Chính phủ Pháp gần đây đã cấm các trường học sử dụng loại ngôn ngữ “không phân biệt giới tính” hoặc “hòa nhập” trong trường học, vì cho rằng ngôn ngữ này sẽ hủy hoại tiếng Pháp và sẽ ngăn cản mọi người học ngôn ngữ này.
Pháp cấm ngôn ngữ “trung tính” trong trường học, nói nó là mối nguy hiểm quốc gia |
Một số nhóm cực tả, các chính trị gia và công đoàn giáo viên đã cố gắng thay đổi một số từ nhất định, thêm điểm trung tố, nghĩa là một phụ tố vào giữa danh từ và tính từ, và đôi khi cả trong động từ, nhằm làm cho ngôn ngữ nữ tính hơn. Họ cho rằng một số từ truyền thống của Pháp vì quá nam tính nên cần được nữ tính hóa.
Nhưng Thứ trưởng giáo dục Pháp, bà Nathalie Elimas, hôm thứ Năm nói rằng việc viết tiếng Pháp “trung hòa về giới tính” hay không phân chia giới tính là “mối nguy hiểm cho đất nước chúng ta” và sẽ “gióng lên hồi chuông báo tử cho việc sử dụng tiếng Pháp trên thế giới,” Associated Press đã đưa tin.
Bà nói về một số nỗ lực để thay đổi ngôn ngữ: “Nó làm thay đổi trật tự các từ, chia chúng thành hai từ. “Với sự phổ biến của văn bản trung hòa, tiếng Anh – vốn đã trở thành bá chủ trên toàn thế giới – chắc chắn và có lẽ sẽ mãi mãi đánh bại tiếng Pháp.”
Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp, Jean-Michel Blanquer, đã gửi một sắc lệnh để chấm dứt việc sử dụng các trung tố nhằm xác định từ giống đực và từ giống cái, theo trang web của bộ giáo dục Pháp, nói rằng việc này sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho trẻ em và người nước ngoài khi cố gắng học tiếng Pháp.
“Nên tránh viết cái gọi là ‘trung hòa’, trong đó đặc biệt là sử dụng trung tố để đồng thời chỉ cả giống cái và giống đực của một từ được sử dụng chỉ là giống đực trong văn cảnh nào đó”, nghị định được gửi tới các trường học toàn nước Pháp vào tháng này.
“Ngoài ra, cách viết này làm hỏng trật tự và sự liền ý của từ, tạo thành một trở ngại cho việc đọc và hiểu các chữ viết,” Bộ này cho biết thêm. “Việc không thể phiên âm các văn bản bằng lời nói khi sử dụng kiểu viết này cản trở việc đọc to cũng như cách phát âm, và việc học tiếng, đặc biệt là đối với các cháu nhỏ”, Bộ này nói thêm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đã nói với tờ báo Pháp Le Journal du Dimanche rằng những học sinh bị khuyết tật học tiếng sẽ rất lúng túng với các trung tố này.
“Đặt dấu chấm ở giữa các từ là một rào cản khi dạy tiếng [Pháp],” Blanquer nói với Le Journal du Dimanche, như Newsweek đưa tin.
Nhưng công đoàn giáo viên Pháp, tổ chức SUD Education Union, cho biết họ không đồng ý với nghị định này.
“SUD Education yêu cầu Bộ trưởng ngừng cố gắng áp đặt sự lạc hậu của mình lên cộng đồng giáo dục,” tổ chức cho biết, theo một bản dịch. “SUD kêu gọi nhân viên không chấp nhận những hướng dẫn này vào lúc nào đó và cứ thực hành như họ muốn, tùy thuộc vào các tình huống chuyên môn, sử dụng đầy đủ quyền tự do sư phạm của mình.”
Đầu năm nay, Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã cảnh báo rằng “các lý thuyết khoa học xã hội cánh tả nhập khẩu từ Hoa Kỳ” – đề cập đến “văn hóa xóa sổ/ văn hóa tẩy chay” và các ý tưởng cực tả về chủng tộc và giới tính, là một mối đe dọa đối với xã hội Pháp.
Nhưng Thứ trưởng giáo dục Pháp, bà Nathalie Elimas, hôm thứ Năm nói rằng việc viết tiếng Pháp “trung hòa về giới tính” hay không phân chia giới tính là “mối nguy hiểm cho đất nước chúng ta” và sẽ “gióng lên hồi chuông báo tử cho việc sử dụng tiếng Pháp trên thế giới,” Associated Press đã đưa tin.
Bà nói về một số nỗ lực để thay đổi ngôn ngữ: “Nó làm thay đổi trật tự các từ, chia chúng thành hai từ. “Với sự phổ biến của văn bản trung hòa, tiếng Anh – vốn đã trở thành bá chủ trên toàn thế giới – chắc chắn và có lẽ sẽ mãi mãi đánh bại tiếng Pháp.”
Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp, Jean-Michel Blanquer, đã gửi một sắc lệnh để chấm dứt việc sử dụng các trung tố nhằm xác định từ giống đực và từ giống cái, theo trang web của bộ giáo dục Pháp, nói rằng việc này sẽ gây ra sự nhầm lẫn cho trẻ em và người nước ngoài khi cố gắng học tiếng Pháp.
“Nên tránh viết cái gọi là ‘trung hòa’, trong đó đặc biệt là sử dụng trung tố để đồng thời chỉ cả giống cái và giống đực của một từ được sử dụng chỉ là giống đực trong văn cảnh nào đó”, nghị định được gửi tới các trường học toàn nước Pháp vào tháng này.
“Ngoài ra, cách viết này làm hỏng trật tự và sự liền ý của từ, tạo thành một trở ngại cho việc đọc và hiểu các chữ viết,” Bộ này cho biết thêm. “Việc không thể phiên âm các văn bản bằng lời nói khi sử dụng kiểu viết này cản trở việc đọc to cũng như cách phát âm, và việc học tiếng, đặc biệt là đối với các cháu nhỏ”, Bộ này nói thêm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đã nói với tờ báo Pháp Le Journal du Dimanche rằng những học sinh bị khuyết tật học tiếng sẽ rất lúng túng với các trung tố này.
“Đặt dấu chấm ở giữa các từ là một rào cản khi dạy tiếng [Pháp],” Blanquer nói với Le Journal du Dimanche, như Newsweek đưa tin.
Nhưng công đoàn giáo viên Pháp, tổ chức SUD Education Union, cho biết họ không đồng ý với nghị định này.
“SUD Education yêu cầu Bộ trưởng ngừng cố gắng áp đặt sự lạc hậu của mình lên cộng đồng giáo dục,” tổ chức cho biết, theo một bản dịch. “SUD kêu gọi nhân viên không chấp nhận những hướng dẫn này vào lúc nào đó và cứ thực hành như họ muốn, tùy thuộc vào các tình huống chuyên môn, sử dụng đầy đủ quyền tự do sư phạm của mình.”
Đầu năm nay, Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã cảnh báo rằng “các lý thuyết khoa học xã hội cánh tả nhập khẩu từ Hoa Kỳ” – đề cập đến “văn hóa xóa sổ/ văn hóa tẩy chay” và các ý tưởng cực tả về chủng tộc và giới tính, là một mối đe dọa đối với xã hội Pháp.
Không có nhận xét nào