Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Hà Kim Ngọc, trong một buổi nói chuyện trực tuyến gần đây với giảng viên và sinh viên Đại học Virginia, Hoa Kỳ khẳng định rằng hầu như không có một lĩnh vực chiến lược quan trọng nào mà Mỹ và Việt Nam không thể hợp tác. Trước đó, ông Daniel Kritenbrink, người đồng nhiệm của ông tại Việt Nam cũng từng tuyên bố: Trong quan hệ Việt – Mỹ “chỉ có bầu trời là giới hạn”. Vì sao hai vị đại sứ của hai quốc gia cựu thù lại có thể tự tin đến vậy và phải chăng quan hệ giữa hai nước đã hết trở ngại?
Quan hệ Việt – Mỹ: Sức mạnh của niềm tin |
Câu
chuyện bắt đầu từ những nỗ lực tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích (MIA)
trong cuộc chiến tại Việt Nam. Mặc dù Cơ quan Việt Nam về Tìm kiếm Người
mất tích (VNOSMB) được thành lập chỉ ít tháng sau khi Hiệp định Paris
được ký kết (1973) và Việt Nam chủ động tìm kiếm và trao hơn 300 bộ hài
cốt người Mỹ mất tích cho Chính phủ Hoa Kỳ trong giai đoạn 1973-1988
nhưng những nỗ lực tìm kiếm chung giữa hai nước chỉ thực sự bắt đầu với
quy mô nhỏ từ tháng 9/1988.
“Chúng ta đã không thể vươn tới những gì chúng ta đạt được hôm nay nếu không có sự sẵn lòng và hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong hơn 40 năm qua” – Trích phát biểu của Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy tại hội thảo về quan hệ Việt Mỹ và di sản chiến tranh ngày 15/7/2020.
Theo ông Tim Rieser, trợ lý cao cấp về chính sách đối ngoại của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, tại một cuộc hội thảo về giải quyết di sản chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ tổ chức tháng 7/2020, đã có những khoảng thời gian vô cùng khó khăn để nói về câu chuyện tìm kiếm người Mỹ mất tích ở cả hai nước do hai bên còn thiếu niềm tin và hiểu biết lẫn nhau. Thượng nghị sĩ Leahy, người được xem là một trong những nhân vật có đóng góp quan trọng nhất của phía Hoa Kỳ cho vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam đã có “những cuộc gặp không thể kể hết” với các quan chức Chính phủ Hà Nội cũng như quan chức Chính phủ Washington trong nhiều năm để có thể thay đổi cách nói chuyện của hai bên và đưa “những vấn đề của sự giận dữ và phẫn nộ” trở thành những vấn đề mà hai bên có thể hợp tác và giải quyết.
Đại sứ Hà Kim Ngọc, trong buổi nói chuyện trực tuyến do Đại học Virgina tổ chức ngày 8/4/2021 cũng nói rằng cho tới đầu những năm 1990, vẫn còn có những người Mỹ cho rằng Việt Nam còn giam giữ tù nhân Mỹ và điều này đã làm chậm lại quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước mất một vài năm. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của những người như Thượng nghị sĩ Leahy, Thượng nghị sĩ John Kerry, thượng nghị sĩ John McCain, đã giúp cả hai phía “vượt qua giới hạn của chính mình” để tiếp cận và làm việc với phía bên kia.
Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam đưa ra tại Hội thảo về Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề di sản chiến tranh diễn ra vào 7/2020, trong giai đoạn từ giữa năm 1988-2020, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành hơn 130 đợt hoạt động chung, hồi hương gần 1.000 bộ hài cốt liên quan đến MIA, qua đó phía Hoa Kỳ đã nhận dạng được khoảng 730 trường hợp. Theo Đại sứ Hà Kim Ngọc, chính những kết quả “hữu hình” này và sự đồng cam cộng khổ, thậm chí cả sự hy sinh của cán bộ tìm kiếm hai nước đã giúp Mỹ và Việt Nam bồi đắp niềm tin và mở rộng hợp tác sang các vấn đề di sản chiến tranh khác cũng như sang các lĩnh vực hợp tác khác.
“Hiếm thấy trong quan hệ giữa hai quốc gia nào mà vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh lại có vai trò quan trọng và đóng góp thực chất đối với tiến trình bình thường hóa, cải thiện tổng thể các mối quan hệ và xây dựng lòng tin như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” - Trích phát biểu của Đại sứ Hà Kim Ngọc tại hội thảo về quan hệ Việt Mỹ và di sản chiến tranh ngày 15/7/2020.
“Đáng lưu ý rằng hoạt động tìm kiếm người Mỹ mất tích đã mở đường cho quá trình bình thường hóa sau đó. Và rồi nước Mỹ đã giúp chúng tôi hỗ trợ những nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam, rà phá bom mìn, tẩy rửa dioxin ở sân bay Đà Nẵng và hiện nay là tẩy rửa sân bay Biên Hòa. Và gần đây nhất, phía Mỹ đã tăng cường việc hỗ trợ tìm kiếm hài cốt của quân nhân Việt Nam” – ông Ngọc nói và nhấn mạnh rằng hai nước Việt Nam và Mỹ hoàn toàn có thể tự hào về những nỗ lực của mình. Ông cũng cho rằng câu chuyện thành công trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh của hai nước, đưa hai nước trở thành bạn bè và đối tác toàn diện của nhau không chỉ là hình mẫu về việc hòa giải giữa hai cựu thù mà còn là một hình mẫu về giải pháp đối với nhiều cuộc xung đột khu vực và quốc tế ngày nay.
Theo thống kê của Chính phủ Mỹ, từ năm 1994 đến năm 2020, Mỹ đã dành hơn 130 triệu USD cho các hoạt động rà phá bom mình tại miền Trung Việt Nam và tháo dỡ được khoảng 700.000 vật liệu chưa nổ. Trong những năm gần đây Mỹ đã mở rộng hợp tác trong giải quyết hậu quả chiến tranh sang lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, tẩy rửa ô nhiễm dioxin ở một số điểm nóng và tăng cường năng lực kỹ thuật phòng thí nghiệm để xác định hài cốt. Từ 2012-2018, Mỹ đã chi 110 triệu USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại cho dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng và cam kết dành 183 triệu USD cho giai đoạn 1 dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa kéo dài từ 2020-2025.
Cựu Đại sứ Mỹ Daniel Kristenbrink, người vừa hoàn thành nhiệm kỳ công tác của mình tại Việt Nam, cũng nhìn nhận rằng việc giải quyết vấn đề di sản chiến tranh là cây cầu đầu tiên mang đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đồng thời là yếu tố nền tảng của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước ngày nay. Là Đại sứ Mỹ đầu tiên đến thăm và thắp hương Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nơi quy tập hơn 10.000 ngôi mộ của liệt sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam và cũng đã từng đến thăm nghĩa trang Biên Hòa, nơi chôn cất binh lính sỹ quan của Chính phủ Cộng hòa Việt Nam, ông cho rằng hai nước cần tiếp tục giải quyết các vấn đề của quá khứ một cách có trách nhiệm và đây chính là một con đường để hai nước hướng tới những hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai.
“Khi chúng ta tiếp tục xây dựng niềm tin chiến lược bằng việc giải quyết những vấn đề của quá khứ, chúng ta mở ra những cánh cửa cho các hoạt động hợp tác chiến lược lớn hơn trong tương lai” – ông khẳng định trong bài phát biểu của mình trong cùng hội thảo nói trên.
Thật ra việc giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh đối với người dân Việt Nam thì phần lớn là do sự hợp tác của những tổ chức tư nhân của Mỹ và các nước khác với Việt Nam. Mãi đến năm 2006 chính phủ Mỹ mới bắt đầu chú ý đến việc hợp tác trong lĩnh vực này. Năm 2007 Quốc hội Hoa Kỳ mới thông qua khoản ngân sách 3 triệu USD để giúp giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam, và đến năm 2018 mới viện trợ một số tiền cho việc tháo gỡ bom, mìn, và các chất nổ khác. – Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine trong một phỏng vấn gần đây với RFA.
Đến những thành công trong hợp tác kinh tế
Là một trong những quốc gia bình thường hóa quan hệ muộn nhất với Việt Nam nhưng trong nhiều năm gần đây, Mỹ liên tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Nếu năm 1995, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ mới đạt 169,7 triệu USD thì đến năm 2020, con số này đã lên tới 77 tỷ USD, tăng hơn 450 lần. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Việt Nam cũng tăng từ mức 130,4 triệu USD lên 13,7 tỷ USD, tăng 105 lần. Cũng trong năm 2020, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ và Mỹ tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc.
“Kinh tế và thương mại là lĩnh vực hợp tác đạt kết quả ấn tượng nhất trong quan hệ song phương Việt Mỹ” – Giáo sư Carl Thayer– một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales nhận định trong một cuộc phỏng vấn với RFA. Ông cho rằng lĩnh vực này đã có được một sự phát triển ngoạn mục kể từ sau khi Hiệp định thương mai song phương giữa hai nước có hiệu lực vào tháng 12/2001 đồng thời cho rằng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước dự kiến sẽ cán mốc 100 tỷ USD trong năm nay, so với mức 90,8 tỷ USD của năm 2020.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu của Việt Nam đã khiến cho thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng lớn và điều này đang khiến cho giới chức có liên quan của hai nước phải ngồi lại với nhau để giải quyết.
“Đã có những sự khó chịu và tranh cãi trong quan hệ kinh tế, đặc biệt là dưới thời Chính quyền Trump” – ông Thayer nói và cho biết trong ngày 1/4/2021 vừa qua, trước khi chính thức chuyển sang đảm trách cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương, cựu Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc điện đàm với bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại mới của Mỹ và tại sự kiện này, người khi đó đứng đầu bộ phụ trách thương mại của Việt Nam đã đưa ra cam kết “sẽ tích cực hợp tác toàn diện để giải quyết các mối quan tâm [của Mỹ] để duy trì môi quan hệ thương mại hài hòa, bền vững”.
Mỹ và Việt Nam đang hợp tác rất chặt chẽ để xử lý vấn đề chênh lệch cán cân thương mại giữa hai nước. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã mua nhiều hơn hàng hóa của Mỹ và các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Đồng thời chúng tôi cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Mỹ. Tập đoàn An Phát của Việt Nam đã đầu tư khoảng 200 triệu USD để xây dựng nhà máy ở Mỹ và đang tạo ra hàng trăm việc làm. Tập đoàn VinGroup cũng đang dự định đầu tư hàng trăm triệu USD để sản xuất ô tô điện ở Mỹ. Vì vậy tôi cho rằng hợp tác hai chiều sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Mặc dù vấn đề [chênh lệch cán cân thương mại] nhưng tôi đánh giá cao tinh thần hợp tác và nỗ lực của hai bên.” – Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc
Những trao đổi thẳng thắn, thực chất và hợp tác như trong vấn đề thâm hụt thương mại nói trên được xem là diễn ra ngày một thường xuyên hơn giữa hai nước. Liên quan tới cuộc điều tra thao túng tiền tệ của Mỹ đối với Việt Nam vào cuối năm 2020– một vụ việc được xem là mối đe dọa lớn đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Đại sứ Hà Kim Ngọc cho biết các cơ quan hữu trách của Việt Nam, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, đã có hợp tác rất tích cực với Bộ Tài chính và Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ trong quá trình điều tra cũng như đã có một số điều chỉnh phù hợp trong chính sách tiền tệ của mình.
“Chúng tôi hoan nghênh quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ và mặc dù không còn ở trong danh sách này, chúng tôi hiểu rằng chúng ta vẫn còn một số vấn đề cần phải cùng nhau xử lý” – ông nói tại cuộc một cuộc hội thảo về quan hệ Việt Mỹ do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) tổ chức đầu tuần này (27/4). Ông đồng thời khẳng định rằng với tinh thần hợp tác và đối tác, hai bên hoàn toàn có thể cùng nhau hợp tác trong vấn đề này.
“Đã có những va chạm trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam nhưng giờ đây chúng ta đã có khả năng và năng lực tốt hơn rất nhiều để giải quyết các mâu thuẫn. Việc chúng ta có thể bày tỏ các vấn đề trực tiếp và thẳng thắn đã cho thấy sự lớn mạnh của quan hệ giữa hai nước – điều đã từng vô cùng khó khăn vào thời điểm 25 năm trước đây” –ông Edgard Kagan – Giám đốc cấp cao khu vực Đông Á và Châu Đại dương, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
Quốc phòng - lĩnh vực hợp tác được nhiều mong đợi
Khởi đầu từ hoạt động tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích, hợp tác giữa hai lực lượng trực tiếp chiến đấu ở hai đầu chiến tuyến đã phát triển trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt được đẩy mạnh trong thập kỷ gần đây. Những dấu mốc lớn của mối quan hệ này là việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào năm 2016; Mỹ chuyển giao tàu tuần duyên Morgenthau cho Cảnh sát Biển Việt Nam (2017) và dự kiến sẽ chuyển giao hai tàu còn lại trong năm nay. Tháng 3/2018, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, đánh dấu lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam trong hơn 40 năm. Tròn hai năm sau, tháng 3/2020, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ tiếp tục đến thăm Việt Nam. Ngoài ra, một hoạt động hợp tác đáng chú ý khác là việc Mỹ hỗ trợ đào tào phi công quân sự cho Việt Nam, một chỉ dấu mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Trong giai đoạn 2015-2019, thông qua chương trình Bán hàng Thương mại Trực tiếp, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam nhiều thiết bị quân sự trị giá 53 triệu USD trong đó có các thiết bị kiểm soát cháy, thiết bị dẫn đường, laser, hình ảnh, thiết bị điện tử quân sự và động cơ tua-bin khí và các thiết bị liên quan. Việt Nam cũng mua 130 triệu USD các trang thiết bị trong khuôn khổ chương trình Bán hàng dành cho Quân đội nước ngoài của Mỹ. Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã nhận 300 triệu USD trong khuôn khổ chương trình Tài trợ Quân đội Nước ngoài của Mỹ. Trong giai đoạn này, Mỹ đã chuyển giao hai tàu tuần duyên lớp Hamilton (chiếc thứ 3 dự kiến sẽ được giao vào cuối năm nay) và 24 tàu tuần tra cao tốc, radar ven biển, cung cấp đào tạo chuyên nghiệp cho các phi công quân sự và bán 6 máy bay không người lái ScanEagle để giao hàng vào năm 2022. –Trích trả lời phỏng vấn RFA của GS Carl Thayer, Đại học New South Wales, Australia
Giới quan sát cho rằng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ được đẩy mạnh trong những năm gần đây có một phần tác động không nhỏ từ việc gia tăng tham vọng và thái độ hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông, ảnh hưởng đến lợi ích của cả Việt Nam và Mỹ. Ở bên cạnh ông hàng xóm có những chuẩn bị quốc phòng lớn, luôn có tham vọng bành trướng cùng thái độ thường xuyên o ép, Trung Quốc là nỗi ám ảnh và cũng là sự đe dọa thường trực của Việt Nam – một quốc gia thua kém về tiềm lực nhiều mặt. Sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông được xem là đang “đẩy” Việt Nam về phía Hoa Kỳ. Sự hiện diện thường xuyên hơn của quân đội Mỹ trong khu vực được trông đợi vì sẽ giúp ngăn chặn các kế hoạch quân sự hóa và tranh chấp chủ quyền được cho là phi pháp của Trung Quốc trong khu vực.
Cũng tại cuộc hội thảo do CSIS tổ chức trong tuần này, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã nhấn mạnh vai trò của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, khẳng định Việt Nam tin tưởng những hợp tác mang tính xây dựng và bền vững của Mỹ đóng giữ vai trò “không thể tách rời” đối với hòa bình, an ninh, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực. Ông đặc biệt bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục có những cam kết duy trì các hoạt động tự do hàng hải.
“Trong lĩnh vực hàng hải, Việt Nam và ASEAN hoan nghênh Mỹ tiếp tục cam kết duy trì các nguyên tắc như tự do hàng hải và hàng không, giải quyết toàn diện tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển ( UNCLOS 1982), đặc biệt là đối với những diễn biến gần đây tại Đá Ba Đầu - một thực thể nằm trong vùng lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông của Việt Nam tại Trường Sa” – ông Ngọc nói.
Về phần mình, tuy mới nhận nhiệm sở, nhưng chính quyền của Tổng thống Biden đã xác định Việt Nam là một trong số các đối tác được nhắm tới để “làm sâu sắc hơn” trong hợp tác an ninh khu vực và điều này đã được thể hiện trong tài liệu Hướng dẫn Tạm thời về Chiến lược An ninh quốc gia được Washington công bố ngày 3/3 vừa qua. Không ít người trong chính giới Mỹ cho rằng Việt Nam là đối tác quan trọng đồng thời cùng chia sẻ nhiều mối quan tâm và tầm nhìn trong vấn đề an ninh khu vực với Mỹ.
“Có một khía cạnh chiến lược cho mối quan hệ. Mỹ coi Việt Nam là một nước lãnh đạo chủ chốt trong khu vực. Không nghi ngờ gì việc Việt Nam được đặc biệt tôn trọng trong khu vực” - Ông Edgard Kagan – Giám đốc cấp cao khu vực Đông Á và Châu Đại dương, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phát biểu.
Cựu đại sứ Mỹ trước khi rời Việt Nam để đảm trách cương vị Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương - một cương vị ngoại giao cao nhất của Mỹ tại khu vực – đã phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội rằng ông rất lạc quan về tương lai quan hệ Việt Nam và Mỹ vì hai nước cùng cho một tầm nhìn chung.
“Tôi nghĩ chúng ta cùng chia sẻ tầm nhìn này gần như giống hệt nhau. Ngôn ngữ chúng ta sử dụng để nói về khu vực mà chúng ta mong muốn sống gần như giống hệt nhau” – ông nói và nhấn mạnh cả hai nước đều muốn sống trong một khu vực hòa bình và thịnh vượng mà ở đó các quốc gia vận hành theo luật pháp quốc tế, các nước lớn không bắt nạn các nước nhỏ hơn, các quốc gia đều có thể kinh doanh một cách tự do và tranh chấp được giải quyết bằng con đường hòa bình.
Mặc dù có những lợi ích và mối quan tâm chung nhưng mối nhân duyên quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam không dễ mà thành. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tuy Trung Quốc vừa là động lực thúc đẩy đồng thời là lực cản của mối nhân duyên này. Nếu Việt Nam đi quá xa trong mối quan hệ quốc phòng với Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm cách trả đũa và Trung Quốc có thể dễ dàng làm điều này không chỉ bằng hành động quốc phòng mà còn bằng cả kinh tế vì nước này luôn là đối tác thương mại lớn nhất, cung cấp một phần lớn nguyên liệu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc Việt Nam lựa chọn duy trì chính sách quốc phòng độc lập, không liên minh (nguyên tắc 4 không).
Việt Nam có cái nhìn tích cực về Bộ tứ QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Mỹ). Tuy nhiên do quan hệ phức tạp với Trung Quốc, Việt Nam sẽ ngần ngại tham gia công khai vào nhóm này - một nhóm được xem là đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc mặc dù các thành viên trong nhóm nói rằng đó không phải là mục tiêu của QUAD – Nhà nghiên cứu Bích Trần thuộc Verve Research.
“Quy mô và nhịp độ hợp tác quốc phòng trong tương lai của Việt Nam và Mỹ sẽ phụ thuộc vào những hành xử của Trung Quốc” – GS Carl Thayer nhận định. Theo ông, nếu Trung Quốc trở nên hung hăng và hiếu chiến rõ rệt hơn ở Biển Đông, Việt Nam sẽ phải xem xét lại chính sách quốc phòng hiện có của mình. Ông cũng cho rằng Việt Nam có thể điều chỉnh chính sách của mình vì ngoài nguyên tắc “4 không”, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 cũng ghi rằng “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể”, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp với các quốc gia khác.
“Ở thời điểm hiện tại, hợp tác quốc phòng song phương Việt – Mỹ nên tiếp tục quỹ đạo hiện tại với ưu tiên dành cho việc xây dựng năng lực an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là với Cảnh sát biển và Hải quân Mỹ” – nhà nghiên cứu này nhận định.
“Chính sách “3 không” (hay “4 không” từ cuối năm 2019) có nghĩa là không liên minh quân sự với nước nầy để chống lại nước kia chứ không phải là không tăng cường hợp tác quốc phòng để bảo vệ an ninh quốc gia hay để khỏi bị ăn hiếp trong khu vực Biển Đông và khu vực hạ nguồn sông Mekong. Vận động các nước trong khu vực và các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Anh, Liên minh Châu Âu v.v., là vấn đề cần thiết đối với Việt Nam trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia để có thể tiếp tục phát triển” – Trích trả lời phỏng vấn RFA của GS Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine.
“Chúng ta đã không thể vươn tới những gì chúng ta đạt được hôm nay nếu không có sự sẵn lòng và hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong hơn 40 năm qua” – Trích phát biểu của Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy tại hội thảo về quan hệ Việt Mỹ và di sản chiến tranh ngày 15/7/2020.
Theo ông Tim Rieser, trợ lý cao cấp về chính sách đối ngoại của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, tại một cuộc hội thảo về giải quyết di sản chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ tổ chức tháng 7/2020, đã có những khoảng thời gian vô cùng khó khăn để nói về câu chuyện tìm kiếm người Mỹ mất tích ở cả hai nước do hai bên còn thiếu niềm tin và hiểu biết lẫn nhau. Thượng nghị sĩ Leahy, người được xem là một trong những nhân vật có đóng góp quan trọng nhất của phía Hoa Kỳ cho vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam đã có “những cuộc gặp không thể kể hết” với các quan chức Chính phủ Hà Nội cũng như quan chức Chính phủ Washington trong nhiều năm để có thể thay đổi cách nói chuyện của hai bên và đưa “những vấn đề của sự giận dữ và phẫn nộ” trở thành những vấn đề mà hai bên có thể hợp tác và giải quyết.
Đại sứ Hà Kim Ngọc, trong buổi nói chuyện trực tuyến do Đại học Virgina tổ chức ngày 8/4/2021 cũng nói rằng cho tới đầu những năm 1990, vẫn còn có những người Mỹ cho rằng Việt Nam còn giam giữ tù nhân Mỹ và điều này đã làm chậm lại quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước mất một vài năm. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của những người như Thượng nghị sĩ Leahy, Thượng nghị sĩ John Kerry, thượng nghị sĩ John McCain, đã giúp cả hai phía “vượt qua giới hạn của chính mình” để tiếp cận và làm việc với phía bên kia.
Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam đưa ra tại Hội thảo về Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề di sản chiến tranh diễn ra vào 7/2020, trong giai đoạn từ giữa năm 1988-2020, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành hơn 130 đợt hoạt động chung, hồi hương gần 1.000 bộ hài cốt liên quan đến MIA, qua đó phía Hoa Kỳ đã nhận dạng được khoảng 730 trường hợp. Theo Đại sứ Hà Kim Ngọc, chính những kết quả “hữu hình” này và sự đồng cam cộng khổ, thậm chí cả sự hy sinh của cán bộ tìm kiếm hai nước đã giúp Mỹ và Việt Nam bồi đắp niềm tin và mở rộng hợp tác sang các vấn đề di sản chiến tranh khác cũng như sang các lĩnh vực hợp tác khác.
“Hiếm thấy trong quan hệ giữa hai quốc gia nào mà vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh lại có vai trò quan trọng và đóng góp thực chất đối với tiến trình bình thường hóa, cải thiện tổng thể các mối quan hệ và xây dựng lòng tin như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” - Trích phát biểu của Đại sứ Hà Kim Ngọc tại hội thảo về quan hệ Việt Mỹ và di sản chiến tranh ngày 15/7/2020.
“Đáng lưu ý rằng hoạt động tìm kiếm người Mỹ mất tích đã mở đường cho quá trình bình thường hóa sau đó. Và rồi nước Mỹ đã giúp chúng tôi hỗ trợ những nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam, rà phá bom mìn, tẩy rửa dioxin ở sân bay Đà Nẵng và hiện nay là tẩy rửa sân bay Biên Hòa. Và gần đây nhất, phía Mỹ đã tăng cường việc hỗ trợ tìm kiếm hài cốt của quân nhân Việt Nam” – ông Ngọc nói và nhấn mạnh rằng hai nước Việt Nam và Mỹ hoàn toàn có thể tự hào về những nỗ lực của mình. Ông cũng cho rằng câu chuyện thành công trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh của hai nước, đưa hai nước trở thành bạn bè và đối tác toàn diện của nhau không chỉ là hình mẫu về việc hòa giải giữa hai cựu thù mà còn là một hình mẫu về giải pháp đối với nhiều cuộc xung đột khu vực và quốc tế ngày nay.
Theo thống kê của Chính phủ Mỹ, từ năm 1994 đến năm 2020, Mỹ đã dành hơn 130 triệu USD cho các hoạt động rà phá bom mình tại miền Trung Việt Nam và tháo dỡ được khoảng 700.000 vật liệu chưa nổ. Trong những năm gần đây Mỹ đã mở rộng hợp tác trong giải quyết hậu quả chiến tranh sang lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, tẩy rửa ô nhiễm dioxin ở một số điểm nóng và tăng cường năng lực kỹ thuật phòng thí nghiệm để xác định hài cốt. Từ 2012-2018, Mỹ đã chi 110 triệu USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại cho dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng và cam kết dành 183 triệu USD cho giai đoạn 1 dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa kéo dài từ 2020-2025.
Cựu Đại sứ Mỹ Daniel Kristenbrink, người vừa hoàn thành nhiệm kỳ công tác của mình tại Việt Nam, cũng nhìn nhận rằng việc giải quyết vấn đề di sản chiến tranh là cây cầu đầu tiên mang đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đồng thời là yếu tố nền tảng của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước ngày nay. Là Đại sứ Mỹ đầu tiên đến thăm và thắp hương Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nơi quy tập hơn 10.000 ngôi mộ của liệt sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam và cũng đã từng đến thăm nghĩa trang Biên Hòa, nơi chôn cất binh lính sỹ quan của Chính phủ Cộng hòa Việt Nam, ông cho rằng hai nước cần tiếp tục giải quyết các vấn đề của quá khứ một cách có trách nhiệm và đây chính là một con đường để hai nước hướng tới những hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai.
“Khi chúng ta tiếp tục xây dựng niềm tin chiến lược bằng việc giải quyết những vấn đề của quá khứ, chúng ta mở ra những cánh cửa cho các hoạt động hợp tác chiến lược lớn hơn trong tương lai” – ông khẳng định trong bài phát biểu của mình trong cùng hội thảo nói trên.
Thật ra việc giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh đối với người dân Việt Nam thì phần lớn là do sự hợp tác của những tổ chức tư nhân của Mỹ và các nước khác với Việt Nam. Mãi đến năm 2006 chính phủ Mỹ mới bắt đầu chú ý đến việc hợp tác trong lĩnh vực này. Năm 2007 Quốc hội Hoa Kỳ mới thông qua khoản ngân sách 3 triệu USD để giúp giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam, và đến năm 2018 mới viện trợ một số tiền cho việc tháo gỡ bom, mìn, và các chất nổ khác. – Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine trong một phỏng vấn gần đây với RFA.
Đến những thành công trong hợp tác kinh tế
Là một trong những quốc gia bình thường hóa quan hệ muộn nhất với Việt Nam nhưng trong nhiều năm gần đây, Mỹ liên tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Nếu năm 1995, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ mới đạt 169,7 triệu USD thì đến năm 2020, con số này đã lên tới 77 tỷ USD, tăng hơn 450 lần. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Việt Nam cũng tăng từ mức 130,4 triệu USD lên 13,7 tỷ USD, tăng 105 lần. Cũng trong năm 2020, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ và Mỹ tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc.
“Kinh tế và thương mại là lĩnh vực hợp tác đạt kết quả ấn tượng nhất trong quan hệ song phương Việt Mỹ” – Giáo sư Carl Thayer– một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales nhận định trong một cuộc phỏng vấn với RFA. Ông cho rằng lĩnh vực này đã có được một sự phát triển ngoạn mục kể từ sau khi Hiệp định thương mai song phương giữa hai nước có hiệu lực vào tháng 12/2001 đồng thời cho rằng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước dự kiến sẽ cán mốc 100 tỷ USD trong năm nay, so với mức 90,8 tỷ USD của năm 2020.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu của Việt Nam đã khiến cho thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng lớn và điều này đang khiến cho giới chức có liên quan của hai nước phải ngồi lại với nhau để giải quyết.
“Đã có những sự khó chịu và tranh cãi trong quan hệ kinh tế, đặc biệt là dưới thời Chính quyền Trump” – ông Thayer nói và cho biết trong ngày 1/4/2021 vừa qua, trước khi chính thức chuyển sang đảm trách cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương, cựu Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc điện đàm với bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại mới của Mỹ và tại sự kiện này, người khi đó đứng đầu bộ phụ trách thương mại của Việt Nam đã đưa ra cam kết “sẽ tích cực hợp tác toàn diện để giải quyết các mối quan tâm [của Mỹ] để duy trì môi quan hệ thương mại hài hòa, bền vững”.
Mỹ và Việt Nam đang hợp tác rất chặt chẽ để xử lý vấn đề chênh lệch cán cân thương mại giữa hai nước. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã mua nhiều hơn hàng hóa của Mỹ và các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Đồng thời chúng tôi cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Mỹ. Tập đoàn An Phát của Việt Nam đã đầu tư khoảng 200 triệu USD để xây dựng nhà máy ở Mỹ và đang tạo ra hàng trăm việc làm. Tập đoàn VinGroup cũng đang dự định đầu tư hàng trăm triệu USD để sản xuất ô tô điện ở Mỹ. Vì vậy tôi cho rằng hợp tác hai chiều sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Mặc dù vấn đề [chênh lệch cán cân thương mại] nhưng tôi đánh giá cao tinh thần hợp tác và nỗ lực của hai bên.” – Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc
Những trao đổi thẳng thắn, thực chất và hợp tác như trong vấn đề thâm hụt thương mại nói trên được xem là diễn ra ngày một thường xuyên hơn giữa hai nước. Liên quan tới cuộc điều tra thao túng tiền tệ của Mỹ đối với Việt Nam vào cuối năm 2020– một vụ việc được xem là mối đe dọa lớn đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Đại sứ Hà Kim Ngọc cho biết các cơ quan hữu trách của Việt Nam, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, đã có hợp tác rất tích cực với Bộ Tài chính và Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ trong quá trình điều tra cũng như đã có một số điều chỉnh phù hợp trong chính sách tiền tệ của mình.
“Chúng tôi hoan nghênh quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ và mặc dù không còn ở trong danh sách này, chúng tôi hiểu rằng chúng ta vẫn còn một số vấn đề cần phải cùng nhau xử lý” – ông nói tại cuộc một cuộc hội thảo về quan hệ Việt Mỹ do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) tổ chức đầu tuần này (27/4). Ông đồng thời khẳng định rằng với tinh thần hợp tác và đối tác, hai bên hoàn toàn có thể cùng nhau hợp tác trong vấn đề này.
“Đã có những va chạm trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam nhưng giờ đây chúng ta đã có khả năng và năng lực tốt hơn rất nhiều để giải quyết các mâu thuẫn. Việc chúng ta có thể bày tỏ các vấn đề trực tiếp và thẳng thắn đã cho thấy sự lớn mạnh của quan hệ giữa hai nước – điều đã từng vô cùng khó khăn vào thời điểm 25 năm trước đây” –ông Edgard Kagan – Giám đốc cấp cao khu vực Đông Á và Châu Đại dương, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ.
Quốc phòng - lĩnh vực hợp tác được nhiều mong đợi
Khởi đầu từ hoạt động tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích, hợp tác giữa hai lực lượng trực tiếp chiến đấu ở hai đầu chiến tuyến đã phát triển trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt được đẩy mạnh trong thập kỷ gần đây. Những dấu mốc lớn của mối quan hệ này là việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào năm 2016; Mỹ chuyển giao tàu tuần duyên Morgenthau cho Cảnh sát Biển Việt Nam (2017) và dự kiến sẽ chuyển giao hai tàu còn lại trong năm nay. Tháng 3/2018, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, đánh dấu lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam trong hơn 40 năm. Tròn hai năm sau, tháng 3/2020, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ tiếp tục đến thăm Việt Nam. Ngoài ra, một hoạt động hợp tác đáng chú ý khác là việc Mỹ hỗ trợ đào tào phi công quân sự cho Việt Nam, một chỉ dấu mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Trong giai đoạn 2015-2019, thông qua chương trình Bán hàng Thương mại Trực tiếp, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam nhiều thiết bị quân sự trị giá 53 triệu USD trong đó có các thiết bị kiểm soát cháy, thiết bị dẫn đường, laser, hình ảnh, thiết bị điện tử quân sự và động cơ tua-bin khí và các thiết bị liên quan. Việt Nam cũng mua 130 triệu USD các trang thiết bị trong khuôn khổ chương trình Bán hàng dành cho Quân đội nước ngoài của Mỹ. Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã nhận 300 triệu USD trong khuôn khổ chương trình Tài trợ Quân đội Nước ngoài của Mỹ. Trong giai đoạn này, Mỹ đã chuyển giao hai tàu tuần duyên lớp Hamilton (chiếc thứ 3 dự kiến sẽ được giao vào cuối năm nay) và 24 tàu tuần tra cao tốc, radar ven biển, cung cấp đào tạo chuyên nghiệp cho các phi công quân sự và bán 6 máy bay không người lái ScanEagle để giao hàng vào năm 2022. –Trích trả lời phỏng vấn RFA của GS Carl Thayer, Đại học New South Wales, Australia
Giới quan sát cho rằng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ được đẩy mạnh trong những năm gần đây có một phần tác động không nhỏ từ việc gia tăng tham vọng và thái độ hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông, ảnh hưởng đến lợi ích của cả Việt Nam và Mỹ. Ở bên cạnh ông hàng xóm có những chuẩn bị quốc phòng lớn, luôn có tham vọng bành trướng cùng thái độ thường xuyên o ép, Trung Quốc là nỗi ám ảnh và cũng là sự đe dọa thường trực của Việt Nam – một quốc gia thua kém về tiềm lực nhiều mặt. Sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông được xem là đang “đẩy” Việt Nam về phía Hoa Kỳ. Sự hiện diện thường xuyên hơn của quân đội Mỹ trong khu vực được trông đợi vì sẽ giúp ngăn chặn các kế hoạch quân sự hóa và tranh chấp chủ quyền được cho là phi pháp của Trung Quốc trong khu vực.
Cũng tại cuộc hội thảo do CSIS tổ chức trong tuần này, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã nhấn mạnh vai trò của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, khẳng định Việt Nam tin tưởng những hợp tác mang tính xây dựng và bền vững của Mỹ đóng giữ vai trò “không thể tách rời” đối với hòa bình, an ninh, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực. Ông đặc biệt bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục có những cam kết duy trì các hoạt động tự do hàng hải.
“Trong lĩnh vực hàng hải, Việt Nam và ASEAN hoan nghênh Mỹ tiếp tục cam kết duy trì các nguyên tắc như tự do hàng hải và hàng không, giải quyết toàn diện tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển ( UNCLOS 1982), đặc biệt là đối với những diễn biến gần đây tại Đá Ba Đầu - một thực thể nằm trong vùng lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông của Việt Nam tại Trường Sa” – ông Ngọc nói.
Về phần mình, tuy mới nhận nhiệm sở, nhưng chính quyền của Tổng thống Biden đã xác định Việt Nam là một trong số các đối tác được nhắm tới để “làm sâu sắc hơn” trong hợp tác an ninh khu vực và điều này đã được thể hiện trong tài liệu Hướng dẫn Tạm thời về Chiến lược An ninh quốc gia được Washington công bố ngày 3/3 vừa qua. Không ít người trong chính giới Mỹ cho rằng Việt Nam là đối tác quan trọng đồng thời cùng chia sẻ nhiều mối quan tâm và tầm nhìn trong vấn đề an ninh khu vực với Mỹ.
“Có một khía cạnh chiến lược cho mối quan hệ. Mỹ coi Việt Nam là một nước lãnh đạo chủ chốt trong khu vực. Không nghi ngờ gì việc Việt Nam được đặc biệt tôn trọng trong khu vực” - Ông Edgard Kagan – Giám đốc cấp cao khu vực Đông Á và Châu Đại dương, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phát biểu.
Cựu đại sứ Mỹ trước khi rời Việt Nam để đảm trách cương vị Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương - một cương vị ngoại giao cao nhất của Mỹ tại khu vực – đã phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội rằng ông rất lạc quan về tương lai quan hệ Việt Nam và Mỹ vì hai nước cùng cho một tầm nhìn chung.
“Tôi nghĩ chúng ta cùng chia sẻ tầm nhìn này gần như giống hệt nhau. Ngôn ngữ chúng ta sử dụng để nói về khu vực mà chúng ta mong muốn sống gần như giống hệt nhau” – ông nói và nhấn mạnh cả hai nước đều muốn sống trong một khu vực hòa bình và thịnh vượng mà ở đó các quốc gia vận hành theo luật pháp quốc tế, các nước lớn không bắt nạn các nước nhỏ hơn, các quốc gia đều có thể kinh doanh một cách tự do và tranh chấp được giải quyết bằng con đường hòa bình.
Mặc dù có những lợi ích và mối quan tâm chung nhưng mối nhân duyên quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam không dễ mà thành. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tuy Trung Quốc vừa là động lực thúc đẩy đồng thời là lực cản của mối nhân duyên này. Nếu Việt Nam đi quá xa trong mối quan hệ quốc phòng với Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm cách trả đũa và Trung Quốc có thể dễ dàng làm điều này không chỉ bằng hành động quốc phòng mà còn bằng cả kinh tế vì nước này luôn là đối tác thương mại lớn nhất, cung cấp một phần lớn nguyên liệu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc Việt Nam lựa chọn duy trì chính sách quốc phòng độc lập, không liên minh (nguyên tắc 4 không).
Việt Nam có cái nhìn tích cực về Bộ tứ QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Mỹ). Tuy nhiên do quan hệ phức tạp với Trung Quốc, Việt Nam sẽ ngần ngại tham gia công khai vào nhóm này - một nhóm được xem là đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc mặc dù các thành viên trong nhóm nói rằng đó không phải là mục tiêu của QUAD – Nhà nghiên cứu Bích Trần thuộc Verve Research.
“Quy mô và nhịp độ hợp tác quốc phòng trong tương lai của Việt Nam và Mỹ sẽ phụ thuộc vào những hành xử của Trung Quốc” – GS Carl Thayer nhận định. Theo ông, nếu Trung Quốc trở nên hung hăng và hiếu chiến rõ rệt hơn ở Biển Đông, Việt Nam sẽ phải xem xét lại chính sách quốc phòng hiện có của mình. Ông cũng cho rằng Việt Nam có thể điều chỉnh chính sách của mình vì ngoài nguyên tắc “4 không”, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 cũng ghi rằng “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể”, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp với các quốc gia khác.
“Ở thời điểm hiện tại, hợp tác quốc phòng song phương Việt – Mỹ nên tiếp tục quỹ đạo hiện tại với ưu tiên dành cho việc xây dựng năng lực an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là với Cảnh sát biển và Hải quân Mỹ” – nhà nghiên cứu này nhận định.
“Chính sách “3 không” (hay “4 không” từ cuối năm 2019) có nghĩa là không liên minh quân sự với nước nầy để chống lại nước kia chứ không phải là không tăng cường hợp tác quốc phòng để bảo vệ an ninh quốc gia hay để khỏi bị ăn hiếp trong khu vực Biển Đông và khu vực hạ nguồn sông Mekong. Vận động các nước trong khu vực và các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Anh, Liên minh Châu Âu v.v., là vấn đề cần thiết đối với Việt Nam trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia để có thể tiếp tục phát triển” – Trích trả lời phỏng vấn RFA của GS Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào