Header Ads

  • Breaking News

    Sau gậy gộc, mã tấu, Trung - Ấn tiếp tục đối đầu ở biên giới bằng pháo hạng nặng

     

    Việc Trung Quốc đưa một loạt pháo tự hành thế hệ mới lên Ladakh buộc Ấn Độ phải có sự đề phòng, tuy nhiên giải pháp New Delhi đưa ra cũng không mấy khả thi.

    Sau gậy gộc, mã tấu, Trung - Ấn tiếp tục đối đầu ở biên giới bằng pháo hạng nặng

    Ấn Độ hụt hơi trong cuộc đua với pháo Trung Quốc ở Ladakh

    Tờ Eurasian Times dẫn các nguồn tin quân sự cho biết Quân đội Ấn Độ nhiều khả năng đã triển khai các đơn vị pháo tự hành K9 Vajra đầu tiên dọc theo đường biên giới với Trung Quốc. Diễn biến này một phần xuất phát từ các hoạt động chuyển quân tích cực của Quân đội Trung Quốc dọc theo vùng tranh chấp Ladakh.

    Cụ thể, trong tháng 5, Bộ chỉ huy quân sự Tân Cương đưa ra thông báo cho thấy lực lượng đồn trú của họ ở Ladakh được tăng cường thêm nhiều hệ thống pháo tự hành, pháo phản lực mới thế hệ mới. Trong số này có thể nói đến PCL-181 (155mm), PCL-161 (122mm) và PHL-03 (300mm).

    Cùng với những cuộc đụng độ trong quá khứ dọc theo LAC, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có những kinh nghiệm nhất định trong việc sử dụng pháo binh ở vùng núi cao, có địa hình hiểm trở như ở Ladakh.

    Rõ ràng, các hệ thống pháo tự hành tiên tiến của Trung Quốc đang tạo ra một mối đe dọa mới cho người Ấn, họ buộc phải có sự đề phòng, việc triển khai K-9 lên Ladakh là một trong phương án dù hệ thống pháo này không phải là sự lựa chọn tốt nhất.

    Bên cạnh đó, việc Quân đội Ấn Độ đưa vào trang bị một số mẫu pháo mới như M777, K9 Vajra-T và Dhanush trong thời gian gần đây cũng dẫn đến yêu cầu kiểm tra khả năng chiến đấu của các hệ thống này trong một môi trường khắc nghiệt như Ladakh.


    Tất nhiên, Ấn Độ dường như không muốn công khai việc họ triển khai thêm trọng pháo dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC).

    Tuy New Delhi không công khai việc đưa K-9 lên Ladakh nhưng việc họ cho đăng tải bức ảnh Phó Tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ, Trung tướng CP Mohanty đến thị sát một đơn vị gần LAC cạnh đó là một hệ thống K-9 vào tháng 11 năm ngoái đã như ngầm xác nhận thông tin này.

    Bức ảnh này được đăng hôm 28/5, hiện đã bị xóa khỏi trang Twitter của Bộ Tư lệnh phía Bắc Ấn Độ.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, K-9 Vajra khá phù hợp với địa hình của Ladakh. Hệ thống pháo tự hành này đã phải trải qua quá trình thử nghiệm toàn diện trên nhiều loại điều kiện thời tiết khác nhau trước khi được đưa vào biên chế.

    Dù vậy một số ý kiến vẫn cho rằng việc đưa một hệ thống pháo nặng gần 50 tấn lên độ cao hơn 2.500m không phải là phương án tốt. Sở dĩ nó như vậy là vì K-9 sử dụng khung gầm bánh xích việc triển khai nó lên khu vực có địa hình hiểm trở như Ladakh sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với các mẫu pháo hạng nhẹ khác.

    Ngay như các hệ thống pháo tự hành vừa được Trung Quốc triển khai lên LAC, PCL-181 chỉ nặng hơn 25 tấn, PCL-161 là 13 tấn và chúng đều sử dụng khung gầm bánh lốp. Rõ ràng khả năng cơ động của PCL-181 sẽ lớn hơn so với K-9.


    Nguồn gốc pháo tự hành K-9 của Ấn Độ

    K9 Vajra-T là một sản phẩn liên doanh giữa hãng Samsung-Techwin (Hàn Quốc) và công ty Larsen & Toubro của Ấn Độ dựa trên hệ thống pháo tự hành K-9 "Thunder".

    Thunder được đưa vào biên chế trong Quân đội Hàn Quốc từ năm 1999. Tính đến nay hệ thống pháo này đã được Hàn Quốc xuất khẩu cho ít nhất 9 quốc gia, trong đó có Ấn Độ.

    Vũ khí chính của K-9 là pháo cỡ nòng 155mm có khả năng bắn tất cả các loại đạn tiêu chuẩn NATO. Nhờ tích hợp hệ thống nạp đạn tự động, pháo có thể khai hỏa với tốc độ bắn khoảng 6 viên/phút.

    Một trong những tính năng nổi bật của K9 Thunder là chế độ bắn nhiều phát đạn với liều phóng và góc khác nhau (MSI) để chạm mục tiêu gần như cùng lúc ở tầm bắn tối đa 40km với đạn thông thường và 52km với đạn tăng tầm.

    K-9 Thunder được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại khi có thể khai hỏa sau khi dừng lại chỉ khoảng 30 giây. Ngoài 48 viên đạn trong xe, K-9 còn có xe tiếp đạn K10 đi cùng cho phép duy trì hỏa lực trong thời gian dài.

    Không có nhận xét nào