Một trong khoảng 1.190 hòn đảo san hô xinh đẹp bao gồm quốc gia Maldives. Như Mörner cho thấy, Maldives không có nguy cơ bị ngập lụt
Phương Thi dịch từ There is no alarming sea level rise!
Nils-Axel Mörner : Chuyên gia hải dương học nổi tiếng Nils-Axel Mörner đã nghiên cứu mực nước biển và ảnh hưởng của nó đối với các khu vực ven biển trong khoảng 45 năm. Vừa mới nghỉ hưu với tư cách là giám đốc Khoa Vật lý cổ và Địa động lực học tại Đại học Stockholm, Mörner là chủ tịch (1999-2003) của Ủy ban INQUA về Thay đổi mực nước biển và Tiến hóa ven biển, và lãnh đạo Dự án mực nước biển Maldives. Giờ đây, ông có công ty riêng về Paleogeophysics & Geodynamics ở Thụy Điển, và có thể liên hệ theo địa chỉ morner@pog.nu.
Trong một buổi phỏng vấn và một bài báo được xuất bản vào thế kỉ 21 năm 2007, tôi đã từng nói về vấn đề mực nước biển toàn cầu là mối đe dọa chính trong các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC nhưng lại không nằm trong chế độ cảnh báo. Nếu mực nước biển dâng lên không nằm ở mức cao, thì không có mối đe dọa hay vấn đề thật sự nghiêm trọng nào. Trong những bài báo tiếp theo, tôi tiếp tục đưa ra những dữ liệu mới về sự ổn định của mực nước biển. Cơ sở dữ liệu về những sự quan sát thực tế của chúng tôi từ quần đảo Maldive được mô tả chi tiết trong Mörner 2007b. Một nghiên cứu mới ở Bangladesh được công bố vào năm 2010 (Mörner 2010a). Dữ liệu mới về sự thay đổi mực nước biển chung được công bố ở bài báo khác (2010b). Ngoài ra, tập sách nhỏ về mực nước biển của tôi có tiêu đề “Lời nói dối vĩ đại nhất từng được kể” (The Greatest Lie EverTold) (Mörner 2007c) đã được cập nhật trong các ấn bản mới vào năm 2009 và 2010. Trong bài báo này, tôi sẽ điều tra tỷ lệ về sự thay đổi mực nước biển của IPCC và các tổ chức khác đề xuất. Hình 1 (Figure 1) minh họa sự khác nhau giữa kịch bản IPCC và thực tế. Sau năm 1965, 2 đường cong bắt đầu phân kỳ đáng kể (vùng được đánh dấu bằng dấu chấm hỏi). Bài báo này sẽ nêu bật những điểm khác biệt và tìm kiếm giải pháp về dữ liệu nào đáng tin cậy và dữ liệu nào cần loại bỏ. Hình 2 cho thấy phổ ước tính mực nước biển ngày nay. Tỷ lệ mực nước biển dâng được đề xuất là từ 0,0 đến 3,2 mm mỗi năm. Rõ ràng, tất cả những tỷ lệ này không thể chính xác. Tôi sẽ cố gắng làm thẳng dấu chấm hỏi trong Hình 1 bằng cách thực hiện một cuộc kiểm tra quan trọng về tỷ lệ được đưa ra trong Hình 2.
Hình 1. Sự thay đổi mực nước biển (1840 – 2010).
Hình 1 cho biết rằng đường cong màu hồng (kết quả từ mô hình), thể hiện sự kết hợp giữa các kết quả đo thủy triều đã chọn của IPCC và dữ liệu đo độ cao vệ tinh đã hiệu chỉnh. Đường cong màu xanh (kết quả từ quan sát), đại diện cho những thay đổi mực nước biển dâng cao quan sát được trong thực địa theo Mörner (1973) cho đến năm 1960 và (trong bài báo này), sau đó. Sau năm 1965, hai đường cong bắt đầu phân kỳ, thể hiện hai góc nhìn hoàn toàn khác nhau (cách nhau bởi vùng có dấu chấm hỏi), nơi chỉ có thể quan sát được một góc nhìn.
Hình 2. Tỉ lệ thay đổi mực nước biển (mm/năm)
Hình 2 thể hiện tỷ lệ thay đổi mực nước biển hiện nay được đề xuất dao động từ 0,0 mm/năm (theo dữ kiện quan sát từ một số địa điểm quan trọng trên toàn thế giới), đến 3,2 mm/năm (theo đo độ cao vệ tinh hiệu chỉnh).
Kết quả quan trắc (observation facts)
Những số liệu đo đạc trong nghiên cứu này cho rằng mực nước biển không dâng lên ở Maldives, Bangladesh, Tuvalu, Vanuatu, and French Guyana (Mörner, 2007a, 2007b, 2007c, 2010a, 2010b). Tất cả những nơi này là những vị trí chủ yếu trong cuộc tranh luận mực nước biển, nơi mà IPCC và các tổ chức đã dự đoán các kịch bản lũ cực đoan. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác với những gì IPCC tuyên bố, như đã nêu bật trong cuộc phỏng vấn và bài báo của tôi trong bài Thế kỷ 21 (21st Century).
Nhóm IPCC và Tổng thống Maldives và Tuvalu tiếp tục tuyên bố rằng lũ lụt đang diễn ra, và sẽ sớm tràn vào các hòn đảo và quét sạch các quốc đảo đó khỏi bề mặt địa cầu (hay đúng hơn là đại dương). Ở đây, chúng ta đang phải đối mặt với một hành vi có thể được gọi là hành vi “che giấu sự suy giảm mực nước biển” (sea-level-gate). Trong một bức thư ngỏ gửi cho Tổng thống Maldives (Mörner 2009), tôi đã đề cập đến sự khác biệt giữa tuyên bố của ông ấy và các quan sát thực địa của chúng tôi, nhưng không nhận được sự quan tâm.
Bangladesh là một quốc gia luôn phải hứng chịu thiên tai – lượng mưa lớn trên dãy Himalaya và lốc xoáy ven biển. Như thể điều này chưa đủ tệ, mực nước biển ở khu vực này được khẳng định rằng đang ở chế độ dâng cao nhanh chóng. Tuyên bố này đã hoàn toàn bị mất uy tín bởi nghiên cứu của tôi ở khu vực Sundarban, nơi sự thật là biển vẫn ổn định trong 40-50 năm qua (Mörner 2010a).
Sai lầm trong việc dự báo sự gia tăng mực nước biển đã được sử dụng để xây dựng các kịch bản hoang đường, với tuyên bố rằng hàng chục đến hàng trăm nghìn người có thể bị chết đuối và “hàng triệu người sẽ phải di dời trong suốt thế kỷ khi mực nước biển trỗi dậy ”(Byravana và Raja 2010). Đây thực sự là một sai lầm khủng khiếp về tình hình thực tế. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang phải đối mặt với một “âm mưu giả tạo mực nước biển dâng” (sea-level-gate). Tạp chí Đạo đức và Các vấn đề Quốc tế (Ethics and International Affairs) đã xuất bản tuyên bố sai lầm này, từ chối in một bình luận “tập trung vào dữ liệu thực nghiệm” (that focuses on empirical data). Với sự ngạc nhiên, chúng ta cần phải tự hỏi: Ý nghĩa của việc giải quyết mối quan tâm về mặt đạo đức, nếu toàn bộ cơ sở thực nghiệm là sai?
Tại Tuvalu, Tổng thống tiếp tục tuyên bố rằng nước họ đang trong tình trạng ngập lụt. Tuy nhiên, dữ liệu đo thủy triều cung cấp dấu hiệu rõ ràng về sự ổn định trong 30 năm qua (Mörner 2007a, 2007c, 2010b; Murphy 2007). Ở Vanuatu, thước đo thủy triều cho biết mực nước biển ổn định trong 14 năm qua (Mörner 2007c).
Từ các bờ biển vùng Guyana và Surinam nước Pháp, có một kỷ lục mực nước biển rất đáng ghi nhận bao gồm nhiều chu kỳ thủy triều kéo dài 18,6 năm (Gratiot và cộng sự 2008). Nó thể hiện các biến dao động xung quanh mức 0 ổn định trong 50 năm qua (Mörner 2010b). Đối với cùng một khu vực, phương pháp đo độ cao vệ tinh (satellite altimetry) cho thấy mực nước biển dâng là 3,0 mm/năm. Điều này dấy lên sự nghi ngờ về giá trị đo độ cao của vệ tinh, sẽ được thảo luận thêm bên dưới.
Kết quả đo mực nước biển từ Venice được sử dụng như nơi thử nghiệm về sự thay đổi mực nước biển toàn cầu (global eustasy2). Trừ đi hệ số sụt lún, nó không cho thấy sự gia tăng mực nước biển ban đầu, không nhận thấy sự gia tăng nào trong những thập kỷ qua; thay vào đó, nó cho thấy mực nước biển hạ thấp vào khoảng năm 1970 (Mörner 2007a, 2007c). Các bờ biển phía Tây Bắc Châu Âu là những nơi rất thú vị bởi vì ở đây có các vị trí đang trải qua 2 quá trình nâng lên (uplift) và sụt lún (subsidence). Máy đo thủy triều (tide-gauge) tại Korsør trong Vành đai Lớn – The Great Belt (eo biển giữa các đảo chính của Đan Mạch là Zealand và Funen), nằm ở biên của 2 quá trình nâng lên và sụt lún trong 8.000 năm qua. Máy đo thủy triều này cho thấy mực nước biển không dâng trong 50 – 60 năm qua. Máy đo thủy triều ở Amsterdam, được lắp đặt vào năm 1682, là chiếc máy đo thủy triều lâu đời nhất trên thế giới. Ghép kết quả đo sụt lún này vào kết quả đo nâng lên từ máy đo thủy triều ở Stockholm, tôi đã cô lập một yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng mực nước biển đó là sụt lún trong khoảng thời gian từ 1680 đến khoảng 1970 (Mörner 1973). Điều này cho thấy sự gia tăng từ năm 1830-1840 lên đến năm 1930-1940 là 11 cm. Trong khoảng thời gian 100 năm đó, tốc độ quay của Trái đất giảm ở một giá trị tương ứng với mực nước biển dâng 10 cm (ví dụ: xem Mörner 1996). Do đó, có một sự phù hợp rất tốt giữa mực nước biển dâng và giảm tốc độ quay, dường như cung cấp một thước đo về yếu tố ảnh hưởng mực nước biển toàn cầu (đường màu xanh so với đường màu đỏ trong Hình 3).
Cuxhaven, nằm ven biển nước Đức, đặt máy đo thủy triều từ năm 1843 trong một khu vực đại diện cho phân đoạn sụt lún của các bờ biển Bắc Hải. Hình 3 cho thấy các giá trị trung bình hàng năm trong 160 năm, với một đa thức xu hướng dài hạn (Herold unubl.). Đường cong (màu xanh) này thể hiện một xu hướng tăng nhẹ giống hình sin về sự thay đổi tương đối mực nước biển trung bình trong khu vực. Bổ sung vào thành phần thay đổi mực nước biển ở khu vực Tây Bắc Châu Âu (Mörner 1973), chúng tôi có được một phần tốc độ lún cục bộ (đường cong màu đỏ), và một phần là thành phần xói mòn, được mở rộng cho đến nay và được kiểm tra lại cho phần trước năm 1970 (sự khác biệt giữa đường cong màu xanh và màu đỏ). Sự thay đổi mực nước biển trong khu vực giảm sau năm 1930-1940, giữ nguyên giá trị vào khoảng năm 1950-1970 và giảm từ năm 1970 đến nay. Điều này cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng mực nước biển hoàn toàn không ở trong chế độ dâng cao như ngày nay; đúng hơn là có một xu hướng ngược lại: một chế độ giảm chậm. Những dữ liệu này được kết hợp trong đường cong của các dữ kiện quan sát trong Hình 1.
Hình 3. Số liệu ghi nhận của máy đo thủy triều tại Cuxhaven
Hình 3 cho thấy khu vực màu xám cung cấp kết quả đo thủy triều thực tế cho cảng Cuxhaven ở Biển Bắc Đức trong năm 1843-2003 – nghĩa là trong 160 năm. Một đa thức đã được gắn (bởi Jörn Herold) vào kết quả đo thủy triều này. Thêm thành phần thay đổi (eustatic) của Mörner (1973) cho giai đoạn 1840-1970, cho đường thẳng sụt lún (màu đỏ) với tốc độ 1,4 mm/năm. Sự khác biệt giữa đường cong màu xanh và màu đỏ hiện có thể được mở rộng đến năm 2003, và nó cho thấy sự gia tăng dừng lại vào khoảng năm 1960, sau đó là sự hạ thấp liên tục cho đến năm 2003; nghĩa là, một xu hướng hoàn toàn khác với xu hướng được đề xuất bởi các mô hình IPCC nhưng hoàn toàn phù hợp với các dữ kiện quan sát trong Hình 1.
Số liệu thu thập từ máy đo thủy triều (Tide-gauge Records)
Máy đo thủy triều được lắp đặt tại các công trình bến cảng để đo lường sự thay đổi của mực nước thủy triều và sự thay đổi mực nước biển trong thời gian dài. Máy đo thủy triều ở Amsterdam là loại lâu đời nhất, được lắp đặt vào năm 1682; máy đo thủy triều Stockholm là lâu đời thứ hai, được lắp đặt vào năm 1724/1774); và máy đo thủy triều Liverpool là chiếc lâu đời thứ ba, được lắp đặt vào năm 1768. Hầu hết các máy đo thủy triều được lắp đặt trên các công trình bến cảng hoặc cầu tàu không ổn định. Do đó, các dữ liệu đo thủy triều chắc chắn sẽ phóng đại mực nước biển dâng. Cơ sở dữ liệu đo thủy triều của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) bao gồm 159 trạm (Hình 4). Các nhà chức trách của IPCC có quyền tự do lựa chọn những gì họ gọi là số liệu “đại diện” cho việc tái lập xu hướng mực nước biển trăm năm của họ. Tất nhiên, điều này ngụ ý rằng quan điểm cá nhân của họ – nghĩa là, kịch bản IPCC đã đặt ra từ đầu dự án – được áp dụng trong việc lựa chọn và xác định số liệu “đại diện” của họ. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy có một “âm mưu” khác. Với phương pháp lựa chọn này, Douglas (1991) đã chọn 25 máy đo thủy triều và có tốc độ mực nước biển dâng là 1,8 mm/năm; Church et al. (2006) đã chọn 6 máy đo thủy triều và đạt tốc độ 1,4 mm/năm; và Holgate (2007) đã chọn 9 máy đo thủy triều và có tốc độ là 1,45 mm/ năm (Hình 2). Giá trị trung bình của tất cả 159 vị trí NOAA cho tốc độ từ 0,5 mm/năm đến 0,6 mm/năm (Burton 2010). Tuy nhiên, một cách tiếp cận tốt hơn là loại trừ những vị trí đại diện cho các khu vực được nâng lên và bị lún (Hình 4). Điều này để lại 68 vị trí ổn định hợp lý (vẫn có khả năng tăng tốc độ thay đổi, như đã thảo luận ở trên). Các địa điểm này đưa ra tốc độ mực nước biển dâng hiện tại là 1,0 (± 1,0) mm/năm. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ được đưa ra bởi máy đo độ cao vệ tinh và có vẻ “thuyết âm mưu về giả tạo số liệu mực nước biển” (sea-level gate) ngày càng khống chế sự thật.
Hình 4. Phổ thể hiện tốc độ gia
tăng mực nước biển của
159 trạm đo thủy triều NOAA
Hình 4 cho thấy các giá trị của 159 trạm đo thủy triều của NOAA chỉ ra rằng chúng nằm trong khoảng từ khu vực nâng lên đến khu vực sụt lún (khu vực xanh). Nếu loại trừ các vị trí nâng lên và sụt lún (khu vực xanh), chúng ta chỉ còn lại một số địa điểm (khu vực màu đỏ) nơi mực nước biển dâng trong khoảng 0,0 đến 2,0 mm / năm. Con số này thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ do IPCC đưa ra (vùng màu hồng) và đo độ cao vệ tinh (như thảo luận bên dưới).
Đo độ cao bằng vệ tinh (Satellite Altimetry)
Đo độ cao vệ tinh là một kỹ thuật mới tuyệt vời giúp tái lập sự thay đổi của mực nước biển trên khắp bề mặt đại dương. Điều này rất quan trọng, vì mực nước biển không chỉ thay đổi theo chiều dọc mà còn thay đổi theo chiều ngang. Sự phân bố lại theo chiều ngang của các khối nước lần đầu tiên được quan sát đối với sự thay đổi mực nước biển cuối Holocen từ trăm năm đến thập niên (xem, ví dụ, Mörner 1995 và 1996) và được thể hiện rõ ràng trong dữ liệu đo vệ tinh từ năm 1992-2010 (ví dụ, xem Nicholls và Casenave 2010; Casenave và Llovel 2010). Tuy nhiên, các vấn đề lớn vẫn liên quan đến mức 0 đã được chọn và có xu hướng dài hạn (Mörner 2004, 2007c, 2008).
Hình 5. Sự thay đổi mực nước biển
quan sát từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON vào năm 2000.
Đây là những thay đổi mực nước biển trung bình hàng năm từ các quan sát vệ tinh
TOPEX/POSEIDON, sau khi áp dụng “hiệu chỉnh” kỹ thuật (từ Menard 2000). Đã xác
định được xu hướng tăng chậm và dài hạn 1,0 mm/năm, nhưng cách tiếp cận tuyến
tính này bỏ qua sự kiện ENSO trong chu kỳ 175-200.
Các nhiệm vụ Topex/Poseidon và sau này của Jason đã ghi lại những biến đổi của bề mặt đại dương với độ phân giải cao. Sau khi áp dụng tất cả các hiệu chỉnh kỹ thuật cần thiết, Menard (2000 và cả Aviso 2000) đã trình bày một biểu đồ mực nước biển đầu tiên từ năm 1992 đến năm 2000 (Hình 5). Xu hướng 1,0 mm/năm trong hình 5 được thiết lập theo phương pháp tuyến tính, bỏ qua thực tế rằng mức cao khủng trong chu kỳ 175-200 đại diện cho một sự kiện ENSO. (ENSO là El Niño / La Niña-Southern Oscillation, một kiểu khí hậu bán định kỳ xảy ra trên vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương vài năm một lần). Do đó, một cách tiếp cận thực tế hơn nhiều là coi tín hiệu ENSO đó như một sự kiện riêng biệt, chồng lên xu hướng dài hạn, như trong Hình 6 (Mörner 2004). Hình 6 cho thấy sự biến thiên (± 10 mm) xung quanh mức 0 ổn định (đường màu xanh) và sự kiện ENSO mạnh (đường màu vàng) vào năm 1997. Xu hướng sau đó ít rõ ràng hơn (đường màu xám). Biểu đồ này không cho thấy dấu hiệu về bất kỳ sự gia tăng nào trong khoảng thời gian được đề cập (Mörner 2004, 2007a, 2007c).
Hình 6. Sự thay đổi mực nước biển
từ hình 5 và có xét đến đỉnh ENSO.
Hình 6 cho thấy sự thay đổi mực nước biển từ Hình 5 được trình bày ở đây với
một phân tích xu hướng thực tế hơn coi đỉnh ENSO 1997 (màu vàng) là một sự kiện
riêng biệt chồng lên xu hướng dài hạn. Điều này cho thấy sự ổn định trong 5 năm
đầu tiên (màu xanh lam) và có thể trong toàn thời gian (từ Mörner 2004, 2007c).
Khi nhóm thực hiện kỹ thuật đo độ cao vệ tinh nhận ra rằng sự gia tăng năm 1997 là một tín hiệu ENSO, và họ đã mở rộng xu hướng này đến năm 2003, họ dường như đã phải đối mặt với một vấn đề: Không thể nhìn thấy mực nước biển dâng, và do đó cần phải tiến hành “diễn giải lại” . (Điều này đã công bố tại cuộc họp Sự nóng lên toàn cầu do Viện Hàn lâm Khoa học Nga tổ chức tại Moscow năm 2005 mà tôi đã tham dự). Chính xác những gì đã được thực hiện vẫn chưa rõ ràng, vì các nhóm đo độ cao vệ tinh không chỉ ra các kỹ thuật “hiệu chỉnh” bổ sung mà họ thực hiện.
Năm 2003, dữ liệu đo độ cao của vệ tinh (Aviso 2003) đột nhiên có một độ nghiêng mới – khác với dữ liệu khi chưa có độ nghiêng của năm 1992-2000, được thấy trong Hình 5 và 6 – là 2,3 (± 0,1) mm / năm (Hình 7). Độ nghiêng xuất phát từ đâu? Những gì nằm bằng phẳng trong Hình 5 năm 2000 giờ đã bị nghiêng lên trong Hình 7 năm 2003 (Aviso 2000, 2003). Rõ ràng, có sự “hiệu chỉnh” đã được thực hiện, mà không xác định điều này theo cách cho phép đánh giá (xem Mörner 2007c, 2008). Trong hầu hết các biểu đồ đại diện cho dữ liệu mực nước biển đo độ cao của vệ tinh (trên Internet và trong các bài báo), người ta thậm chí còn không lưu ý rằng các biểu đồ không trình bày xu hướng khi đọc từ vệ tinh, mà là xu hướng sau khi “hiệu chỉnh”.
Ban đầu, có vẻ như việc “hiệu chỉnh” bổ sung và không xác định này đề cập đến điều chỉnh đẳng tĩnh toàn cầu (global isostatic adjustment – GIA) là 2,4 mm/năm (xem, ví dụ, Peltier 1998) hoặc 1,8 mm/năm (IPCC 2001). Đường đẳng 0 của GIA theo Peltier (1998) đi qua Hồng Kông, nơi máy đo thủy triều cho kết quả mực nước biển dâng tương đối là 2,3 mm/năm. Đây chính xác là giá trị xuất hiện trong Hình 7. Kết quả đo thủy triều này mâu thuẫn với bốn kết quả khác hiện có ở Hồng Kông, và rõ ràng là đại diện cho sự sụt lún cụ thể của một vị trí, một thực tế được các nhà địa chất địa phương biết đến. Tuy nhiên, một hệ số hiệu chuẩn mới đã được giới thiệu trong đồ thị Hình 7. Tại cuộc họp về sự nóng lên toàn cầu ở Mátxcơva năm 2005, trước những lời chỉ trích của tôi về “sự điều chỉnh” này, một trong những người trong phái đoàn IPCC của Anh đã nói, “Chúng tôi phải làm như vậy, nếu không sẽ không có bất kỳ xu hướng nào.” Tôi trả lời: “Anh có biết mình đang nói gì không? Tôi đang buộc tội anh đấy”. Do đó, trong tập sách năm 2007 của tôi (Mörner 2007c), biểu đồ Hình 7 đã bị nghiêng trở lại vị trí ban đầu của nó (Hình 5).
Hình 7. Sự thay đổi mực nước biển
sau khi hiệu chỉnh năm 2003.
Hình 7 cho thấy kết quả đo độ cao từ vệ tinh được thể hiện với màu đen là
TOPEX/POSEIDON và Jason là màu đỏ. Như được trình bày vào năm 2003 (Aviso
2003), đột nhiên có một xu hướng mới thể hiện tốc độ gia tăng mực nước biển là
2,3 (± 0,1) mm/năm. Điều này có nghĩa là các kết quả đo ban đầu được trình bày
trong Hình 5 và 6 hiện đã bị nghiêng đi 2,3 mm/năm. Bây giờ chúng ta phải hỏi:
Sự nghiêng này đến từ đâu?
Việc hiệu chuẩn được áp dụng cho kỹ thuật đo độ cao vệ tinh đã được thảo luận trong Mitchum (2000 – cf. Casenave và Nerem 2004; Leuliette và Scharroo 2010). Các kết quả đo thủy triều đóng vai trò trung tâm trong việc này, hàm ý rằng có sử dụng lý luận vòng tròn (circular reasoning) trong hiệu chỉnh. Các yếu tố quan trọng khác là sự điều chỉnh đẳng tĩnh toàn cầu (GIA) và chuyển động thẳng đứng của các vị trí đo thủy triều. Mitchum (2000) nói rằng “Chúng tôi đã áp dụng tốc độ tăng MNB của Douglas (1991, 1995) đưa ra là 1,8 ± 0,1 mm/năm” và “các máy đo thủy triều giả định là ổn định theo chiều dọc.” Cả hai giả định này đều sai. Tốc độ 1,8 mm/năm không được thiết lập tốt mà ngược lại (xem Hình 2). Các kết quả đo thủy triều, đặc biệt là các kết quả được chọn, không ổn định theo phương thẳng đứng mà ngược lại (điều này áp dụng cho 6 địa điểm được Church và cộng sự sử dụng cũng như 25 địa điểm được Douglas sử dụng). Mitchum (2000) đã cung cấp các mối quan hệ sau (như được biểu thị trong phương trình bên dưới):
Mỗi ô trong số ba ô (A, B và C) bao gồm nhiều biến cần xử lý cẩn thận và khéo léo, điều này chắc chắn chưa được thực hiện bởi các nhóm xử lý kết quả từ kỹ thuật đo độ cao vệ tinh và IPCC.
Để thiết lập một xu hướng đo thủy triều cục bộ (hộp A), không đơn giản và trực tiếp. Các xu hướng tuần hoàn, tín hiệu sự kiện và phân đoạn phải được xác định và loại trừ. Nhiều biến số khác nhau ảnh hưởng và can thiệp vào xu hướng dài hạn. Thông thường, không có xu hướng dài hạn, chỉ là các phân đoạn cần được xử lý riêng lẻ (như trường hợp kết quả đo thủy triều Bombay, được thảo luận bởi Mörner, 2010a). Các sự kiện ENSO (như sự kiện Super-ENSO) phải được loại trừ, như minh họa trong Hình 6 và được trình bày cho kết quả ở Tuvalu của Mörner (2007c, 2010b).
“Yếu tố mực nước biển toàn cầu” được đề xuất (hộp B) không bao giờ rõ ràng và tin cậy; thay vào đó, đó là vấn đề quan điểm cá nhân, như được thấy trong Hình 2. Tốc độ 1,8 mm/năm chắc chắn là một ước tính quá cao bị ảnh hưởng mạnh bởi sự sụt lún tại các cột đo thủy triều được chọn (Hình 2). Theo tôi, giá trị tốt hơn sẽ là 0,0 mm/năm (hoặc cao hơn một chút). Vấn đề di chuyển khối (land motion) cục bộ tại các vị trí đo thủy triều (hộp C) là một vấn đề phức tạp khác đòi hỏi sự hiểu biết địa chất của địa điểm được đề cập. Những thay đổi cục bộ của đất trầm tích (chẳng hạn như nén chặt, rút nước, v.v.) là một yếu tố chính để đánh giá (Mörner 2004, 2010b). Những thay đổi này không thể được ghi lại bằng các phép đo vệ tinh, mà chỉ bằng kiến thức thực địa về địa điểm. Nhiều thiết bị đo thủy triều được lắp đặt trên các công trình xây dựng bến cảng và cầu tàu chưa ổn định. Các chuyển động của lớp vỏ và địa chấn là những yếu tố khác. Trong trường hợp của bến cảng ở thủ đô Malé của Maldives, hòn đảo này bị quá tải bởi việc xây dựng đến mức làm cho các công trình xây dựng ở bến cảng bị đổ và bị lệch theo cách làm kết quả đo thủy triều không còn đủ độ tin cậy. Một điều chắc chắn là: kỹ thuật đo độ cao vệ tinh không cung cấp những gì thường được khẳng định, một “thước đo độc lập về sự thay đổi mực nước biển” trái ngược với thiết bị đo thủy triều và điều chỉnh đẳng tĩnh toàn cầu. Thay vào đó, nó là một bản ghi phụ thuộc chủ yếu vào các biến đó. Với các quan sát trọng trường không gian từ GRACE, có thể ghi lại những thay đổi trọng lượng nước trong đại dương (Casenave et al. 2009), gần đúng với sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trung bình (Hình 8). Khái niệm điều chỉnh đẳng tĩnh toàn cầu, hay GIA, là một mô hình, trong đó một số dữ liệu được hỗ trợ (ví dụ, xem Peltier 1998) và một số dữ liệu khác thì có mâu thuẫn trực tiếp (ví dụ, Mörner 2005).
Hình 8. Sự thay đổi trọng lượng
nước trên đại dương từ
dữ liệu vệ tinh GRACE.
Các kết quả đo trọng lực không gian (space gravimetry) từ các vệ tinh GRACE ghi lại những thay đổi về trọng lượng đại dương, gần đúng với sự thay đổi mực nước biển toàn cầu (từ Casenave et al. 2009). Dữ liệu thô cho thấy mức giảm nhẹ –0,12 (± 0,06) mm / năm (chấm xanh lam). Như vậy, việc hiệu chỉnh mô hình điều chỉnh đẳng tĩnh toàn cầu (GIA) cần được đặt ra, theo Casenave et al. (2009) thiết lập tỷ lệ hiệu chỉnh là 1,9 (± 0,9) mm/năm (chấm hồng). Sự khác biệt là đáng kể. Câu hỏi đặt ra là liệu sự “hiệu chỉnh” này có chính đáng hay không. Các hiệu chỉnh trong mô hình GIA đã được áp dụng cho máy đo thủy triều, kết quả đo mực nước biển, máy đo độ cao vệ tinh và bây giờ là sự thay đổi trọng lượng đại dương. Có vẻ như nếu không có việc hiệu chỉnh GIA đó, thì sẽ có rất ít hoặc không còn chỗ cho mực nước biển dâng toàn cầu. Hiệu chỉnh máy đo thủy triều cho GIA hoặc chuyển động của lớp vỏ khu vực không phải là cách chính xác để xử lý các loại kết quả này. Thay vào đó, mỗi địa điểm phải được đánh giá từ các tiêu chí riêng về độ ổn định, gió, sóng, trầm tích, nén, tải và kiến tạo. Một lần hiệu chỉnh mô hình GIA ẩn có thể cung cấp kết quả khá sai lệch; đó là một lối tắt nguy hiểm được áp dụng bởi những người không phải là chuyên gia được đào tạo về ngành biển và do đó không có kỹ năng để tự thực hiện các phân tích độ ổn định cụ thể cho từng địa điểm.
GRACE, Thí nghiệm phục hồi trọng lực và khí hậu, một sứ mệnh vệ tinh chung của Hoa Kỳ và Đức cung cấp các ước tính có độ phân giải cao về trường trọng lực của Trái đất và sự biến đổi của nó. Hai tàu vũ trụ GRACE giống hệt nhau bay cách nhau khoảng 220 km trên quỹ đạo địa cực, cách Trái đất 500 km. Họ lập bản đồ trường trọng lực của Trái đất bằng cách đo chính xác khoảng cách giữa hai vệ tinh, sử dụng GPS và hệ thống vi sóng. Điều này cung cấp thông tin về sự phân bố và lượng dòng chảy trong Trái đất và môi trường xung quanh nó, bao gồm những thay đổi do các dòng chảy bề mặt và sâu trong đại dương gây ra và sự trao đổi giữa các tảng băng và đại dương.
Hình 9 cho thấy các kết quả đo độ cao vệ tinh được trình bày bởi NOAA (2008) tăng 3,2 (± 0,4) mm/năm.
Hình 9. Kết quả đo MNB từ kỹ thuật đo độ cao vệ tinh cung cấp bởi NOAA.
Dữ liệu vệ tinh TOPEX-Jason cung cấp một kết quả cho thấy mực nước biển dâng
trung bình trong giai đoạn 1993-2007 là 3,2 mm/năm. Hình 8 (GRACE) Xu hướng đã
hiệu chỉnh GIA cho năm 2003-2007 (đường màu đỏ) khá phù hợp với dữ liệu Jason.
Do đó, biểu đồ đo độ cao vệ tinh này có xu hướng dài hạn, không đại diện cho
các phép đo dụng cụ thực tế, nhưng được tạo ra bằng thủ thuật “hiệu chỉnh”.
Trong Hình 10, kết quả đo độ cao vệ tinh của Hình 9 được nghiêng ngược lại để phù hợp với xu hướng ban đầu trong Hình 5 và 6 cho giai đoạn 1992-2000 (trường màu vàng) và dữ liệu thô của GRACE trong Hình 8, cho giai đoạn 2003- 2007 (đường vàng). Điều này cung cấp một biểu đồ đo độ cao vệ tinh chưa được điều chỉnh cho thấy không có dấu hiệu của bất kỳ sự gia tăng mực nước biển nào. Kết quả đo gốc cho giai đoạn 1992-2000 được khôi phục (xem Hình 5 và 6) và dữ liệu thô GRACE hoàn toàn phù hợp với kết quả trên. Điều này nhằm nói lên rằng kết quả đo độ cao của vệ tinh Hình 9 bị thay đổi đáng kể bởi các “hiệu chỉnh” phi kỹ thuật (bất kể chúng có chính xác không). Các nhóm chịu trách nhiệm tại CNES (Cơ quan vũ trụ của Pháp, Centre National d’Etudes Spatiales) và NOAA không chỉ rõ phương pháp “hiệu chỉnh” được áp dụng. Có thể áp dụng nhiều cách hiệu chỉnh khác nhau, nhưng chúng phải được chỉ định rõ ràng. Đây không phải là trường hợp của xu hướng mực nước biển dâng hiện nay được lưu hành từ phương pháp đo độ cao vệ tinh (ví dụ, xem Aviso 2003 và NOAA 2008). Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở đây đối mặt với một “âm mưu giả mạo dữ liệu MNB” (sea-level gate) nghiêm trọng. Nếu việc “hiệu chỉnh” được áp dụng không được chỉ định và lý luận rõ ràng thì kết quả đầu ra không thể được đánh giá một cách khách quan. Trong trường hợp này, nó dường như đã làm cho thông tin bị sai lệch. Điều tồi tệ hơn, điều này dường như được cố ý thực hiện để hỗ trợ cho kịch bản ngập lụt của IPCC. Trước đây tôi đã tuyên bố (Mörner 2008) rằng việc ghi đo độ cao vệ tinh bao gồm ba bước: (1) đọc thiết bị vệ tinh; (2) “thu thập kết quả” (sau khi hiệu chỉnh từ các điều chỉnh kỹ thuật), như được trình bày trong Hình 10; và (3) “trình diễn kết quả” (sau khi áp dụng“ hiệu chuẩn cá nhân ”), như được trình bày trong Hình 9. Điều này được minh họa trong Hình 11. Như đã báo cáo ở trên về những điều chỉnh đó, một thành viên IPCC đã nói với tôi rằng“ Chúng tôi phải làm như vậy, nếu không thì nó sẽ không phải là bất kỳ xu hướng nào, ”và điều này dường như chính xác là như vậy. Điều này có nghĩa là chúng ta đang phải đối mặt với một hành vi “giả tạo” rất nghiêm trọng, nếu không muốn nói là phi đạo đức. Do đó, “kết quả thu thập” thực tế của phép đo độ cao vệ tinh (Hình 10) cho thấy mực nước biển dâng khoảng 0,0 mm/năm. Điều này phù hợp với các dữ kiện quan sát và chúng ta dường như đạt được một bức tranh thống nhất về không, hoặc nhiều nhất là mực nước biển dâng nhỏ (theo thứ tự 0,5 mm / năm) trong 50 năm qua.
Hình 10. Kết quả đo độ cao vệ tinh quay lại trạng thái ban đầu khi chưa hiệu chỉnh.
Đo độ cao vệ tinh đã điều chỉnh của Hình 9 ở đây được khôi phục trở lại xu hướng ban đầu chưa được điều chỉnh của nó. Bản ghi gốc cho giai đoạn 1992-2000 (trường màu vàng) cho thấy sự biến thiên xung quanh đường 0 nằm ngang ổn định (Hình 5 và 6). Dữ liệu thô GRACE (Hình 8) cho thấy xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2003-2007 (đường màu vàng). Hai bộ dữ liệu này kết hợp với nhau chỉ ra rằng xu hướng mực nước biển trung bình vẫn được duy trì trong bảng trong suốt thời kỳ.
Hình 11. Quy trình kỹ thuật đo vệ tinh GRACE và 2 kiểu hiệu chỉnh được áp dụng.
Các điều chỉnh kỹ thuật phải được áp dụng cho kết quả từ thiết bị vệ tinh. Những hiệu chỉnh này được áp dụng cho đồ thị đo độ cao ban đầu trong Hình 5 (Menard 2000, Aviso 2000) và Hình 6. “Kết quả trích xuất” cho biết xu hướng mực nước biển theo thứ tự 0,0 mm/năm (như trong Hình 2, 6 và 10). Bằng cách áp dụng các “hiệu chỉnh cá nhân” bổ sung có tính chất chủ quan, các biểu đồ (“trình diễn kết quả”) đã được tạo ra (ví dụ, Aviso 2003 và NOAA 2008) cho thấy mực nước biển tăng theo thứ tự 3 mm/năm (như đã thấy trong Hình 9). Do đó, các “trình diễn kết quả” đại diện cho thông tin sai lệch, không phải là “kết quả trích xuất” thực sự (từ Mörner 2008).
Kết luận
Các dữ kiện quan sát chỉ ra rằng mực nước biển hoàn toàn không ở chế độ dâng lên nhanh chóng, mà khá ổn định. Đây là trường hợp xảy ra ở các địa điểm quan trọng như Maldives, Bangladesh, Tuvalu, Vanuatu, đảo Saint Paul, Qatar, Guyana thuộc Pháp, Venice và tây bắc châu Âu. Máy đo thủy triều có xu hướng phóng đại xu hướng tăng vì lún và nén. Sự ổn định hoàn toàn trong 30-50 năm qua được chỉ ra ở các địa điểm như Tuvalu, Ấn Độ, Maldives (và cả Laccadives ở phía bắc Maldives), Venice (sau khi trừ đi hệ số lún), Cuxhaven (sau khi trừ đi hệ số lún) , và Korsør (một bản lề ổn định trong 8.000 năm qua).
Thiết bị đo độ cao vệ tinh được hiển thị để ghi lại các biến thể xung quanh mức 0 ổn định trong toàn bộ giai đoạn 1992-2010. Các xu hướng theo thứ tự 3 mm/năm thể hiện “kết quả được trình diễn”, sau khi áp dụng “hiệu chuẩn cá nhân”, không thể chứng minh bằng các dữ kiện quan sát. Do đó, bây giờ chúng ta có thể quay lại Hình 1 và tuyên bố rằng các “mô hình” (đường cong màu hồng) cung cấp một bức tranh ảo về mực nước biển dâng mạnh và các “quan sát” (đường cong màu xanh lam) tạo ra sự phản ánh tốt về những thay đổi thực tế của mực nước biển trong 170 năm qua, với sự ổn định trong 40 năm qua. Chúng ta quay trở lại với phổ tỷ lệ mực nước biển ngày nay (Hình 2) và đánh giá các giá trị khác nhau được đề xuất. Đây là minh họa trong Hình 12. Chỉ các tỷ lệ theo thứ tự từ 0,0 mm/năm đến tối đa 0,7 mm/năm là thực tế. Điều này rất phù hợp với các giá trị do INQUA (2000) và Mörner (2004) đề xuất cho năm 2100, nhưng khác nhiều so với các giá trị do IPCC đề xuất (2001, 2007).
Hình 12. Đánh giá độ tin cậy giữa các phương pháp tính toán mực nước biển dâng.
Hình 12 cho thấy phổ giá trị tốc độ của mực nước biển dâng ngày nay có thể được ước tính là hợp lệ. Chỉ các giá trị theo thứ tự từ 0,0 mm/năm (theo gợi ý của các dữ kiện quan sát) đến tối đa 0,7 mm/năm là có thể xảy ra. Giá trị dao động từ 1,3 đến 3,4 mm/năm được coi là đánh giá quá cao không thể đánh giá được. Các giá trị theo thứ tự 1 mm/năm đại diện cho sự tăng (và giảm) một phần trăm. Điều này đồng ý với các ước tính về mực nước biển có thể dâng vào năm 2100 là 5 ± 15 cm (Mörner 2004) và 10 ± 10 cm (INQUA 2000), nhưng khác đáng kể so với giá trị do IPCC đề xuất là 37 ± 19 cm (IPCC 2007). Do đó, chúng ta thấy rằng mối đe dọa mực nước biển của IPCC đã biến mất. Phát biểu về sự gia tăng mực nước biển đang diễn ra sẽ làm ngập các hòn đảo và các bờ biển trũng thấp, nhấn chìm hàng chục nghìn người và buộc hàng trăm nghìn, tới hàng triệu người phải di dời đơn giản là một sai lầm nghiêm trọng, theo đây được tiết lộ như một ảo tưởng, thông tin sai lệch khủng khiếp. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một “hành vi che giấu sự thật về mực nước biển dâng” (sea-level gate) nghiêm trọng và tồi tệ.
Malé, thủ phủ của đảo Maldives, nơi tập trung phần lớn dân số của cả nước. Nghiên cứu của Tiến sĩ Mörner về kỷ lục mực nước biển trong 2.600 năm qua cho thấy mực nước biển giảm đáng kể trong những năm 1970 và không có dấu hiệu nào cho thấy sự gia tăng liên tục.
Một bãi biển ở đảo Tuvalu ở Thái Bình Dương, nơi trái ngược với các kịch bản của IPCC, mực nước biển đã ổn định trong ba thập kỷ.
Các sự kiện thực sự phải được tìm thấy trong tự nhiên; chắc chắn không phải ở các bảng mô hình. Một số bản ghi có tính chất diễn giải Những người khác khá rõ ràng và thẳng thắn. Tôi thường tuyên bố rằng “cây cối không nói dối” (ví dụ trong Mörner 2007c), ám chỉ những cái cây cô đơn ở Maldives, biểu thị mực nước biển ổn định trong 50-60 năm qua (và do đó đã được kéo xuống bằng tay bởi một nhóm các “nhà khoa học” người Úc và những người hướng đạo sinh IPCC). Và những cái cây trên bãi biển ở Sundarban, cho thấy sự xói mòn mạnh mẽ nhưng mực nước biển không dâng (Mörner 2007c, 2010a). Bằng cách này, tôi hy vọng, chúng ta có thể giải phóng thế giới khỏi cuộc khủng hoảng nhân tạo, vốn đã bị IPCC và các trinh sát viên của tổ chức này lên án về tình trạng ngập lụt trên diện rộng và thảm khốc trong tương lai gần. Đây là mối đe dọa chính trong kịch bản IPCC, và bây giờ nó đã biến mất.
Đôi nét về tác giả:
Chuyên gia hải dương học nổi tiếng Nils-Axel Mörner đã nghiên cứu mực nước biển và ảnh hưởng của nó đối với các khu vực ven biển trong khoảng 45 năm. Vừa mới nghỉ hưu với tư cách là giám đốc Khoa Vật lý cổ và Địa động lực học tại Đại học Stockholm, Mörner là chủ tịch (1999-2003) của Ủy ban INQUA về Thay đổi mực nước biển và Tiến hóa ven biển, và lãnh đạo Dự án mực nước biển Maldives. Giờ đây, ông có công ty riêng về Paleogeophysics & Geodynamics ở Thụy Điển, và có thể liên hệ theo địa chỉ morner@pog.nu.
Ông đưa ra nhận định: “Trong khi IPCC và các trinh sát viên của nó đưa ra các dự đoán về mực nước biển ngày càng tăng mạnh trong tương lai gần, các dữ kiện quan sát thực tế cho thấy mực nước biển hầu như vẫn ổn định trong 40-50 năm qua.”
Phương Thi dịch từ There is no alarming sea level rise!
https://diamoitruong.com/2021/05/27/muc-nuoc-bien-dang-khong-dang-bao-dong/
Không có nhận xét nào