Hôm nay 30.4. Ngày này 46 năm trước, người cộng sản đã đốt cháy dãy Trường Sơn vào "giải phóng miền Nam", tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, đồng nghĩa với kéo lùi cuộc sống để miền Nam cùng miền Bắc sát cánh tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thấy không khí rộn ràng, múa may quay cuồng, hừng hực tinh thần thù địch, chối bỏ hòa hợp, kiên định con đường đi lên... nghèo đói, chợt nhớ lại những ngày sau "giải phóng".
Thành ngữ mới: Tư bản giãy chết
Như đã nói, đây là thứ thành ngữ mới, tồn tại trong thời gian khá dài hơn nửa thế kỷ ở nước ta, phổ biến vài chục năm trước 1975 ở miền Bắc, sau đó thêm vài chục năm nữa ở miền Nam và cả nước. Bây giờ thì ít được nhắc đến. Nó là sản phẩm của tư duy cộng sản, nằm trong loạt thành ngữ mới như “bơ thừa sữa cặn”, “đế quốc sài lang”, “đời đời bền vững”, “ngăn sông cấm chợ”… (những thành ngữ này, tôi đã viết và tải lên FB cả rồi), do chính người cộng sản đẻ ra, cả trong thực tiễn lẫn lý luận.
Cần phải nói ngay rằng các đảng và tổ chức chính trị khi đứng ra giành quyền lãnh đạo luôn đề ra đường lối, chủ trương, xu thế cho đất nước và dân tộc. Nước nào cũng thế thôi. Khi nó là lý thuyết thì thường rất hay, chỉ có trải qua thực tiễn mới biết được thực chất. Vì vậy, nếu ngay từ đầu, những năm nửa đầu thế kỷ 20 mà ai đó bảo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là xấu là dở là không tưởng sẽ bị đám đông lên án ngay. Chết như chơi. Liên Xô khi ấy là hình mẫu của xu thế cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội xong sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Họ vẽ ra bức tranh đẹp, ưu việt hơn vạn lần chủ nghĩa tư bản. Những nhà cách mạng vô sản An Nam lặn lội sang học, lôi về và truyền bá ở nước mình.
Lứa chúng tôi sinh giữa thập niên 50 ở miền Bắc được nhét vào đầu biết bao lời hay ý đẹp về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nào “thiên đường của loài người”, “mùa xuân của nhân loại”, “xu thế tất yếu của xã hội”, “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” (trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa), “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” (xã hội cộng sản)… Rất vớ vẩn, không làm mà cũng có ăn. Đại loại họ cứ vẽ vống lên đủ thứ tốt đẹp để lôi cuốn đám đông cần lao, bất kể hiện thực cuộc sống diễn ra hoàn toàn ngược lại. Thế mà rất nhiều người tin. Tôi cũng tin. Mà không tin cũng chả được với họ.
Ở miền Bắc những năm trước 1975, học sinh cấp 3 và sinh viên đại học đứa nào cũng biết thuật ngữ “Ai thắng ai?” nói về cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Những giờ học chính trị và triết học Mác - Lênin, các thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột phe tư bản, thực dân, đế quốc, bóc lột đang giãy chết, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Bọn tư sản ngày càng cùng đường, chó dại cắn càn, gây chiến tranh, nhưng sẽ không tránh khỏi bị diệt vong. Cuối bài, bao giờ các thầy hoặc báo cáo viên cũng kết luận “Sức ta là sức thanh niên/Thế ta là thế đứng trên đầu thù”, cả thầy lẫn trò đều hỉ hả.
Ngồi đáy giếng thấy bầu trời chỉ to bằng cái vung nồi. Tất cả sự thực đều bị bưng bít, gần như không ai biết chủ nghĩa tư bản nó thế nào. Bộ máy tuyên truyền của cộng sản rất thành công trong chính sách ngu dân. Cả thế giới bao la rộng lớn đa dạng như thế, nhưng người ta chỉ biết mỗi nước mình; mở rộng ra qua văn học, phim ảnh và bộ máy tuyên truyền, báo chí mậu dịch thì biết thêm những thiên đường Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cuba, Triều Tiên, Mông Cổ... Còn Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Nam Phi, Hà Lan… tất cả đều phồn vinh giả tạo, tư bãn giãy chết, trong cơn hấp hối, cùng đường, sắp sửa bị diệt vong, mà người đào mồ chôn chúng không ai khác chính là chúng ta, những công dân đang hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đang bụng đói cật rét, khổ sở trăm bề nhưng nghe vậy sướng lắm.
Sự dối trá ấy bị xé toạc khi những người ở thiên đường miền Bắc được tận mắt chứng kiến cuộc sống và nền kinh tế ở miền Nam. Người cộng sản không nghĩ rằng đồng thời với việc họ “giải phóng” được miền Nam thì chính miền Nam cũng giải phóng đầu óc u mê cho hàng triệu người Bắc. Tận mắt thấy chủ nghĩa tư bản ở miền Nam đã xây dựng một nền kinh tế hàng hóa dồi dào tới mức những người quen sống trong chế độ bao cấp có nằm mơ cũng không dám nghĩ. Tháng 4.1977 tôi vào nhận công tác ở Sài Gòn, chỉ một thời gian ngắn hiểu rằng những gì mình được trang bị về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản bị sụp đổ hoàn toàn, hay nói chính xác hơn là đảo ngược. Những chuyến hàng, một dạng chiến lợi phẩm, ùn ùn chảy ra bắc, từ xe cộ, tivi, tủ lạnh, máy cassette, vải vóc, cục xà phòng, cây kem đánh răng, cục pin, hộp sữa tới cái kim sợi chỉ đều lên đường ngược bắc, đủ chứng minh cho cuộc nhận thức lại. Chả biết miền Nam “nhận họ” thì được cái gì, chứ miền Bắc “nhận hàng” không chỉ làm thay đổi cuộc sống vốn nghèo khó bền vững mà còn đổi cả nhận thức cho con người. Bây giờ còn rất nhiều người đã tham gia vào cuộc đối lưu ấy, nếu không tin cứ hỏi họ, chứ tôi chả dám đơn sai.
Rất tiếc là, tầng lớp lãnh đạo đất nước sau năm 1975, cho tới tận bây giờ, hoặc không nhận ra điều đó bởi họ quá say chiến thắng hoặc cố tình lờ đi để củng cố quyền lực. Họ thừa hiểu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể đưa đất nước, dân tộc đến bến hạnh phúc; thừa hiểu phương thức sản xuất tư bản, xã hội tư bản có bao nhiêu đều tốt đẹp cần phải tận dụng và phát huy nhưng đối với họ thay đổi đồng nghĩa với tự sát nên cứ nhắm mắt lao vào đường hầm, tự đánh lừa chính mình và ác độc nhất là lừa nhân dân. Họ say sưa tự lừa dối chính mình/trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh.
Tôi còn nhớ, năm 1980, tại nhà văn hóa Thanh niên (4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1), ông Nguyễn Hộ khi ấy còn là yếu nhân của chính quyền TP.HCM đăng đàn diễn thuyết nói rằng chỉ 10 năm nữa Việt Nam sẽ thành cường quốc như Liên Xô, phe xã hội chủ nghĩa sẽ thắng lợi trên toàn thế giới. Cả hội trường vỗ tay rào rào. Vài năm sau, ông Hộ nhận thức lại (nói theo kiểu bây giờ là suy thoái, tự diễn biến), chả biết có nghĩ những lúc mình và đồng chí của mình đi trên mây như thế không. Cũng khoảng đầu thập niên 80, khi đám giáo viên chúng tôi người xanh rớt như tàu lá bởi ăn bo bo, mặt mũi ai nấy vêu vao (coi lại cái ảnh cưới do thầy Châu Hoàng Tiểng chụp đen trắng, chú rể là tôi, chỉ thấy hai gò má, rất khiếp) thiếu thốn tới mức bốc thăm để được mua từng cuộn chỉ khâu bằng ngón tay út, viên đá lửa, con dao cạo râu… thì được nghe ông Nguyễn Mại, khi ấy là Phó chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư (tiền thân của Bộ kế hoạch - Đầu tư bây giờ) về hội trường thông não. Ông Mại cũng say sưa khẳng định, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là cực kỳ đúng đắn, ai sẽ thắng ai, chủ nghĩa tư bản bóc lột tất yếu bị diệt vong. Chỉ chưa đầy chục năm sau buổi diễn thuyết của ông Mại, năm 1991, Liên Xô sụp đổ cái rầm, thành trì vững chắc của cách mạng thế giới tan như bong bóng xà phòng, kéo theo đám đàn em vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Nhưng cơ hội nghìn năm có một để thoát khỏi đường cụt đã bị giới cai trị xứ này bỏ qua. Sau này lịch sử công minh cần lên án, vạch tội.
Vừa rồi, có một facebooker còm cho tôi, rằng nếu không có người cộng sản thì liệu đất nước có được như bây giờ không. Lý luận ấy tôi không lạ. Tôi chỉ giả nhời ngắn gọn, đúng như thế. So với năm 1945, 1954, 1975 thì đã thay đổi khá nhiều, kiểu như nông thôn đã có nhiều nhà ngói, nhà mái bằng. Cuộc sống bây giờ là sản phẩm của người cộng sản, của chế độ xã hội chủ nghĩa, nên đó một phần là công của họ. Nhưng nếu không có họ lãnh đạo, chắc chắn sẽ khác rất nhiều, tốt hơn.
Nhìn ra xung quanh, đừng ngó xa Mỹ, Nhật, Đức, Hà Lan, Bỉ… làm gì, cứ chú mục vào mấy nước gần cũng đủ thực tiễn trả lời “ai thắng ai”, tư bản có giãy chết không. Những con rồng châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông đều là tư bản giãy chết. Những con hổ đang trỗi dậy trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phippines không có nước nào theo chủ nghĩa xã hội. Họ càng giãy, càng vươn cao, tiến nhanh. Còn ta, cứ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đã gần nửa thế kỷ sau chiến tranh, thử nhìn xem đã tạo dựng được vị trí như thế nào. Chừng ấy thời gian mà vẫn thua cả Thái Lan thì phải biết xấu hổ, chứ đừng vênh mặt lên mà ảo tưởng “tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng”. Đẹp mà cứ kéo nhau sang tư bản giãy chết chữa bệnh, con cái từng đàn từng lũ sang tư bản giãy chết học hành, lập nghiệp, không chịu sang những nước cùng phe, thì đẹp ở chỗ nào.
Hiện thực thế giới rất rõ ràng. Không phải nước nào theo chủ nghĩa tư bản cũng giàu, nhưng những nước giàu nhất là những nước phát triển bằng đường lối và phương châm tư bản chủ nghĩa. Còn phe xã hội chủ nghĩa luôn chạy theo tư bản về nhiều mặt, nhất là kinh tế và mức sống của người dân. Nó, chủ nghĩa xã hội, như miếng da lừa, teo tóp dần, chẳng biết có giãy chết như tư bản không nhưng cứ dậm chân tại chỗ và thụt lùi so với các nước khác. Chủ nghĩa xã hội, nói một cách ngắn gọn, chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu.
Nếu đã xác định mục đích vì đất nước giàu mạnh, nhân dân sung sướng hạnh phúc thì tại sao cứ phải chê bai chủ nghĩa tư bản, khư khư bám lấy chủ nghĩa xã hội. Hãy dũng cảm làm cuộc đổi mới thật sự chứ không phải nửa vời. Còn không thì mãi đi cùng các “bạn” Triều Tiên, Cuba, Venezuela và bất công, nghèo đói.
https://thongcao
Thành ngữ mới: Tư bản giãy chết
Như đã nói, đây là thứ thành ngữ mới, tồn tại trong thời gian khá dài hơn nửa thế kỷ ở nước ta, phổ biến vài chục năm trước 1975 ở miền Bắc, sau đó thêm vài chục năm nữa ở miền Nam và cả nước. Bây giờ thì ít được nhắc đến. Nó là sản phẩm của tư duy cộng sản, nằm trong loạt thành ngữ mới như “bơ thừa sữa cặn”, “đế quốc sài lang”, “đời đời bền vững”, “ngăn sông cấm chợ”… (những thành ngữ này, tôi đã viết và tải lên FB cả rồi), do chính người cộng sản đẻ ra, cả trong thực tiễn lẫn lý luận.
Cần phải nói ngay rằng các đảng và tổ chức chính trị khi đứng ra giành quyền lãnh đạo luôn đề ra đường lối, chủ trương, xu thế cho đất nước và dân tộc. Nước nào cũng thế thôi. Khi nó là lý thuyết thì thường rất hay, chỉ có trải qua thực tiễn mới biết được thực chất. Vì vậy, nếu ngay từ đầu, những năm nửa đầu thế kỷ 20 mà ai đó bảo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là xấu là dở là không tưởng sẽ bị đám đông lên án ngay. Chết như chơi. Liên Xô khi ấy là hình mẫu của xu thế cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội xong sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Họ vẽ ra bức tranh đẹp, ưu việt hơn vạn lần chủ nghĩa tư bản. Những nhà cách mạng vô sản An Nam lặn lội sang học, lôi về và truyền bá ở nước mình.
Lứa chúng tôi sinh giữa thập niên 50 ở miền Bắc được nhét vào đầu biết bao lời hay ý đẹp về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nào “thiên đường của loài người”, “mùa xuân của nhân loại”, “xu thế tất yếu của xã hội”, “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” (trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa), “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” (xã hội cộng sản)… Rất vớ vẩn, không làm mà cũng có ăn. Đại loại họ cứ vẽ vống lên đủ thứ tốt đẹp để lôi cuốn đám đông cần lao, bất kể hiện thực cuộc sống diễn ra hoàn toàn ngược lại. Thế mà rất nhiều người tin. Tôi cũng tin. Mà không tin cũng chả được với họ.
Ở miền Bắc những năm trước 1975, học sinh cấp 3 và sinh viên đại học đứa nào cũng biết thuật ngữ “Ai thắng ai?” nói về cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Những giờ học chính trị và triết học Mác - Lênin, các thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột phe tư bản, thực dân, đế quốc, bóc lột đang giãy chết, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Bọn tư sản ngày càng cùng đường, chó dại cắn càn, gây chiến tranh, nhưng sẽ không tránh khỏi bị diệt vong. Cuối bài, bao giờ các thầy hoặc báo cáo viên cũng kết luận “Sức ta là sức thanh niên/Thế ta là thế đứng trên đầu thù”, cả thầy lẫn trò đều hỉ hả.
Ngồi đáy giếng thấy bầu trời chỉ to bằng cái vung nồi. Tất cả sự thực đều bị bưng bít, gần như không ai biết chủ nghĩa tư bản nó thế nào. Bộ máy tuyên truyền của cộng sản rất thành công trong chính sách ngu dân. Cả thế giới bao la rộng lớn đa dạng như thế, nhưng người ta chỉ biết mỗi nước mình; mở rộng ra qua văn học, phim ảnh và bộ máy tuyên truyền, báo chí mậu dịch thì biết thêm những thiên đường Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cuba, Triều Tiên, Mông Cổ... Còn Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Nam Phi, Hà Lan… tất cả đều phồn vinh giả tạo, tư bãn giãy chết, trong cơn hấp hối, cùng đường, sắp sửa bị diệt vong, mà người đào mồ chôn chúng không ai khác chính là chúng ta, những công dân đang hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đang bụng đói cật rét, khổ sở trăm bề nhưng nghe vậy sướng lắm.
Sự dối trá ấy bị xé toạc khi những người ở thiên đường miền Bắc được tận mắt chứng kiến cuộc sống và nền kinh tế ở miền Nam. Người cộng sản không nghĩ rằng đồng thời với việc họ “giải phóng” được miền Nam thì chính miền Nam cũng giải phóng đầu óc u mê cho hàng triệu người Bắc. Tận mắt thấy chủ nghĩa tư bản ở miền Nam đã xây dựng một nền kinh tế hàng hóa dồi dào tới mức những người quen sống trong chế độ bao cấp có nằm mơ cũng không dám nghĩ. Tháng 4.1977 tôi vào nhận công tác ở Sài Gòn, chỉ một thời gian ngắn hiểu rằng những gì mình được trang bị về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản bị sụp đổ hoàn toàn, hay nói chính xác hơn là đảo ngược. Những chuyến hàng, một dạng chiến lợi phẩm, ùn ùn chảy ra bắc, từ xe cộ, tivi, tủ lạnh, máy cassette, vải vóc, cục xà phòng, cây kem đánh răng, cục pin, hộp sữa tới cái kim sợi chỉ đều lên đường ngược bắc, đủ chứng minh cho cuộc nhận thức lại. Chả biết miền Nam “nhận họ” thì được cái gì, chứ miền Bắc “nhận hàng” không chỉ làm thay đổi cuộc sống vốn nghèo khó bền vững mà còn đổi cả nhận thức cho con người. Bây giờ còn rất nhiều người đã tham gia vào cuộc đối lưu ấy, nếu không tin cứ hỏi họ, chứ tôi chả dám đơn sai.
Rất tiếc là, tầng lớp lãnh đạo đất nước sau năm 1975, cho tới tận bây giờ, hoặc không nhận ra điều đó bởi họ quá say chiến thắng hoặc cố tình lờ đi để củng cố quyền lực. Họ thừa hiểu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể đưa đất nước, dân tộc đến bến hạnh phúc; thừa hiểu phương thức sản xuất tư bản, xã hội tư bản có bao nhiêu đều tốt đẹp cần phải tận dụng và phát huy nhưng đối với họ thay đổi đồng nghĩa với tự sát nên cứ nhắm mắt lao vào đường hầm, tự đánh lừa chính mình và ác độc nhất là lừa nhân dân. Họ say sưa tự lừa dối chính mình/trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh.
Tôi còn nhớ, năm 1980, tại nhà văn hóa Thanh niên (4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1), ông Nguyễn Hộ khi ấy còn là yếu nhân của chính quyền TP.HCM đăng đàn diễn thuyết nói rằng chỉ 10 năm nữa Việt Nam sẽ thành cường quốc như Liên Xô, phe xã hội chủ nghĩa sẽ thắng lợi trên toàn thế giới. Cả hội trường vỗ tay rào rào. Vài năm sau, ông Hộ nhận thức lại (nói theo kiểu bây giờ là suy thoái, tự diễn biến), chả biết có nghĩ những lúc mình và đồng chí của mình đi trên mây như thế không. Cũng khoảng đầu thập niên 80, khi đám giáo viên chúng tôi người xanh rớt như tàu lá bởi ăn bo bo, mặt mũi ai nấy vêu vao (coi lại cái ảnh cưới do thầy Châu Hoàng Tiểng chụp đen trắng, chú rể là tôi, chỉ thấy hai gò má, rất khiếp) thiếu thốn tới mức bốc thăm để được mua từng cuộn chỉ khâu bằng ngón tay út, viên đá lửa, con dao cạo râu… thì được nghe ông Nguyễn Mại, khi ấy là Phó chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư (tiền thân của Bộ kế hoạch - Đầu tư bây giờ) về hội trường thông não. Ông Mại cũng say sưa khẳng định, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là cực kỳ đúng đắn, ai sẽ thắng ai, chủ nghĩa tư bản bóc lột tất yếu bị diệt vong. Chỉ chưa đầy chục năm sau buổi diễn thuyết của ông Mại, năm 1991, Liên Xô sụp đổ cái rầm, thành trì vững chắc của cách mạng thế giới tan như bong bóng xà phòng, kéo theo đám đàn em vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Nhưng cơ hội nghìn năm có một để thoát khỏi đường cụt đã bị giới cai trị xứ này bỏ qua. Sau này lịch sử công minh cần lên án, vạch tội.
Vừa rồi, có một facebooker còm cho tôi, rằng nếu không có người cộng sản thì liệu đất nước có được như bây giờ không. Lý luận ấy tôi không lạ. Tôi chỉ giả nhời ngắn gọn, đúng như thế. So với năm 1945, 1954, 1975 thì đã thay đổi khá nhiều, kiểu như nông thôn đã có nhiều nhà ngói, nhà mái bằng. Cuộc sống bây giờ là sản phẩm của người cộng sản, của chế độ xã hội chủ nghĩa, nên đó một phần là công của họ. Nhưng nếu không có họ lãnh đạo, chắc chắn sẽ khác rất nhiều, tốt hơn.
Nhìn ra xung quanh, đừng ngó xa Mỹ, Nhật, Đức, Hà Lan, Bỉ… làm gì, cứ chú mục vào mấy nước gần cũng đủ thực tiễn trả lời “ai thắng ai”, tư bản có giãy chết không. Những con rồng châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông đều là tư bản giãy chết. Những con hổ đang trỗi dậy trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phippines không có nước nào theo chủ nghĩa xã hội. Họ càng giãy, càng vươn cao, tiến nhanh. Còn ta, cứ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đã gần nửa thế kỷ sau chiến tranh, thử nhìn xem đã tạo dựng được vị trí như thế nào. Chừng ấy thời gian mà vẫn thua cả Thái Lan thì phải biết xấu hổ, chứ đừng vênh mặt lên mà ảo tưởng “tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng”. Đẹp mà cứ kéo nhau sang tư bản giãy chết chữa bệnh, con cái từng đàn từng lũ sang tư bản giãy chết học hành, lập nghiệp, không chịu sang những nước cùng phe, thì đẹp ở chỗ nào.
Hiện thực thế giới rất rõ ràng. Không phải nước nào theo chủ nghĩa tư bản cũng giàu, nhưng những nước giàu nhất là những nước phát triển bằng đường lối và phương châm tư bản chủ nghĩa. Còn phe xã hội chủ nghĩa luôn chạy theo tư bản về nhiều mặt, nhất là kinh tế và mức sống của người dân. Nó, chủ nghĩa xã hội, như miếng da lừa, teo tóp dần, chẳng biết có giãy chết như tư bản không nhưng cứ dậm chân tại chỗ và thụt lùi so với các nước khác. Chủ nghĩa xã hội, nói một cách ngắn gọn, chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu.
Nếu đã xác định mục đích vì đất nước giàu mạnh, nhân dân sung sướng hạnh phúc thì tại sao cứ phải chê bai chủ nghĩa tư bản, khư khư bám lấy chủ nghĩa xã hội. Hãy dũng cảm làm cuộc đổi mới thật sự chứ không phải nửa vời. Còn không thì mãi đi cùng các “bạn” Triều Tiên, Cuba, Venezuela và bất công, nghèo đói.
https://thongcao
Không có nhận xét nào