tránh khỏi. Thời Trung cổ đã kiệt sức, trở nên không thể trụ vững bởi sự áp chế nặng nề của yếu tố vật chất đối với yếu tố tinh thần của con người. Nhưng ngay chúng ta nếu cũng xếp Tinh thần và Vật chất vào chung một rọ- điều này thật không thể hiểu nổi.Sẽ ra sao đây, tư tưởng nhân văn,thường tự xưng là người chỉ đường của chúng ta nếu không thừa nhận cái xấu ẩn náu bên trong con người, nếu không thừa nhận con người còn có những nghĩa vụ khác cao hơn niềm vui trần tục, nếu lấy định kiến nguy hiểm chỉ nghiêng về sự ngưỡng mộ con người và nhu cầu vật chất của con người đặt nền tảng cho nền văn minh phương Tây hiện đại?. Bên ngoài thứ hạnh phúc vật chất và sự tích lũy của cải vật chất, tất cả những đặc điểm và nhu cầu khác, tinh tế hơn và cao cả hơn của con người chả lẽ nằm ngoài sự chú ý của các cấu trúc nhà nước và các thể chế xã hội sao ? Như thế đấy, các bản nháp dành cho điều ác đã được soạn thảo và ngày nay càng được gõ trống thổi kèn cổ súy. Tự do khỏa thân, bản thân nó không giải quyết được tất cả các vấn đề tồn tại của con người, nhưng về nhiều mặt, nó đặt ra những vấn đề mới.

    Nhưng tuy nhiên, trong các nền dân chủ sơ khai, cũng như ở Mỹ khi nền dân chủ mới ra đời, tất cả các luật chỉ thừa nhận cá nhân như sáng tạo của Chúa, nghĩa là tự do được trao cho cá nhân đó là có điều kiện, trên cơ sở đảm nhận trách nhiệm tôn giáo liên tục của cá nhân ấy.Đó là di sản để lại từ những thiên niên kỷ trước. Ngay 200 năm trước ở Mỹ, và thậm chí chỉ 50 năm trước thôi,hóa ra không thể có chuyện con người nhận được sự tự do không giới hạn, dù đơn giản chỉ dành cho những đam mê của họ. Tuy nhiên, kể từ khi ở tất cả các nước phương Tây giới hạn này biến mất, đã diễn ra sự giải phóng triệt để khỏi di sản đạo đức của các thế kỷ Kitô giáo với trữ lượng lớn về lòng thương xót, về đức hy sinh và thể chế nhà nước ngày càng tiếp thụ các dạng vật chất được luật hóa.Cuối cùng phương Tây đã bảo vệ nhân quyền,thậm chí còn hơi thừa, nhưng ý thức về trách nhiệm của con người trước Chúa và xã hội lại hoàn toàn mờ nhạt. Trong những thập kỷ gần đây nhất, chủ nghĩa vị kỷ được hợp pháp hóa theo quan điểm phương Tây cuối cùng cũng đã đạt được. Và thế giới đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng cùng sự bế tắc chính trị. Toàn bộ những thành tựu kỹ thuật của Sự tiến bộ được tôn vinh, cùng với Vũ trụ, đã không cứu vãn được tình trạng nghèo nàn về đạo đức mà thế kỷ 20 đã lâm vào, điều mà thậm chí không thể đoán trước được từ thế kỷ 19.

    Chủ nghĩa nhân văn trong quá trình phát triển càng được vật chất hóa, nó càng đưa ra nhiều lý do để đầu cơ chính nó, trước là vì chủ nghĩa xã hội, sau đó vì chủ nghĩa cộng sản. Cho nên, Karl Marx đã có thể nói (1844): "Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân văn tự nhiên hóa."

    Và điều này hóa ra không phải hoàn toàn không có ý nghĩa: trên cơ sở của chủ nghĩa nhân văn phong hóa và các dạng thức chủ nghĩa xã hội nào người ta có thể nhận ra những hòn đá chung: Đó là chủ nghĩa duy vật không giới hạn; là sự giải thoát khỏi tôn giáo và trách nhiệm tôn giáo (chủ nghĩa cộng sản sẽ dẫn tới một chế độ độc tài chống tôn giáo);là sự tập trung xây dựng một cấu trúc xã hội và tính giả khoa học ngay trong cấu trúc đó. (Sự khai sáng của thế kỷ 18 và chủ nghĩa Mác). Không phải ngẫu nhiên mà tất cả những lời thề thốt của chủ nghĩa cộng sản đều xoay quanh con người với 2 chữ viết hoa và hạnh phúc trần gian của họ. Dường như có một sự so sánh kỳ quái như thế này:có những đặc điểm chung trong thế giới quan và cấu trúc cuộc sống của phương Tây và phương Đông hiện nay! - nhưng đây là lôgic sự phát triển của chủ nghĩa duy vật.

    Hơn nữa, trong mối tương quan họ hàng này, quy luật luôn tỏ ra mạnh mẽ hơn, hấp dẫn hơn và chiến thắng xu hướng duy vật thiên về cánh tả, do đó, nhất quán hơn. Và chủ nghĩa nhân văn, vốn đã hoàn toàn mất đi di sản Cơ đốc của nó, không thể chống chọi với trong cuộc cạnh tranh này. Vì vậy, trong những thế kỷ vừa qua và đặc biệt là những thập kỷ gần đây, khi quá trình này ngày càng trở nên sâu sắc, trên bàn cân tương quan lực lượng toàn cầu chủ nghĩa tự do chắc chắn bị lấn át bởi chủ nghĩa cấp tiến, buộc phải nhượng bộ chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội không cản trở chủ nghĩa cộng sản. Chính vì thế hệ thống cộng sản có thể đứng vững và củng cố ở phương Đông và được ủng hộ nhiệt tình (cảm thấy có quan hệ họ hàng với nó!)bởi đông đảo trí thức phương Tây. Tầng lớp này không chỉ không nhận ra sự hiểm độc của chế độ cộng sản mà còn biện hộ cho khuynh hướng phát triển ấy của xã hội. Ngày hôm nay, ở phương Đông của chúng tôi, chủ nghĩa cộng sản đã mất tất cả về mặt ý thức hệ,nó đã tụt xuống con số không, và dưới con số không, trong khi giới trí thức phương Tây ở mức độ đáng kể tuy khá nhạy cảm với sự sụp đổ đó, nhưng vẫn giữ được mối thiện cảm, và điều này khiến phương Tây vô cùng khó khăn khi muốn chống lại phương Đông

    ×××

    Tôi không phân tích tới trường hợp xẩy ra thảm họa quân sự toàn thế giới mà những thay đổi xã hội có thể gây ra. Nhưng chừng nào chúng ta còn thức dậy hàng ngày dưới vầng mặt trời bình yên, chúng ta vẫn cần phải sống một cuộc sống của mỗi ngày. Và nếu có một thảm họa đã xảy ra một cách bình thường thì đó là thảm họa của ý thức phi tôn giáo tự trị nhân bản.

    Theo thước đo tất cả mọi thứ trên Trái đất, thước đo ấy chỉ ra rằng con người là không hoàn hảo, không bao giờ thoát khỏi sự kiêu ngạo, tham lam, đố kỵ, phù phiếm và hàng tá tệ nạn khác. Và bây giờ thêm những lầm lạc là không vạch được điểm đến ở bước giậm nhẩy của con đường. Còn hiện nay họ đang trả thù lại chính mình. Con đường đi qua tính từ thời Phục Hưng đã giúp chúng ta tích góp được nhiều kinh nghiệm, nhưng chúng ta đã đánh mất cái Toàn Thể, cái Cao Hơn những gì xưa kia đã từng đặt giới hạn cho những đam mê và sự vô trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã đặt quá nhiều hy vọng vào những biến cải chính trị- xã hội, nhưng hóa chúng ta đã bị tước đoạt cái quý giá nhất, cái mà chúng ta đã có- đó chính là cuộc sống nội tâm của chúng ta. Ở phương Đông, nó bị chà đạp bởi những khu chợ đảng, còn ở phía Tây thì bởi các khu chợ thương mại. ( vỗ tay).Còn cuộc khủng hoảng là như thế này đây: thậm chí không có gì đáng sợ khi thế giới vỡ ra làm nhiều mảnh, mà cái đáng sợ là những mảnh vỡ ra ấy đều mắc một căn bệnh như nhau.

    Nếu giả như chủ nghĩa nhân văn đã tuyên bố, con người sinh ra chỉ để dành cho hạnh phúc, chứ con người cũng không sinh ra để chết. Nhưng vì con người phải chịu cái chết về mặt thể xác, nên nhiệm vụ trần thế của nó rõ ràng là linh thiêng hơn. Con người không bị cuộc sống hàng ngày làm cho nghẹt thở, không phải tìm những cách thức tốt nhất để kiếm ra của cải, để sau đó sống một cuộc đời vui vẻ, nhưng phải gánh vác một nhiệm vụ khó khăn và liên tục, để toàn thể chặng đường đời của mình trở thành một trải nghiệm chủ yếu là nâng cao những giá trị đạo đức để khi rời bỏ cuộc đời rời như một thực thể cao hơn được bắt đầu ( vỗ tay ). Ngày nay không tránh khỏi việc xem xét lại những thang giá trị chung của con người và chúng ta sẽ ngạc nhiên trước những gì không đúng trong những thang trật đó. Không thể có chuyện để đánh giá hoạt động của một ông Tổng thống chỉ chăm chắm nhìn vào mức lương của ông ta là bao nhiêu và việc bán xăng có bị hạn chế hay không ( vỗ tay ). Chỉ có sự nuôi dưỡng một cách tự giác tính tự kiềm chế trong bản thân  mới mong nâng con người lên trên dòng chảy vật chất của thế giới. Ngày hôm nay để nắm giữ các công thức phức tạp của Thời kỳ Khai sáng phải làm ngược lại. Bệnh giáo điều mang tính xã hội đã khiến chúng ta trở nên bất lực trong những thử thách của thế kỷ này.

    Nếu cái chết nơi trận mạc ào tới cuốn chúng ta đi, chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ không còn như hiện tại, để không phải tự chết.

    Chúng ta không thể tránh được việc xem xét lại các định nghĩa cơ bản về cuộc sống con người và của xã hội loài người: Liệu con người có thực sự là cao hơn tất cả và không có Thần linh Tối thượng ở trên đầu không? Phải chăng cuộc sống của con người và các hoạt động của xã hội trước hết cần phải được xác định bởi sự bành trướng về vật chất? Có được phép phát triển vật chất mà làm tổn hại đến sự toàn vẹn đời sống nội tâm của chúng ta không?

    Nếu không phải là cái chết, thì thế giới hiện nay phải đi đến một bước ngoặt lịch sử, có giá trị tương đương với sự chuyển mình từ thời Trung cổ sang thời kỳ Phục Hưng, và sẽ đòi hỏi chúng ta phải có một sự bùng nổ tinh thần, để vươn lên một tầm nhìn mới, một cấp độ mới của cuộc sống,để sẽ không như thời kỳ Trung cổ, bản chất vật chất của chúng ta bị lên án, mà thậm chí còn hơn thế nữa, như trong Thời Đại Mới bản thể tinh thần của chúng ta sẽ không bị chà đạp. ( Vỗ tay )

    Chuyến cất cánh này tương tự như nấc thang mới của chiếc cầu thang nhân chủng học .Và không một ai trên Trái đất này còn có bất kỳ lối thoát nào khác, ngoài bước tiếp lên cao hơn.. (Vỗ tay.)

     TÔ HOÀNG

    ( chuyển ngữ ) 

    http://www.lethieunhon.vn/2021/04/tac-gia-quan-ao-nguc-tu-ban-ve-tu-do-o_13.html

    Không có nhận xét nào